Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, ngân hàng, tài chính, vốn, đầu tư, tín dụng, cổ tức, tài chính, cổ phần
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tatrong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới
và phát triển Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo khôngnhững giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tựkiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lựctiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thịtrường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo Thịtrường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm,tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòihỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo Cơ sởđào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổicủa thị trường lao động, ngược lại thị trường lao động cũng phải gắn kết với
cơ sở đào tạo
Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinhphí của các cơ sở đào tạo ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại
là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đàotạo khác
Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành vị trí chiến lược, quốc sách hàngđầu, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh, được ưu tiên bố trí thoảđáng, đúng mức và hợp lý
Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm phải nhận trợ cấp
từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách Việc đầu tư cho giáo dục đào
Trang 2tạo đã được tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển
và nhu cầu học tập của xã hội thì ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được một phầncác điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập
Trong những năm qua, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hànhchính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực cảicách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằmhuy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội của địa phương Để nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH, các cơ sở đàotạo thành phố Đồng Hới đã không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khaithác nguồn thu hợp lý, sử dụng nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chấtlượng cao
Cơ chế tự chủ tài chính ra đời từ năm 2002 với Nghị định số10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá, phù hợp với nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được phát triển cả quy mô vàđối tượng áp dụng bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuynhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chậm được tháo gỡ,hiệu quá sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chínhcòn chưa cao
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn Thạc sĩ của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Trang 32.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan để vậndụng nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tựchủ tài chính
- Phân tích đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn thu của cácđơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn thu từ hoạt động đào tạo trong thực hiện cơ chế huy động các nguồnlực tài chính để phát triển
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung cơ bản về hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự
nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị
sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính Trong quá trình thực hiện, tác giả tiếnhành thu thập và phân tích số liệu của 5 đơn vị hoạt động đào tạo, tự chủ tàichính tại thành phố Đồng Hới, gồm: Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nôngnghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giáodục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp
+ Phạm vi thời gian
Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chủ yếu được thu thậptrong thời gian từ năm 2004 -2008 Kết hợp giữa các định hướng, cơ chếchính sách của nhà nước và thực tiễn nghiên cứu trên cơ sở luận chứng khoahọc để làm căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệpđào tạo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Trang 44 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm cơ bản của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủtài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo,
tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn thu từ hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnhQuảng Bình
Trang 5Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
1.1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN
1.1.1 Vấn đề tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp
Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 – 2010 thì cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung quan trọng.Hiệu quả của quản lý tài chính công vừa phản ánh năng lực của bộ máy nhànước vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các cơ quantrong bộ máy này
Chủ trương cải cách hành chính đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các
cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp Mục đích của việc phân định nàynhằm xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp củacộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dầnbao cấp từ ngân sách nhà nước đến tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động Đểthực hiện, nhà nước đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng
4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lậpthay thế Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 củaChính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu vàThông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn thựchiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thay thế Thông tư số 25/2002/TT-BTCngày 21 tháng 3 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 10/2002/NĐ-CP về thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chođơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng laođộng và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi
Trang 6khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, huyđộng sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sựnghiệp, tăng nguồn thu, từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP là mốc đánh dấu bước chuyển mới trongquản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp và để tự chủ tài chính giải quyếtmột cách đồng bộ với các quyền tự chủ khác nhất là về nhân lực và về hoạtđộng thì Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế tự chủ ra đời là công cụ quan trọng để quản lý các nguồn lực tàichính trong đơn vị hành chính sự nghiệp Trong quá trình chuyển đổi nền kinh
tế theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vai trò, vị trí của cácđơn vị hành chính sự nghiệp ngày càng được quan tâm đúng mức Trong từnggiai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)cần phải có một cơ chế tài chính phù hợp để các đơn vị hành chính sự nghiệpthực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội
1.1.1.1 Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
a Khái niệm
Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính là đơn vị
dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theoquy định của Luật kế toán
b Phân loại đơn vị sự nghiệp
Căn cứ nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thựchiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định của Nghịđịnh số 43/2006/NĐ -CP như sau:
Trang 7- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt độngthường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạtđộng thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn
vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động sự nghiệp);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không cónguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ dongân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sựnghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định như vậy được ổn định trongthời gian 3 năm Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp [9]
c Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
* Tự chủ về các khoản thu, mức thu
- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí,
lệ phí thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định
- Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn
cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyếtđịnh mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng, nhưngkhông được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định
Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xãhội theo quy định của nhà nước
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị đượcquyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chiphí và có tích luỹ
Trang 8* Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối vớicác khoản chi thường xuyên (chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao, chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; chi chocác hoạt động dịch vụ ), thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chiquản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định
- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết địnhphương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc [9]
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản thựchiện theo quy định của pháp luật và Nghị định số 43/2006/NĐ- CP
1.1.1.2 Đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính
Theo Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày
24 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Nội vụ
về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạocông lập hoạt động có thu thì các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệthống giáo dục quốc dân hoạt động có thu được ngân sách Nhà nước cấp mộtphần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạtđộng thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục và đào tạo có thu thực hiện
tự chủ tài chính ), bao gồm:
- Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Giáodục thường xuyên, các trung tâm đào tạo
- Các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề
- Các trường đại học, cao đẳng, các học viện
* Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo
Căn cứ nhiệm vụ đào tạo và khả năng nguồn tài chính, đối với các
Trang 9khoản chi thường xuyên như: chi theo chức năng, nhiệm vụ đào tạo được cấp
