An toàn vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 25)

4. Các qui định chung trong lao động nơi sinh viên thực tập

4.2.2. An toàn vệ sinh lao động

Cải thiện điều kiện làm việc:

Công ty thực hiện các vấn đề cải thiện điều kiện làm việc, để đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

20  Đủ ánh sáng.

 Các vấn đề về tiếng ồn, nóng, bụi, độ ẩm không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các tiêu chuẩn về an toàn:

 Công nhân trực tiếp sản xuất phải có các trang bị bảo vệ cá nhân: đeo khẩu trang, găng tay khi sử dụng công việc: cắt, mài, nấu ăn.

 Trong các xí nghiệp sản xuất phải có bảng hướng dẫn an toàn cho người sửa dụng, dướng dẫn an toàn về điện (tham khảo các hướng dẫn, qui định sử dụng an toàn điện, máy móc, thiết bị).

 Các thiết bị chịu lực (nồi hơi) phải có kiểm định theo định kỳ và được cơ quan có chức năng phê duyệt.

 Khu vực kho tàng: hàng hóa lưu kho chất xếp đúng theo quy cách, các thiết bị nâng phải được kiểm định đúng tiêu chuẩn (thực hiện theo hướng dẫn xếp dỡ hàng hóa).  Xe tải: Xe tải phải bảo dưỡng theo định kỳ và đăng ký kiểm định theo quy định của

cơ quan có chức năng.

 Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong xí nghiệp, phải thực hiện nghiêm việc quản lý kim và xử lý tai nạn lao động khi có kim gãy.

 Thực hiện việc mang bảo hộ lao động theo đúng các hướng dẫn sử dụng bảo hộ số 1, 2, 3, 4, 5 (ISO).

 Thực hiện đúng các hướng dẫn vận hành, công việc của hệ thống ISO.  Thực hiện nghiêm về công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC) .

 Phòng tổ chức kết hợp với phòng an toàn lao động/ sở lao động Đồng Nai tổ chức huấn luyện an toàn lao động, an toàn các thuyết bị và chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty.

 Định kỳ hàng tháng kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, PCCC trong toàn công ty.

4.3. Các quy định chung về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, môi

trường…

4.3.1. Qui định của công ty và các bộ phận

Để hạn chế tối đa xảy ra rủi ro về cháy nổ,xí nghiệp có những qui định và trang thiết bị phòng cháy chữa rất là đầy đủ như sau:

Về qui định chung:

Nghiêm cấm tất cả các cán bộ công nhân viên hút thuốc lá trong toàn phạm vi xí nghiệp, và bố trí nơi hút thuốc riêng biệt dành cho những người có nhu cầu. Tắt tất cả hệ thống điện sau giờ làm việc.

Về trang thiết bị:

Trang bị hệ thống phun nước chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động phạm vi toàn xí nghiệp.

21 Xí nghiệp có thành lập đội chuyên trách về phòng cháy chữa cháy, ứng phó khi có sự cố cháy xảy ra. Đội này được đào tạo, huấn luyện và diễn tập thường xuyên, luôn luôn trong tư thế sẵn sàng.

Về môi trường:

Chất thải từ sản xuất xí nghiệp đã ký hợp đồng với Công Ty Vệ Sinh Và Môi Trường vận chuyển và xử lý.

Vệ sinh công nghiệp:

 Không mang đồ ăn thức uống vào nơi làm việc.

 Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ – công nhân viên Công ty kể cả khách hàng đến công tác tại Công ty.

 Cấm không sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, dùng dây đồng, dây bạc thay cầu trì, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện, để các chất cháy gần cầu chì, bảng điện và trên dây dẫn điện.

 Sắp xếp trật tự vật tư hàng hoá trong kho, khu vực sản xuất gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại, có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để tiện việc kiểm tra hàng hoá và cứu chữa khi cần thiết. Khi sử dụng xăng công nghiệp, hoá chất phải thật cẩn thận, tuân theo hướng dẫn sử dụng.

 Khi xuất nhập hàng hoá, xe không được nổ máy trong kho nơi sản xuất và khi đậu xe, phải hướng đầu xe ra ngoài.

 Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.

 Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được sử dụng vào việc khác.

 Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ mà xử lý từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố trước pháp luật.

