Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại xí nghiệp may

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 35)

3.1. Mục đích

 Nhằm phục vụ tốt cho công tác chuẩn bị sản xuất được thông suốt, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật chính xác và kịp thời.

 Quản lý hệ thống chất lượng trong quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị sản xuất cho đến khâu may hoàn chỉnh.

 Đáp ứng đầy đủ các qui trình kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng.  Theo dõi chính xác số lượng hàng vào chuyền và may ra.

 Phòng ngừa và ngăn chặn các chi tiết may không đạt chất lượng.

3.2. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho các xí nghiệp sản xuất.

3.3. Tài liệu liên quan

 Tài liệu kỹ thuật, bảng màu, sản phẩm mẫu, bảng góp ý của khách hàng.  Qt 7.2; Theo dõi và thực hiện hợp đồng.

 Hd 80-01: Chuẩn bị sản xuất phòng Kỹ thuật – KCS.

 Hd 08-03: Chuẩn bị và triển khai sản xuất tại xí nghiệp (tổ cắt).

3.4. Sơ đồ Trách nhiệm Sơ đồ Trách nhiệm Sơ đồ - Giám Đốc xí nghiệp. - Kỹ thuật trưởng. - Giám Đốc xí nghiệp. - Kỹ thuật trưởng. - Kỹ thuật trưởng. - Kỹ thuật viên.

- Nhân viên may mẫu.

- Trưởng/ phó phòng Kỹ thuật – KCS.

- Kỹ thuật trưởng.

- Nhân viên điều tiết.

1. 2. 3. 4. 5. 6. Chuẩn bị sản xuất Kiểm tra Ra mẫu rập

May mẫu sản xuất

Duyệt mẫu

53 - Kỹ thuật trưởng.

- Kỹ thuật viên.

- Nhân viên qui trình.

- Nhân viên điều tiết.

- Trưởng/ phó phòng Kỹ thuật – KCS. - Kỹ thuật trưởng. - Xí nghiệp sản xuất. - Cán bộ phụ trách. 7. 8. 9. 10. 11.

Sơ đồ II.2: Qui trình chuẩn bị và sản xuất tại xí nghiệp may.

3.5. Diễn giải chi tiết

Chuẩn bị sản xuất.

 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và lệnh sản xuất, giám đốc xí nghiệp sẽ thông báo cho nhân viên các bộ phận để chuẩn bị sản xuất.

 Kỹ thuật trưởng nhận tài liệu kỹ thuật taị phòng kỹ thuật – KCS gồm:

o Yêu cầu kỹ thuật.

o Tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, rập mẫu từ khách hàng. Kiểm tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kỹ thuật trưởng kiểm tra toàn bộ tài liệu kỹ thuật có đầy đủ:

o Tên mã hàng, khách hàng.

o Tỉ lệ cắt, màu vóc.

o Rập mẫu các vóc.

o Nội dung yêu cẩu kỹ thuật. Ra mẫu rập.

a. Bấm dấu mẫu mềm sang mẫu cứng:

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật

Xây dựng qui trình công nghệ Lập bảng màu nguyên phụ liệu Thực hiện sản xuất Kiểm tra Lưu hồ sơ

54  Mẫu rập được in từ máy sơ đồ vi tính ra bằng giấy mềm, Kỹ thuật viên kiểm tra

các yêu cầu về thông số của đơn hàng.

 Kỹ thuật viên sẽ bấm và cắt lại bằng giấy cứng để làm rập chấm dấu và rập thành phẩm.

b. Mẫu rập chấm dấu:

 Mẫu rập chấm dấu phải theo mẫu rập gốc (nếu có).  Xác định các vị trí bấm dấu đường may nối.

c. Ra mẫu rập thành phẩm:

 Mẫu rập thành phẩm là rập không còn chừa đường may, rập này có tác dụng đảm bảo các chi tiết sau khi may xong đều đúng theo yêu cầu kỹ thuật về tiêu chuẩn và độ chính xác (ví dụ: rập thành phẩm mổ túi, rập quay nắp túi, rập quay pas tay,..) May mẫu sản xuất.

