1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội

94 627 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội

Trang 1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Trần Mạnh Tường

Trang 2

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Nguyễn Văn Dung, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo Bộ môn Rau - Hoa - Quả, các Thầy cô Bộ môn Thuỷ nông canh tác, Trung tâm sinh thái Nông nghiệp, khoa Sau đại học, khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I đã đóng góp

ý kiến quý báu cho luận văn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Qua đây tôi cũng xin được cảm ơn Phòng Nông nghiệp, Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh, cán bộ và nhân dân xã Nguyên Khê, đặc biệt là Thôn Sơn Du đã tạo điều kiện giúp để tôi nghiên cứu đề tài tại địa phương

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Với lòng biết ơn sâu sắc, một lần nữa tôi xin cảm cơn sự giúp đỡ quý báu đó

Hà Nội, Ngày 22 tháng 09 năm 2004

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Tường

Trang 3

Mục lục

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng v

Danh mục các sơ đồ, bản đồ v

Danh mục các hình vi

1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Tổng quan tình hình sử dụng đất 4

2.1.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới 4

2.1.2 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam trước năm 1993 6

2.1.3 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam từ 1993 đến nay 8

2.2 Tổng quan tình hình quản lý và sử dụng nước tưới 11

2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng nước trên thế giới 11

3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng nước tưới ở Việt Nam trước năm 1993 13 2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng nước ở Việt Nam sau năm 1993 17

2.3 Các phương pháp tưới 21

2.4 Một số hình thức quản lý nước trong nông nghiệp 25

2.4.1 Nông dân tham gia quản lý thủy nông (PIM - Participatory Irrigation management) 25

Trang 4

2.4.2 Công nghệ và kinh nghiệm tưới tiết kiệm nước ở các quốc gia trên thế giới

30

3 Đối tượng, Nội dung và phương pháp nghiên cứu 33

3.1 Đối tượng nghiên cứu 33

3.2 Nội dung nghiên cứu 33

3.3 Phương pháp nghiên cứu 33

4 Kết quả và thảo luận 36

4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội điểm nghiên cứu 36

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44

4.2 Tình hình sử dụng đất Nông nghiệp ở Sơn Du trước và sau Nghị định 64/CP 45

4.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trước Nghị định 64/CP 45

4.2.2 Tình hình sử dụng đất nông ngiệp sau nghị định 64/CP 46

4.3 Hiện trạng kênh mương trước và sau Nghị định 64/CP 58

4.3.1 Quản lý và hiện trạng kênh mương trước Nghị định 64/CP 58

4.3.2 Hiện trạng kênh mương sau nghị định 64/CP 59

4.4 Hiện trạng sử dụng nước tưới tại mặt ruộng 66

4.4.1 Nguồn nước tưới 66

4.4.2 Các phương pháp tưới được người dân áp dụng 66

4.4.3 Lượng nước tưới cung cấp ở 3 vụ của thôn Sơn Du 67

4.4.4 Sử dụng nước tại mặt ruộng đối với một số cây trồng chính 69

5 Kết luận và đề nghị 75

Tài liệu tham khảo 77

Phần phụ lục 82

Phân tích thống kê 87

Trang 5

Danh mục các bảng

Bảng 1 Tình hình đất nông nghiệp và đất canh tác ở Việt Nam sau Nghị định

64/CP 8

Bảng 2 Tình trạng manh mún ruộng đất ở một số địa phương đồng bằng Bắc bộ 10

Bảng 3 Năng lực thiết kế và thực khai thác của các công trình thuỷ lợi 15

Bảng 4 Nhu cầu nước của một số cây trồng cạn 22

Bảng 5 Lựa chọn kiểu tưới dựa theo độ sâu tầng rễ cây trồng 24

Bảng 6 Đặc tính lý hoá học đất 40

Bảng 7 Hệ số sử dụng đất ở thôn Sơn Du 56

Bảng 8 Loại kênh, diện tích và tỷ lệ chiếm đất 61

Bảng 9 Vận tốc nước chảy ở kênh nội đồng, lượng nước sử dụng và thuỷ

lợi phí 63

Bảng 10 Chiều dài kênh được nạo vét so với tổng chiều dài kênh 65

Bảng 11 Lượng nước tưới trong 3 vụ 68

Bảng 12 Lượng nước tưới cho một số cây trồng chính của thôn Sơn Du 70

Bảng 13 Lượng nước tưới so với nhu cầu nước ở một số công thức luân canh 72

Bảng 14 Lượng nước tưới cho các cây trồng chính vụ xuân 2004 73

Danh mục các sơ đồ, bản đồ Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu thời kỳ đầu khoán 10 16

Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu hiện nay 19

Sơ đồ 3 Vị trí địa điểm nghiên cứu 37

Sơ đồ 4 Hiện trạng kênh mương nội đồng tại Sơn Du 60

Bản đồ 1 Hiện trạng sử dụng đất của thôn Sơn Du 55

Trang 6

Danh mục các hình

Hình 1 Diện tích đất canh tác trên đầu người ở các nước trên thế giới 5

Hình 2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 1940 - 1990 [3] 7

Hình 3 Tỷ lệ diện tích canh tác được tưới ở một số nước trên thế giới 12

Hình 4 Đo lượng nước sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng 34

Hình 5 Phân loại đất theo độ cao và thành phần cơ giới 39

Hình 6 Diễn biến lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm vùng nghiên cứu 41 Hình 7 Đầm Sơn Du 43

Hình 8 Trạm bơm thôn Sơn Du 44

Hình 9 Diện tích lúa xuân và lúa mùa theo thời gian ở Sơn Du 46

Hình 10 Số xứ đồng và số mảnh ruộng của các hộ tại Sơn Du 47

Hình 11 Lịch thời vụ cây trồng ở Sơn Du, Nguyên Khê, Đông Anh 48

Hình 12 Sự đa dạng về cây trồng trên cùng xứ đồng 49

Hình 13 Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ đông 50

Hình 14 Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ xuân 51

Hình 15 Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ mùa 52

Hình 16 Số cây trồng phân bố trên cùng 1 xứ đồng 52

Hình 17 Cơ cấu cây trồng vụ xuân 2004 tại thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê,

huyện Đông Anh, Hà Nội 54

Hình 18 Hệ số sử dụng đất ở các xứ đồng 57

Hình 19 Kênh nội đồng với nhiều cửa lấy nước 62

Hình 20 Hệ thống kênh dẫn không tốt 63

Hình 21 Hệ thống kênh tưới tiêu không được tu bổ, nạo vét dọn cỏ 64

Hình 22 Phương pháp tưới rãnh của người dân 67

Hình 23 Khó khăn trong vấn đề tưới 71

Hình 24 Thí nghiệm tưới theo độ ẩm và theo phương pháp nông dân 74

Trang 7

1 Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau nhiều nghiên cứu chính sách đổi mới phát triển nông nghiệp,

mà khởi đầu là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (năm 1988), tiếp theo Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết 10 hay gọi tắt là khoán 10 (năm 1989) hộ nông dân được xác nhận là đơn vị sản xuất tự chủ [5] Ruộng đất khoán cho các hộ theo bình quân nhân khẩu đã gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành các dịch vụ nông nghiệp như làm đất, tưới tiêu, giống và bảo vệ thực vật

