luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài, báo cáo,
MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 2: KẾ TỐN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ 2 2.2.3 Phương pháp lập và trình bày khoản đầu tư vào cơng ty liên kết trong BCTC hợp nhất 35 3.2.3. Trình bày khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt trong Báo cáo tài chính hợp nhất: .66 3.3 So sánh giữa VAS 08 và IAS 31: 68 3.4 Chuyển từ phương pháp vốn chủ sở hữu sang phương pháp giá gốc và ngược lại: .68 3.4.1 Chuyển từ phương pháp vốn chủ sở hữu sang phương pháp giá gốc: .68 3.4.2 Chuyển từ phương pháp giá gốc sang phương pháp vốn chủ sở hữu 69 x 100% = CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ 1. Các khái niệm và quy định kế toán: 1.1. Các khái niệm: 1.1.1. Công ty liên kết: Công ty liên kết là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư. - Ảnh hưởng đáng kể: là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó. - Kiểm soát: là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động của doanh nghiệp đó. - Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Tỷ lệ biểu quyết: Xác định tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư (Công ty liên kết) + Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong công ty liên kết đúng bằng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết: Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong công ty liên kết Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết Tổng vốn góp của Công ty con của NĐT trong công ty liên kết Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết + Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết khác với tỷ lệ vốn góp do có thoả thuận khác giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, quyền biểu quyết của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào biên bản thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết. 1.1.2. Công ty liên doanh: Trang 2 x 100% = - Đồng kiểm soát: là việc đồng ý chia sẻ quyền kiểm soát đối với một hoạt động bởi các thỏa thuận có tính ràng buộc. - Liên doanh: là thỏa thuận có tính ràng buộc của hai hoặc nhiều bên cam kết cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát. - Bên góp vốn liên doanh: là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó. - Nhà đầu tư trong liên doanh: là một bên tham gia vào liên doanh nhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó. 1.2. Phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu: 1.2.1. Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận thuần lũy kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư. Đặc điểm: - Khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc - Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh theo lãi lỗ tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư. - Khoản được phân chia từ bên nhận đầu tư phải được hạch toán giảm giá trị khoản đầu tư. - Khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do sự thay đổi vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư (đánh giá giảm tài sản, chênh lệch tỷ giá và các khoản chênh lệch phát sinh khi hợp nhất). 1.2.2. Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư. Đặc điểm - Ghi nhận khoản đầu tư ban đầu theo giá gốc. - Hạch toán vào thu nhập lợi nhuận thuần được chia từ bên nhận đầu tư. - Các khoản được nhận khác từ bên nhận đầu tư phải ghi nhận giảm giá gốc giá trị đầu tư và được coi như là các khoản thu hồi giá trị đầu tư. 1.2.3. So sánh giữa phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: Trang 3 Vấn đề Giá gốc Giá vốn chủ sở hữu 1. Ghi nhận khoản đầu tư ban đầu: a. Khoản đầu tư: b. Lợi tức dồn tích: 2. Ghi nhận sau khi đầu tư: a. Lợi tức : b. Khoản được chia khác ngoài lợi nhuận: c. Điều chỉnh tăng, giảm TS thuần của bên nhận đầu tư cho bên đầu tư Giá gốc. Giảm trừ giá gốc đầu tư. Tăng thu nhập Điều chỉnh giảm trừ giá gốc khoản đầu tư. Giá gốc Giảm trừ giá gốc đầu tư. Điều chỉnh giảm giá gốc đầu tư. Điều chỉnh giảm trừ giá gốc khoản đầu tư. Điều chỉnh giảm trừ giá gốc khoản đầu tư (không phản ảnh ở BCKQKD). 2. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: 2.1. Căn cứ ghi sổ kế toán, lập và trình bày BCTC riêng của nhà đầu tư: 2.1.1. Căn cứ ghi sổ: - Đối với khoản đầu tư vào công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ của nhà đầu tư được căn cứ vào số tiền thực trả khi mua cổ phiếu bao gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua cổ phiếu và thông báo chính thức của Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc cổ phiếu của công ty niêm yết đã thuộc phần sở hữu của nhà đầu tư. - Đối với khoản đầu tư vào các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc ghi sổ được căn cứ vào giấy xác nhận sở hữu cổ phiếu và giấy thu tiền bán cổ phiếu của công ty được đầu tư hoặc chứng từ mua khoản đầu tư đó. - Đối với khoản đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác việc ghi sổ được căn cứ vào biên bản góp vốn, chia lãi (hoặc lỗ) do các bên thoả thuận hoặc các chứng từ mua, bán khoản đầu tư đó. Trang 4 - Nhà đầu tư chỉ được ghi nhận khoản lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi nhận được thông báo chính thức của Hội đồng quản trị của công ty liên kết về số cổ tức được hưởng hoặc số lợi nhuận được chia trong kỳ theo nguyên tắc dồn tích. 2.1.2 Phương pháp kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 07), các khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận ban đầu theo phương pháp giá gốc. 2.1.2.1 Xác định giá gốc các khoản đầu tư vào công ty: - Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới, giao dịch, thuế, phí, lệ phí . - Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng TSCĐ, vật tư, hàng hoá thì giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất định giá. Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TSCĐ, vật tư, hàng hoá và giá trị đánh giá lại được ghi nhận và xử lý như sau: + Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào chi phí khác. + Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào chi phí khác. Ví dụ: Ngày 1/1/2012 doanh nghiệp góp vốn vào công ty S bằng tiền mặt 200.000.000đ và một số tài sản có giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp như sau: Đơn vị: triệu đồng Loại tài sản Giá sổ sách Giá thống nhất định giá 1. Hàng hóa I 2. Bất động sản K - Nguyên giá - Giá trị hao mòn - Giá trị còn lại 300 700 200 500 350 Trang 5 460 Cộng 800 810 Biết rằng chi phí vận chuyển hàng hóa và TSCĐ là 10 triệu đồng, thuế GTGT 10% chi bằng tiền mặt. Với tỉ lệ vốn góp này, doanh nghiệp chiếm 25% vốn điều lệ và có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty S. Với khoản vốn góp trên kế toán xác định giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết như sau: 810 + 10 = 820 triệu đồng Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt và biên bản góp vốn, kế toán ghi sổ: Nợ 223: 200 triệu đồng Có 111: 200 triệu đồng Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng hóa và biên bản góp vốn, kế toán ghi: Nợ 223: 350 triệu đồng Có 156: 300 triệu đồng Có 711 50 triệu đồng Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và biên bản góp vốn, kế toán ghi: Nợ 223: 460 triệu đồng Nợ 214: 200 triệu đồng Nợ 811: 40 triệu đồng Có 211: 700 triệu đồng Căn cứ vào hóa đơn vận chuyển hàng hóa và TSCĐ, kế toán ghi: Nợ 223: 10 triệu đồng Nợ 133: 1 triệu đồng Có 111: 11 triệu đồng 2.1.2.2 Kết cấu tài khoản Tài khoản 223 - Đầu tư vào công ty liên kết Bên Nợ: Giá gốc khoản đầu tư được mua tăng; Bên Có: + Giá gốc khoản đầu tư giảm do thu được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia; Trang 6 Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết = 111,112… Đầu tư vào công ty liên kết bằng tiền 228 111,112 … Chuyển khoản đầu tư công cụ tài chính Thành đầu tư vào cty liên kết) 515 111,112,138 … Cổ tức, lợi nhuận được chia 228 211 111,112 Chuyển khoản đầu tư vào cty liên kết thành công cụ tài chính Chuyển khoản đầu tư vào cty liên kết thành công con 111,112,131 … 515635 Thanh lý nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên kết Trường hợp lãi Trường hợp lỗ 223 152,156,156 . …. 