có thẩm quyền giao, chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thuhọc phí, lệ phí và thu từ hoạt động liên kết đào tạo Thủ trưởng đơn vị đượcquyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấphơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phươngthức khoán chi phí cho từng bộ phận đào tạo Quá trình hoạt động, thủ trưởngđược quyết định việc mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụquản lý và đào tạo của đơn vị mình
Tính ưu việt phân cấp, tự chủ rất rõ ràng của Nghị định số
43/2006/NĐ-CP là cho phép phát huy quyền làm chủ của các cơ sở đào tạo về tài chính, tựkhai thác nguồn thu, thủ trưởng đơn vị luôn chủ động, khẳng định khả năngthực sự khi điều hành công việc Các cơ sở đào tạo phải lên kế hoạch chi tiêunội bộ, tính toán kỹ lưỡng các khoản thu, chi, dự báo được tình huống, từ đó
sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả Nhà nước cấp ngân sách ổn địnhtrong 3 năm, nếu làm tốt, chi tiêu hợp lý có ý thức tiết kiệm thì sẽ tăng thêmthu nhập cho người lao động Ngoài ra, đơn vị được chủ động khai thác nguồnthu bằng cách liên kết, hợp tác đào tạo, tạo điều kiện cho thủ trưởng đơn vịnâng cao năng lực quản lý tài chính, điều hành nguồn kinh phí thông qua công
cụ kế toán
1.1.1.3 Nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính
a Nguồn kinh phí do ngân sách cấp
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định rõ nguồn tài chính trong cácđơn vị thực hiện tự chủ tài chính đó là nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồnthu phát sinh từ hoạt động của đơn vị
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năngnhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã
Trang 10cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý trực tiếp giao trong phạm
vi được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđặt hàng
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhànước quy định (nếu có)
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửachữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp cóthẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp
có thẩm quyền phê duyệt
- Kinh phí khác (nếu có) [9]
b Nguồn thu sự nghiệp đào tạo, gồm
* Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:
- Thu học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạochính quy và không chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do nhànước quy định
- Thu từ phí dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ) Mức thu do Thủtrưởng đơn vị quyết định phù hợp với khả năng của người hưởng dịch vụ
- Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các vănbản hướng dẫn của Nhà nước
* Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:
Trang 11- Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước
- Thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại cácxưởng trường, sản phẩm thí nghiệm từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắnvới hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất
- Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước
- Thu do cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt độngdịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị
- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định củanhà nước
Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận tronghợp đồng với bên yêu cầu theo nguyên tắc cơ sở giáo dục và đào tạo bảo đảm bùđắp chi phí, phù hợp với khả năng người học và có một phần tích luỹ
- Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp
có thẩm quyền
- Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dựtoán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạtđộng chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị quyết định
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi ngânhàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ
Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các cơ sở đào tạo được phéphuy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục
vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hànhcủa pháp luật [4]
1.1.1.4 Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp đào tạo
Các cơ sở đào tạo được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp vànguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo
Trang 12những nội dung sau:
- Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng: chi tiền lương; tiềncông; tiền thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp tríchnộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành
- Chi cho học sinh, sinh viên: chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng, chicho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên.
- Chi quản lý hành chính: chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường,mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tinliên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax
- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập
+ Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách thamkhảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh
đi thực tập theo chương trình của cơ sở giáo dục đào tạo có thu (bao gồm cảgiáo dục an ninh, quốc phòng)
+ Chi phí thuê chuyên gia và giảng viên trong và ngoài nước (chi tiềnbiên soạn và giảng bài), chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, giảng viên của
cơ sở
+ Chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
+ Chi cho công tác tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh,sinh viên giỏi các cấp
- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của cán bộ, giáoviên và sinh viên
- Chi phí thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ,cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, baogồm: chi tiền lương, tiền công, nguyên nhiên vật liệu, khấu hao TSCĐ, nộpthuế theo quy định của pháp luật
Trang 13- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửachữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tubảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng.
- Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào
- Chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quyđịnh hiện hành
- Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kểchi đào tạo lại theo chỉ tiêu của nhà nước)
- Chi khác: trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước(nếu có); sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúphọc sinh nghèo vượt khó học giỏi, trật tự an ninh [4]
1.1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả
- Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, là tiêuchí đánh giá chất lượng của hoạt động nói chung và chất lượng hoạt độngquản lý kinh tế - xã hội nói riêng
Hiệu quả cũng có thể được hiểu là tiêu chí đánh giá trình độ sử dụngcác yếu tố của lao động, sử dụng các trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, đổi mớiquản lý để có kết quả hoạt động tốt nhất, tức là kết quả đạt mức tối đa,nhưng chi phí ở mức thấp nhất, tiết kiệm nhất
Một hoạt động được xem là hiệu quả nếu:
- Kết quả và chi phí đều tăng nhưng chi phí tăng chậm hơn (hay ít hơn)
so với kết quả Hoặc kết quả và chi phí đều giảm nhưng chi phí giảm nhanhhơn (nhiều hơn)
Trang 14- Kết quả tăng lên trong khi chi phí giữ nguyên hoặc giảm xuống.
- Kết quả giữ nguyên nhưng chi phí giảm xuống
Như vậy, muốn có hiệu quả thì kết quả đạt được phải lớn hơn so với chiphí tương ứng trên cùng một sản phẩm
Đánh giá hiệu quả nói chung không chỉ đơn giản là sự so sánh giữa chiphí bỏ ra và kết quả thu về, mà đánh giá hiệu quả vì lợi ích của xã hội, vì chấtlượng cuộc sống của con người Hiệu quả chúng mang lại lợi ích là cải tạomột quá trình xã hội theo hướng tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ranhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội
Các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tếnhưng đều thống nhất chung là: Các đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ, doanhnghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đều muốn có lợi nhuận thìphải bỏ ra những khoản chi phí nhất định về lao động, vốn, công nghệ,nguyên liệu kết quả sau mỗi quá trình hoạt động so với chi phí hợp lý bỏ rathì thu được hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, kết quả đó không chỉ biểu hiện vềmặt giá trị tiền tệ, mà biểu hiện cả về mặt hiệu quả xã hội thông qua hoạtđộng của đơn vị
Có quan điểm cho rằng “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ
lệ % tăng thêm của kết quả và phần gia tăng chi phí” [11] Theo quan điểmnày thì hiệu quả kinh tế chỉ được xét tới phần kết quả tăng thêm với phần chiphí tăng thêm mà không xem xét sự vận động của cả tổng thể gồm có cả yếu
tố sẵn có và yếu tố tăng thêm
Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủtài chính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằmđạt kết quả cao nhất với chi phí nhỏ nhất trong hoạt động đào tạo Hiệu quả sửdụng nguồn thu không chỉ là thước đo về trình độ tổ chức quản lý mà còn làvấn đề sống còn của đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Trang 15KCông thức xác định: H =
CTrong đó:
- H là hiệu quả hoạt động đào tạo
- K là kết quả thu được từ hoạt động đào tạo
- C là chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó
Từ khái niệm trên cho thấy, hiệu quả sử dụng nguồn thu phản ánh mốiquan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra trong từng thời kỳ nhất định
- Bản chất của hiệu quả
Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cần phân biệt ranh giới giữa hai kháiniệm hiệu quả và kết quả hoạt động Có thể hiểu, kết quả hoạt động là những
gì mà đơn vị đạt được sau một chu kỳ hoạt động Kết quả hoạt động là mộtđại lượng có thể cân, đong, đo đếm được như lợi nhuận, doanh thu và cũng
có thể là các đại lượng phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất địnhtính như uy tín, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thương hiệu
Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thì kết quả hoạt động cònphản ánh đặc trưng của lĩnh vực đơn vị hoạt động, đó là tính phục vụ cộngđồng và tính phục vụ xã hội cao
1.1.2.2 Phân loại hiệu quả
Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chiphí bỏ ra, thể hiện bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợinhuận
Hiệu quả xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
mà xã hội đạt được: giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao
Trang 16phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, gópphần xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế.
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra
và kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội, bởi vì mục tiêu phát triển kinh tế
cá biệt là lợi nhuận mà mỗi tổ chức, cá nhân, đơn vị đạt được
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả
a Nhóm nhân tố bên trong
- Nguồn kinh phí hoạt động
Nguồn kinh phí của đơn vị được biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản củađơn vị tham gia vào quá trình hoạt động Nguồn kinh phí có tầm ảnh hưởngđặc biệt đối với các đơn vị, chi phối toàn bộ hoạt động tìm kiếm lợi ích.Trong điều kiện hoạt động tự chủ hiện nay, việc tạo lập, khai thác nguồn thu
là mục tiêu của đơn vị, muốn vậy việc mở ra các loại hình dịch vụ, đa dạnghoá các ngành nghề đào tạo để tăng nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng mà cácđơn vị đặt ra
- Nguồn nhân lực
Con người vừa với tư cách là chủ thể vừa là yếu tố đầu vào của mọihoạt động, đây là nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định đến hiệu quả hoạtđộng của đơn vị Trong điều kiện CNH –HĐH hiện nay, khoa học kỹ thuậttiên tiến đã thay thế và giải phóng hao phí lao động mà con người phải bỏ ra,
Trang 17nhưng nó chỉ là công cụ, phương tiện để giúp con người trong hoạt động,không thay thế được con người Nhân tố con người quyết định mọi thànhcông hay thất bại của đơn vị từ đội ngũ quản lý đến lực lượng giáo viên Cùngvới xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi lực lượng lao động phải
có trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, khả năng tiếp nhận nền kinh
tế tri thức xã hội để đạo tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu sựnghiệp CNH -HĐH đất nước, địa phương
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dịch vụ
Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Công nghệ là chìa khoá để làm chủ sự pháttriển kinh tế - xã hội, người nắm chủ công nghệ chính là người làm chủ tươnglai, làm chủ công nghệ là một đòi hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa đơn vị, công nghệ và thiết bị phù hợp sẽ quyết định đến năng suất laođộng, chất lượng dịch vụ, hiệu quả đào tạo, giảm chi phí v.v
- Tổ chức bộ máy quản lý đơn vị (Quản lý chi tiêu nội bộ, nội quy, quy chế):
Trình độ tổ chức và năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo có vai tròquan trọng, quyết định sự thành công của đơn vị Trình độ tổ chức quản lýtrong cơ quan, đơn vị được biểu hiện trên các mặt:
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị: việc xác định cơ cấu tổ chức cần căn cứvào chức năng nhiệm vụ, quy mô và khả năng quản lý của đơn vị Một cơ cấu
tổ chức hợp lý là phải tinh gọn, bao quát hết các chức năng quản lý, không bịchồng chéo và phải tiết kiệm chi phí
- Tổ chức hoạt động: tổ chức hoạt động hợp lý sẽ tiết kiệm các yếu tố đầuvào, tăng sản lượng đầu ra góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị
- Tổ chức phân công lao động: việc tổ chức phân công lao động khoahọc, hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng năng lực, sở trường của từng cá
Trang 18nhân để sắp xếp vào vị trí phù hợp sẽ tạo động lực cho từng cá nhân phát triểnđúng với khả năng, trình độ chuyên môn của mình góp phần nâng cao hiệuquả chung của đơn vị.
- Nhân tố tính toán kinh tế: các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việctính toán kinh tế đó là mức thu nhập bình quân đầu người, quy mô hoạt độngcủa đơn vị, quy mô của khu vực nhà nước…Việc xác định các nhân tố tínhtoán kinh tế chính xác sẽ giúp đơn vị xác định được những yếu tố làm tănghiệu quả hoạt động và những yếu tố làm cản trở quá trình hoạt động để cóhướng sử dụng, phát triển, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu củađơn vị
b Nhân tố môi trường bên ngoài
- Môi trường chính trị: hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực, bất kỳ tổ chức, cánhân nào đều chịu ảnh hưởng bởi quan điểm, thể chế chính trị, hệ thống quản
lý vĩ mô và các phản ứng của các tổ chức xã hội, quần chúng và các tổ chứckhác Các yếu tố này hoạt động, gây ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động, uytín của đơn vị Ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh giữ vững được coi làmột trong những tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của đơn vị
Môi trường pháp luật: luật pháp luôn phản ánh những quan điểm chínhtrị và xã hội, định hướng và điều chỉnh hoạt động của tổ chức, cá nhân, đơn
vị Hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ là chỗ dựa vững chắc tạo hànhlang pháp lý cho tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động Pháp luật thường xuyêntác động lên kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị, quy định hành vi hoạtđộng của đơn vị trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những thuậnlợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh đượcnhững vi phạm pháp luật đối với đơn vị
- Môi trường văn hoá xã hội: môi trường này bao gồm truyền thống vănhoá, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, nhận thức, quan điểm, sự tiến
Trang 19bộ của xã hội… Các giá trị văn hoá thay đổi thường đem lại những sản phẩmdịch vụ mới Môi trường sẽ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của mọi hoạtđộng xã hội
- Môi trường quốc tế: sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ của khoa họccông nghệ (KHCN), phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu tạo ra nhu cầu, cơhội và điều kiện để phát triển giáo dục đào tạo cả về quy mô và chất lượng.Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tạo điều kiện tăng cường hợp tác, liên doanh,liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiêntiến, tạo điều kiện rất thuận lợi để tìm kiếm, trao đổi, xử lý thông tin phục vụdạy, học, nghiên cứu
Để đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu của toàn cầu hoá, phát triểnKHCN, kinh tế tri thức phải liên tục đổi mới theo một chiến lược nhất quánvới tầm nhìn rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh; đáp ứng nhu cầu KT-XHcủa quốc gia hay địa phương và cung cấp cho người đào tạo kiến thức phùhợp với thời đại và đòi hỏi của thị trường
- Môi trường kinh tế: thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tươnglai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của đơn vị Nhân tố để phân tích
đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạmphát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp
Vì các yếu tố trên tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các hoạtđộng cũng khác nhau nên phải dự báo, đánh giá được mức độ tác động tốt hayxấu của từng yếu tố đến hoạt động của đơn vị mình Mỗi yếu tố có thể là cơhội, có thể là nguy cơ nên tổ chức, cá nhân, đơn vị phải có phương án xử lýkịp thời khi các tình huống xảy ra
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị
sự nghiệp đào tạo
Việc xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị là hết
Trang 20sức quan trọng, muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động cần phải có địnhmức, chỉ tiêu Thực tế cho thấy việc phân tích đánh giá hiệu quả không thể sửdụng chỉ tiêu riêng biệt mà phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu Hệ thống chỉtiêu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau Thông qua hệthống chỉ tiêu, phản ánh được một cách toàn diện các khía cạnh khác nhau,các mặt cơ bản của hiệu quả hoạt động Việc xem xét hiệu quả sử dụng nguồnthu cũng dựa vào hệ thống chỉ tiêu trên và phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Phản ánh đầy đủ hoạt động tại đơn vị
- Bảo đảm được tính so sánh giữa các chỉ tiêu
- Là một hệ thống chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp và chỉ tiêu đánh giátừng mặt hoạt động
- Chỉ tiêu mang tính thiết thực phục vụ yêu cầu nghiên cứu hiệu quảcủa đơn vị
- Phù hợp với trình độ tính toán thống kê trong các giai đoạn phát triểnnhất định có tính khả thi cao
Hiệu quả sử dụng nguồn thu = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như số học sinh ra trường,nguồn thu từ hoạt động đào tạo, chênh lệch sau khi trừ mọi chi phí Chi phíđầu vào bao gồm lao động, đối tượng lao động, nguồn kinh phí hoạt động… Phương pháp tính này đơn giản, thuận lợi nhưng không phản ánh hếtchất lượng cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn
Trang 21vị Mặt khác theo cách tính này không thể so sánh hiệu quả hoạt động giữacác bộ phận, các lĩnh vực đào tạo, không thấy được sự tiết kiệm hay lãng phítrong lao động xã hội.
- Tính theo dạng phân số
Hiệu quả sử dụng nguồn thu = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào
Phương pháp tính này đã khắc phục được những nhược điểm của cáchtính dạng hiệu số Tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu mộtcách toàn diện Tiêu chuẩn hiệu quả tốt nhất của các chỉ tiêu trên là giá trịbình quân đạt được của từng lĩnh vực trong thời kỳ đánh giá
1.1.3.2.Hệ thống chỉ tiêu chi tiết
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn thu hay là việc quản lý hiệuquả các khoản chi từ nguồn thu của đơn vị là việc đánh giá các yếu tố cấuthành nguồn thu và nhiệm vụ chi của đơn vị, đó là: con người, tài sản cố định,nguồn kinh phí hoạt động, số học sinh… Muốn vậy, cần phân tích và đánh giáchi tiết các yếu tố, các lĩnh vực hoạt động mang lại nguồn thu cho đơn vị
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị
Số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và
sử dụng nguồn thu Việc sử dụng lao động tốt là điều kiện để tăng năng suấtlao động Hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suấtlao động, mức sinh lời của lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo kết quả nguồn kinh phí thu đượccủa đơn vị trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh theo chu kỳ (tháng, quý, năm),một lao động tạo ra được bao nhiêu doanh thu Năng suất lao động ở đâyđược tính trong phạm vi đơn vị chứ không phải năng suất xã hội
(Tổng thu - Tổng chi phí) - ( Quỹ
Trang 22Thu nhập bình quân tăng thêm
trong kỳ nghiên cứu (triệu =
Nguồn kinh phí hoạt động (VHĐ) Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng kinh phí bỏ ra để hoạt động củađơn vị trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1000 đồng kinh phí bình quân tham gia hoạtđộng đào tạo thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng tăng thêm
* Hiệu quả sử dụng chi phí
+ Hiệu suất sử dụng chi phí
* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội
- Tạo nguồn thu cho ngân sách
Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động đào tạo của đơn vị được phảnánh vào ngân sách nhà nước, nhà nước có trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt
Trang 23động thu chi của đơn vị để bổ sung hoặc cắt giảm ngân sách đảm bảo chohoạt động của đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính Vì vậy, hoạt độngcủa đơn vị tạo ra nguồn thu chính đáng, hợp pháp sẽ làm giảm gánh nặng choNSNN trong điều kiện ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đanggặp nhiều khó khăn, thu không đủ chi.
- Tạo việc làm cho người lao động
Khi thực hiện cơ chế tự chủ, người sử dụng lao động có quyền tuyểndụng lao động hoặc tiết kiệm lao động Việc đa dạng hoá các loại hình đàotạo, mở rộng quy mô đào tạo của đơn vị để khai thác nguồn thu sẽ góp phầntích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động
- Tăng thu nhập cho người lao động
Đứng trên góc độ kinh tế xã hội để đánh giá, thì việc nâng cao mức thunhập cho người lao động đồng nghĩa với việc tăng mức thu nhập quốc dân,tăng tiêu dùng cho xã hội, tăng đầu tư xã hội và phúc lợi xã hội Ngoài việctạo việc làm cho người lao động, đơn vị cần phải đưa ra mục tiêu phấn đấunâng cao mức sống cho cán bộ viên chức, tạo điều kiện cho người lao độngchuyên tâm công tác và tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tăngnăng suất lao động
- Tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội
Trong điều kiện lực lượng lao động thiếu, yếu và mất cân đối như hiệnnay thì việc đào tạo các loại ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội
Trang 242002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính
áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu (SNCT) Nghị định số 10/2002/NĐ-CP
ra đời là bước đột phá tạo ra sự năng động cho khu vực kinh tế nhà nước, loại
bỏ được việc trông chờ, ỷ lại, bao cấp từ ngân sách nhà nước
Thực hiện cơ chế tự chủ, người quản lý được trao quyền chủ độngtrong việc điều hành hoạt động và nâng cao trách nhiệm về kết quả hoạt động,
có cơ sở và chủ động đưa ra những giải pháp làm giảm chi phí hoạt động vànâng cao khối lượng và chất lượng đầu ra cung cấp cho xã hội Tạo ra nhữngđòn bẩy kinh tế, khuyến khích người quản lý cải thiện và nâng cao chất lượnghoạt động Người quản lý được trao quyền tự chủ rộng rãi trong việc sử dụngnguồn lực tài chính, tạo điều kiện trong phân bổ nguồn lực là động lực kíchthích họ tiết kiệm chi phí và nâng cao kết quả hoạt động, đồng thời tăngcường chế độ khuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất của ngườiquản lý Thiết lập được hệ thống thông tin chính xác Những thông tin tàichính về công việc thực hiện được công khai, chuyển dần từ kiểm soát chi phíđầu vào sang việc kiểm soát các yếu tố đầu ra và chi tiết hoá được đầu ra, từ
đó tạo điều kiện cho người quản lý thấy được kết quả thực hiện để so sánh vớimục tiêu và kết quả thực tế Tách bạch rõ ràng giữa người mua và người cungcấp, đồng thời tăng cường được vai trò kiểm soát của thị trường, có tráchnhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực
Điểm khác biệt giữa Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số10/2002/NĐ-CP được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Nghị định số 10/2006/NĐ-CP chỉ giới hạn đối tượng ở các đơn vị sựnghiệp có thu với phạm vi điều chỉnh là chỉ trao quyền tự chủ về tài chính,được phân thành 02 loại đơn vị sự nghiệp, đó là: đơn vị sự nghiệp tự đảm bảotoàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp đảm bảo mộtphần chi phí hoạt động thường xuyên
Trang 25Đối với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng cho tất cảcác đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: các đơn vị có nguồn thu thấp, đơn vị
sự nghiệp không có nguồn thu, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các tổ chức chínhtrị - xã hội với phạm vi trao quyền tự chủ rộng hơn, đó là: về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, được phân thành 03 loại: đơn vị sựnghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệpđảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp dongân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời khắc phục những quy định giới hạnđang gò bó các đơn vị sự nghiệp nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhnói riêng
Với những quy định mới về tự chủ tài chính của Nghị định số43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính đã tạođiều kiện cho các đơn vị tự chủ tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động vàcung cấp chất lượng dịch vụ cho xã hội ngày càng tốt hơn
1.2.2 Tình hình thực hiện và hiệu quả sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Hoạt động sự nghiệp có đặc thù khác với hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước, song trước khi có Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, cơ chế quản
lý đối với đơn vị sự nghiệp được quy định gần như cơ chế quản lý đối với cơquan hành chính nhà nước, từ đó hạn chế kết quả và hiệu quả hoạt động củacác đơn vị này Tỉnh Quảng Bình đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có chức năng cung cấp các dịch vụcông, từ đó có cơ chế quản lý phù hợp với từng lĩnh vực, xoá bỏ tình trạng
“hành chính hoá” các hoạt động sự nghiệp
Trang 26Từ khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, mối quan hệ giữa đơn
vị sự nghiệp với cơ quan hành chính nhà nước đã thay đổi theo hướng traoquyền tự chủ về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lýtài chính cho đơn vị sự nghiệp; cơ quan tài chính không làm thay và khôngcan thiệp vào hoạt động nội bộ của đơn vị; các đơn vị sự nghiệp đã chủ độnglinh hoạt tổ chức hoạt động dịch vụ để thu hút được nhiều người tham giahưởng thụ các dịch vụ công cộng với chất lượng cao và chi phí hợp lý
Sau khi sắp xếp và phân loại đơn vị sự nghiệp trên địa bàn theo Nghịđịnh số 10/2002/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp được khoán phần kinh phíngân sách cấp, đồng thời tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ hoạtđộng cung ứng dịch vụ công và được chủ động sử dụng các nguồn kinh phítuỳ theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệmtrên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng
Ngay những năm đầu tiên thực hiện, số thu của đơn vị sự nghiệp cóthu do tỉnh quản lý tăng 3-5 % so với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ tàichính Trong đó thu hoạt động dịch vụ tăng 4% Tương tự, năm 2004 số thu
sự nghiệp tăng 6-8% so với năm 2003 Việc tăng thu của đơn vị sự nghiệp cóthu diễn ra không đều, tập trung ở một số đơn vị có khả năng cung ứng dịch
vụ cho xã hội
Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP đã mở rộng phạm vi, đối tượng điềuchỉnh, đảm bảo được cả 3 quyền tự chủ, đó là về tài chính, tổ chức thực hiệnnhiệm vụ và tổ chức nhân sự, khoán nhiệm vụ, dịch vụ công Các đơn vị đãphân định được chức năng cung cấp dịch vụ công cộng, từ đó đã có cơ chếquản lý phù hợp với từng lĩnh vực, từng bước xoá bỏ tình trạng “hành chínhhoá” các hoạt động sự nghiệp Các đơn vị đã chủ động xây dựng quy chế chitiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công; thực hiện việc kiểm soát đánh giáhiệu quả theo kết quả “đầu ra” giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu
Trang 27vào” Để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, các đơn vị đã chủ động xâydựng phương án sắp xếp bộ máy tinh gọn, giảm dần đầu mối trung gian, xâydựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức, nâng cao trình độ nghiệp vụchuyên môn Cho đến thời điểm 31/12/2008, toàn tỉnh có 748 đơn vị thựchiện tự chủ tài chính, trong đó có 24 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạtđộng, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 155 đơn vị [27] Các đơn vị sựnghiệp có thu (SNCT) đã cung ứng cho xã hội nhiều dịch vụ tốt với thái độphục vụ cao hơn Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị chủ động trongquản lý chi tiêu và sử dụng kinh phí, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp,tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức hàng tháng trong khoảng 120.000 đồng –350.000 đồng Năm 2007, toàn tỉnh có 82/748 đơn vị có thu nhập tăng thêm,trong đó: số đơn vị có hệ số tăng thu nhập xấp xỉ 1 lần là 38/82 đơn vị, không
có số đơn vị tăng thu nhập trên 01 lần Trong hoạt động đào tạo, các đơn vị tựchủ về tài chính có mức thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức cao hơn từ
800 -1050 ngàn đồng/người/tháng trong giai đoạn từ 2006-2008, nguồn thuhàng năm tăng lên, một số loại hình đào tạo có nguồn thu lớn, điều đó chothấy nhu cầu đào tạo của xã hội nói chung và Quảng Bình nói riêng ngày càngcao, quy mô đào tạo ngày càng phát triển
Nhìn chung, các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đãđưa ra cơ chế hoạt động linh hoạt thông qua quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vịxây dựng, năng động trong khai thác nguồn thu, nâng cao năng lực quản lý
sử dụng nguồn kinh phí, tạo động lực cho người lao động thông qua chínhsách thu nhập
Mặc dầu vậy, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnhQuảng Bình nói chug và thành phố Đồng Hới nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiềubất cập, vướng mắc Trải qua hơn 7 năm thực hiện cơ chế tự chủ, từ thí điểmđến toàn diện, việc thắt chặt nguồn kinh phí ngân sách đối với các đơn vị nói
Trang 28chung và đối với đào tạo nói riêng đã làm cho các cơ sở đào tạo thật sự lúngtúng, việc dựa vào nguồn thu, mức thu theo khung quy định của nhà nước,chậm điều chỉnh so với thực tế đã gây không ít khó khăn cho đơn vị khi thựchiện cơ chế tự chủ tài chính
Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ra đời đã góp phần làm giảm gánh nặngcho NSNN nhưng đã gia tăng những khó khăn, thách thức cho các đơn vị sựnghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp đào tạo nói riêng
Trang 29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1.1 Tình hình phát triển các đơn vị sự nghiệp đào tạo
Năm 2008-2009, toàn tỉnh Quảng Bình có 06 Trung tâm Kỹ thuật tổnghợp - Hướng nghiệp huyện, thành phố có tham gia đào tạo nghề và trung cấpchuyên nghiệp theo hình thức liên kết đào tạo và dạy nghề phổ thông cho họcsinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; 07 Trung tâm Giáo dục thườngxuyên huyện, thành phố và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh thamgia dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đào tạo trình độ đại học tại chức, từ
xa (liên kết đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo); 03 TrườngTrung cấp chuyên nghiệp (TCCN) ở thành phố Đồng Hới thực hiện đào tạotrình độ trung cấp các loại ngành nghề, công nhân kỹ thuật, liên kết đào tạotheo phương thức đào tạo vừa học vừa làm, từ xa Các trường dạy nghề cấphuyện (Lệ thuỷ, Quảng Trạch, Tuyên Hoá) và nhiều trường dạy nghề của cácngành Lao động - Thương binh - Xã hội, Đoàn thanh niên, các Hiệp hội, cáctrung tâm tin học, ngoại ngữ, đặc biệt là Trường Cao đẳng sư phạm đã nângcấp thành Trường Đại học đa ngành Hàng năm các đơn vị đã đào tạo, bồidưỡng kiến thức cho hàng ngàn người lao động trong độ tuổi góp phần quantrọng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương
Riêng thành phố Đồng Hới, năm 2004-2006 có 6 cơ sở đào tạo, năm
2007 nâng số cơ sở đào tạo lên 13 và năm 2008 mạng lưới đào tạo nâng lên
Trang 3016 cơ sở Quy mô đào tạo hàng năm ở thành phố Đồng Hới từ 10.000 đến12.000 người, trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề, tin học,ngoại ngữ, bổ sung kiến thức Các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chínhnhư Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp, Trường Trung cấp Kinh
tế, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường Trung cấp nghề của tỉnhgóp phần rất quan trọng đào tạo đại học vừa học vừa làm, đại học từ xa, trungcấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật cho thành phố và tỉnh
Nhờ thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các cơ sở đàotạo đã tích cực khai thác và mở rộng phạm vi, quy mô, lĩnh vực đào tạo,không ngừng tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo các phương tiện học tập,thực hành Vì vậy đã thu hút được nhiều đối tượng trong và ngoài tỉnh thamgia các khoá đào tạo, nguồn thu của các cơ sở đào tạo không ngừng tăng lênqua các năm, cơ sở vật chất không ngừng tăng trưởng, tài chính của đơn vịngày càng vững mạnh, có tích luỹ và phát triển
Song song với việc hình thành và phát triển quy mô đào tạo, chất lượngđào tạo không ngừng được nâng lên, sau các khoá học, học viên đã nắm được
kỹ năng nghề, đáp ứng được yêu cầu công việc, số người tìm được việc làmchiếm 70-80%, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, xâydựng, điện, cơ khí có thu nhập và đời sống ổn định [29]
Qua 5 năm kể từ 2004-2008, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đào tạotrên địa bàn thành phố Đồng Hới không ngừng tăng trưởng Kể từ năm 2004,đây là năm cuối của thời kỳ ổn định thực hiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụngtheo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, sau 3 năm thực hiện chuyển đổi cơ chế(từ năm 2002-2004), các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp đàotạo nói riêng đã khẳng định được vai trò của mình trong việc cung ứng cácdịch vụ chất lượng cho xã hội, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn vềvốn, về đội ngũ, về ngành nghề đào tạo, về sự cạnh tranh thu hút người
Trang 31học nhưng quy mô đào tạo ngày càng tăng, mạng lưới ngày càng được mởrộng và phát triển, điều đó cho thấy tự chủ tài chính đã mang lại hiệu quảbước đầu cho xã hội nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng.
Các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có sự khác nhau trongphân cấp quản lý Trường Đại học Quảng Bình trực thuộc Uỷ ban nhân dântỉnh, Trường Trung cấp kinh tế (TCKT), Trường Trung cấp Kỹ thuật CôngNông nghiệp (KTCNN); các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (GDTX),huyện, thành phố do Sở Giáo dục & Đào tạo quản lý; Trường Trung cấp nghềthuộc Sở Lao động thương binh & Xã hội tỉnh, Trường Trung cấp nghề số 9thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Trường Trung cấp y tế trực thuộc Sở Y tế
Mặc dầu các cấp quản lý khác nhau nhưng đều hoạt động theo quy địnhchung của pháp luật Mỗi loại hình đào tạo được áp dụng quy định riêng vàhoạt động dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn Bộ Giáo dục - Đào tạođối với trường Đại học, Sở Giáo dục - Đào tạo đối với các đơn vị thuộc Sởquản lý, Sở Lao động Thương binh & Xã hội đối với hoạt động dạy nghề và
Sở Y tế đối với hoạt động đào tạo y, dược sỹ… tất cả các đơn vị đều tuân thủchế độ tài chính hiện hành áp dụng đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủtài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
* Về cấp độ đào tạo
Theo Luật giáo dục năm 2005 thì đơn vị đào tạo bao gồm:
- Trường Đại học Quảng Bình: đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc với mục tiêu giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
và kỹ năng thực hành cơ bản, độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đềthuộc chuyên ngành đào tạo
- Trường TCKT, Trường Trung cấp y tế, Trường Trung cấp KTCNN,Trường Trung cấp nghề tập trung đào tạo học viên trình độ trung cấp
Trang 32chuyên nghiệp và nghề ngắn hạn, dài hạn Với mục tiêu đào tạo cho người laođộng có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ khác nhau, có đạo đứcnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạođiều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặctiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức,
kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và cótính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc
Dạy nghề nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo
- Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (KTTH - HN)huyện, thành phố và Trung tâm GDTX tỉnh, thực hiện các dịch vụ liên doanh,liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp không chính quy, cáclớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo các nghề phục vụ cho nhu cầu của địaphương
* Theo mức độ tự chủ tài chính các đơn vị đào tạo thuộc thành phốĐồng Hới áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số43/2006/NĐ-CP được phân loại như sau:
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đãban hành Quyết định số: 56/2006 ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc giaoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Hầu hết các đơn vị sự nghiệp đào tạo thành phố Đồng Hới đều thuộcđơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, các đơn vị có nguồnthu tương đối lớn và được ngân sách hỗ trợ một phần để hoạt động
Trang 33Trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, mức ngân sách
hỗ trợ cho đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đối với đào tạo trình độ caođẳng, đại học là 5,5 triệu đồng/năm/học sinh và trung học chuyên nghiệp là 4triệu đồng/năm/học sinh, nhưng chỉ đảm bảo 40-50% số học sinh trong chỉtiêu đào tạo hàng năm Nguồn kinh phí còn thiếu, đơn vị phải dựa vào cáckhoản thu học phí của người học nhưng vẫn bị khống chế trong chỉ tiêu hàngnăm được giao của tỉnh Các cơ sở đào tạo đã gặp không ít khó khăn trongviệc duy trì, tăng trưởng và phát triển sự nghiệp đào tạo tại đơn vị mình
- Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp và Trường Trung cấpnghề thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội đào tạo các nghề có trình độtrung cấp kỹ thuật như: Xây dựng, giao thông, tin học, điện, mộc , các nghềngắn hạn cho lao động nông thôn như: kỹ thuật chăn nuôi, sửa chữa điện lạnh,
kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, sửa chữa, cơ khí các nghề ngắn hạn khác như lái
xe ô tô, lái các loại máy công trình
- Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Hới chủ yếu dạy
kỹ thuật (công nghệ), nghề phổ thông, tư vấn hướng nghiệp cho học sinhtrung học phổ thông, Trung học cơ sở
2.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của các đơn vị đào tạo
2.1.2.1 Đặc điểm về ngành nghề và sản phẩm đào tạo
Trang 34Quảng Bình là một tỉnh kinh tế chưa phát triển, theo dự báo dân số củatỉnh thì mức tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm cả thời kỳ 2006-2010
là 1,44 % so với dân số trong độ tuổi lao động và tăng 1,54% so với số laođộng tham gia hoạt động kinh tế [ 29 ], lực lượng lao động chủ yếu tập trung
ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Trong tổng số lao động qua đào tạo đangtham gia hoạt động kinh tế - xã hội là 76.261 người, tập trung chủ yếu ởngành chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu, sửa chữa cơ khí, một số ngành nôngnghiệp, dịch vụ, xây dựng, khách sạn, nhà hàng và đánh bắt, chế biến thuỷ hảisản Những năm gần đây do nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh và thành phố Đồng Hới theo hướng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp -Dịch vụ - Nông nghiệp, Đồng Hới đã xây dựng khu công nghiệp tập trung,thu hút nhiều nhà máy, xí nghiệp các ngành chế biến nông, lâm, hải sản, lắpráp điện tử, xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, may mặc, đóngtàu vì vậy ngành nghề đào tạo cũng hướng đến mục tiêu phục vụ cho địnhhướng đó
Tuy nhiên, vẫn có một số ngành thị trường cần như quản lý du lịch thểthao, lao động thủ công mỹ nghệ, trang điểm hoá trang, nhân viên marketing,
lễ tân, hướng dẫn du lịch vẫn chưa được quan tâm đào tạo, trong lúc cácdoanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nhân lực lao động trong các ngành nghềmới mang tính đặc thù riêng trong sản xuất kinh doanh của mình Điều đó chothấy xã hội phát triển thêm nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhu cầu đào tạo phảiđáp ứng cho yêu cầu phát triển đó, hoạt động đào tạo vẫn có cơ hội thuận lợi
để tăng trưởng và phát triển mở rộng quy mô
2.1.2.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính
* Về cơ sở vật chất
Trang 35Hiện nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 6 cơ sở sự nghiệp đào tạochủ yếu, gồm 50 phòng học, trong đó có 15 phòng thực hành, thực tập Nguồnvốn hình thành tài sản cố định tính đến 31/12/2008 là 49.427 triệu đồng Cácphương tiện phục vụ cho công tác đào tạo các loại nghề như lái xe ô tô, vậnhành máy xúc ủi, các thiết bị phục vụ cho các nghề đào tạo khác đã đượcquan tâm đầu tư đảm bảo cho công tác đào tạo.
