luận văn, khóa luận, đề tài, tài liệu, thạc sĩ, cao học
Khóa luận tốt nghiệp Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài: Một loại hình đơn vị sự nghiệp mà trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được thu một khoản phí, lệ phí để bù đắp chi phí, ngoài ra có thể hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ được gọi là đơn vị sự nghiệp có thu. Việc giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có tác dụng phát huy tiềm năng về cơ sở vật chất, lao động sáng tạo của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, ngoài ra còn tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, tăng thu nhập chính đáng cho cán bộ viên chức. Các đơn vị sự nghiệp có thu vừa mang tính chất như đơn vị Hành chính sự nghiệp, vừa mang tính chất của doanh nghiệp công ích nên cần thiết phải xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng cho phù hợp. Đáp ứng yêu cầu này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 Quy định về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp thực hiện xã hội hóa các nguồn lực tài chính; tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, lao động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị mà trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị. Để phù hợp với cơ chế tài chính mới, công tác kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu cần có những biến chuyển về nội dung và phương pháp. Việc thường xuyên đánh giá tình hình kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí trong đơn vị sự nghiệp có thu sẽ cần thiết cho công việc điều hành, quản lý các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, đơn vị Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, kết hợp với kiến thức đã học, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam”. 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Đề tài được tiến hành nhằm mục đích tổng hợp có hệ thống lý luận chung về tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu; Thu thập, tìm hiểu, phản ánh, đánh giá tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam trong những năm tới. 1.3 . Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -1- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp quan sát: Là việc theo dõi các hiện tượng, chu trình hoặc thủ tục do người khác thực hiện. - Phương pháp hạch toán kế toán: Là phương pháp phản ánh và giám đốc tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống. - Phương pháp thống kê: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các chỉ số về khả năng thanh toán . để tìm hiểu nguyên nhân và mối quan hệ của vấn đề cần giải thích. - Các phương pháp phân tích: Là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận nhỏ, trên cơ sở đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các vấn đề nghiên cứu. - Các phương pháp liên quan khác. 1.4 . Nội dung của đề tài: Đề tài được trình bày gồm 6 chương với nội dung các chương như sau: Chương 1 Giới thiệu đề tài: Nội dung chính của chương này là giới thiệu khái quát tầm quan trọng của công tác hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu, từ đó nêu ra lý do chọn đề tài, mục đích, nội dung, giới hạn và phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 2 Tổng quan về hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở trong các đơn vị sự nghiệp có thu: Giới thiệu khái quát những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu để làm cơ sở đối chiếu so sánh về mặt lý luận. Chương 3 Tình hình chung của đơn vị sự nghiệp có thu ở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị, tình hình cơ bản của đơn vị qua các chỉ tiêu như tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn, kết quả thực hiện Nghị định 10/2002 trong 3 năm, đồng thời khái quát về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị. Chương 4 Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Mô tả khái quát về công tác kế toán tại đơn vị đồng thời nêu ra thực trạng công tác hạch toán kế toán về tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí tại đơn vị. Chương 5 Phương hướng và biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận, kết hợp với tình hình thực tế của đơn vị ở các chương trước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -2- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp Chương 6 Kết luận và kiến nghị: Khái quát lại vấn đề đã làm được trong khóa luận và đưa ra hướng nghiên cứu trong thời gian tới. 1.5 . Giới hạn của đề tài : Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, vì khối lượng công việc kế toán tại đơn vị liên quan đến đề tài khá rộng nên tôi chỉ nghiên cứu những nội dung công việc mang tính đặc trưng, đại diện để từ đó có thể khái quát được công tác kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại đơn vị và đưa ra những ý kiến nhận xét bước đầu. Nguồn tư liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trong 3 năm từ 2003 đến 2005 Với thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên khoá luận “Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam” chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, bản thân kính mong nhận được sự quan tâm góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo, của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam và các bạn đọc để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -3- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN KINH PHÍ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ Ở TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ THU 2.1. Đặc điểm của loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp: 2.1.1. Khái niệm về đơn vị hành chính sự nghiệp: Các đơn vị cơ quan thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất, hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hay cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như: Học phí, viện phí, hội phí, kinh phí tài trợ, các khoản thu từ kinh doanh dịch vụ được gọi là đơn vị hành chính sự nghiệp. Bao gồm các cơ quan quản lý hành chính, quản lý kinh tế, các đơn vị sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, y tế, Giáo dục, thể dục thể thao, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang . Đặc điểm nổi bật của đơn vị, cơ quan Hành chính sự nghiệp không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năng chủ yếu là thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, nhiệm vụ nhà nước giao và các dịch vụ không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. 2.1.2. Các loại hình đơn vị Hành chính sự nghiệp: Đơn vị Hành chính sự nghiệp có thể phân loại theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp 2.1.3. Đặc điểm hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Nhằm quản lý thống nhất nguồn thu - chi tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động, ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ra Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định này ra đời nhằm thực hiện một bước cải cách về hành chính, tạo quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, khuyến khích các đơn vị tăng GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -4- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Đơn vị quản lý hành chính Nhà nước Đơn vị quản lý sự nghiệp Đơn vị là các tổ chức Đảng, Đoàn thể và Hội quần chúng Sự nghiệp kinh tế Sự nghiệp y tế Sự nghiệp giáo dục và đào tạo Sự nghiệp nghiên cứu khoa học và đào tạo Khóa luận tốt nghiệp thu, sử dụng kinh phí có hiệu quả, chủ động sắp xếp tổ chức và biên chế được giao, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, tăng thu nhập cho người lao động. Nghị định này quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu trong các lĩnh vực: giáo dục- đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và môi trường, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm . do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định thành lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp có thu). 2.1.3.1. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu: - Các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí theo định kỳ ba năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ Quyết định. - Các đơn vị sự nghiệp có thu được vay tín dụng ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của Pháp luật. - Đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định đơn vị hành chính sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị thực hiện trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản được để lại đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất cho đơn vị. - Đơn vị sự nghiệp có thu được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động sản suất, cung ứng dịch vụ, mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước. - Đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và chủ trương tinh giảm biên chế của Nhà nước. Những người thuộc diện tinh giảm biên chế được hưởng chế độ quyền lợi do Nhà nước quy định. - Đơn vị sự nghiệp có thu được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -5- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp - Đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và được hưởng các quyền lợi về miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành. 2.1.3.2. Các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu: Các đơn vị sự nghiệp có thu được sắp xếp theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu a. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị. b. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị. 2.2.Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu 2.2.1. Nguồn tài chính và nội dung chi trong đơn vị sự nghiệp có thu: 2.2.1.1. Nguồn tài chính của đơn vị: a. Ngân sách Nhà nước cấp: - Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí. - Kinh phí thực hiện các đề tài, nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, chương trình mục tiêu Quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -6- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên Khóa luận tốt nghiệp - Kinh phí thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát .) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định. - Kinh phí cấp để thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế thuộc diện tinh giảm. - Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị - Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo qui định. Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước. - Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do thủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. - Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của Pháp luật (nếu có). c. Nguồn khác theo quy định của Pháp luật: 2.2.1.2. Nội dung chi sự nghiệp: - Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp: + Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định. + Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí . + Chi hoạt động nghiệp vụ. + Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí. + Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định). + Chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, nhà cửa, máy móc thiết bị . + Chi khác. - Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình Mục tiêu Quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -7- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp - Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định. - Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, thực hiện các dự án theo quy định. - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Các khoản chi khác (nếu có). Về định mức: Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và qui chế chi tiêu nội bộ, để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả. Đối với các khoản chi phí quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị, điện thoại, công vụ phí ), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tùy theo từng nội dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trong phạm vi nguồn thu được sử dụng. Riêng việc chi trả tiền lương, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, thủ trưởng đơn vị được xác định quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị như sau: - Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu, không quá 2,5 lần so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. - Đối với đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí. Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu, không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Quỹ tiền lương của đơn vị ═ Lương tối thiểu chung người/tháng do nhà nước qui định × Hệ số điều chỉnh ( 1 + tăng thêm) mức lương tối thiểu × Hệ số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp bình quân × Tổng biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên × 12 tháng Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công được xác định theo định mức trên, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và được công khai trong đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả tiền lương, tiền công theo chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -8- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả tiền lương, tiền công cao hơn. 2.2.1.3. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước: Các đơn vị sự nghiệp có các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có trách nhiệm đăng ký kê khai và nộp các loại thuế và các khoản nộp khác (nếu có), được hưởng các chế độ về miễn giảm thuế và các khoản nộp của từng loại thuế theo quy định, đơn vị phải báo cáo với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Cơ quan thuế địa phương thẩm tra, có văn bản báo cáo Tổng cục thuế để xác định mức thuế phải nộp cho các hoạt động dịch vụ của đơn vị. 2.2.2. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản: - Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước. Số khấu hao của tài sản cố định, đơn vị được để lại đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, trả nợ vốn vay đầu tư tài sản (nếu có). - Đối với tài sản được thanh lý theo quy định, tiền thu thanh lý sau khi trừ chi phí thanh lý, được để lại đơn vị. - Toàn bộ tiền khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản để lại đơn vị nói trên, được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, để đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị. 2.2.3. Lập, chấp hành dự toán thu - chi: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch. Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước quy định, qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu - chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch: - Căn cứ để lập dự toán thu chi: + Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương, tính theo lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương theo quy định hiện hành đối với từng ngành nghề, công việc. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -9- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón Khóa luận tốt nghiệp + Đối với đơn vị sự nghiệp có thu áp dụng đơn giá, định mức lao động được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công tính theo đơn giá. + Chi hoạt động nghiệp vụ: Căn cứ vào chế độ và khối lượng hoạt động nghiệp vụ. + Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí . theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. + Chi hoạt động sản xuất, dịch vụ: Vật tư, hàng hóa . theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và thực hiện năm trước, khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, mức thuế theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và gửi cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính cung cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để giao dịch. 2.2.4. Trích lập và sử dụng các quỹ: 2.2.4.1. Trích lập các quỹ: Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ cho phí hoạt động, nộp thuế và các khoản nộp khác (nếu có) cho ngân sách Nhà nước, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được trích lập các quỹ. Việc trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn của đơn vị và thực hiện theo trình tự sau: - Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập: - Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm. - Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp sau khi đã trích lập 3 quỹ nêu trên. 2.2.4.2. Sử dụng các quỹ: - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. GVHD: Th.S Hà Diệu Thương -10- Người thực hiện: Nguyễn Đức Đón . mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở đơn vị sự nghiệp có thu tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam . 1.2 .. kế toán tại đơn vị. Chương 4 Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Mô tả khái quát về công tác kế toán tại đơn