Ví dụ minh họa về bảng thời gian chuẩn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 97)

9. Bộ tài liệu kỹ thuật mã hàng JWF0269 – Áo ngoài

11.6.1.Ví dụ minh họa về bảng thời gian chuẩn

THỜI GIAN CHUẨN ÁO JACKET

STT Tên công đoạn Ký hiệu CBCV TGTK

ĐẮP ĐÔ LÓT

1 Đắp đô lót thân sau 1 li (góc tròn) Do-1 3 71.75

2 Đắp đô lót thân sau 1 li Do-2 3 76

DÂY KÉO Loại 1:

3 Tra dây kéo DK-1/1 5 198

4 Diễu dây kéo 1 li DK-1/2 4 293

Loại 2:

121

5 Tra dây kéo khóa cổ gấp đầu lai DK-2/1 5 220

6 Diễu dây kéo 5 li qua cổ DK-2/2 4 176

Loại 3:

7 Tra dây kéo chính DK-3/1 5 115

8 Diễu dây kéo 2K qua cổ, lai trước sau DK-3/2 4 280

Bảng II.4: Bảng thời gian chuẩn. 11.6.2. Diễn giải chi tiết bảng thời gian chuẩn

Cột 1 – STT: Trình bày số thứ tự của các công đoạn được liệt kê ở cột 2. Có bao nhiêu công đoạn trong bảng thì cần bấy nhiêu số thứ tự.

Cột 2 – Tên công đoạn: Trình bày tên của các công đoạn được sử dụng để may hoàn thành 1 sản phẩm cụ thể.

Các công đoạn được chia thành từng cụm chi tiết, trong từng cụm chi tiết còn được chia nhỏ theo từng loại (nếu có).

Tên các công đoạn cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, luôn bắt đầu bằng một động từ. Cần phân tích, hệ thống kĩ qui trình may các mã hàng trước để tổng hợp đầy đủ, chính xác các công đoạn.

Cột 3 – Ký hiệu: Trình bày kí hiệu của công đoạn có tên ở cột 2, nhằm thuận lợi cho việc tra cứu các công đoạn sau này. Ký hiệu bao gồm 2 phần:

Phần đầu gồm 2 kí tự chữ, có thể là viết tắt tên cụm chi tiết hoặc thường tạo liên tưởng mạnh đến cụm chi tiết muốn nói đến (ví dụ: Dây kéo – DK). Các cụm chi tiết khác nhau thì 2 kí tự chữ ở phần đầu không được trùng lặp.

Phần sau là phần số dùng để đánh số thự tự riêng trong từng cụm chi tiết. Có 2 chữ số: số đầu tương ứng với loại công đoạn trong cụm chi tiết, số thứ hai tương ứng với số thứ tự của công đoạn trong loại công đoạn đó. Ngăn cách giữa hai số là dấu “/”.

Giữa phần đầu và phần sau của ký hiệu được ngăn cách bằng dấu “–”.

Cột 4 – CBCV: Trình bày cấp bậc công việc tùy vào mức độ phức tạp, thời gian hoàn thành công đoạn. Hiện tại, bảng Thời gian chuẩn cho áo jacket chủ yếu bao gồm các công đoạn có cấp bậc từ 2 đến 5.

Cột 5 – TGTK: Trình bày định mức thời gian chuẩn để thực hiện công đoạn có tên ở cột 2. Định mức thời gian này đã được điều chỉnh sao cho thích hợp nhất sau khi khảo sát nhiều mã hàng đã sản xuất.

122

11.7.Cách xếp bậc thợ và cấp bậc công việc trong bảng Qui trình công nghệ

Trong công ty, bậc thợ công nhân được chia làm 6 bậc, xếp hệ số mức lương, tay nghệ đảm nhận, tiêu chuẩn của từng mức như sau:

 Mức 1, hệ số 1.20 áp dụng đối với:

Công nhân tuyển mới, chưa biết nghề, đang trong thời gian đào tạo. Công nhân tay nghề yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mức 2, hệ số 1.30 áp dụng đối với: Công nhân đã qua thời gian đào tạo.

