Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 91)

9. Bộ tài liệu kỹ thuật mã hàng JWF0269 – Áo ngoài

9.16.Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng

Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng khá đơn giản. Do xí nghiệp chủ yếu sản xuất gia công sản phẩm là áo jacket, nên qui trình kiểm tra sản phẩm tương đối giống nhau, dựa vào tài liệu Tiêu chuẩn kiểm tra áo jacket như sau.

TIÊU CHUẨN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÁO JACKET

A. Mục đích.

Nhằm tạo cơ sở cho nhân viên KCS nắm vững được tiêu chuẩn kiểm tra của từng chi tiết trên một sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.

B. Tiêu chuẩn kiểm tra.  Tài liệu kỹ thuật.

 Sản phẩm mẫu gốc hoặc mẫu đối đã được khách hàng ký duyệt.  Bảng màu nguyên phụ liệu.

 Góp ý của khách hàng.  Tiêu chuẩn kỹ thuật. C. Nội dung kiểm tra.

Kiểm tra tổng thể định hình của sản phẩm:

 Độ đồng màu, chi tiết in, thêu.

 Biến dạng trong quá trình ép keo, may, ủi.  Qui cách lắp ráp.

 Kiểm tra mật độ mũi chỉ phải đều nhau trên một sản phẩm.  Kiểm tra chi tiết:

Túi mổ:

 Vị trí túi 2 bên phải cân xứng.

 Góc mổ vuông cơi phải kín góc, đúng canh sợi ( không khác màu, ngược tuyết với thân).

 Kiểm tra quay lót túi.

 Kiểm tra tất cả các đường đối xứng 2 bên thân trước, thân sau, tay phải bằng nhau. Cổ áo:

 Đầu cổ, chân cổ, 2 bên cạnh cổ phải bằng nhau và đối xứng.  Các đường diễu phải thẳng, đều, không nhăn, vặn, le mí. Tay áo:

 Tra tay: phải tròn (chú ý 2 điểm đầu vai).

 Không được nhăn thân, nhăn tay, đường diễu nách không văn, điều mí.

 Tra manchette phải sát góc, các cạnh phải đúng mẫu rập, không biến dạng do quay tay và mí manchette.

 Xếp ply tay 2 bên phải đối xứng. Bo lai (lai thường):

 Hai đầu bo phải bằng nhau, không chúi đầu bo, không đùn bo.

 Bọc thun phải sát vải, các đường diễu thun phải đều, không vặn, đùn vải. Tra dây kéo:

115  Các điểm đầu bo, chân cổ, đầu cổ và các đường lắp ráp phải đối xứng.

 Diễu dây kéo phải thẳng đều, không nhăn, vặn, gợn. Nẹp che:

 Quay nẹp phải đúng theo mẫu rập.

 Các góc nẹp phải đều, không hất, chúi nẹp.  Tra nẹp không nhăn thân.

 Nẹp cách đều dây kéo.  Diễu nẹp phải thẳng đều. Tra lót:

 Tra lót không được đùn, dư.

 Các điểm đầu bo, chân cổ phải trùng với lớp chính. Kiểm tra ủi: Không bóng, cấn, xếp li, ố, vàng.

Vệ sinh công nghiệp:  Cắt chỉ sạch.  Không có vết dơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuy nút: Đóng nút đúng theo vị trí yêu cầu kỹ thuât.

Trên đây là một số tiêu chuẩn chất lượng chung áp dụng cho áo jacket bình thường, vậy khi kiểm tra chất lượng 1 sản phẩm nhân viên kiểm tra phải linh hoạt áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ở từng vùng (A B C) trên sản phẩm để có độ dung sai phù hợp.

 Vùng A: Khoảng nhìn thầy lúc trưng bày.  Vùng B: Vùng nổi bật nhìn thấy khi mặc.

 Vùng C: Vùng không nhìn thấy khi mặc (bên trong, lót, mặt dưới…) Một sản phẩm đạt chất lượng phụ thuộc vào:

 Theo từng khách hàng.

 Yêu cầu sử dụng của mã hàng.

 Sự đồng đều trên 1 sản phẩm và lô hàng.

10.Một số vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và biện pháp xử lý

Trong quá trình sản xuất, dù cho công tác chuẩn bị có chặt chẽ, cẩn thận tới đâu, nhưng không thể nào tránh được những sai sót, vấn đề phát sinh. Khi sản xuất mã hàng JWF0269 – Áo ngoài cũng vậy. Sau đây là một số vấn đề phát sinh, và cách xử lý của cán bộ – công nhân viên tại xí nghiệp may I, chuyền 4.

Vấn đề Giải quyết

Khi đang sản xuất màu Night Blue, một lô nút 4 phần khi đóng rất dễ bị gãy chân.

Làm việc lại với khách hàng về chất lượng phụ liệu. Sau đó, phải đợi khách hàng gửi nút lại từ Hàn Quốc, dẫn đến việc tồn màu Night Blue, kế hoạch xuất hàng bị chậm trễ. Nhưng thương lượng với khách hàng dời ngày xuất lại được.

116 Kiểm hóa phát hiện nhiều sản phẩm đóng nút

lộn mặt vải.

Làm việc lại với công nhân thực hiện công đoạn đó, đào tạo lại, và yêu cầu người công nhân đó sửa chữa lại những sản phẩm bị lỗi. Dây câu nón khi kiểm hóa, giựt dễ bung Yêu cầu công nhân may công đoạn đó phải

chú ý may kĩ, và sửa lại sản phẩm lỗi. Kiểm hóa phát hiện đường may bị bỏ 1, 2

mũi ở chi tiết nẹp ve hoàn chỉnh.

Thay vì yêu cầu sửa lại sản phẩm lỗi thì nhân viên kiểm hóa sẽ tự dùng kim khâu tay “ăn gian”. Như vậy chuyền sẽ đỡ mất thời gian sửa hàng.

Kiểm hóa phát hiện sản phẩm bị dơ. Nếu vết dơ sản phẩm tẩy được thì yêu cầu công nhân phục vụ tẩy. Nếu vết dơ do dầu máy,…không tẩy ra được thì báo tổ trưởng để gỡ chỉ, lấy chi tiết bị dơ ra khỏi sản phẩm, tiến hành thay thân.

Sản phẩm bị lủng do bị kéo cắt ở công đoạn nào đó.

Tiến hành thay thân như trên.

Công nhân nghỉ nhiều, bán thành phẩm bị ứ

đọng ở một số công đoạn, năng suất giảm. Người tổ trưởng phải linh hoạt điều động công nhân phù hợp để tránh tình trạng bị ứ hàng. Bản thân người tổ trưởng, tổ phó, kỹ thuật chuyền cũng phải tham gia trợ giúp chuyền. Tốt nhất thì tổ trưởng phải thật cứng rắn để hạn chế việc công nhân tự ý xin nghỉ.

11.Công tác lập bảng Qui trình công nghệ - tính giá công đoạn tại công ty CP Đồng Tiến

11.1.Tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với nhân viên qui trình tại công ty CP Đồng Tiến

11.1.1. Chức trách

Nhân viên qui trình là viên chức kỹ thuật, trực tiếp quản lý kỹ thuật trong sản xuất, khoa học công nghệ và khoa học lao động.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 91)