ở đồng bằng sông Hồng, hầu hết các trạm bơm đều được xây dựng

40 năm về trước trong thời kỳ hợp tác xã, điểm nổi bật khi thiết kế là tưới cho vụ xuân và tiêu úng cho vụ mùa, diện tích tưới và tiêu do hệ thống

đảm trách đều lớn từ 10.000ha đến 15.000ha Cách quản lý và điều hành

hệ thống không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đặc biệt sau Nghị định số 64/CP của Chính phủ (ngày 27 tháng 9 năm 1993) đã làm cho sử dụng đất thay đổi

Như vậy, với yêu cầu thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thì thực trạng thuỷ lợi hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập Chất lượng các công trình thuỷ lợi còn thấp, khả năng tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi mới đáp ứng được 50% yêu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp Một số công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng do thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng nên công suất thực tế tưới chỉ đạt 30% so với thiết kế [9] Số khác lại không đảm bảo được tính đồng bộ giữa công trình đầu mối

và kênh dẫn nên chưa phát huy hết hiệu quả, tình trạng lãng phí nước còn nhiều

Trang 8

ở Sơn Du, trạm bơm và kênh được xây dựng trong thời kỳ bao cấp nhằm đáp ứng yêu cầu "sản xuất lớn" tưới tiêu cho phạm vi rộng, cho từng

xứ đồng với thửa ruộng lớn, mỗi thửa có 1 đến 2 cửa lấy nước, trồng một loại cây trồng với cùng một chế độ tưới Theo thời gian, các công trình này không

được tu bổ, nâng cấp đã bị hư hại nghiêm trọng, không còn đáp ứng được yêu cầu tưới của sản xuất

Khi Chỉ thị 100 - CT/TW và Nghị quyết 10 - NQ/TW ra đời, đặc biệt

là Nghị định 64/CP, người dân Sơn Du xã Nguyên Khê được giao đất ổn

định, lâu dài để sản xuất, hộ nông dân làm chủ mọi tư liệu sản xuất và lao

động của hộ, tự quyết định việc tưới tiêu cho mảnh ruộng của mình, họ có quyền quyết định gieo trồng loại cây trồng gì Mỗi hộ có một quy trình sản xuất khác nhau, trong cùng một vụ người dân gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, hệ số sử dụng đất cũng tăng lên rất cao Cộng thêm ruộng đất manh mún, phân tán Điều này làm thay đổi hẳn phương thức tưới tiêu tại mặt ruộng, làm nảy sinh rất nhiều vấn đề về tổ chức tưới tiêu, quản lý các công trình thuỷ nông và thu thuỷ lợi phí…

Những thay đổi về sử dụng đất và các bất cập của hệ thống thuỷ lợi trên đã làm cho quản lý và sử dụng nước tại mặt ruộng của Sơn Du thay

đổi Nghiên cứu quản lý và sử dụng nước tưới của hệ thống tưới là cần thiết để tìm nhân tố hạn chế, giúp hệ thống và nông dân ngày càng quản lý

và sử dụng nước tưới có hiệu quả hơn khi mà phương thức sử dụng đất thay đổi Đứng trước thực trạng trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và

sử dụng nước tưới cho vùng sản xuất rau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài:

“Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố

Hà Nội”

Trang 9

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

- Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trước và sau Nghị định 64/CP

- Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng nước tưới

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng nước

Trang 10

2 Tổng quan tài liệu

2.1 Tổng quan tình hình sử dụng đất

2.1.1 Tình hình sử dụng đất trên thế giới

Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), năm 1980 diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới là 1.476 triệu ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên của thế giới [33] Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm 1965 toàn thế giới có 1.380 triệu ha đất canh tác đến năm 1990 là 1.520 triệu ha (tăng 9,7%) Cũng trong khoảng thời gian này, dân số thế giới tăng tới 68% (từ 3.027 triệu dân năm 1965 lên 5.100 triệu dân năm 1990) Điều này dẫn đến bình quân diện tích canh tác trên đầu người giảm từ 4.560m2 năm 1965 xuống 2.960m2 năm

1990 Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, dự kiến đến năm 2025 bình quân

đất canh tác trên đầu người giảm chỉ còn 1.990m2/người [29]

Đầu thập kỷ 70, với việc đưa thêm một số cây trồng mới vào hệ thống canh tác đã tăng thêm được nhiều vụ Nhiều nước châu á đưa cây trồng cạn vào hệ thống canh tác lúa đã làm thay đổi phương thức độc canh lúa thường thiếu nước trong vụ xuân, chi phí tưới tiêu lớn [32] Sự thay đổi kiểu sử dụng

đất này đã làm thay đổi chế độ tưới, từ việc tưới cho ít vụ với ít loại cây trồng nay tưới cho nhiều vụ và nhiều loại cây trồng khác nhau

Nghiên cứu thay đổi sử dụng đất ở Nhật Bản từ năm 1995 - 2000 cho thấy: nhóm nông dân với diện tích trang trại từ 10ha đến 15ha năm 1995 có 1.000 hộ, đến năm 2000 tăng lên đến 2.000 hộ Nhóm nông dân có diện tích lớn này có xu hướng đa dạng hoá cây trồng với cây trồng chính là lúa gạo và chăn nuôi bò sữa Cũng trong thời gian này, nhóm hộ có diện tích từ 1ha đến 3ha giảm xuống [43] Đây là điều kiện tốt để người dân áp dụng các tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất, nhất là tiến bộ tưới

Trang 11

Thay đổi sử dụng đất của các nước trên thế giới từ năm 1980 đến năm

Hình 1 Diện tích đất canh tác trên đầu người ở các nước trên thế giới

Nguồn: World Bank [44]

Sử dụng đất trên thế giới từ năm 1980 đến 1997 rất biến động Đa số các nước châu á diện tích cây trồng có xu hướng tăng, các nước châu Âu diện tích cây trồng lại có xu hướng giảm Tuy nhiên diện tích cây trồng được tưới lại tăng lên ở hầu hết các nước Hình 1 cho thấy diện tích đất canh tác trên đầu người đều giảm ở các nước, nếu so với nhiều nước khác thì diện tích

đất canh tác trên đầu người của Việt Nam là rất nhỏ (0,08ha/người năm 1997), trong khi đó ở Mỹ là 0,67ha/người năm 1997, Israel là 0,60ha/người năm 1997 Chính điều này gây khó khăn cho công tác tưới tiêu cũng như áp dụng các tiến bộ tưới tiên tiến trong sản xuất

Trang 12

2.1.2 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam trước năm 1993

Những năm 80, cải cách đầu tiên về đất đai đã được thực hiện Năm

1980 chính phủ ban hành Quyết định 201/CP (ngày 01/07/1980) về việc:

“Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước” Đặc biệt ngày 10/11/1980 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua hiến pháp sửa đổi, quy định: "Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân" và "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung" [8]

Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống và nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo phát triển sản xuất Chỉ thị 100 - CT/TW (ngày 13/01/1981) ra đời dựa trên hợp đồng sản xuất giữa người nông dân và Nhà nước thông qua hợp tác xã Chỉ thị 100 khẳng định, quản lý đất đai luôn luôn nằm dưới sự kiểm tra của các hợp tác xã [5] Các thửa đất lớn được chia cho các hộ gia đình tuỳ theo chất lượng đất và số người lao động trong hộ nông nghiệp Các thửa đất được chia nhỏ để cho mỗi hộ có quyền sử dụng một số thửa đất rải rác trong các khu vực, 5% diện tích đất nông nghiệp của các xã