 Nhân viên may mẫu phải nhận đúng loại nguyên phụ liệu của mã hàng để may mẫu.  Căn cứ theo yêu cầu của tài liệu kỹ thuật, mẫu gốc, rập chuẩn, may mẫu ghi vào

phiếu kiểm tra mẫu rập và may mẫu. Duyệt mẫu.

 Khách háng duyệt sản phẩm mẫu đối sản xuất cùng với kỹ thuật trưởng.

 Tất cả góp ý của khách hàng dựa trên tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu gốc được ghi vào bảng góp ý của khách hàng.

Lập điều tiết giác sơ đồ.

 Nhân viên lập phiếu điều tiết giác sơ đồ gửi cho phân xưởng cắt và tổ sơ đồ phòng Kỹ thuật – KCS căn cứ vào.

o Lệnh sản xuất – tỉ lệ cắt.

o Khổ vải thực tế trong biên bản kiểm tra chất lượng nguyên liệu.

o Kiểm tra tỉ lệ cắt, số lượng các vóc, màu.

o Ghép các vóc, tính số lượng sơ đồ, theo yêu cầu kỹ thuật cắt. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật.

 Kỹ thuật (hoặc may mẫu) xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho bộ phận sản xuất.

o Mô tả hình dáng, thành phần nguyên phụ liệu.

o Kiểm tra định mức phụ liệu giữa các sản phẩm gốc, TLKT, ghi vị trí và số lượng.

o Loại chỉ sử dụng.

o Yêu cầu trải vải, cắt, ủi, ép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Yêu cầu may: cự li đường may, mật độ chỉ may, diễu, màu chỉ.

o Qui cách gắn nhãn.

o Lập bảng tiêu chuẩn kĩ thuật, chuyển trưởng/ phó phòng Kỹ thuật – KCS duyệt. Xây dựng quy trình công nghệ.

 Khi may mẫu, nhân viên may mẫu kết hợp với cán bộ qui trình phòng Kỹ thuật – KCS xây dựng qui trình công nghệ và bảng thiết kế chuyền.

 Liệt kê thứ tự các bước công việc.

 Tính thời gian chế tạo của từng bước công việc (căn cứ theo bấm giờ may mẫu và qui trình cơ bản).

55  Tính số lao động cần thiết (căn cứ theo thời gian chế tạo).

 Xác định các loại thiết bị và số lượng thiết bị cần sử dụng (căn cứ đặc tính kỹ thuật và thời gian chế tạo sản phẩm).

Lập bảng mảu nguyên phụ liệu.

Nhân viên làm bảng màu căn cứ vào tài liệu kỹ thuật phần hướng dẫn tác nghiệp phối màu, sản phẩm mẫu gốc, bảng màu gốc để làm bảng màu.

Bảng màu được chia ra làm 3 loại: A. Bảng màu nguyên liệu.

 Dán phần nguyên liệu của mã hàng gồm.

o Vải chính, vải phối, lót, sympatex.

o Keo, dựng, gòn,…

 Bảng màu nguyên liệu được lập thành 2 bảng (1 bảng kho nguyên liệu, 1 bảng phân xưởng cắt).

B. Bảng màu nguyên phụ liệu.

 Dán toàn bộ các loại nguyên liệu của mã gồm:

o Vải chính, vải phối, lót, sympatex, keo, dựng, gòn,…

o Keo ép sympatex.

o Các loại phụ liệu.

o Các loại nhãn và thẻ bài.

 Bảng màu nguyên liệu được lập thành 3 bảng (1 bảng kho phụ liệu, 1 bảng xí nghiệp may, 1 bảng kho hoàn thành).

C. Bảng màu thêu.

o Dán mẫu vải được thêu, các màu vải chính (nếu cần thiết để phân biệt).

o Màu chỉ: Dán vào cột tương ứng với màu vải, ghi chỉ số, màu chỉ.

o Mã số thêu, vị trí thêu, hình thêu.

 Bảng màu thêu và bảng mẫu phài được kỹ thuật trưởng, trưởng phòng kỹ thuật, khách hàng kí xác nhận đạt yêu cầu.

 Bảng màu thêu được lập thành 2 bảng: 1 bảng phân xưởng thêu, 1 bảng xí nghiệp may.

Chú ý: Tất cả các loại bảng màu phải được kỹ thuật trưởng ký và khách hàng duyệt. Kiểm tra.

