Tên cán bộ – công nhân viên đảm nhận một số chức vụ trong qui trình sản xuất mã hàng Montero Jacket Women – 1106462:
Trưởng phòng Kỹ thuật – KCS: Phan Văn Thân.
Nhân viên tính định mức nguyên liệu: Đặng Danh Sơn. Nhân viên tính định mức phụ liệu: Phan Thị Thanh Hải. Giám Đốc xí nghiệp may I: Chu Tiến Bình.
Phó Giám Đốc xí nghiệp may I: Hà Hiếu Nghĩa và Trần Thị Nhịn. Kỹ thuật trưởng xí nghiệp may I: Bùi Văn Chiến.
Trưởng bộ phận Kỹ thuật xí nghiệp may I: Ngô Thị Lan.
Nhân viên may mẫu sản xuất xí nghiệp may I: Nguyễn Văn Hoan. Nhân viên điều tiết, lập bảng màu: Hoàng Thị Ánh Loan.
Kỹ thuật viên chuyền 4: Lê Quý Dân. Tổ trưởng chuyền 4: Nguyễn Văn Đồng. Nhân viên Lean chuyền 4: Lê Thúy An. Nhân viên kiểm hóa chuyền 4: Phạm Thị Lê. Qui trình sản xuất chung tại công ty:
48
2. Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại tổ cắt
2.1. Mục đích
Mục đích của hướng dẫn này là thực hiện 1 cách trình tự, thống nhất các công việc như sau: Kiểm vải, trải vải, cắt, phân phối bán thành phẩm nhằm đàm bảo việc thực hiện được chính xác không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tổ cắt tại tất cả xí nghiệp may của công ty.
2.3. Sơ đồ
Trách nhiệm Sơ đồ
- Nhân viên giám định chất lượng nguyên liệu.
- Phòng KHXNK – KD. - Tổ trưởng cắt.
- Công nhân trải vải – cắt.
- Công nhân phối kiện
- Công nhân thay thân.
- Công nhân chấm dấu.
- Công nhân ra hàng.
- Công nhân ép keo.
- Công nhân giao hàng.
- Công nhân phụ trách. 1. 2. 3. 4. 5 6. 7. 8. 9.
Sơ đồ II.1: Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại tổ cắt.
Kiểm tra nguyên liệu
Lưu hồ sơ Nhận lệnh sx Trải vải – cắt Phối kiện Thay thân Chấm dấu Ra hàng Ép keo Giao hàng
49
2.4. Diễn giải chi tiết
Kiểm tra nguyên liệu.
Căn cứ vào tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Cách kiểm tra chất lượng nguyên liệu như sau:
Nguyên liệu được đưa lên máy kiểm vải kiểm tra từng cây vải (kiểm tra 100% số lượng nguyên liệu) để xác định:
o Số lượng trong cây.
o Khổ vải.
o Các lỗi của vải như: dơ, lỗi sợi, thiếu canh sợi, khác màu. Kiểm tra vải:
o Bộ phận trải vải: Trong quá trình trải phải kiểm tra chất lượng nguyên liệu của bàn trải.
o Phương pháp kiểm: Trực quan, để mẫu vải làm dấu ghi số lỗi cây vải vào phiếu kiểm tra chất lượng thành phẩm cắt.
Đối với việc kiểm tra độ đồng màu: Kiểm tỉ lệ 20%. Nếu không đạt kiểm tra 100% và ghi vào biên bản kiểm tra nguyên liệu (độ khác màu).
Nếu vải không đạt chất lượng, bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên liệu ghi đầy đủ các lỗi về tính trạng chất lượng của cây vải lên mép cây vải, cách đầu cây vải 2 cm và đồng thời ghi vào biên bản kiểm tra nguyên liệu.
Trưởng hợp khi kiểm tra vải phát hiện thừa hoặc thiếu, bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên liệu ghi vào biên bản kiểm tra thừa thiếu.
Nhận lệnh cấp nguyên phụ liệu. Tổ trưởng cắt nhận:
o Lệnh cấp nguyên phụ liệu, từ phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu.
o Rập chấm dấu, bấm dấu, bảng màu nguyên liệu, phiếu kiểm tra ủi ép trước khi sản xuất từ xí nghiệp may.
Trải vải + cắt. A. Trải vải.
a. Kiểm tra trước khi trải vải:
Bảng màu nguyên liệu: phiếu thanh toán bàn cắt, mặt vải, tỉ lệ cỡ vóc, số lớp vải cần trải.
Chiều tuyết, chiều hoa vải, hướng chữ…để vải cho đúng chiều.
Nguyên liệu có 2 màu khác biệt, để tránh loang màu phải trải lớp giấy cách biệt ở 2 lớp.
b. Cách trải: Làm dấu đầu bàn.
Ghi số chiều dài của đầu cây vải vào phiếu thanh toán bàn cắt. Lấy 1 bên biên vải làm biên chuẩn, trải các lá vải theo chiều đã cho.
c. Yêu cầu sau khi trải:
Kiểm tra xung quanh phát hiện và xử lý những lá bị gấp hụt. Mặt vải phải đúng qui định của bảng màu.
50 Kiểm tra lại số lá vải chính xác so với phiếu thanh toán bàn cắt.
d. Kiểm tra bán thành phẩm:
Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng phải kiểm tra độ chính xác của các bán thành phẩm, các dấu bấm của chi tiết.
Phương pháp kiểm: Kiểm các chi tiết lớn, kiểm lá đầu và lá cuối, ghi kết quả vào phiếu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm cắt.
B. Cắt.
Kiểm tra sơ đồ các đường nét phải rõ ràng và không đứt quãng.
Kiểm tra toàn bộ vị trí làm dấu phải đủ và đúng với yêu cầu kĩ thuật. Cỡ vóc viết trên sơ đồ phải đúng với phiếu bàn cắt.
Kiểm tra an toàn của máy cắt tay, nếu cắt máy tự động xem Hướng dẫn công việc máy cắt tự động.
Cắt tuần tự theo Hướng dẫn công việc công nhân cắt. Phối kiện.
Khi phối kiện phải đối chiếu với bảng chi tiết đủ các chi tiết, số lượng của 1 chi tiết.
Bó bán thành phẩm phải đúng qui định, phân loại như sau:
o Thân to để trên và dưới, các chi tiết đồ vật ở giữa.
o Các chi tiết có ép keo, thêu.
o Đối với bán thành phẩm có nhiều vóc, khi phối kiện cần chú ý dấu hiệu số phối kiện của từng vóc.
Mỗi bàn cắt cột theo 1 mẫu vải ghi rõ: mã hàng, loại vải, số bàn cắt, cỡ vóc, số lượng.
Thay thân.
Xem góp ý của khách hảng về những mẫu vải cho phép không thay thân.
Kiểm tra từng chi tiết bị lỗi thay đúng số, đúng chiều tuyết, canh sợi theo đầu cây. Thay xong, kiểm kê chi tiết vào sổ để nghị đổi nguyên liệu và phiếu đề nghị đổi
nguyên phụ liệu.
Xếp thứ tự đầu khúc theo bàn cắt để thay lại những phát sinh. Kết thúc mã hàng báo cho thống kê tổng số mét thay thân. Chấm dấu, bấm dấu.
Kiểm tra rập trước chấm dấu, bấm dấu.
Đặt rập lên bán thành phẩm, kẹp chặt, tiến hành chấm dấu, bấm dấu.
Trước khi quyết định chấm dấu bằng máy trên bàn cắt phải kiểm tra chất liệu vải xem có bị để lại dấu cháy trên mặt bán thành phẩm hay không, thử trên dấu chấm ở mép biên, nếu không được phải chấm dấu từng lá.
Ra hàng.
A. Đánh số.
Các trường hợp đánh số.
Đánh số bằng máy đánh số thứ tự trên vải.
Viết số bằng tay lên băng keo giấy dán lên bán thành phẩm. Sau khi đánh số ghi vào sổ ra hàng.
51 B. Qui định đánh số.
Đối với các loại vải thường đánh số bằng máy đánh số trên hàng số của máy đánh số thể hiện như ví dụ sau: số 300719
o Số 30 thể hiện vóc.
o Số 07 thể hiện số bàn cắt.
o Số 19 thể hiện số thứ tự của bán thành phẩm. Đánh số phải rõ ràng, chân chữ số sát cạnh đường cắt 1mm.
Khi đánh số phải xem bảng chi tiết đánh số đúng vị trí trên bảng chi tiết. C. Chi tiết có thêu:
Toàn bộ các bán thành phẩm cắt xong, chi tiết có thêu thì tách riêng để thêu. Ép keo.
Kỹ thuật tiến hành ép thử theo qui định của khách hàng (hoặc Kỹ thuật). Ép thử xong điền vào phiếu kiểm tra ủi ép trước sản xuất. Sau đó cho công nhân tiến hành ép hàng loạt cho sản xuất.
Trong quá trình ép keo, phải kiểm tra chất lượng ép keo mỗi ngày 2 lần và ghi vào sổ theo dõi thông số ép keo.
Giao hàng.
Những chi tiết cần thêu giao cho phân xưởng thêu, ghi bảng kê chi tiết bán thành phẩm xuất thêu.
Khi hết giờ sản xuất, tổ trưởng cắt ghi năng suất của tổ vào sổ theo dõi năng xuất tổ cắt, sổ theo dõi tổng hợp năng suất cắt.
Thống kê lập báo cáo tiến độ cắt gởi phòng Kinh doanh – Kế hoạch – Xuất nhập khẩu và ban lãnh đạo để có kế hoạch cấp hàng cho xưởng may kịp thời.
Kết thúc mã hàng thống kê lập bảng tổng hợp thanh toán bàn cắt, cân đối nguyên liệu nhập xuất với kho nguyên liệu và phòng kế toán.
2.5. Phụ lục
BM 01 HD 08-03: Biên bản kiểm tra nguyên liệu. BM 02 HD 08-03: Biên bản kiểm tra nguyên liệu. BM 03 HD 08-03: Biên bản thừa thiếu.
BM 04 HD 08-03: Phiếu thanh toán bàn cắt.
BM 05 HD 08-03: Phiếu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm cắt. BM 06 HD 08-03: Sổ đề nghị đổi nguyên liệu.
BM 07 HD 08-03: Sổ ra hàng.
BM 08 HD 08-03: Bảng kê chi tiết bán thành phẩm xuất thêu. BM 09 HD 08-03: Sổ theo dõi năng suất tổ cắt.
BM 10 HD 08-03: Sổ theo dõi tổng hợp năng suất cắt. BM 11 HD 08-03: Không áp dụng.
BM 12 HD 08-03: Bảng tổng hợp thanh toán bàn cắt. BM 13 HD 08-03: Sổ theo dõi thông số ép keo.
52