An toàn trong lao động:

 Công ty thành lập ban an toàn lao động và đội ngũ vệ sinh viên tuyên truyền, kiểm tra an toàn, xử lý tình huống kịp thời. Trang bị bảo hộ lao động 2 lần/ năm, đối với các vị trí lao động đặc biệt (lò hơi, thợ điện, thợ cắt…) được công ty trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng. Diễn tập phòng cháy chữa cháy 2 lần/ năm.

 Trang bị bảo hộ lao động cho toàn bộ cán bộ – công nhân viên (từng loại bảo hộ phù hợp với từng vị trí công việc đảm nhận). Hàng tuần công ty đều phân công cán bộ lãnh đạo đại diện các phòng ban, xí nghiệp theo dõi đánh giá tổng kết hàng tuần, hàng tháng về mức độ thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

 Thực hiện đúng chế độ nhà nước đối với phụ nữ thai sản và nuôi con nhỏ, các trường hợp tai nạn, ốm đau…

 Hàng năm, công ty tổ chức cho cán bộ – công nhân viên đi du lịch, nghỉ dưỡng vào dịp lễ tết. Tổ chức đi du lịch dã ngoại, du lịch nước ngoài đối với cán bộ – công nhân viên xuất sắc trong sản xuất, trong các hoạt động phong trào đoàn thể.nTổ chức khen thưởng động viên con em cán bộ – công nhân viên trong công ty có thành tích khá trở lên trong học tập…

22  Tổ chức công đoàn còn quan tâm đến cán bộ – công nhân viên qua các sự kiện cưới hỏi, ma chay. Tổ chức thăm hỏi động viên cán bộ – công nhân viên đang gặp khó khăn trong cuộc sống, xây dựng nhà tình thương…

 Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên tổ chức hàng năm. Các hoạt động chúc mừng sinh nhật, quà tặng âm nhạc diễn ra hàng tuần cũng thỏa mãn phần nào “món ăn tinh thần” cho cán bộ – công nhân viên.

 Do Ban an toàn và đội ngũ an toàn vệ sinh công ty hoạt động tích cực và hiệu quả nên từ trước đến nay chưa từng xảy ra ngộ độc thực phẩm, và chỉ số về tai nạn lao động giảm đáng kể.

Chỉ số tai nạn lao động Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ% 0,077% 0,076% 0,039% 0%

[Nguồn: phòng Tổ chức]

Bảng I.3: Chỉ số tai nạn lao động trong 4 năm 2009, 2010, 2011 và 2012.

Môi trường trong lao động:

Công ty xác định môi trường lao động tốt sẽ góp phần cải thiện năng suất và sự gắn kết của người lao động. Công ty luôn tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo môi trường lao động theo pháp luật qui định:

 Hàng năm đều có báo cáo kết quả đo kiểm tra môi trường lao động của Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe Lao Động Và Môi Trường Đồng Nai. Từ kết quả đo được công ty sẽ có những kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo tạo môi trường lao động tốt nhất.

 Định kỳ hàng năm công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ 100% cho cán bộ – công nhân viên. Đối với bộ phận cấp dưỡng định kỳ khám là 2 lần/ năm.

 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm nhập vào công ty điều có sự kiểm tra ký nhận về số lượng, chất lượng của 3 bộ phận: bảo vệ, y tế, bếp trưởng. Thức ăn sau khi chế biến xong được bộ phận y tế lưu trữ mẫu. Nhà cung cấp thực phẩm phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Chính vì làm tốt khâu này nên công ty chưa từng xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

 Công ty có đội ngũ bảo vệ trực 24/24 nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tài sản trong công ty, cũng như ngăn ngừa các đối tượng có hành vi xấu.

 Công ty ban hành qui tắc ứng xử và Ban lãnh đạo cam kết thực hiện, làm cho môi trường làm việc thân thiện, tôn trọng, cư xử hòa nhã lẫn nhau giữa cán bộ – công nhân viên.

 Hàng năm công ty kết hợp với Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao, về nguồn, tham quan du lịch… nhân ngày thành lập công ty, ngày thành lập Đoàn, ngày phụ nữ, trung thu, lễ, tết… làm cho cán bộ – công nhân viên đoàn kết, vui vẻ, thân thiện.

