Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định

122 442 1
Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước cùng 54 dân tộc anh em, Việt Nam có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, được đúc kết qua bao nhiêu thế hệ. Có thể thấy cùng với quá trình phát triển kinh tế là những bước thăng trầm của văn hóa. Qua gần ba mươi năm đổi mới đất nước đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Chúng ta không chỉ đổi mới về kinh tế, xã hội mà còn đổi mới trong nhận thức và tư duy: Phát triển kinh tế gắn bó hữu cơ với phát triển văn hóa – đó là định hướng của sự phát triển bền vững. Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986 nền văn hóa nước ta được phục hưng trở lại: hàng loạt các lễ hội truyền thống được khôi phục. Hàng năm đều diễn ra các đợt kiểm kê di tích và trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, Cục Di sản văn hóa ra đời năm 2003 mà tiền thân là Cục (Vụ) Bảo tồn bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa thông tin từ những năm 1960 (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch),….đã làm cho nền văn hóa nước ta như bước vào một trang mới, cả dân tộc khí thế bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế, xã hội. Theo thống kê của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 8000 lễ hội mỗi năm, trong đó chiếm 88% là lễ hội dân gian. Qua các quá trình lịch sử cùng với các chính sách của Nhà nước, địa phương các lễ hội trải qua nhiều sự biến đổi. Từ năm 2000 trở lại đây cứ đầu xuân năm mới những địa điểm như: hội Phủ Dầy (Nam Định); đền Sòng (Thanh Hóa); chùa Hương (Hà Nội); đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh),…hay bất kì đền chùa nào nổi tiếng bởi tính “thiêng” mà người ta đồn thổi nhau thì nhân dân đều kéo nhau đến thắp hương, cầu tài lộc, công danh, … lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định là một trong những lễ hội được phục dựng và thu hút đông đảo sự tham gia của du khách thập phương từ mọi miền đất nước. Trấn Sơn Nam Hạ xưa (nay là thành phố Nam Định) còn được gọi là phủ Thiên Trường – một vùng đất địa linh nhân kiệt, với hào khí Đông A rực rỡ đất trời, được coi là kinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long của thế kỷ XIII – XIV. Nơi đây đã sản sinh ra những vị vua anh minh, những tướng lĩnh kiệt xuất làm nên ba lần chiến thắng vang dội của dân tộc Việt Nam đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, cùng truyền thống hiếu học góp phần gây dựng nên vương triều Trần hùng mạnh, trở thành một trong những triều đại đỉnh cao của chế độ phong kiến ở nước ta. Và ngày nay dấu ấn đó còn lưu lại tại di tích và lễ hội đền Trần, nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Ngày 15102007, Thủ tướng chính phủ đã quyết định phê chuẩn xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa thời Trần ở Nam Định. Nhận thấy được giá trị khoa học và lịch sử lớn của triều Trần, ngày 2792012, khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng chính phủ kí quyết định. Ngày 19122014, lễ hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội đền Trần bao gồm hai lễ hội lớn trong năm là lễ khai ấn tổ chức vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng và lễ hội tháng Tám nhân ngày kỵ Đức Thánh Trần diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Đặc biệt lễ khai ấn được tổ chức vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng hàng năm là một trong những lễ hội lớn của tỉnh, trong khoảng hơn mười năm trở lại đây đã vượt ra khỏi phạm vi hương thôn Tức Mặc, trở thành một lễ hội của quốc gia, thu hút được hàng vạn du khách trên khắp mọi miền đất nước. Trải qua từng thời kì lễ khai ấn tại đền Trần Nam Định đã có những giai đoạn phát triển khác nhau. Từ một nghi lễ cung đình của vua quan triều Trần trở thành một nghi lễ lưu truyền trong dòng họ Trần được tổ chức bởi các vị cao niên trong làng và đến nay tục lệ này được Nhà nước hóa. Vì vậy lễ khai ấn được diễn ra tại một không gian thiêng (quần thể di tích văn hóa Trần – hành cung Thiên Trường xưa), vào thời gian thiêng (canh Tý đêm ngày 14 tháng giêng – thời gian mà các quan chức, nhân dân mở đầu cho một năm lao động, làm việc mới) và tính thiêng của “lá ấn” được đóng vào canh Tý đêm ngày 14 tháng giêng. Qua đó có thể thấy di tích và lễ hội đền Trần, tp. Nam Định chứa đựng giá trị di sản văn hóa lớn của một triều đại phong kiến Việt Nam. Do đó vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Mặt khác trong quá trình phục dựng lễ hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp dẫn đến những giải thích và quan niệm sai lầm về một số ý nghĩa của lễ hội. Điều này làm cho lễ hội đền Trần trở thành một vấn đề nóng bỏng của dư luận xã hội. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hiện nay khuynh hướng “Nhà nước hóa lễ hội” đang diễn ra sâu rộng trên cả nước. Điều này thể hiện ở chỗ người dân sở tại với tư cách là chủ thể của lễ hội đang dần mất vai trò và có thể bị gạt ra ngoài lễ hội, trở thành những người thụ động.Việc nhà nước can thiệp quá sâu làm cho lễ hội bị sân khấu hóa bởi các diễn viên nghệ thuật chuyên nghiệp theo một kịch bản có sẵn do đạo diễn dàn dựng. Một số lễ nghi trong lễ hội cũng bị nhà nước hóa khi có quá nhiều quan chức chính quyền các cấp đến dự lễ và theo một kịch bản mang tính hành chính nhà nước. Khuynh hướng này đang làm triệt tiêu tính sáng tạo của dân chúng, làm cho lễ hội mất đi tính hồn nhiên, sinh động vốn có của một lễ hội dân gian . Quần chúng nhân dân là những đối tượng đã sáng tạo nên lịch sử và văn hóa vậy có nên hay chăng trong công cuộc bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa người dân trở thành đối tượng thụ động, bị đặt ra ngoài lề công cuộc này. Do đó cần đặt ra vấn đề phục dựng lễ hội để gìn giữ giá trị nguyên bản cho lễ hội và trả lại vai trò chủ thể sáng tạo của lễ hội cho cộng đồng cư dân địa phương. Từ những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sĩ ngành Việt Nam học tại Viện Việt Nam học và khoa học phát triển của chúng tôi sẽ góp phần vào việc bảo vệ di tích, cảnh quan, môi trường, giữ gìn bản sắc dân tộc, chủ quyền quốc gia, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, nâng cao ý thức người dân đối với việc phát huy những giá trị di sản văn hóa, khẳng định vai trò chủ thể của cộng đồng nhân dân với di tích và lễ hội là những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp thiết hiện nay.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết nghiên cứu luận văn hoàn toàn trung thực số liệu kết công bố luận văn cơng trình nghiên cứu nghiêm túc tơi Nếu có sai phạm tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước đơn vị đào tạo pháp luật Hà Nội, ngày… tháng… năm 2015 Học viên Nguyễn Quỳnh Ngân LỜI CẢM ƠN Trước hết xin bày tỏ lịng biết ơn kính trọng sâu sắc tới GS.TS Ngơ Đức Thịnh – người thày tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho kiến thức đóng góp ý kiến quý báu giúp tơi hồn thành luận văn Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, thày cô, cán Viện Việt Nam học khoa học phát triển, Đại học quốc gia Hà Nội tạo điều kiến tốt cho tơi tham gia học tập hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Tôi xin gửi lời tới cụ cao niên làng Tức Mặc đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường Lộc Vượng, Nam Định Ban quản lý khu di tích đền Trần – chùa Tháp, Nam Định Đặc biệt xin chân thành cảm ơn bà Trịnh Thị Nga – cán tổ nghiên cứu sưu tầm Ban quản lý khu di tích đền Trần – chùa Tháp, Nam Định cung cấp nguồn tư liệu phong phú trả lời nhiều vấn suốt trình thực tế địa phương Sau hết, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bàn bè tơi – người quan tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tơi suốt thời gian qua Hà Nội, ngày… tháng… năm 2015 Học viên Nguyễn Quỳnh Ngân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 Mục đích nghiên cứu Đối tượng khách thể nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu .9 Phương pháp nghiên cứu .9 Đóng góp đề tài 10 Cấu trúc luận văn .11 PHẦN NỘI DUNG .12 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA 12 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12 1.2 Một số khái niệm hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu 13 1.2.1 Một số khái niệm 13 