811 711 Góp vốn vào cty liên kết bằng hàng hóa, vật tư (giá thống nhất đánh giá > giá trị ghi sổ) (giá thống nhất đánh giá < giá trị ghi sổ) (trường hợp giá thống nhất 214 (trường hợp giá thống nhất đánh giá < giá trị ghi sổ) 211,213,217 … đánh giá > giá ttrị ghi sổ) + Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư; Số dư bên Nợ: Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết hiện đang nắm giữ cuối kỳ. 2.1.2.3 Sơ đồ hạch toán: Trang 7 Hạch toán chi tiết theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 07) và ví dụ minh họa: - Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc góp vốn bằng tiền, căn cứ vào số tiền thực tế chi, nhà đầu tư ghi: Nợ TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết Có TK: 111, 112 Ví dụ: Ngày 01/07/2010 Công ty Cửu Long mua 35% cổ phiếu của Công ty Thái Hòa với giá 7.000 triệu đồng bằng chuyển khoản, chi phí tư vấn 70 triệu đồng. Công ty Cửu Long sẽ ghi nhận khoản đầu tư như sau: Nợ TK 223: 7.070 triệu đồng Có TK 111: 70 triệu đồng Có TK 112: 7.000 triệu đồng - Trường hợp nhà đầu tư đã nắm giữ một khoản đầu tư dưới 20% quyền biểu quyết vào một công ty xác định, khi nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu hoặc góp thêm vốn vào công ty đó để đạt được điều kiện có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư, nhà đầu tư ghi: Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (toàn bộ khoản đầu tư dưới 20%) Có TK 111, 112, . Ví dụ: Ngày 01/07/2008 Công ty Ngọc Biển mua 15% cổ phiếu của Công ty Domus với giá 1.500 triệu đồng. Để trở thành nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể, ngày 01/01/2010 Trang 8 Công ty Ngọc Biển mua thêm 10% cổ phiếu của công ty Domus bằng chuyển khoản với số tiền 1.000 triệu đồng. (Tỷ lệ cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ bằng tỷ lệ biểu quyết trong công ty) Công ty Ngọc Biển ghi nhận khoản đầu tư này như sau: Nợ 223: 2.500 triệu đồng Có TK 228: 1.500 triệu đồng Có TK 111: 1.000 triệu đồng - Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức chuyển nợ thành vốn cổ phần (chuyển trái phiếu có thể chuyển đổi hoặc khoản cho vay thành vốn cổ phần), căn cứ vào thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết về giá trị thực tế của khoản nợ được chuyển thành vốn cổ phần, ghi: Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết (Giá trị khoản nợ được chuyển thành vốn cổ phần); Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu giá trị khoản nợ lớn hơn giá trị vốn cổ phần) Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu giá trị khoản nợ nhỏ hơn vốn cổ phần). Ví dụ: Ngày 01/07/2010 Công ty Nguyên Nam mua trái phiếu ngắn hạn của công ty Thiên Phước Lộc với số tiền 1.200 triệu đồng (mệnh giá trái phiếu là 1 triệu đồng). Ngày 01/01/2011 Công ty Nguyên Nam chuyển đổi phần cổ phiếu đã mua thành vốn cổ phần với số tiền là 1.500 triệu đồng sau khi đã thỏa thuận với công ty Thiên Phước Lộc. Khi đó công ty Nguyên Nam ghi: Nợ 223: 1.500 triệu đồng Có 128: 1.200 triệu đồng Có 515: 300 triệu đồng - Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ, căn cứ vào giá trị đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ được thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, ghi: Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết Trang 9 Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ Nợ TK 811 – Chi phí khác (Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhỏ hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, giá trị còn lại của TSCĐ) Có các TK 152, 153, 156, 211, 213 Có TK 711 – Thu nhập khác (Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá, TSCĐ lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, giá trị còn lại của TSCĐ). Ví dụ: Ngày 01/01/2011 Công ty Cửu Long góp thêm vốn vào công ty Thái Hòa một TSCĐ hữu hình với nguyên giá 1.300 triệu, hao mòn lũy kế là 400 triệu đồng, giá trị còn lại 900 triệu đồng, giá trị đánh giá lại là 1.000 triệu đồng (chiếm 5% trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty Thái Hòa) Nhà đầu tư ghi nhận khoản đầu tư này như sau: Nợ TK 223: 1.000 triệu đồng Nợ 214: 400 triệu đồng Có TK 211: 1.300 triệu đồng Có TK 711: 100 triệu đổng - Khi nhận được thông báo chính thức của công ty liên kết về số cổ tức, lợi nhuận được chia, nhà đầu tư ghi: Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Khi nhận được thông báo của Công ty liên kết) Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết (nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. Khi thực nhận tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. Ví dụ: Ngày 01/07/2011 Công ty Thái Hòa gởi thông báo chính thức đến công ty Cửu Long lợi nhuận được chia trong năm 2010 là 1.500 triệu đồng và đã chuyển khoản vào tài khoản công ty Cửu Long. Nhà đầu tư ghi: Khi nhận thông báo chính thức: Trang 10