23

4.3.2. Qui định đối với nhân viên làm việc

 Trong khi làm việc phải giữ thái độ lịch sự trên tinh thần hợp tác vì lợi ích của Công ty.

 Khi đến công ty làm việc phải đeo thẻ, thẻ phải giữ gìn cẩn thận.

 Không sang bộ phận khác nói chuyện, làm việc riêng trừ trường hơp có nhiệm vụ được giao.

 Không sử dụng điện thoại cho việc riêng, hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại quá lâu.

 Phải mặc đầy đủ đồng phục được cấp phát.

 Trong khi làm việc, không nói quá lớn, tác phong hoà nhã.

 Khu vực làm việc luôn được thu xếp gọn gàng, các loại hồ sơ phải được lưu trữ ngăn nắp.

 Không mang các vật dễ cháy nổ và phòng làm việc.

 Sắp xếp gọn gàng tài liệu liên quan đến công việc sao cho thuận tiện nhất cho việc di dời trong trường hợp có cháy nổ xảy ra.

 Khi có cháy nổ xảy ra phải tích cực tham gia chữa cháy và di dời tài liệu,tài sản một cách an toàn.

24

CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG

TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN - 1106462

1. Qui trình sản xuất chung tại công ty

Tên cán bộ – công nhân viên đảm nhận một số chức vụ trong qui trình sản xuất mã hàng Montero Jacket Women – 1106462:

 Trưởng phòng Kỹ thuật – KCS: Phan Văn Thân.

 Nhân viên tính định mức nguyên liệu: Đặng Danh Sơn.  Nhân viên tính định mức phụ liệu: Phan Thị Thanh Hải.  Giám Đốc xí nghiệp may I: Chu Tiến Bình.

 Phó Giám Đốc xí nghiệp may I: Hà Hiếu Nghĩa và Trần Thị Nhịn.  Kỹ thuật trưởng xí nghiệp may I: Bùi Văn Chiến.

 Trưởng bộ phận Kỹ thuật xí nghiệp may I: Ngô Thị Lan.

 Nhân viên may mẫu sản xuất xí nghiệp may I: Nguyễn Văn Hoan.  Nhân viên điều tiết, lập bảng màu: Hoàng Thị Ánh Loan.

 Kỹ thuật viên chuyền 4: Lê Quý Dân.  Tổ trưởng chuyền 4: Nguyễn Văn Đồng.  Nhân viên Lean chuyền 4: Lê Thúy An.  Nhân viên kiểm hóa chuyền 4: Phạm Thị Lê.  Qui trình sản xuất chung tại công ty:

48

2. Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại tổ cắt

2.1. Mục đích

Mục đích của hướng dẫn này là thực hiện 1 cách trình tự, thống nhất các công việc như sau: Kiểm vải, trải vải, cắt, phân phối bán thành phẩm nhằm đàm bảo việc thực hiện được chính xác không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.2. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho tổ cắt tại tất cả xí nghiệp may của công ty.

2.3. Sơ đồ

Trách nhiệm Sơ đồ

- Nhân viên giám định chất lượng nguyên liệu.

- Phòng KHXNK – KD. - Tổ trưởng cắt.

- Công nhân trải vải – cắt.

- Công nhân phối kiện

- Công nhân thay thân.

- Công nhân chấm dấu.

- Công nhân ra hàng.

- Công nhân ép keo.

- Công nhân giao hàng.

- Công nhân phụ trách. 1. 2. 3. 4. 5 6. 7. 8. 9.

Sơ đồ II.1: Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại tổ cắt.

Kiểm tra nguyên liệu

Lưu hồ sơ Nhận lệnh sx Trải vải – cắt Phối kiện Thay thân Chấm dấu Ra hàng Ép keo Giao hàng

49

2.4. Diễn giải chi tiết

Kiểm tra nguyên liệu.

Căn cứ vào tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Cách kiểm tra chất lượng nguyên liệu như sau:

 Nguyên liệu được đưa lên máy kiểm vải kiểm tra từng cây vải (kiểm tra 100% số lượng nguyên liệu) để xác định:

o Số lượng trong cây.

o Khổ vải.

o Các lỗi của vải như: dơ, lỗi sợi, thiếu canh sợi, khác màu.  Kiểm tra vải:

o Bộ phận trải vải: Trong quá trình trải phải kiểm tra chất lượng nguyên liệu của bàn trải.

o Phương pháp kiểm: Trực quan, để mẫu vải làm dấu ghi số lỗi cây vải vào phiếu kiểm tra chất lượng thành phẩm cắt.

 Đối với việc kiểm tra độ đồng màu: Kiểm tỉ lệ 20%. Nếu không đạt kiểm tra 100% và ghi vào biên bản kiểm tra nguyên liệu (độ khác màu).

 Nếu vải không đạt chất lượng, bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên liệu ghi đầy đủ các lỗi về tính trạng chất lượng của cây vải lên mép cây vải, cách đầu cây vải 2 cm và đồng thời ghi vào biên bản kiểm tra nguyên liệu.

 Trưởng hợp khi kiểm tra vải phát hiện thừa hoặc thiếu, bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên liệu ghi vào biên bản kiểm tra thừa thiếu.

Nhận lệnh cấp nguyên phụ liệu.  Tổ trưởng cắt nhận:

o Lệnh cấp nguyên phụ liệu, từ phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu.

o Rập chấm dấu, bấm dấu, bảng màu nguyên liệu, phiếu kiểm tra ủi ép trước khi sản xuất từ xí nghiệp may.

Trải vải + cắt. A. Trải vải.

a. Kiểm tra trước khi trải vải:

 Bảng màu nguyên liệu: phiếu thanh toán bàn cắt, mặt vải, tỉ lệ cỡ vóc, số lớp vải cần trải.

 Chiều tuyết, chiều hoa vải, hướng chữ…để vải cho đúng chiều.

 Nguyên liệu có 2 màu khác biệt, để tránh loang màu phải trải lớp giấy cách biệt ở 2 lớp.

b. Cách trải:  Làm dấu đầu bàn.

 Ghi số chiều dài của đầu cây vải vào phiếu thanh toán bàn cắt.  Lấy 1 bên biên vải làm biên chuẩn, trải các lá vải theo chiều đã cho.

c. Yêu cầu sau khi trải:

 Kiểm tra xung quanh phát hiện và xử lý những lá bị gấp hụt.  Mặt vải phải đúng qui định của bảng màu.

50  Kiểm tra lại số lá vải chính xác so với phiếu thanh toán bàn cắt.

d. Kiểm tra bán thành phẩm:

 Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng phải kiểm tra độ chính xác của các bán thành phẩm, các dấu bấm của chi tiết.

 Phương pháp kiểm: Kiểm các chi tiết lớn, kiểm lá đầu và lá cuối, ghi kết quả vào phiếu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm cắt.

B. Cắt.

 Kiểm tra sơ đồ các đường nét phải rõ ràng và không đứt quãng.

 Kiểm tra toàn bộ vị trí làm dấu phải đủ và đúng với yêu cầu kĩ thuật. Cỡ vóc viết trên sơ đồ phải đúng với phiếu bàn cắt.

 Kiểm tra an toàn của máy cắt tay, nếu cắt máy tự động xem Hướng dẫn công việc máy cắt tự động.

 Cắt tuần tự theo Hướng dẫn công việc công nhân cắt. Phối kiện.

 Khi phối kiện phải đối chiếu với bảng chi tiết đủ các chi tiết, số lượng của 1 chi tiết.

 Bó bán thành phẩm phải đúng qui định, phân loại như sau:

o Thân to để trên và dưới, các chi tiết đồ vật ở giữa.

o Các chi tiết có ép keo, thêu.

o Đối với bán thành phẩm có nhiều vóc, khi phối kiện cần chú ý dấu hiệu số phối kiện của từng vóc.

 Mỗi bàn cắt cột theo 1 mẫu vải ghi rõ: mã hàng, loại vải, số bàn cắt, cỡ vóc, số lượng.

Thay thân.

 Xem góp ý của khách hảng về những mẫu vải cho phép không thay thân.

 Kiểm tra từng chi tiết bị lỗi thay đúng số, đúng chiều tuyết, canh sợi theo đầu cây.  Thay xong, kiểm kê chi tiết vào sổ để nghị đổi nguyên liệu và phiếu đề nghị đổi

nguyên phụ liệu.

 Xếp thứ tự đầu khúc theo bàn cắt để thay lại những phát sinh.  Kết thúc mã hàng báo cho thống kê tổng số mét thay thân.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)