được chia trong một thời hạn nhất định, đất này thường gọi là đất 5% [2] Một thửa ruộng trước kia chỉ trồng một loại cây trồng trong cùng một thời

vụ, nay họ trồng nhiều loại cây trồng với nhiều thời vụ khác nhau, các cây trồng cạn được trồng ngay cạnh ruộng lúa nước Chính điều này đã làm thay

đổi đáng kể việc sử dụng nước tại mặt ruộng

Nghị quyết 10 năm 1988 (ngày 05/04/1988) xác nhận quyết tâm của Nhà nước trong việc làm cho người nông dân quay trở lại với mảnh đất bằng cách phân chia cho các hộ các thửa đất trong 5 năm tuỳ theo số người trong

hộ chứ không theo số lao động Các đội sản xuất không còn tồn tại và hộ gia

đình thêm một lần nữa được coi là một đơn vị sản xuất cơ bản tự đưa ra các sáng kiến, quyết định trong quá trình sản xuất, họ phải trả tiền thuế (10% sản

Trang 13

lượng) và tôn trọng quy chế đất đai 10% đất công được chia lại, trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm Một loại đất thứ hai được chia cứ 3 hoặc 5 năm một lần tuỳ theo sức ép đất đai, loại 3 và loại 4 được chia vô thời hạn Các đất này thuộc về Nhà nước, được chính quyền địa phương quản lý và không thể

đem bán, đổi hoặc thuê một cách chính thức

Luật đất đai năm 1988 đánh dấu một sự thay đổi cơ bản trong quyền

đất đai, công nhận quyền sở hữu của việc sử dụng đất, đảm bảo an toàn cho người nông dân trong đầu tư về đất đai

Luật đất đai năm 1992 lại khẳng định thêm một lần nữa quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật [5]

Hình 2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 1940 - 1990 [3]

Tình hình sử dụng đất ở nước ta rất biến động, đặc biệt là giai đoạn

1940 - 1975 Từ năm 1975 đến nay, diện tích gieo trồng liên tục tăng, tuy vậy diện tích đất/đầu người luôn giảm (hình 2) Khi có sự biến động về sử dụng

đất đai thì sử dụng nước tưới cũng bị ảnh hưởng theo

Trang 14

2.1.3 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam từ 1993 đến nay

Luật đất đai năm 1993 là văn bản đầu tiên xác định đất đai có giá, có thể chuyển dịch đất đai theo quy luật cung cầu, Nhà nước quản lý đất đai trên dạng động với tất cả các loại đất, luật xác nhận lại nguyên tắc cơ bản trên là

đảm bảo giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân [8]

Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, nông dân được giao quyền

sử dụng đất ổn định, lâu dài, người dân yên tâm, tích cực đầu tư cải tạo ruộng

đất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Do chủ trương giao đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng đất giao theo khoán 10, có tốt, có xấu, có xa, có gần dẫn

đến tình trạnh đất manh mún, phân tán đã làm tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư giống mới vào sản xuất

Bảng 1 Tình hình đất nông nghiệp và đất canh tác ở Việt Nam sau Nghị

Trang 15

Số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác ở nước ta vẫn tăng, hệ số sử dụng đất cũng tăng theo Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác trên nhân khẩu lại giảm (từ năm 1994 đến năm 2002: diện đất nông nghiệp/khẩu từ 1.014,0m2 giảm xuống 984,5m2 và đất canh tác/khẩu từ 752,0m2 xuống 686,5m2) Dự kiến

đến năm 2010 đất nông nghiệp cũng như đất canh tác sẽ tiếp tục giảm

Chủ trương dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún, từng bước xoá đói, giảm nghèo, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Như lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Mai ái Trực nói: "Không thể đưa nền nông nghiệp của nước ta đi lên sản xuất lớn, có sức cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nếu chúng vẫn tiếp tục giữ quy mô canh tác đất nông nghiệp quá nhỏ bé, manh mún của từng hộ nông dân như hiện nay" [18]

Theo bộ kế hoạch đầu tư, hiện nay cả nước có khoảng 100 triệu mảnh

đất nông nghiệp, mỗi hộ có trung bình từ 6 - 8 mảnh ruộng, cá biệt có hộ lên tới 20, 30 mảnh, điều này đã gây cản trở cho sản xuất và cơ giới hoá Cũng theo Bộ kế hoạch đầu tư, huyện Đan Phượng (Hà Tây) thực hiện dồn điền,

đổi thửa từ 77.321 thửa ruộng đã giảm xuống còn 37.474 thửa Ngay sau khi dồn điền đổi thửa Đan Phượng đã có 439 hộ phát triển kinh tế trang trại đạt

từ 40 - 50 triệu đồng/ha

Kết quả nghiên cứu ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) mỗi hộ có trung bình 14 mảnh ruộng, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) trung bình là 10,5 thửa, xã

Bố Hạ (Yên Thế) mỗi hộ có từ 9 - 10 thửa và phân bố trên 8 - 9 xứ đồng

Kết quả nghiên cứu tại Hà Nam cho thấy trước khi chuyển đổi ruộng

đất, bình quân mỗi hộ có 8,3 thửa ruộng, có hộ tới 30 mảnh, có thửa chỉ có 10m2 Sau khi chuyển đổi, bình quân mỗi hộ có 3,89 thửa ruộng giảm 4,41 thửa/hộ [34]

Trang 16

Theo Báo Nhân dân ngày 25/4/2003, xã Thanh Văn (Thanh Oai, tỉnh

Hà Tây), mặc dù có tiềm năng đất lớn, nhưng ruộng đất manh mún, năm

1992 trung bình mỗi hộ trong xã có 17 thửa ruộng, có hộ lên tới 27 thửa, cho

đến năm 2002 mỗi hộ trung bình vẫn còn 10 thửa Đến năm 2003 thực hiện

chủ trương dồn điền đổi thửa, bình quân mỗi hộ chỉ còn 1,6 thửa [35]

Báo cáo tại Hội nghị chuyên đề về dồn điền đổi thửa tháng 8 năm 1998

cho thấy: tại Hà Nội, tình trạng manh mún ruộng đất cũng tương tự như các

địa phương khác, trung bình mỗi hộ có 8 - 9 thửa ruộng, cá biệt có hộ số thửa

lớn hơn 30, diện tích trung bình mỗi thửa là 200m2 Tại Hà Tây bình quân

8 - 30 thửa/hộ, bình quân mỗi thửa là 144m2 [19]

Vĩnh Bảo là huyện có tỷ lệ ruộng đất manh mún cao nhất thành phố

Hải Phòng với mức bình quân 8,5 thửa/hộ, thậm chí có xã lên tới 18 thửa/hộ,

bình quân 30m2/thửa Sau khi dồn điền đổi thửa trung bình chỉ còn 4,9

mảnh/hộ và 43% số hộ có từ 1 - 5 thửa [15]

Hải Dương, trước năm 2004 toàn tỉnh có gần 3 triệu thửa ruộng, sau

khi chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn tỉnh Hải Dương chỉ còn 1 triệu

400 ngàn thửa Diện tích thửa ruộng tăng gấp đôi (bình quân tăng từ 255m2

lên 537m2) Bình quân số thửa giảm từ 8,3 thửa/hộ xuống còn 3,7 thửa/hộ [17]