Công nhân tuyển mới nhưng đã có tay nghề may.  Mức 3, hệ số 1.40 áp dụng đối với:

Công nhân có tay nghề khá.

Làm được từ 3 bước công việc trở lên.  Mức 4, hệ số 1.50 áp dụng đối với:

Công nhân có tay nghề khá giỏi. Làm được từ 4 bước công việc trở lên.  Mức 5, hệ số 1.60 áp dụng đối với:

Công nhân tay nghề giỏi.

Làm được từ 5 bước công việc bậc 2 trở lên.  Mức 6, hệ số 1.70 áp dụng đối với:

Công nhân có tay nghề đặc biệt giỏi. Làm được 3 bước công việc bậc 3 trở lên.

Hằng năm công ty đều tổ chức thi tay nghề vào khoảng tháng 7, công nhân nào đủ chỉ tiêu lên bậc được 2 năm thì đăng kí thi, để công ty sắp xếp thời gian, địa điểm, máy móc,… Đề thi cho các bậc thợ như sau:

 Bậc 1: Vào công ty và mặc định bậc 1.  Bậc 2: May 1 cụm chi tiết túi mổ.  Bậc 3: May jacket 1 lớp.

 Bậc 4: May jacket 2 lớp.

 Bậc 5: May jacket 2 lớp có mổ nón.  Bậc 6: May veston.

Tuy nhiên, cách chia bậc thợ ở trên chỉ dùng để tính lương cho công nhân, định tính độ lành nghề của công nhân. Cấp bậc công việc trong bảng Qui trình công nghệ thì lại còn có ý nghĩa là biểu thị mức độ khó của công đoạn đó với 3 mức chủ yếu là 2, 3 và 4. Khi thiết kế chuyền, dựa vào số lượng công đoạn, mức độ khó của công đoạn, sức lao động của vị trí đó

123 trong chuyền, mà nhân viên làm qui trình sẽ cân nhắc xếp công nhân bậc thợ nào là phù hợp (từ bậc 1 đến bậc 6).

Sau đây là cách xếp cấp bậc công việc (CBCV) dựa theo Qui trình công nghệ:

 CBCV 2:

Là những người đảm nhiệm các công việc làm bằng tay, những công việc này có thao tác đơn giản, không cần nhiều thời gian để đào tạo.

Thợ bậc 2 trong xí nghiệp là những người lao động phụ. Công việc của họ thường là để hỗ trợ cho các bước công việc khác. Các sai sót và hư hỏng thường ít xảy ra trong công việc của những người thợ bậc 2 vì tính chất công việc tương đối dễ.

Một số công đoạn trong sản phẩm áo jacket do thợ bậc 2 làm:

 Vẽ, lấy dấu toàn bộ áo (thân trước, thân sau, tay, nón, cổ,…)  Thay thân, tách hàng, giao nhân phụ liệu cho chuyền.

 Gọt lộn nắp túi tay  Gọt túi tay thành phẩm.  Gọt lộn nẹp đỡ dây kéo.

 Gọt, bấm mổ túi, toàn bộ áo, cắt dây câu + keo toàn bộ.  Luồn dây nón, dây lai, xỏ cục chặn.

 Xỏ thắt đầu dây kéo.  Xỏ dây luồn

 Cắt nhiệt dây luồn lai, luồn nón, ruy băng.  Cắt tỉa nhám toàn bộ áo.

 Cắt dây toàn bộ (lai, nón).  Cắt chỉ còn sót lại.

 Cắt chỉ thành phẩm.

 Vệ sinh toàn bộ (chậm bụi, tẩy hàng, tẩy dầu).  Hấp áo.

 Kiểm chi tiết ép sym.  Cài nón vào áo.