1.2.2 Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu 21 1.3 Quan điểm Đảng Nhà nước bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 22 1.3.1 Quan điểm Đảng Nhà nước ta bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1986 đến 22 1.3.2 Quan điểm tỉnh Nam Định bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 28 Tiểu kết: 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN , TP NAM ĐỊNH .32 2.1 Khái quát khu vực nghiên cứu 32 2.2 Các giá trị di tích lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định .33 2.2.1 Giá trị lịch sử .34 2.2.2 Giá trị kiến trúc 39 2.2.3 Giá trị văn hóa tâm linh .43 2.3 Thực trạng trình bảo tồn phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần 47 2.3.1 Thực trạng trình bảo tồn phát huy giá trị di tích đền Trần 47 2.3.2 Thực trạng bảo tồn phát huy giá trị lễ hội đền Trần .49 Tiểu kết 60 CHƯƠNG 3: SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN TRẦN, TỈNH NAM ĐỊNH 62 3.1 Sự quản lý Nhà nước 62 3.2 Vai trò cộng đồng .63 3.2.1 Vai trị cộng đồng việc nhận thức, tìm hiểu giá trị di sản văn hóa 63 3.2.2 Vai trò cộng đồng việc đóng góp, tu bổ, tơn tạo giá trị di tích lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định 66 3.2.3 Vai trò cộng đồng việc tuyên truyền giáo dục giá trị lịch sử văn hóa 73 3.2.4 Vai trò cộng đồng việc tổ chức tham gia lễ hội 77 3.3 Đề xuất giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định 83 3.3.1 Vấn đề nâng cao nhận thức 83 3.3.2 Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán văn hóa di tích 85 3.3.3 Việc trùng tu, tơn tạo di tích có liên quan đến lễ hội .85 3.3.4 Việc tổ chức lễ hội truyền thống 86 3.3.5 Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý lễ hội nhà nước địa phương .87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC LUẬN VĂN .92 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ÂL KHCN NVQG NXB UBND VHTT VHTT & DL JICA Âm lịch Khoa học công nghệ nhân văn quốc gia Nhà xuất Ủy ban nhân dân Văn hóa thơng tin Văn hóa thể thao du lịch Japan International Cooperation Agency TP TW P Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Thành phố Trung ương Phường DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỔ Danh mục bảng Bảng 3.1: Ý nghĩa lộc ấn phát dịp khai ấn hàng năm .66 Bảng 3.2: Mức độ đến thăm khu di tích 68 Bảng 3.3: Nhận thức người dân bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 70 Bảng 3.4: Hình thức tham gia vào trình bảo tồn, tơn tạo di tích 72 Bảng 3.5: Đánh giá việc quảng bá di tích, giới thiệu lễ hội khu di tích đền Trần 76 Bảng 3.6: Mục đích tham dự lễ khai ấn 80 Bảng 3.7: Tâm tư nguyện vọng người dân để lễ khai ấn tổ chức tốt .82 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1 : Mức độ phổ biến kiến thức khu di tích đền Trần khu dân cư 64 Biểu đồ 3.2: Hình thức phổ biến kiến thức khu di tích lễ hội đền Trần .65 Biểu đồ 3.3: Người dân đến thăm di tích lễ hội 69 Biểu đồ 3.4: Mục đích người dân đến khu di tích đền Trần 69 Biểu đồ 3.5: Các hoạt động nhằm trì, tơn tạo phát huy giá trị di tích lễ hội đền Trần 71 Biểu đồ 3.6: Mục đích tham gia hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích .72 Biểu đồ 3.7: Đánh giá chung hoạt động bảo tồn, tơn tạo di tích cộng đồng địa phương 73 Biểu đồ 3.8: Sau tham quan khu di tích đền Trần, tuyên truyền cho đối tượng 76 Biểu đồ 3.9: Đánh giá tổ chức lễ khai ấn gần .81 Biểu đồ 3.10: Các giải pháp cần thiết nhằm phổ biến giá trị khu di tích đền Trần 84 PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước giữ nước 54 dân tộc anh em, Việt Nam có văn hóa phong phú, đa dạng, đúc kết qua hệ Có thể thấy với q trình phát triển kinh tế bước thăng trầm văn hóa Qua gần ba mươi năm đổi đất nước có bước phát triển đáng ghi nhận Chúng ta không đổi kinh tế, xã hội mà đổi nhận thức tư duy: Phát triển kinh tế gắn bó hữu với phát triển văn hóa – định hướng phát triển bền vững Từ bước vào công Đổi năm 1986 văn hóa nước ta phục hưng trở lại: hàng loạt lễ hội truyền thống khôi phục Hàng năm diễn đợt kiểm kê di tích trùng tu, tơn tạo di tích lịch sử, Cục Di sản văn hóa đời năm 2003 mà tiền thân Cục (Vụ) Bảo tồn bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa thơng tin từ năm 1960 (nay Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch),….