Qui trình xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 42)

5.1. Sơ đồ Trách nhiệm Sơ đồ Trách nhiệm Sơ đồ - Cán bộ giao nhận. - Tổ bốc vác. - Thủ kho. - Thủ kho. - Bộ phận giám định. - Thủ kho. - Phó kho. - Thủ kho. - Kế toán. - Giao nhận. - Tổ trưởng đóng gói. - Bảo vệ. - Cán bộ phụ trách. 1. 2. 3. 4. 5.

Sơ đồ II.4: Qui trình xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng.

5.2. Diễn giải chi tiết

Xếp dỡ.

 Thực hiện xếp dỡ đúng theo qui định được ghi trên bao bì (nếu có).

 Đối với nguyên liệu nặng phải dùng xe nâng hoặc tập trung nhân lực, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu. Trong quá trình xếp dỡ, người bốc xếp phải phối hợp với thủ kho kiểm tra tình trạng nguyên liệu, nếu phát hiện kém chất lượng thì báo với thủ kho lập biên bản xử lí.

Kiểm tra và giám định.

 Sau khi nguyên phụ liệu đã được tập trung ở khu vực tạm nhập, bộ phận giám định và thủ kho sẽ đối chiếu với packing list.

Nhận hàng

Xếp dỡ

Kiểm tra và giám định

Xuất nguyên phụ liệu

Theo dõi và bảo quản nguyên phụ liệu

Giao hàng

60  Nhân viên giám định tại kho nguyên liệu lập biên bản giám định (gửi cho khách hàng nếu có yêu cầu) đo và báo khổ vải cho cán bộ mặt hàng và chuyển cho bộ phận sơ đồ phòng Kỹ thuật – KCS đi định mức.

 Nhân viên giám định phụ liệu lập biên bản giám định (gửi cho khách hàng nếu có yêu cầu) và biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu giao cho cán bộ mặt hàng theo dõi đơn hàng. Sau đó thủ kho nguyên liệu ghi vào sổ theo dõi chi tiết nhập nguyên liệu và thủ kho phụ liệu ghi vào sổ theo dõi chi tiết nhập phụ liệu.

Xuất nguyên phụ liệu.

 Đối với nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất tại các xí nghiệp, khi xuất kho phải tuân thủ đúng theo qui định như sau:

o Bảng màu nguyên liệu đối với kho nguyên liệu.

o Bảng màu phụ liệu đối với kho phụ liệu.

o Thủ kho ghi vào sổ theo dõi chi tiết xuất nguyên phụ liệu.

 Trường hợp xuất nguyên phụ liệu ko qua lệnh sản xuất thì căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất hàng.

 Tất cả các số lượng xuất, nhập nguyên phụ liệu hàng ngày, thủ kho phải ghi vào thẻ kho cập nhật trong ngày.

Theo dõi và bảo quản nguyên phụ liệu.

 Nguyên liệu sau khi đã kiểm tra chất lượng được xếp theo từng khu vực và có treo bảng: “ĐẠT CHẤT LƯỢNG”, “KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG”, “CHỜ XỬ LÝ”.  Nguyên phụ liệu và thành phẩm phải xếp trên kệ, palet:

o Cách mặt đất tối thiểu 20 cm.

o Chiều cao cách dây điện, đèn quạt ít nhất 50 cm.

o Cách tường kho ít nhất 30 cm.

 Không được để hàng che kín các bảng điều khiển điện, giữa các palet phải có khoảng cách phù hợp, đủ ánh sáng để thủ kho có thể dễ dàng kiểm tra và xếp dỡ hàng.

 Kho phải đảm bảo thông thoáng có không khí, không bị dột.

 Thủ kho có trách nhiệm theo dõi tình trạng chất lượng sản phẩm trong kho, nếu có phát hiện sản phẩm bị kém phẩm thì phải lập biên bản báo cáo ngay cho trưởng đơn vị để xử lí và để riêng một khu vực “hàng chờ xử lí”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Theo định kì 01 lần/ năm cho các kho tổ chức kiểm kê về số lượng, chất lượng hàng trong kho và lập biên bản kiểm kê hàng hóa các kho.

Giao hàng.

 Hàng thành phẩm nhập kho được theo dõi bằng sổ theo dõi nhập kho thành phẩm.  Giao hàng: Thủ kho thành phẩm và nhân viên giao nhận có sự giám sát của bảo vệ công ty xuất hàng lên xe hoặc container, ghi vào phiếu giao nhận hàng và sổ theo dõi xuất hàng thành phẩm.

61

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462 (Trang 42)