Bảng 2 Tình trạng manh mún ruộng đất ở một số địa phương đồng bằng

Trang 17

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bình [4] và cộng sự về tình trạng manh mún đất nông nghiệp ở một số địa phương được trình bày ở bảng 2

Như vậy, đất nông nghiệp manh mún là một thực trạng đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Điều này đã cản trở việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gây khó khăn cho việc tưới tiêu

2.2 Tổng quan tình hình quản lý và sử dụng nước tưới

Nước là nguồn tài nguyên không vô tận nhưng vô cùng quý giá cho sự sống trên trái đất Nước không chỉ là tài nguyên mà còn là một trong những thành phần môi trường để duy trì sự sống Nước là tư liệu sản xuất không thể thiếu được của mọi ngành kinh tế, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp

Theo tính toán cân bằng giữa cung và cầu về mùa kiệt trên cả nước và từng vùng thì sức ép thiếu nước ở ta hiện nay chưa có, nhưng đến năm 2010 nhiều vùng ở nước ta sẽ phải chịu sức ép về thiếu nước từ cao đến trung bình, nhất là vào các tháng mùa khô [13]

2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng nước trên thế giới

Nước bao phủ 75% bề mặt trái đất trong đó 97,5% là nước mặn, chỉ có 2,5% là nước ngọt Các mũ băng và sông băng giữ 75% lượng nước ngọt của thế giới Hầu hết lượng nước ngọt còn lại nằm trong các tầng nước ngầm sâu, hoặc bị giữ lại trong đất dưới dạng hơi nước hoặc đóng băng vĩnh viễn Chỉ có 0,3% lượng nước ngọt thế giới ở các sông và hồ Dưới 1% nước mặt hoặc nước ngầm của thế giới có thể khai thác được phục vụ con người trong mọi lĩnh vực Theo ước tính vào 2030, tưới nông nghiệp sẽ phải tăng thêm 14,17% mới nuôi

đủ số dân thế giới đang tăng Hiện tại có tới 60% lượng nước tưới nông nghiệp

bị thất thoát, lãng phí Nếu cải thiện được 10% hiệu suất tưới có thể tăng gấp

đôi nguồn cung cấp nước uống cho người nghèo [36]

Trang 18

ở châu Phi gần 200 triệu người đang đối mặt với tình trạng thiếu nước,

ước tính đến năm 2025 con số này tăng lên là 230 triệu người Liên hiệp quốc cho biết cuộc khủng hoảng nước của thế giới nghiêm trọng tới mức có thể phải mất 30 năm để xoá đói nghèo Mục tiêu giảm 50% tổng số người đói nghèo vào năm 2015 có thể không đạt được Vào năm 2020, lượng nước trung bình được cung cấp cho mỗi người sẽ chỉ bằng 1/3 so với hiện nay

Cùng với sự tăng về diện tích cây trồng thì diện tích được tưới cũng tăng theo, chỉ dưới 50% diện tích canh tác trên thế giới được tưới Quốc gia

có tỷ lệ diện tích canh tác được tưới cao nhất là Israel với 45,50%, nước có tỷ

lệ thấp nhất là Uganda với 0,10% Việt Nam là một trong những nước có diện tích canh tác được tưới khá (24,10%) năm 1981 tăng lên (31,00%) năm 1997,

điều này thể hiện các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam được đầu tư và khai thác một cách có hiệu quả Tỷ lệ diện tích canh tác được tưới ở các nước thể hiện ở hình 3

Hình 3 Tỷ lệ diện tích canh tác được tưới ở một số nước trên thế giới

Nguồn: World bank [44]

Trang 19

3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng nước tưới ở Việt Nam trước

năm 1993

Khả năng dẫn nước của kênh quyết định đến phương thức quản lý nước

và tiềm năng của thửa ruộng Các hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào thay

đổi của mực nước sông và các công trình thuỷ lợi, ngoài ra các ao, hồ tạo

thành một nguồn nước phụ hỗ trợ cho các thửa đất cao Nhờ kênh tưới tự

chảy hoặc tháo nước cho các thửa ruộng ở xa sông

Việc tưới trước đây theo truyền thống do cấp địa phương quản lý

Trước năm 1954, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm bảo dưỡng các

công trình thủy lợi Thời kỳ này tưới tiêu thường phụ thuộc vào mối quan hệ

giữa người dùng nước, các tranh chấp thường xảy ra ở nơi tát nước, vì thế các

thửa đất không được tưới từ các nguồn hợp lý nhất Việc cấp nước luân phiên

được tổ chức tuỳ theo quyền lợi và quan hệ giữa những người sử dụng nước

Vào cuối những năm 50 tập thể hoá đã phá vỡ cơ cấu xã hội và cơ chế

quản lý truyền thống với mục tiêu bảo đảm công bằng trong việc cấp nước

cho người nông dân Nhiều kênh mương được đào đắp Việc thành lập các

đội thuỷ lợi phục vụ cho các lô đất tập thể làm cho việc quản lý trở nên

không phù hợp Trách nhiệm phân phối nước nay lại thuộc về các dịch vụ

thuỷ lợi

Từ 1959 đến 1980, các trạm bơm nằm dưới sự quản lý của Nhà nước

Đầu mỗi mùa vụ, người phụ trách lên lịch bơm nước và bảo dưỡng máy móc,

huyện lập lịch gieo trồng Cao điểm về nhu cầu nước và sự không tuân thủ

các nguyên tắc làm giảm khả năng của các trạm bơm và kéo theo sự chậm trễ

trong việc phân phối nước

Năm 1976, các hợp tác xã hợp nhỏ lên hợp tác xã bậc cao, việc tập

trung quản lý nước được củng cố Huyện có trách nhiệm một phần trong việc

Trang 20

quản lý hành chính thuỷ lợi Các hợp tác xã cải tạo khả năng tưới bằng cách xây dựng và tăng thêm số lượng các trạm bơm địa phương

Năm 1981, Chỉ thị 100 - CT/TW khẳng định lại vị trí kinh tế hộ gia

đình Từ đó, do quan tâm đến kết quả canh tác, các hộ gia đình trở thành nhân tố chủ chốt trong việc tưới các thửa đất của họ mà thực sự không cần phối hợp với "đội thuỷ lợi" và đảm nhiệm công tác thuỷ lợi cấp xã Năm

1984, Nghị định 112/HĐBT [21] tách các dịch vụ thuỷ lợi khỏi các huyện Trong huyện có 2 cơ quan, một phòng thuỷ lợi do Nhà nước trợ cấp quản

lý và lập kế hoạch tu bổ đê điều và hai là các Công ty Thuỷ nông quản lý việc thu dẫn nước, tưới tiêu cho đất trực thuộc các trạm trung ương Các công ty này có trách nhiệm "đảm bảo sản xuất và phân phối nước, kiểm tra chất lượng nước, tham gia vào việc cải thiện và kiểm tra mạng lưới, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng với các cấp chính quyền khác nhau" Các công ty phải tự trang trải bằng cách thu thuỷ lợi phí từ các hợp tác xã Đặc biệt các công ty thuỷ nông được trợ cấp của Nhà nước trong trường hợp phải sửa chữa lớn và mất mùa do thời tiết gây ra Trên thực tế, các khoản trợ cấp được phân chia rộng rãi và tạo ra những hao tốn tài chính nên Nhà nước đã cắt giảm bớt một phần trợ cấp