 Bắt bộ (cài áo trong vào áo ngoài).  Cấp bậc công việc 3:

Là những người đa phần sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến các máy móc, thiết bị ở các công đoạn may hoặc ráp nối sản phẩm có sử dụng đến chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thợ bậc 3 là những người biết may và có thao tác nhanh và thuần thục trong quá trình may. Đòi hỏi người công nhân phải may đúng yêu cầu và nhanh.

Những người thợ này sẽ đảm nhận hầu hết các bước công việc đối với sản phẩm jacket tại xí nghiệp 1 của công ty.

124 Một số công đoạn thợ bậc 3 thực hiện may sản phẩm áo jacket:

 May nhám toàn bộ áo.  Gắn pass vào tay.  Diễu nẹp đỡ.  Chần đầu dây lai.

 May nhãn toàn bộ áo (thân trước lót, đô lót,…).  Ráp vai lót, chính.

 Ráp sườn cửa tay lót.  Ráp sóng non lót.  Tra vành nón lót.  Đóng nút toàn bộ áo.  Đóng mắt cáo.  Đánh bọ.  Cấp bậc công việc 4:

Là những người sẽ đảm nhận những công việc khó và phức tạp trên sản phẩm. Công việc của thợ bậc 4 được thực hiện trên những máy chuyên dùng. Trên chuyền may các máy này thường rất hạn chế về số lượng và chỉ có thợ bậc 4 mới sử dụng được các loại máy này. Thời gian hoàn tất ở các bước công việc của thợ bậc 4 thường mất nhiều thời gian so với các công việc khác.

Một số công đoạn của thợ bậc 4 làm trong sản phẩm jacket:  Tra tay lót, ráp sườn lót (máy vắt sổ 5 chỉ).

 Đắp túi tay.

 Mí túi hông hoàn chỉnh.  Diễu 2k trang trí túi hông.

 Diễu đắp 2k chèn thân trước hoàn chỉnh.

 Ráp sườn chính, chần canh ngã tư, gắn dây câu.  Tra cổ chính.

 Mí lọt khe cổ hoàn chỉnh.

 Dánh

 Tra dây kéo chính, canh đô, canh cổ.  Diễu lai áo thành phẩm

 Tra nẹp che.

 Ép sym toàn bộ áo.

11.8.Cách tính thời gian

Ở công ty, để có được thời gian cho từng công đoạn trong sản xuất, thì nhân viên kỹ thuật phải xem xét qui trình may của mã hàng đó:

 Mã hàng cũ, công ty đã sản xuất rồi: thì nhân viên kỹ thuật sẽ dựa vào thời gian đã tính của mã hàng cũ, chỉnh sửa, cân đối sao cho phù hợp với thời điểm hiện tại, để xây dựng thời gian cho mã hàng sắp sản xuất.

125  Mã hàng mới, sản phẩm có nhiều nét tương đồng với sản phẩm của mã hàng đã sản xuất rồi: lúc này người nhân viên kỹ thuật dựa vào thời gian đã có của mã hàng cũ, tính toán, chỉnh sửa để phù hợp với sản phẩm mới như đường may decoup dài hơn thì thời gian may nhiều hơn, số nhám trên sản phẩm ít hơn thì thời gian may nhám ít hơn,…

 Mã hàng mới hoàn toàn, công ty chưa từng sản xuất trước đây: ở trường hợp này, dựa vào việc bấm giờ quá trình may của nhân viên may mẫu, và kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật, mà sẽ xây dựng thời gian tạm thời. Sau đó sẽ trực tiếp bấm giờ công nhân đang sản xuất trong chuyền của mã hàng mới, có được số liệu để điều chỉnh thời gian lại cho hợp lý.

Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật có thể tham khảo bảng Thời gian chuẩn đã tổng hợp công đoạn và thời gian cần thiết để may hoàn thành một sản phẩm. Ngoài ra, để đưa ra được thời gian may công đoạn sao cho vừa hoàn thành mục tiêu sản xuất của xí nghiệp, công ty, vừa đảm bảo khả năng của người công nhân đáp ứng được mà và thời gian tiêu hao vẫn trong mức cho phép. Người nhân viên kỹ thuật đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, óc quan sát, phân tích trong việc tính thời gian công đoạn, hiểu rõ qui trình may, kiên nhẫn, nhanh nhẹn, nhạy bén khi bấm giờ, và tạo được mối thiện cảm với công nhân thì việc bấm giờ mới đạt được hiệu quả.

11.8.1. Khái niệm

 TGTK – Thời gian thiết kế: Là thời gian bao gồm thời gian thực tế bấm giờ trực tiếp với công nhân đã cộng thêm các khoản thời gian hao phí, để đảm bảo người công nhân hoàn thành mục tiêu sản xuất.

 TGSX – Thời gian sản xuất: Là thời gian phụ thuộc vào thời gian thiết kế, dùng để tính giá công đoạn.

11.8.2. Qui trình bấm giờ

Việc bấm giờ chủ yếu được tiến hành bởi nhân viên kỹ thuật tại xí nghiệp, nhân viên kỹ thuật của phòng kỹ thuật – KCS chỉ hỗ trợ xí nghiệp canh chỉnh thời gian, quay phim lại những công đoạn đã thiết kế hoặc những công đoạn phát sinh.

11.8.2.1. Chuẩn bị bấm giờ

Để việc bấm giờ đạt hiệu quả, thì cần xác định, chuẩn bị những yếu tố sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mã hàng: Cần bấm giờ những mã hàng mới hoàn toàn, mã hàng có công đoạn phát sinh, mã hàng có vấn đề khi sản xuất không đạt chỉ tiêu, hoặc thỉnh thoảng bấm lại những mã hàng đang sản xuất dù đã đạt.

 Dụng cụ bấm giờ: Tại xí nghiệp, có đồng hồ bấm giờ chuyên dụng, nhưng nhân viên kỹ thuật ở công ty thường chủ yếu sử dụng đồng hồ bấm giờ trên điện thoại thông minh.

 Tài liệu: Nhân viên kỹ thuật chỉ cần mở bảng Qui trình công nghệ trên máy tính, để lại thông tin về các công đoạn may, và lược bỏ hoàn toàn những thông tin ở các cột phía sau đó. Cuối cùng in bảng mới chỉnh sửa, sử dụng làm tài liệu khi bấm giờ.

126

Bảng II.5: Tài liệu sử dụng khi bấm giờ.

 Qui trình may sản phẩm: Xem xét, nắm rõ qui trình may của mã hàng đó, xác định được thứ tự các việc phải làm trong 1 công đoạn cần bấm giờ, để việc bấm giờ chính xác và nhanh chóng.

 Điều kiện của công nhân: Ở công ty, nhân viên kỹ thuật chỉ chủ yếu quan tâm đến thời điểm thích hợp để bấm giờ là buổi sáng. Vì lúc đó, người công nhân còn tỉnh táo, thực hiện các thao tác nhanh nhẹn. Còn buổi chiều, sau thời gian ăn trưa, ngủ nghỉ, người công nhân sẽ uể oải, mệt mỏi, các thao tác làm việc chậm chạp.

11.8.2.2. Bấm giờ trực tiếp và các lưu ý

Có bao nhiêu công nhân may công đoạn cần bấm giờ thì bấm bấy nhiêu công nhân. Mỗi công nhân bấm 10 lần.

Chỉ bấm giờ khi công nhân lấy bán thành phẩm, may xong, và đặt bán thành phẩm xuống. Những số liệu của những trường hợp như gỡ dây buộc bó bán thành phẩm, đứt chỉ, gãy kim, công nhân mất tập trung, nói chuyện,… đều phải loại bỏ.

Cần ghi chú lại một số thông tin như công nhân mới vào, công nhân đang mang thai,… Tạo mối thiện cảm với công nhân bằng cách xin phép để người công nhân đó may đúng qui cách và có trách nhiệm giúp nhân viên kỹ thuật bấm được thời gian chính xác.

Có thể đứng phía sau người công nhân cần bấm giờ. Tuy nhiên, có một số trường hợp, người công nhân cố tình ăn gian, câu giờ, thì nhân viên kỹ thuật phải đứng xa, theo dõi để bấm.

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ

Mã hàng: Tháng:

Công ty May Đồng Tiến

Khách hàng: Đơn vị: Tổ - May

(tổng đơn giá sản phẩm) Đg 1 giây: (đồng)

Số lần sửa đổi

STT Bước công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Giám đốc xí nghiệp Ký tên

Ngày tháng năm Người lập qui trình

127 Trong bảng Qui trình công nghệ, có những công đoạn gộp chung 2 nguyên công. Ví dụ: Nối và mí 1 ly nẹp che; may nhám tay x 5,… Nhân viên kỹ thuật sẽ tách riêng ra từng nguyên công để bấm giờ (ghi chú lại) như bấm giờ cho nguyên công may nối riêng, mí riêng, sau đó mới tính toán hợp thành 1 công đoạn như trên.

11.8.2.3. Tính toán thời gian thiết kế

Sau khi có những số liệu thời gian từ việc bấm giờ, nhân viên kỹ thuật làm qui trình công nghệ sẽ xử lý số liệu, cộng thêm thời gian hao phí (công nhân mở bó bán thành phẩm, giải lao, đi vệ sinh, không tập trung,…), cân đối lại sao cho hợp lý để thành thời gian thiết kế cho từng bước công đoạn. Ở công ty, công việc này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm từ những mã hàng trước.

11.9.Cách tính giá công đoạn

 TTG (Tổng thời gian): Tổng thời gian thiết kế để may hoàn thành một sản phẩm (không tính thời gian ở kho hoàn thành và cụm cố định).

 TĐGSP (Tổng đơn giá sản phẩm): Tổng đơn giá công đoạn để gia công hoàn thành một sản phẩm.

TĐGSP = Đơn giá (USD) * Tỷ giá may gia công (VNĐ/ USD) Trong đó:

o Đơn giá (USD) là đơn giá một sản phẩm đã được khách hàng đồng ý, chấp nhận ký hợp đồng gia công.

o Tỷ giá may gia công (VNĐ/ USD) là số liệu đã được phòng Kế hoạch tính toán và chỉ định, sau khi lấy tỷ giá USD tại thời điểm đó trừ đi những chi phí: nguyên phụ liệu, vận chuyển, xuất nhập khẩu, quản lý điều hành, lợi nhuận,…  ĐGCL (Đơn giá chất lượng): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn giá chất lượng = Tổng đơn giá sản phẩm – Đơn giá ( Kho hoàn thành + Cụm cố định)  ĐG1G (Đơn giá 1 giây):

Đơn giá 1 giây= Đơn giá chất lượng Tổng thời gian

128

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi quá trình thực tập kết thúc, em đã học tập được nhiều kinh nghiệm từ việc trải nghiệm trong thực tế sản xuất. Trước hết là những sự khác biệt trong lý thuyết được học ở trường với thực tế sản xuất tại công ty.

Trong quá trình học tập tại trường chúng em được tiếp xúc với các loại máy móc thiết bị hộ trợ cho việc học. Chúng em còn được giáo viên cung cấp cho những kiến thức cơ bản về quy trình may hoàn tất một sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, lao động như một người công nhân trong chuyền tại công ty chúng em đã thấy được sự khác nhau cơ bản giữa thực tế và lý thuyết như sau:

Lý thuyết Thực tế

Tác phong công nghiệp chưa cao, ít tuân theo kế hoạch thực hiện mà giáo viên đã

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 97)