II. PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI TẠI CỦA DOANH NGHIỆP 1 Cơ cấu tổ chức
d/ Tỷ số về doanh lợi:
+ Chỉ số ROE: Cho biết, trong năm 2005, với 1000 dồng bỏ ra đầu tư công ty Sơn Tùng kiếm được 38 đồng lợi nhuận. Ta chưa có chỉ số chung của ngành để so sánh, nhưng nếu xét thêm chi số lãi ròng trên doanh thu thì ta thấy chỉ số này như thế là thấp. Điều này có thể lý giải là do công ty mới thành lập và có một bộ phận tài sản chưa được sử dụng hiệu quả như đã lý giải ở trên nên chỉ số này chỉ dừng lại ở mức 3,8%, mức cao nhất công ty đạt được qua 3 năm họat động.
+ Chỉ số Lãi ròng/ doanh thu: Qua 3 năm từ 2003 đến năm 2005, chỉ số này đối với công ty Sơn Tùng như vậy là rất thấp. Công ty cần phải cố gắng trong việc nâng hiệu quả họat động kinh doanh của mình lên để đạt mức mục tiêu đề ra là khoảng 8% vào năm 2010. Để làm được điều đó thì bộ phận quản lý phải cố gắng rất nhiều trong việc điều hành và cắt giảm chi phí mà trước hết là phải cắt giảm chi phí ở bộ phận quản lý vì chi phí quản lí hàng năm ở công ty khá cao khoảng
Bảng 10: Bảng tổng hợp các chỉ số Tài chính Cty TNHH Sơn Tùng
Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Tỷ số thanh toán Mức % Mức %
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,82 126,9 1,15 125,08 6872,53 -125,75 -99,09
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,92 19,70 0,45 18,78 2041,30 -19,25 -97,72
Tỷ số họat động
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 28,87 3,70 1,50 -25,17 -87,18 -2,2 -59,45
Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 4,16 2,74 1,99 -1,42 -34,13 -0,75 -27,37
Tỷ số về đòn cân nợ
D/A Lần 0,35 0,25 0,31 -0,10 -28,57 0,06 24,00
D/E Lần 0,53 0,33 0,44 -0,20 37,73 0,11 33,33
Hệ số chi trả lãi vay Lần 0,59 2,65 2,05 2,06 349,15 -0,60 -22,64
Tỷ số về doanh lợi
ROE % - 3,70 3,80 - - 0,10 2,70
ROA % - 1,82 1,87 - - 0,05 2,75
Hệ số lãi ròng/doanh thu % - 0,80 1,03 - - 0,23 28,75
Tóm lại: Việc phân tích tài chính nhằm làm rõ một số yếu tố liên quan đế
hiệu họat động cũng như tình hình sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trong việc mua tài sản. Các yếu tố này là rất quan trong trong việc định “ sức khỏe” họat động của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các tỷ số này để đánh giá một công ty mạnh hay yếu là chưa thể, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ở trong môi trường này, nếu chỉ dựa vào các tỷ số tài chính thì ta chỉ đánh giá được phần nổi của công ty chứ chưa thể nào xác định được thực lực thật sự của công ty. Do vậy, để có kết luận chính xác hơn ta phải phân tích tổng thể môi trường vi mô và vĩ mô, hai yếu tố này sẽ được phân tích trong chương kế tiếp.
Hơn nữa phần hạn chế của phần phân tích này là vì lĩnh vực In kỹ thuật số qua các năm 2003, 2004, 2005 chưa được hạch toán riêng nên chưa có số liệu phân tích cụ thể hiệu quả của lĩnh vực đầu tư này. Trong khi đó chỉ phân tích được toàn bộ tình hình của công ty mà công ty hiện đang có một số lĩnh vực tài trợ chưa hiệu quả nên chỉ số chung của toàn công ty có phần diễn biến phức tạp và chưa phản ánh đúng hiệu quả của lĩnh vực In kỹ thuật số.