Năng lực thiết bị quyết định đến chất lượng đào tạo, do đó sẽ ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ của đơn vị Nhìnchung năng lực thiết bị trong những năm gần đây đã có sự quan tâm đầu tưthoả đáng, một số cơ sở đào tạo đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương
và ngân sách địa phương như: Trường Trung cấp nghề, Trường Trung cấpKTCNN số cơ sở được đầu tư từ các dự án như Trung tâm KTTH - HN ĐồngHới Tuy vậy, năng lực thiết bị so với yêu cầu đào tạo hiện nay vẫn cònnhững hạn chế Một số thiết bị đã cũ, thời hạn sử dụng đã hết chưa có điềukiện để thay thế, một số đơn vị phải tận dụng tài sản hết hạn, lạc hậu để phục
vụ công tác thực hành
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nguồn kinh phí ngân sách bị cắtgiảm, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên, nguồn kinh phí thu được từhoạt động đào tạo phải bù đắp sự cắt giảm của ngân sách, cho nên đầu tưtrang thiết bị từ nguồn thu của đơn vị vẫn hết sức khó khăn Tỷ suất đầu tưthấp, có xu hướng giảm, một số đơn vị hầu như chỉ trông chờ, ỷ lại vào việcđầu tư của ngân sách nhà nước Thực tế điều tra cho thấy, một số cơ sở đàotạo đã tăng trưởng mạnh về năng lực thiết bị như Trường Trung cấp nghề,Trường Trung cấp KTCNN, một số ngành nghề đào tạo cần phải có thiết bịthực hành như xe ô tô, máy công trình, động lực, điện cơ khí trong lúc đónhững tài sản này phải đầu tư với nguồn kinh phí lớn Trong 5 năm (2004-2008), bình quân đầu tư tăng cường cơ sở vật chất là 13.035 triệu đồng/năm,
Trang 36trong đó từ NSNN bình quân là 10.679 triệu đồng/năm, từ học phí là 2.356triệu đồng/năm Việc đầu tư vẫn còn hạn chế so với chủ trương đa dạng hoácác ngành nghề đào tạo, vì vậy khả năng thực hành của học sinh vẫn còn yếu,ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở
* Về nguồn lực tài chính
Bất kỳ một hoạt động nào đều phải có nguồn vốn, vốn phản ánh toàn
bộ giá trị bằng tiền về tài sản, vật tư, tiền vốn đang được sử dụng cho quátrình hoạt động của tổ chức, cá nhân Nguồn vốn đóng vai trò quan trọngtrong quá trình hoạt động của đơn vị Đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo, nguồnkinh phí hoạt động được cấu thành bởi 02 nguồn chủ yếu: nguồn ngân sáchcấp và nguồn thu sự nghiệp đào tạo, hai nguồn kinh phí này tồn tại dưới hailoại nguồn vốn, nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và nguồn kinh phíhình thành tài sản cố định Tỷ trọng và quy mô nguồn vốn phụ thuộc vào đặcthù của loại hình, quy mô đào tạo và mức độ đầu tư tài sản của mỗi đơn vị.Đối với một số loại hình đơn vị đào tạo mức độ đầu tư không cao như Trungtâm GDTX, Trường TCKT, nguồn vốn hình thành tài sản cố định chỉ chiếm30%-40% trên tổng nguồn vốn Ngược lại một số cơ sở đào tạo nghề cần cóthiết bị để nâng cao kỹ năng thực hành thì mức độ đầu tư phải lớn, tốc độ đầu
tư phải tăng qua các năm như Trường Trung cấp KTCNN và Trường Trungcấp nghề, nguồn kinh phí hình thành tài sản chiếm 50%-60% nguồn vốn củađơn vị
Trong cơ chế tự chủ tài chính, nguồn vốn ngân sách đầu tư ngày cànggiảm, các đơn vị phải nỗ lực trong khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi phí, sửdụng đồng vốn có hiệu quả để mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề đàotạo, tạo dựng uy tín về nơi cung cấp dịch vụ cho thị trường Hiện nay, nhà
Trang 37nước có chủ trương mở rộng mạng lưới đào tạo, vì vậy bản thân mỗi đơn vịphải năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, hoàn thiện để tồn tại vàphát triển.
Trang 38Bảng 2.1: Chi tiết nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm sửa chữa cho hoạt động đào tạo
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch 05/04
Chênh lệch 06/05
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07 Tuyệt
±
%
Tuyệt đối
Trang 392.1.2.3 Đặc điểm về đội ngũ
Mỗi cơ sở đào tạo có một đặc điểm khác nhau về chức năng nhiệm vụđào tạo, vì vậy có lực lượng đội ngũ khác nhau, trình độ đào tạo khác nhau vàngành nghề đào tạo cũng không giống nhau Ta thấy, trong tổng số 262 laođộng của 05 đơn vị sự nghiệp đào tạo thành phố Đồng Hới trong năm 2008,
số lượng lao động trong các cơ sở trực tiếp đào tạo cao và tăng qua các nămnhư: Trường Trung cấp KTCNN chiếm 55% (145/262 người), Trường TCKT19,5%, Trường Trung cấp nghề 14,5% Đối với những ngành nghề đào tạoliên quan đến kỹ năng thực hành thì đội ngũ cần phải có tay nghề cao Hầu hếtcác đơn vị tự chủ tài chính được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập, cóbiên chế, được nhà nước trả lương theo chế độ, vì vậy trong đơn vị tồn tại haidạng lao động: Lao động trong biên chế được hưởng lương và các khoản theolương từ ngân sách, một dạng lao động do thủ trưởng đơn vị hợp đồng vàđược hưởng lương và các khoản khác từ nguồn thu của đơn vị Nhìn chungcác đơn vị đào tạo tự chủ tài chính đã đảm bảo được mức lương theo chế độquy định cho người lao động và hàng năm tiết kiệm từ nguồn thu để tăng thunhập Tuy nhiên mức thu nhập của các đơn vị đào tạo trên địa bàn thành phốĐồng Hới không giống nhau, bình quân chung mức thu nhập tăng thêm giaiđoạn 2004-2008 là 0,753 triệu đồng /người/tháng, trong đó: cao nhất là Trungtâm GDTX tỉnh 0,984 triệu động/người/tháng, thấp nhất là trung tâm KTTH -
HN dạy nghề là 0,186 triệu đồng/người/tháng Trong cùng một đơn vị sựnghiệp đào tạo sự chênh lệch phụ cấp ưu đãi giữa đội ngũ giảng dạy với độingũ quản lý là 35%- 40% theo chế độ, trong lúc cán bộ quản lý cũng là lựclượng quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu thì vẫn không có khoản phụ cấpnào thêm ngoài phụ cấp tiền lương tăng thêm chung của toàn đơn vị
Mặc dù mức thu nhập tăng thêm còn chiếm tỷ trọng nhỏ, trong lúc sựbiến động về giá cả thị trường đã làm cho người lao động gặp không ít khó
Trang 40khăn trong cuộc sống, sinh hoạt Thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị đã chitrả các khoản thu nhập tăng thêm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngcho người lao động, động viên, khích lệ họ yên tâm công tác và phục vụ ngàycàng tốt hơn Do vậy, nâng mức thu nhập tăng thêm là một trong những mụctiêu quan trọng góp phần tăng trưởng và phát triển của các cơ sở đào tạo
Bảng 2.2: Tình hình cán bộ, giáo viên trong các đơn vị
sự nghiệp đào tạo
Ngắn hạn
SL % SL % SL % SL %
2
7 53, 8
43, 1
11 0
42, 0
Nguồn số liệu điều tra
Quan tâm đến người lao động không chỉ dừng lại yếu tố vật chất, màphải kết hợp với các yếu tố phi vật chất khác như: cơ hội thăng tiến, cơ hộihọc tập, cống hiến, sáng tạo, nhu cầu hưởng thụ văn hoá Chính vì thế mà từkhi thực hiện cơ chế tự chủ đến nay, một mặt do đòi hỏi của xã hội, do yêucầu công tác giảng dạy của các cơ sở đào tạo, mặt khác do nhu cầu của người