đã làm cho văn hóa nước ta bước vào trang mới, dân tộc khí bắt tay vào công cải cách kinh tế, xã hội Theo thống kê Bộ Văn hóa thể thao Du lịch Việt Nam có khoảng 8000 lễ hội năm, chiếm 88% lễ hội dân gian Qua trình lịch sử với sách Nhà nước, địa phương lễ hội trải qua nhiều biến đổi Từ năm 2000 trở lại đầu xuân năm địa điểm như: hội Phủ Dầy (Nam Định); đền Sịng (Thanh Hóa); chùa Hương (Hà Nội); đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh),…hay đền chùa tiếng tính “thiêng” mà người ta đồn thổi nhân dân kéo đến thắp hương, cầu tài lộc, công danh, … lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định lễ hội phục dựng thu hút đông đảo tham gia du khách thập phương từ miền đất nước Trấn Sơn Nam Hạ xưa (nay thành phố Nam Định) gọi phủ Thiên Trường – vùng đất địa linh nhân kiệt, với hào khí Đơng A rực rỡ đất trời, coi kinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long kỷ XIII – XIV Nơi sản sinh vị vua anh minh, tướng lĩnh kiệt xuất làm nên ba lần chiến thắng vang dội dân tộc Việt Nam đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, truyền thống hiếu học góp phần gây dựng nên vương triều Trần hùng mạnh, trở thành triều đại đỉnh cao chế độ phong kiến nước ta Và ngày dấu ấn cịn lưu lại di tích lễ hội đền Trần, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định Ngày 15/10/2007, Thủ tướng phủ định phê chuẩn xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa thời Trần Nam Định Nhận thấy giá trị khoa học lịch sử lớn triều Trần, ngày 27/9/2012, khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp cơng nhận di tích quốc gia đặc biệt Thủ tướng phủ kí định Ngày 19/12/2014, lễ hội đền Trần công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Trần bao gồm hai lễ hội lớn năm lễ khai ấn tổ chức vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng lễ hội tháng Tám nhân ngày kỵ Đức Thánh Trần diễn từ ngày mùng đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm Đặc biệt lễ khai ấn tổ chức vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng hàng năm lễ hội lớn tỉnh, khoảng mười năm trở lại vượt khỏi phạm vi hương thôn Tức Mặc, trở thành lễ hội quốc gia, thu hút hàng vạn du khách khắp miền đất nước Trải qua thời kì lễ khai ấn đền Trần Nam Định có giai đoạn phát triển khác Từ nghi lễ cung đình vua quan triều Trần trở thành nghi lễ lưu truyền dòng họ Trần tổ chức vị cao niên làng đến tục lệ Nhà nước hóa Vì lễ khai ấn diễn khơng gian thiêng (quần thể di tích văn hóa Trần – hành cung Thiên Trường xưa), vào thời gian thiêng (canh Tý đêm ngày 14 tháng giêng – thời gian mà quan chức, nhân dân mở đầu cho năm lao động, làm việc mới) tính thiêng “lá ấn” đóng vào canh Tý đêm ngày 14 tháng giêng Qua thấy di tích lễ hội đền Trần, Nam Định chứa đựng giá trị di sản văn hóa lớn triều đại phong kiến Việt Nam Do vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di sản có ý nghĩa vô quan trọng phát triển quốc gia, dân tộc Mặt khác trình phục dựng lễ hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp dẫn đến giải thích quan niệm sai lầm số ý nghĩa lễ hội Điều làm cho lễ hội đền Trần trở thành vấn đề nóng bỏng dư luận xã hội Một số nhà nghiên cứu cho khuynh hướng “Nhà nước hóa lễ hội” diễn sâu rộng nước Điều thể chỗ người dân sở với tư cách chủ thể lễ hội dần vai trị bị gạt lễ hội, trở thành người thụ động.Việc nhà nước can thiệp sâu làm cho lễ hội bị sân khấu hóa diễn viên nghệ thuật chuyên nghiệp theo kịch có sẵn đạo diễn dàn dựng Một số lễ nghi lễ hội bị nhà nước hóa có nhiều quan chức quyền cấp đến dự lễ theo kịch mang tính hành nhà nước Khuynh hướng làm triệt tiêu tính sáng tạo dân chúng, làm cho lễ hội tính hồn nhiên, sinh động vốn có lễ hội dân gian1 Quần chúng nhân dân đối tượng sáng tạo nên lịch sử văn hóa có nên hay cơng bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa người dân trở thành đối tượng thụ động, bị đặt ngồi lề cơng Do cần đặt vấn đề phục dựng lễ hội để gìn giữ giá trị nguyên cho lễ hội trả lại vai trò chủ thể sáng tạo lễ hội cho