Với việc cải cách tổ chức về thuỷ lợi năm 1984, Nhà nước giữ vai trò quan trọng và nhấn mạnh sự phân biệt giữa bảo vệ dân sự với bảo dưỡng đê

điều và sản xuất nước Thuỷ lợi phí do các hợp tác xã thu và được nộp trực tiếp cho các công ty thuỷ nông dựa trên cơ sở các hợp đồng nước giữa các hợp tác xã và các công ty Thuỷ lợi phí được nộp trực tiếp cho các công ty Các hợp tác xã hàng năm có những hợp đồng cung ứng nước với các công ty, dựa trên việc tính và trả thuỷ lợi phí, thuỷ lợi phí chiếm 3 đến 8% giá trị sản lượng của diện tích tưới, mức thuỷ lợi phí phải nộp do ủy ban Nhân dân thành phố (tỉnh) xác định Làm việc dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý Hợp tác

Trang 21

xã là các nhóm làm dịch vụ gồm những người dân trong các thôn xóm, tất cả tạo thành một hệ thống tổ chức phức tạp theo thứ bậc

Từ năm 1988, thuỷ lợi trở thành một khoản thuế phải nộp cho hợp tác xã, rồi hợp tác xã nộp cho các Công ty Với Nghị quyết 10, các hộ gia đình phải có trách nhiệm tưới các thửa đất mà họ được chia Việc chuyển giao trách nhiệm được khẳng định bằng sắc lệnh về khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi năm 1994 Những tồn tại về việc cấp kinh phí cho thuỷ lợi kéo theo những khó khăn trong việc thu thuế, và tăng thêm thuế Những khó khăn trong điều tiết nước của địa phương và trung ương làm phức tạp thêm vấn đề quản lý Các hợp đồng giữa các Công ty và Hợp tác xã thường dựa trên các nhu cầu lý thuyết mà không dựa trên sử dụng nước thực tế Việc tăng giá điện kéo theo việc chi trả chậm thuỷ lợi phí khiến các công trình không được tu

bổ, nâng cấp do vậy không phát huy hết khả năng thiết kế

Bảng 3 Năng lực thiết kế và thực khai thác của các công trình thuỷ lợi

Trang 22

Như vậy so với năng lực thiết kế thì hầu hết các công trình thuỷ nông ở

cả 3 miền đều không phát huy hết công suất, tỷ lệ diện tích tưới trung bình cả

nước đạt 68,1%, Hà Nội có tỷ lệ diện tích tưới cao nhất cũng chỉ đạt 83,9%,

Nam Bộ thấp nhất là 47,4% (bảng 3) Điều này cho thấy thất thoát nước trong

nông nghiệp là rất lớn, nó làm tăng chi phí tưới của người dân và giảm hiệu

quả tưới của các công trình

Quan hệ tưới

Quan hệ kỹ thuật hành chính

Quan hệ chuyên môn Quan hệ hành chính

Ghi chú:

Hợp đồng tưới tiêu

Tổ Thuỷ nông

Đội sản xuất

Ruộng khoán

Đội thuỷ nôngTrạm bơm

Đội sản xuất Hợp tác xã

Gia đình

Thôn

XN thuỷ lợi Phòng thuỷ lợi

Sở thuỷ lợi

Huyện

Tỉnh

Bộ thuỷ lợi Trung ương

Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu thời kỳ

đầu khoán 10

Nguồn: Mai Văn Hai [16]

Trang 23

Sau khoán 10 chi phí thuỷ lợi được tính theo phương thức hạch toán kinh doanh theo diện tích canh tác được ký gồm tiền điện bơm nước, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc… bất kể mùa vụ được hay mất thì thuỷ lợi phí theo một giá cố định người nông dân phải trả

Trong sơ đồ 1 cho thấy tính phức tạp của điều hành và quản lý tưới tiêu Hợp tác xã có vai trò trung gian giữa các hộ nông dân và xí nghiệp thuỷ nông, tuy nhiên Hợp tác xã lại không thể hiện được vai trò và chức năng của mình, ảnh hưởng của Ban quản lý Hợp tác xã trong tưới tiêu giảm xuống, vai trò của đội trưởng sản xuất tăng lên, căn cứ yêu cầu cụ thể, đội trưởng sản xuất yêu cầu xã cho bơm nước, cuối vụ trưởng thôn là người thu thuỷ lợi phí

và thanh toán với xã

Tóm lại, sau khoán 10 đã có sự thay đổi lớn trong quản lý và sử dụng nước tưới đối với người dân, từ chỗ hộ gia đình nông dân đứng ngoài hệ thống thuỷ nông nay với tư cách là đơn vị sản xuất độc lập, mỗi hộ gia đình phải tự lo lấy cầy bừa, giống, phân… họ còn phải trực tiếp tham gia tưới tiêu cho cây trồng trên mảnh ruộng của mình Người nông dân là nhân vật chính trong việc sử dụng nước và dịch vụ tưới nông nghiệp

2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng nước ở Việt Nam sau năm 1993

Việc quản lý tài nguyên nước phụ thuộc vào Luật Đất đai, Luật Môi trường và Luật Tài nguyên nước Đặc biệt Luật Đất đai năm 1993 bao hàm việc chuyển giao trách nhiệm quản lý đến tận các đơn vị sản xuất và tách biệt giữa quản lý đô thị và quản lý nông thôn

Quyết định về việc khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi năm

1994, nhấn mạnh về việc cấp tài chính của Nhà nước phải "đảm bảo quyền của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc góp vốn, nghiên cứu khoa học và công nghệ đối với việc quy hoạch, tu bổ,

Trang 24

khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi" Nhà nước xác định bốn điều cơ bản đối với việc cải cách thể chế trong việc quản lý nước: phi tập trung hoá, tư nhân hoá, tự chủ về tài chính và sự tham gia của nông dân Luật về tài nguyên nước do Quốc hội thông qua năm 1995 xác định 3 mục tiêu chính: sử dụng hợp lý, phòng ngừa và bảo vệ chống lại những nguy hại ảnh hưởng đến tài nguyên và dự báo về ô nhiễm

Để trợ giúp cho nông nghiệp lúa nước, việc quản lý nước rất phức tạp Mạng lưới thuỷ lợi chính gồm các kênh cấp I, cấp nước cho các khu chứa cấp thấp với diện tích rộng hơn, các kênh cấp II do các huyện quản lý, các kênh cấp dưới nữa do các xã, các thôn làng và nông dân quản lý Chúng hợp thành những mạng lưới gọi là "thứ cấp"

Hiện nay, ngành thuỷ lợi đã có hệ thống công trình với thiết kế tưới cho 6 triệu ha lúa (80% diện tích lúa), 1 triệu ha hoa màu và cây công nghiệp, ngăn mặn cho 700 ngàn ha [6] Tuy nhiên, công tác tổ chức và quản

lý các công trình thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, khi các công ty thuỷ nông chuyển sang cơ chế hạch toán trong khi vai trò của chính quyền cấp huyện, cấp xã, cấp thôn và ban quản lý hợp tác xã đối với vấn đề này còn mờ nhạt Các Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thuỷ nông nặng về khai thác mà chưa quan tâm đến duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp công trình

So với thời kỳ đầu khoán 10, tổ chức và quản lý thuỷ nông hiện nay có

sự thay đổi rõ rệt Hợp đồng tưới tiêu được ký trực tiếp giữa Xí nghiệp Thuỷ nông và các Hợp tác xã, vai trò của đội thuỷ nông tăng lên

Sơ đồ 2 cho thấy vai trò của người dân có thay đổi lớn so với thời kỳ

đầu khoán 10 Những cải cách hành chính đã tạo điều kiện cho người dân tham gia quản lý xã hội, trong đó có các công trình thuỷ lợi Người dân tham gia trực tiếp quản lý các công trình thuỷ nông, một số các công trình thuỷ nông ở nhiều địa phương đã chuyển giao cho hội những người dùng nước

Trang 25

Quan hệ chuyên môn Quan hệ hành chính

Ghi chú:

Hợp đồng tưới tiêu (thuỷ

Ruộng khoán

Đội thuỷ nôngTrạm bơm

Sở thuỷ lợi

Huyện

Tỉnh

Bộ thuỷ lợi

Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu hiện nay

Nguồn: Mai Văn Hai [16]

Theo Chỉ thị 112 - HĐBT ngày 25 tháng 8 năm 1984 thuỷ lợi phí đến nay vẫn không thay đổi, điều này không phù hợp với điều kiện hiện tại Nợ

đọng thuỷ lợi phí đang là vấn đề lớn ở nhiều công trình thuỷ lợi, năm 1984

Trang 26

thu thuỷ lợi phí trên cả nước là 141.000 tấn thóc và năm 1992 là 230.000 tấn

thóc so với mục tiêu đề ra là thu 400.000 tấn thóc trên 4 triệu ha đất được

tưới [30] Theo Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đông Anh, tính

đến tháng 1 năm 2003 thuỷ lợi phí năm 2002 còn tồn đọng 643.932.870đ,

chiếm 10 - 19% Nếu cân đối giữa thu và chi năm 2002 thì Công ty lỗ

3.496.472.000 đồng [28] Đây chính là nguyên nhân khiến các công trình

thuỷ lợi không được tu bổ, nâng cấp thường xuyên Do vậy, các công trình

không phát huy hết năng lực thiết kế, làm tăng tổn thất nước trên đường

truyền dẫn nước, giảm đáng kể diện tích tưới tự chảy, giảm hiệu quả tưới,

tăng chi phí tưới của người dân

Hiện nay các công trình kênh mương chưa thực hiện công tác bảo

dưỡng thường xuyên nên tình trạng ách tắc, các chướng ngại vật cản trở dòng

chảy Do vậy hệ số dẫn nước của kênh không cao, nghiên cứu hệ thống tưới

huyện Gia Lâm, tác giả Nguyễn Văn Dung (1995) [11] cho biết hệ số dẫn

nước của kênh chính vụ mùa thay đổi từ 0,5 - 0,85 phụ thuộc vào vị trí của

kênh, còn đối với các công trình trên mặt ruộng chỉ đạt 0,61 - 0,85 tuỳ thuộc

chất lượng bờ ruộng tốt hay xấu

Theo Nguyễn Văn Dung (1993) [12] hệ thống tưới La Khê diện tích

được tưới đã giảm từ 6.730 ha (1983) xuống 5.600 (1998) Còn theo Nguyễn

Xuân Tiệp (2000) [42] hầu hết các công trình thuỷ lợi chỉ cung cấp đủ nước

tưới cho 50 - 60% so với diện tích thiết kế Nguyên nhân là do quản lý yếu

kém của các Công ty Thuỷ nông, cộng thêm sự xuống cấp của các công trình này

Tài nguyên nước của nước ta không nhiều, lại phân bố không đều giữa

các tháng trong năm và giữa các vùng Việc khai thác tài nguyên nước, nhất

là phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp là vấn đề lớn cần được quan tâm nghiên cứu khi mà phương thức sử dụng đất thay đổi

Trang 27

2.3 Các phương pháp tưới

Lựa chọn một phương pháp tưới, người nông dân phải biết ưu nhược

điểm của từng phương pháp, sự giống và khác nhau của từng phương pháp

Họ phải biết phương pháp nào thích hợp nhất trong điều kiện cụ thể của địa

phương mình Trong nhiều trường hợp, thật không đơn giản để có những giải

pháp tốt nhất, tất cả các phương pháp đều có những điểm lợi và điểm bất lợi

Sự thử nghiệm nhiều phương pháp trong điều kiện của địa phương là giải

pháp tốt nhất để lựa chọn phương pháp tưới tối ưu Thông thường, việc lựa

chọn các phương pháp tưới thích hợp phụ thuộc chính vào nhiều nhân tố như

điều kiện tự nhiên, loại cây trồng, độ sâu tầng rễ cây trồng, các kỹ thuật áp

dụng, yêu cầu lao động

* Điệu kiện tự nhiên

Loại đất: đối với đất cát khả năng giữ nước kém, đất này cần được

bổ sung nước thường xuyên, đặc biệt trong trường hợp đất hạn, nên tưới

phun hay tưới nhỏ giọt thích hợp hơn là tưới bề mặt Đất nhiều mùn hoặc

đất nhiều sét, tất cả các phương pháp tưới đều có thể được sử dụng, tuy

nhiên tưới mặt thường thông dụng hơn, đất sét lý tưởng nhất là tưới mặt đất

Độ dốc: tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt thích hợp nhất với loại đất gồ ghề

không bằng phẳng Đối với đất lúa nước, đắp bờ là giải pháp tốt nhất nếu đất

có độ dốc Bề mặt tưới cũng ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng các biện pháp

tưới, khi bề mặt tưới không bằng phẳng, tưới phun là biện pháp tốt nhất

Khí hậu: hướng gió có ảnh hưởng đến những hạt bụi của phương pháp

tưới phun Trong trường hợp nặng gió, tưới phun, tưới mặt hoặc tưới nhỏ giọt

đều thích hợp Những diện tích cần tưới bổ sung, phương pháp tưới phun

hoặc tưới nhỏ giọt tỏ ra thích hợp hơn cả [39]

Trang 28

* Loại cây trồng

Nhu cầu nước của mỗi loại cây trồng là rất khác nhau, ngay đối với

một loại cây trồng, ở những giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây, nhu

cầu nước cũng rất khác nhau

Cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm được là nhờ có

nước Nếu nước được cung cấp đủ thì cây phát triển tốt, cho năng suất cao và

chất lượng tốt, ngược lại nước tưới thiếu hoặc thừa cây trồng phát triển kém,

năng suất và phẩm chất giảm Số liệu bảng 4 cho thấy nhu cầu nước của đa số

cây lương thực và cây thực phẩm giao động trong khoảng từ 1.000 - 1.800m3/ha, lúa là cây trồng nước nên đòi hỏi lượng nước tương đối

lớn 5.084,8 - 5.705,1m3/ha đối với lúa xuân và 5.211,7 - 6838,6m3/ha đối với

lúa mùa, nhu cầu nước của cây công nghiệp lớn hơn so với cây thực phẩm, cụ

thể đối với chè từ 3.000 - 3.600m3/ha

Bảng 4 Nhu cầu nước của một số cây trồng cạn

STT Loại cây trồng Lượng nước cần (m3/ha)

Trang 29

Việc tưới cho cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tưới phải đúng lúc, đủ lượng, cần nhiều tưới nhiều, cần ít tưới ít

- Lựa chọn đúng công cụ tưới, phương pháp tưới, tiết kiệm nước tưới

- Tưới nước giúp đất trồng tốt lên

Lúa thuộc loại cây trồng nước nên chế độ tưới ngập là thích hợp nhất Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện tưới ngập nước, khả năng hút dinh dưỡng của lúa tốt nhất và năng suất cao hơn hẳn so với điều kiện đất khô hoặc ẩm ướt

Theo Dedatta (1973) [40] ruộng lúa yêu cầu duy trì độ sâu lớp nước trên mặt ruộng từ 5cm đến 7cm là phù hợp cho hầu hết các loại đất, nó có tác dụng diệt cỏ, giảm sâu bệnh và tăng cường dinh dưỡng đất

Các cây trồng cạn có thể áp dụng nhiều biện pháp tưới, tuỳ theo loại cây trồng, tính chất đất và địa hình đất đai, chế độ tưới tốt nhất là tạo được độ

ẩm cho đất Đối với đa số cây rau màu, cây dược liệu, hoa cây cảnh… tưới rãnh thường phổ biến Cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm, tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun được áp dụng nhiều hơn cả

* Các phương pháp tưới

Tưới chảy: cho chảy một lớp nước mỏng trên mặt đất dốc, nước sẽ

chảy suốt thời gian cần làm nền đất thấm ướt đến độ sâu dự kiến Phương pháp này áp dụng với đất có độ nghiêng, việc tưới theo phương pháp này phụ thuộc vào tốc độ nước chảy và độ nghiêng của mặt đất

Tưới ngập: là phủ lên ruộng một lớp nước có chiều dầy nhất định,

nước được giữ lại trong ruộng Đối với phương pháp này có thể tưới ngập có thay nước hoặc không thay nước Đây là phương pháp áp dụng đối với đất có

độ phẳng khá (độ dốc < 2%), là phương pháp tưới tốt nhất cho lúa Ưu điểm của phương pháp này là điều hoà được nhiệt độ trong ruộng có lợi cho sinh

Trang 30

trưởng của cây nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao, giảm được sinh trưởng của cỏ dại, giảm được nồng độ các chất có hại trong đất Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm làm cho độ thoáng khí trong đất kém, hoạt động của

vi sinh vật yếu tưới ngập nhiều gây khó khăn cho cơ giới hoá các khâu sản xuất trên đồng ruộng

Tưới ngấm (tưới rãnh): nước được dẫn hay chứa trong lòng rãnh,

không tràn qua mặt luống Nước từ rãnh ngấm thẳng vào hai bên bờ luống

Đất nặng, chế độ thấm chậm hoặc đất để nước thấm xuống tầng sâu đều không có lợi nếu áp dụng phương pháp này Phương pháp tưới này thích hợp cho ngô, bông, mía, khoai lang, rau ưu điểm không làm đất bí, kết cấu đất

ít bị phá vỡ, đất ít xói mòn, dinh dưỡng ít bị rửa trôi

Bảng 5 Lựa chọn kiểu tưới dựa theo độ sâu tầng rễ cây trồng

Loại đất

Độ sâu tầng rễ

Độ sâu mực nước tưới (mm) Kiểu rãnh tưới

Trung bình 40-50 Rãnh cao, bờ trung

bình, vùng nhỏ Đất thịt

Sâu 50-60 Bờ cao, rãnh vừa

Nông 40-50 Rãnh cao, bờ trung

bình, vùng nhỏ Trung bình 50-60 Bờ cao, rãnh trung bình Đất sét

Nguồn: C.rouwer [39]

Trang 31

Tưới phun: là phương pháp phân bố nước lên mặt ruộng dưới dạng

mưa nhân tạo Là phương pháp tưới tiên tiến, có thể áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng Việc phân phối đều nước trên mặt ruộng không phụ thuộc vào chân đất, độ dốc… Do có tính ô xy hoá khử mạnh nên có thể dùng ngay nước

có lượng axit nhẹ để tưới mà các phương pháp khác không thể áp dụng Đây

là phương pháp tưới rất tiết kiệm nước, nếu tưới cho 1ha theo phương pháp này chỉ cần 250 - 300m3 nước nhưng phải mất tới 600m3 đối với phương pháp khác [26]

Tưới nhỏ giọt: là hình thức tưới mà vòi lắp trên dây tưới (ống tưới),

từng giọt nước được phân bố chậm và đồng đều cho vùng đất xung quanh bộ

rễ cây Do lưu lượng giọt nước nhỏ, ngấm dần vào vùng rễ cây, vùng đất dưới vòi tưới được bão hoà Đây là phương pháp tưới khoa học, kinh tế do tiết kiệm nước rất phù hợp đối với những vùng thiếu nước

2.4 Một số hình thức quản lý nước trong nông nghiệp

2.4.1 Nông dân tham gia quản lý thủy nông (PIM - Participatory Irrigation management)

Trong chương trình PIM vai trò của người dân trong quản lý các công trình thuỷ lợi được khẳng định hay nói cách khác có sự chia sẻ của người dân trong lĩnh vực này

Thực tế khẳng định, nông dân có thể tham gia quản lý các hệ thống có quy mô lớn, hiện đại nếu được hỗ trợ kỹ thuật và được khuyến khích Các nghiên cứu ở nhiều nước và cả ở nước ta cho thấy hệ thống thuỷ lợi do cơ quan Nhà nước quản lý và vận hành thường trong tình trạng bảo dưỡng kém

và cơ sở hạ tầng xuống cấp nhanh chóng nếu như thiếu vai trò của người dân tham gia

Trang 32

* Chuyển giao quản lý tưới ở một số nước trên thế giới

Tại Mexico: đầu những năm 80, do cuộc khủng hoảng tài chính đã tác

động đến hệ thống thuỷ lợi dẫn đến sự xuống cấp của các hệ thống và bảo dưỡng kém đối với các kênh tưới, tiêu Trước thực trạng đó đòi hỏi phải có sự

điều chỉnh về cơ cấu, thúc đẩy cải cách ngành thuỷ nông Một trong cải cách quan trọng là chuyển giao trách nhiệm quản lý các hệ thống thuỷ nông lớn từ Chính phủ sang các Hội dùng nước

Năm 1995, khoảng 2/3 tổng diện tích nông nghiệp với 3,2 triệu ha có

80 hệ thống đã được chuyển giao cho 316 Hội dùng nước [31] Hội dùng nước là tổ chức tự chủ về tài chính, tự trả tiền nước, trang trải cho vận hành, bảo dưỡng và quản lý công trình Thông qua chính sách khuyến khích cùng với các quy chế có sự chỉ đạo chặt chẽ Chính sách khuyến khích chính là sự giao quyền sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật từ cơ quan quản lý cho nông dân tự quản lý điều hành, phân phối nước, tu sửa kênh mương, thuê cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu Các kênh mương được quyền sở hữu có thời hạn chuyển giao trong vòng 20 năm Chính phủ đã có những quy chế chặt chẽ cho việc chuyển giao này, nông dân đã thích nghi dần trong việc nắm quyền quản lý

và đã nhận ra rằng cơ cấu quản lý mới đã đem lại hiệu quả cho họ Đây là giải pháp tích cực đối với cả chính phủ và nông dân Các hệ thống lớn có diện tích vào khoảng 100.000 ha được chia thành từng đơn vị quản lý (trạm) quản