 Kiểm tra độ co rút Wash, ủi ép trước sản xuất để đảm bào thông số theo yêu cầu tài liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện sản xuất.

 Giám đốc xí nghiệp mở cuộc họp triển khai sản xuất mã hàng mới (ghi biên cuộc họp BM 21 HD 08-02).

 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, Giám đốc xí nghiệp ký phiếu cấp bán thành phẩm vào chuyền.

 Quản lý tổ ghi số lượng thực tế vào chuyền, vào bảng theo dõi bán thành phẩm vào chuyền.

56  Kỹ thuật chuyền hướng dẫn công nhân may, ghi vào sổ hướng dẫn công đoạn.  Kỹ thuật, tổ trưởng, kiểm hóa cùng KCS kiểm tra sản phẩm đầu chuyền:

o Kiểm tra 1 sản phẩm của mã hàng.

o Kiểm tra cách sử dụng nguyên phụ liệu.

o Kỹ thuật may, thông số thành phẩm.

o Ghi kết quả vào biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu chuyền.

o Phải sử dụng các dấu hiệu chỉ rõ tính trạng của sản phẩm sau khi kiểm tra.

o Nội dung kiểm: qui cách may, sử dụng nguyên phụ liệu, thông số chi tiết. Kiểm hóa các tổ.

 Kiểm tra 100% số lượng trên chuyền, kiểm tra chi tiết, lớp chính, lớp lót, kiểm ủi.  Tiêu chuẩn kiểm tra: dựa theo mẫu đối, tiêu chuẫn kỹ thuật, bảng màu, bảng góp ý

của khách hàng.

 Người kiểm tra ghi lại kết quả vào báo cáo kết quả kiểm tra may + ủi và thành phẩm hoàn thành.

 Tổ trưởng theo dõi số lượng thành phẩm may ra hằng ngày, cuối ngày ghi vào sổ theo dõi năng suất tổ may.

 Thống kê xí nghiệp dựa theo báo cáo lập báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày trước 8 giờ.

 Tổ trưởng kiểm tra lao động trong tổ ghi sổ chấm công.

 Cuối ngày giao nhận nhập thành phẩm tại kho hoàn thành ghi sổ giao thành phẩm.  Cuối tháng thống kê xí nghiệp lập bảng tổng hợp giá trị sản lượng/ tháng. Giám đốc xí nghiệp họp các bộ phận kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất đánh giá kết quả sản xuất ghi bên bản họp đánh giá hiệu quả sản xuất.

3.6. Phụ lục

 BH 01 HD 08-02: Phiều điều tiết giác sơ đồ.  BH 02 HD 08-02: Tiêu chuẩn kỹ thuật.  BH 03 HD 08-02: Bảng màu nguyên liệu.  BH 04 HD 08-02: Bảng màu nguyên phụ liệu.  BH 05 HD 08-02: Bảng màu thêu.

 BH 06 HD 08-02: Phiếu kiểm tra ủi ép trước sản xuất.  BH 07 HD 08-02: Phiếu cấp bán thành phẩm.

 BH 08 HD 08-02: Bảng theo dõi bán thành phẩm vào chuyền.  BH 09 HD 08-02: Sổ hướng dẫn công đoạn.

 BH 10 HD 08-02: Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu chuyền.  BH 11 HD 08-02: Báo cáo kết quả kiểm tra may ủi.

 BH 12 HD 08-02: Báo cáo kết quả kiểm tra may thành phẩm/ hoàn thành.  BH 13 HD 08-02: Báo cáo may ra trong ngày.

 BH 14 HD 08-02: Sổ theo dõi năng xuất tổ may.  BH 15 HD 08-02: Báo cáo tiến độ sản xuất (tổ may).

 BH 16 HD 08-02: Sổ theo dõi các ngày nghỉ của cán bộ – công nhân viên.  BH 17 HD 08-02: Sổ giao thành phẩm.

57  BH 18 HD 08-02: Bảng tổng hợp giá trị sản lượng/ tháng.

 BH 19 HD 08-02: Biên bản họp đánh giá hiệu quả sản xuất.  BH 20 HD 08-02: Phiếu tổng hợp thành phẩm nhập kho.  BH 21 HD 08-02: Biên bản họp triển khai sản xuất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 35)