cộng đồng cư dân địa phương Từ lý trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vai trị cộng đồng q trình bảo tồn phát huy giá trị di tích lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo thạc sĩ ngành Việt Nam học Viện Việt Nam học khoa học phát triển chúng tơi góp phần vào việc bảo vệ di tích, cảnh quan, mơi trường, giữ gìn sắc dân tộc, chủ quyền quốc gia, quảng bá hình ảnh đất nước người Việt Nam, nâng cao ý thức người dân việc phát huy giá trị di sản văn hóa, khẳng định vai trị chủ thể cộng đồng nhân dân với di tích lễ hội vấn đề có ý nghĩa khoa học thực tiễn cấp thiết Lịch sử nghiên cứu vấn đề Di sản văn hóa ln xác định tài sản vô giá dân tộc, địa phương quốc gia, nhân loại, chứng sinh động, xác thực, cụ thể Bộ VHTT & DL, Cục DSVH: Một đường tiếp cận di sản văn hóa, Hà Nội, 2012, tr.49 đặc điểm văn hóa cộng đồng, địa phương, dân tộc Bảo tồn phát huy di sản văn hóa vừa nhằm mục đích giữ gìn tinh hoa văn hóa truyền thống, vừa kế thừa khai thác giá trị di sản phục vụ cho trình xây dựng kinh tế - xã hội đất nước Đặc biệt bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế mạnh mẽ văn hóa dân tộc nói chung di sản văn hóa nói riêng phải đối mặt với nhiều thời thách thức lớn Nhằm thực mục tiêu “xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc” có khơng cơng trình nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa học giả ngồi nước 2.1 Nhóm nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa nước Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa đề tài nghiên cứu ln thu hút quan tâm đông đảo học giả Ở quốc gia có hình thành phát triển văn hóa khác nên phủ lại có phương pháp, cách tiếp cận vấn đề bảo tồn phát huy di sản riêng biệt có học kinh nghiệm sâu sắc Trên phương diện pháp lý, UNESCO có Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa thiên nhiên giới (năm 1972) sau trình thực bảo vệ di sản văn hóa từ năm 45 thập niên 90 Có thể kể đến Alfey, J Putnam, T Ashworth, G.L P.J Larkham3 coi di sản ngành công nghiệp cần phải có cách thức quản lý di sản tương tự với cách thức quản lý ngành công nghiệp văn hóa với logic quản lý đặc biệt phù hợp với tính đặc thù di sản Các nhà nghiên cứu phương Tây lại cho không đề cập tới phát triển du lịch vấn đề bảo vệ phát huy di sản Boniface Fowler Prentice5, Họ cho quản lý di sản du lịch đem lại lợi ích cho du khách cộng đồng sở hữu di sản du lịch điều hành cách hướng Bên cạnh The Industrial Heritage:Maganing Resources and User Routedge, 1992 Building a New Heritage: Tourism, Culture and Identity in the New Europe.Routedge, 1994 Heritage and Tourism in the global village Routedge, 1993 Tourism and Heritage Attractions.Routedge, 1993 ... trạng trình bảo tồn phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần 47 2.3.1 Thực trạng trình bảo tồn phát huy giá trị di tích đền Trần 47 2.3.2 Thực trạng bảo tồn phát huy giá trị lễ hội đền Trần... điểm tỉnh Nam Định bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 28 Tiểu kết: 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN , TP NAM ĐỊNH ... trạng q trình bảo tồn phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần Chương 3: Sự tham gia cộng đồng trình bảo tồn phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

Ngày đăng: 09/07/2018, 15:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

  • 5. Phạm vi nghiên cứu

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

  • 7. Đóng góp của đề tài

  • 8. Cấu trúc luận văn

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

  • 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

  • 1.2. Một số khái niệm và hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu

  • 1.2.1. Một số khái niệm

  • 1.2.2. Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu

  • 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

  • 1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa từ năm 1986 đến nay.

  • 1.3.2. Quan điểm của tỉnh Nam Định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

  • Tiểu kết:

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẦN , TP. NAM ĐỊNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan