6.1. Mục đích
Mục đích của qui trình này là việc xác định nhu cầu thống nhất cách thức đào tạo, cung cấp nguồn, nhân lực cần thiết, nhằm:
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên làm việc trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến chất lượng.
Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả. Tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu.
6.2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này được áp dụng cho tất cả các phòng ban xí nghiệp sản xuất trong toàn công ty.
6.3. Nội dung
6.3.1. Cung cấp nguồn lực
Xác định yêu cầu nguồn lực: về kinh phí cho, các hoạt động: Sản xuất gia công tại các xí nghiệp.
Duy trì cho các phòng ban chức năng. Đào tạo, giám sát việc thực hiện hệ thống.
Công ty cung cấp đủ các nguồn lực để duy trì hệ thống quản lí chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu quả của hệ thống.
6.3.2. Nguồn nhân lực
Công ty đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh, những cán bộ – công nhân viên thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp với từng nhiệm vụ công tác.
CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: Đào tạo nội bộ:
Đào tạo tại chỗ: nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn. Đào tạo tập trung:
o Đào tạo ISO cho nhân viên công ty.
o Đào tạo nội quy, chính sách của công ty cho việc tuyển dụng lao động. Đào tạo bên ngoài :
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, văn hóa, ngoại ngữ. Đào tạo phòng cháy chữa cháy.
Đào tạo an toàn lao động .
62 6.3.2.1. Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực
Trách nhiệm Sơ đồ - Phòng Tổ chức. - Trưởng các đơn vị. - Phòng Tổ chức. - Trưởng các đơn vị. - Ban lãnh đạo. - Trưởng các đơn vị. - Cán bộ phụ trách. 1. 2. 3.
Sơ đồ II.5: Qui trình quản lý nguồn nhân lực.
6.3.2.2. Diễn giải chi tiết A. Xác định nhu cầu đào tạo. A. Xác định nhu cầu đào tạo.
Căn cứ kế hoạch phát triển mạng lưới của công ty bao gồm: tuyển dụng, thay thế, lao động chuyển đi hoặc nghỉ việc.
Căn cứ vào giấy đề nghị bổ sung lao động của các đơn vị. B. Lập kế hoạch đào tạo và phê duyệt.
Phòng tổ chức kết hợp với trưởng các đơn vị xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo và trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
Trường hợp đào tạo theo nhu cầu đột xuất: trưởng các đơn vị có trách nhiệm xem xét nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ – công nhân viên, có kế hoạch đào tạo tại chỗ cho cán bộ – công nhân viên của đơn vị.
C. Tổ chức đào tạo.
Đào tạo tại chỗ: nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn.
Xác định nội dung yêu cầu đào tạo.
Do việc phát sinh công việc cần nâng cao tay nghề cho công nhân hoặc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ tốt cho công tác được giao, đáp ứng yêu cầu của công ty.
Đào tạo nâng cao tay nghề áp dụng đối với cán bộ – công nhân viên cũ để nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn.
Xác định nhu cầu đào tạo
Lưu hồ sơ Lập kế hoạch đào tạo
63 Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của trưởng các đơn vị gửi về phòng tổ chức.
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo hằng năm của Tổng Giám Đốc công ty phê duyệt. Xây dựng kế hoạch.
Phòng tổ chức phối hợp với các các đơn vị xây dựng nội dung chương trình đào tạo trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
Đào tạo ISO cho nhân viên trong công ty.
Các nhân viên đảm trách công việc liên quan đến quản lí và duy trì hệ thống quản lí chất lượng sẽ được đào tạo để nâng cao hiệu quả hệ thống và ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hướng dẫn thực hiện các quy trình biểu mẫu của hệ thống chất lượng công ty đang áp dụng thông qua hình thức đào tạo tập trung.
Lập danh sách các nhân viên cần đào tạo của các đơn vị.
Điều phối viên ISO tổ chức thực hiện các lớp đào tạo theo nhóm công việc.
Hướng dẫn thực hiện các quy trình biểu mẫu của hệ thống chất lượng thông qua hình thức tập trung góp ý ở các đợt đánh giá nội bộ.
Kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ các qui trình, biểu mẫu tại các đơn vị. Hướng dẫn cách thực hiện, góp ý chỉnh sửa.
Kiểm tra lại các hành động khắc phục của các đơn vị.
Đào tạo nội qui, chính sách của công ty cho việc tuyển dụng lao động.
Xác định nhu cầu đào tạo tuyển dụng.
Cung cấp nhân lực cần thiết cho nhu cầu các đơn vị trong qui mô hoạt động của công ty.
Khi có nhu cầu, đơn vị lập giấy đề nghị bổ sung lao động gửi về phòng Tổ chức. Cán bộ phụ trách nhân sự kiểm tra và trình Tổng Giám Đốc.
Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày tập trung nếu có nhu cầu tuyển dụng.
Lập kế hoạch.
Lập danh sách tuyển dụng lao động.
Chuẩn bị hồ sơ: hợp đồng lao động, quyết định tiếp nhận lao động. Tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn học tập: nhận xét thử việc.
Nội qui lao động công ty, công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. Chính sách, mục tiêu chất lượng của hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
Đào tạo bên ngoài.
Đối với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn Công ty không tự tổ chức đào tạo thì áp dụng hình thức đào tạo bên ngoài. Gồm các nội dung đào tạo về cách nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, ISO.
Cung cấp nhân lực cần thiết cho nhu cầu các đơn vị trong qui mô hoạt động của Công ty.
64 Phòng Tổ chức liên hệ với các trung tâm hoặc trường bên ngoài để tiến hành đào
tạo.
Kế hoạch tổ chức đào tạo sẽ được thực hiện theo đúng tình tự chuyên môn về yêu cầu của nghiệp vụ đào tạo từ phía tổ chức bên ngoài, để đảm bào chất lượng công việc đào tạo phù hợp và có hiệu quả theo yêu cầu thực tế.
Việc đánh giá kết quả đào tạo do các tổ chức bên ngoài cấp giấy chứng nhận.
6.3.3. Cơ sở hạ tầng
A. Điều kiện làm việc: nhà xưởng, không gian, phương tiện.
Nhà xưởng sản xuất thoáng mát. Kho bảo quản tốt chất lượng hàng hóa, sắp xếp ngay ngắn.
Không gian đảm bảo cho điều kiện lao động.
Các phương tiện phục vụ sản xuất đảm bảo đầy đủ, tiện nghi hiện đại:
o Hệ thống mạng vi tính nội bộ, internet phục vụ khối quản lý, văn phòng.
o Máy nâng.
o Máy kiểm tra vải.
o Máy xử lý độ co giãn của vải.
o Sơ đồ vi tính.
o Máy trải vải tự động.
o Máy cắt tự động.
o Các thiết bị chuyên dùng phục vụ gia công hàng may mặc. B. Trang thiết bị.
Quản lý thiết bị
Tổ cơ điện công ty quản lý các thiết bị chuyên dùng toàn công ty theo sổ tổng hợp thiết bị của công ty và vào sổ theo dõi hiệu chuẩn các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm.
Cơ điện xí nghiệp:
o Lập sổ tổng hợp thiết bị của xí nghiệp.
o Lập phiếu sửa chữa và bảo dưỡng xí nghiệp.
o Lập sổ theo dõi hiệu chuẩn các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm.
o Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì thiết bị. Kiểm soát thiết bị.
Việc kiểm soát thiết bị tiến hành theo đúng qui định sử dụng thiết bị và đảm bảo cho thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất. Khi sản xuất hàng mới nếu cần thiết bị và các cữ gá lắp chuyên dùng để phục vụ các công đoạn phát sinh, xí nghiệp lập “phiếu để nghị nhận thiết bị, cữ gá lắp”.
Bảng hướng dẫn vận hành thiết bị chuyên dùng phải được treo tại vị trí đặt thiết bị. Các đơn vị khi có yêu cầu sữa chữa thì phải thực hiện các thủ tục sau:
o Giấy đề nghị sửa chữa thiết bị.
o Sổ xin cấp đổi phụ tùng vậy tư.
65 Các thiết bị sau khi được thay thế phụ tùng phải cập nhật vào sổ theo dõi thay thế
phụ tùng vật tư.
Khi có nhu cầu điều thiết bị, cơ điện xí nghiệp lập “phiếu điều động thiết bị” đề nghị cơ điện công ty kiểm tra tình trạng thiết bị, chuyển ban lãnh đạo xét duyệt. Sau khi được phê duyệt, cơ điện xí nghiệp và cơ điện công ty cập nhật vào sổ tổng hợp thiết bị.
Các thiết bị phải được bảo trì đúng thời gian qui định theo kế hoạch kiểm tra và hướng dẫn bảo trì thiết bị, tại mỗi thiết bị có treo phiếu sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị. Các trưởng đơn vị kiểm tra kí xác nhận kế hoạch kiểm tra bảo trì thiết bị khi đến kì hạn bảo trì.
C. Kiểm soát quá trình trao đổi thông tin sản xuất.
Nguyên phụ liệu: Toàn bộ nguyên liệu được phục vụ cho quá trình sản xuất như mua hàng, hoặc do khách hàng cung cấp, đều được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Tài liệu kỹ thuật:
Tất cả các tài liệu kĩ thuật phải được kiểm soát 1 cách chặt chẽ trước khi sản xuất. Tiêu chuẩn kĩ thuật: Kỹ thuật trưởng và trưởng phòng Kỹ thuật – KCS kí xác nhận. Bảng màu nguyên phụ liệu: Kỹ thuật trưởng các xí nghiệp, khách hàng kí xác nhận. Mẫu rập, sản phẩm mẫu: được kiểm soát bằng các kí hiệu ghi trên mẫu rập, thẻ bài (mã hàng, chi tiết, loại, vóc, chiều canh sợi, bấm dấu). Khi chuyển đến các đơn vị phải có kí nhận vào danh mục nhận/ phân phối tài liệu bên ngoài.
Trong quá trình sản xuất.
Tất cả các thông số đều được kiểm tra theo các hướng dẫn kiểm tra và thử nghiệm ở từng công đoạn sản xuất, kể cả những thông số cần có sự xác nhận của khách hàng như: thông số ép keo, ép sympatex, wash.
Tiến độ sản xuất được các cán bộ phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu theo dõi qua báo cáo năng suất hằng ngày của các xí nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời khi không đáp ứng được tiến độ giao hàng.
Các cán bộ quản lý xí nghiệp có trách nhiệm theo dõi về chất lượng tiến độ sản xuất, theo dõi phát sinh trong quá trình để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời, đảm bảo cho việc sản xuất được thực hiện liên tục.
6.3.4. Môi trường làm việc
Công ty đảm bảo 1 môi trường làm việc phù hợp với các loại hình sản xuất. Không gian đủ ánh sáng, rộng, thoáng.
Các phòng làm việc được bố trí máy điều hòa đảm bảo nhiệt độ thích hợp.
Bố trí các chuyền may đảm bảo yêu cầu về an toàn, môi trường phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Các xí nghiệp được bố trí hệ thống làm mát, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho công nhân lao động.
Độ ẩm, tiếng ồn trong phạm vi cho phép.
Các điều kiện an toàn lao động khác: phòng cháy chữa cháy, lối thoát hiểm, tủ thuốc sơ cứu, điện.
66 Theo định kì công ty tổ chức kiểm tra các hệ thống phù hợp với các đợt kiểm tra
của nhà nước, các tổ chức đánh giá của khách hàng.
Phòng cháy chữa cháy: các bình chữa cháy được bố trí đầy đủ, kiểm tra hàng tháng. Lối thoát hiểm: được kẻ vạch, có sơ đồ hướng dẫn, lối thoát thông thoáng.
Tủ thuốc sơ cứu đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu tại các đơn vị. An toàn điện: tổ chức kiểm tra định kì việc thực hiện an toàn điện.