ý theo tuyến kênh với quy mô diện tích 5.000 - 20.000 ha Mỗi đơn vị quản

lý có 1.000 - 4.000 nông dân Họ tự cử ra ban quản lý cùng với một số cán bộ

kỹ thuật Ban quản lý có nhiệm kỳ 2 năm, cơ cấu tổ chức cơ bản được đề ra trong Luật nước năm 1992

Mối quan hệ giữa Hội dùng nước và cơ quan quản lý thuỷ nông của Nhà nước thông qua hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm cấp nước tạo nguồn

đến công trình đầu mối của hội những người dùng nước

Trang 33

Tại Turkey: đã áp dụng một chính sách tương tự trong chuyển giao

quản lý Năm 1993 hơn một nửa số công trình do chính phủ quản lý đã được chuyển giao cho hội những người dùng nước, trong vòng 3 năm Các hội những người dùng nước được cung cấp nước từ cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi của Nhà nước, tổng lượng nước được tính sau công trình đầu mối, hoặc từ sau các kênh trong hệ thống lớn, từ điểm giao nước này (sau công trình đầu mối hay hệ thống lớn), nông dân tự quản lý hệ thống của mình Họ không phải trả thuỷ lợi phí cho Chính phủ và được nhận sự trợ giúp kỹ thuật

và tài chính trong việc duy tu bảo dưỡng các kênh cấp 2, đây là trường hợp chuyển giao quản lý thực sự nhưng Nhà nước vẫn tiếp tục trợ cấp và hướng dẫn quản lý [31]

Tại Indonesia: Nước được coi là một tiểu ngành công nghiệp, đóng

vai trò chiến lược trong việc nâng cao an ninh lương thực quốc gia Với mục tiêu cung cấp đủ lương thực đặc biệt là lúa gạo, chính phủ đã đưa ra chính sách "duy tu và vận hành tưới" nhằm khuyến khích thực hiện công tác quản

lý hữu hiệu đối với các hệ thống tưới sẵn có, với sự tham gia chủ động của người sử dụng Trên cơ sở chuyển giao trách nhiệm quản lý hệ thống tưới áp dụng đối với các hệ thống có khu vực cung cấp dịch vụ nhỏ hơn 500 ha cho hội những người dùng nước [31]

Tại Nepal: Hơn một thập kỷ qua, trên nguyên tắc Nhà nước và nhân

dân cùng tham gia quản lý tưới Các chương trình chuyển giao quản lý tưới hay quản lý có sự tham gia của người dân đã thực hiện trên nhiều hệ thống tưới, thông qua đó cải thiện hoạt động của hệ thống tưới và giảm vai trò của nhà nước trong vận hành và bảo dưỡng hệ thống

Cuối thập kỷ 80, Cục Thuỷ nông đã thực hiện chính sách chuyển quyền quản lý các hệ thống thuỷ nông công cộng cho hội những người dùng nước thông qua các chương trình nông dân tham gia quản lý và chuyển giao

Trang 34

quyền quản lý [31] Chương trình chuyển giao quyền quản lý tưới được thiết

kế và thực hiện nhằm tăng năng lực của hệ thống tưới, quản lý tốt hơn nguồn nước, giảm gánh nặng tài chính cho Chính phủ

Các bước tiến hành như sau: (1) thành lập các hội những người dùng nước, (2) cải tạo và phục hồi hệ thống, (3) thành lập các hệ thống phân phối nước theo chức năng để tạo ra doanh thu đủ để bù đắp chi phí cải tạo, vận hành và duy tu, (4) chuyển giao quyền điều hành và quản lý hệ thống tưới từ chính phủ sang hội dùng nước bằng bầu cử dân chủ, (5) hỗ trợ kỹ thuật cho hội dùng nước và nông dân

Tại France: lịch sử quản lý tưới ở Pháp nhấn mạnh đến hiệu quả của

các giải pháp như Công ty liên doanh giữa nhà nước và tư nhân liên kết với chính phủ thông qua các hợp đồng chuyển nhượng Trên cơ sở liên kết giữa nhu cầu và quản lý tài nguyên cùng với việc xây dựng các hồ chứa mới cần thiết trong tương lai

Các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Argentina, Colobia, Philippin, Trung Quốc, ấn Độ, Lào đều thực hiện việc chuyển giao với chính sách riêng phát sinh trong các điều kiện cụ thể của từng nước và đã thu được những kết quả nhất định [31]

* Chuyển giao quản lý tưới ở Việt Nam

Trang 35

19/01/1996 và ban hành quy chế quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi

Nhà nước giao cho các hợp tác xã nông lâm nghiệp quản lý Việc chuyển

giao này phụ thuộc vào quy mô phục vụ, mức độ phức tạp về kỹ thuật của các

công trình:

Công trình tưới gọn cho 1 hợp tác xã được giao cho ban quản lý công

trình hợp tác xã; Các công trình tưới cho nhiều hợp tác xã được giao cho ban

quản lý công trình xã; Công trình tưới cho nhiều xã, thì giao cho ban quản lý

liên xã; Công trình tưới liên huyện, giao cho ban quản lý công trình liên huyện

Nhờ việc chuyển giao này, hầu hết các công trình thuỷ lợi đều được

quan tâm khai thác, hiệu quả tưới của các công trình tăng lên đáng khể Do

huy động được nhiều nguồn vốn nên công tác quản lý, duy tu được đẩy

mạnh, ý thức của người dân đối với các công trình thuỷ lợi được cải thiện

đáng kể, năng suất cây trồng tăng lên, tăng hệ số sử dụng đất [14]

Thừa Thiên Huế

ở Thừa Thiên Huế, khi các hợp tác xã kiểu cũ ngừng hoạt động,

hoặc hoạt động không hiệu quả thì công tác thuỷ nông ở địa phương bị sa

sút trầm trọng, nhiều công trình đã không có chủ quản lý, việc thu thuỷ

lợi phí gặp nhiều khó khăn, thu không đủ chi Các công trình kênh

mương bị hư hỏng, xuống cấp nhanh nhưng thiếu nguồn kinh phí để tu

sửa, nâng cấp Trước tình trạng đó, nhận thấy vai trò, khả năng, trách

nhiệm của người dân đối với quản lý hệ thống, năm 2002 Thừa Thiên

Huế đã giao quyền cho các Hợp tác xã quản lý những hệ thống công trình

thuỷ nông tưới gọn trong một hợp tác xã, hoặc có sự phối hợp giữa Công

ty Khai thác công trình thuỷ lợi với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hợp

tác xã dịch vụ nông nghiệp tổ chức các tổ dịch vụ trong đó có hội người

dùng nước [38]

Trang 36

Hội dùng nước bầu ra ban quản lý, thảo luận quy chế, điều lệ hoạt

động Ban quản lý nằm dưới sự chỉ đạo của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, ký hợp đồng với các hộ nông dân, lập kế hoạch tưới tiêu, thu thuỷ lợi phí, tổ chức tu bổ nâng cấp kênh mương từ tiền thuỷ lợi phí Do có sự chuyển giao này, các công trình thuỷ nông đều được tu sửa, nâng cấp Hợp tác xã Thuỷ Vân là một ví dụ, Hợp tác xã đã tu bổ và nâng cấp 2 trạm bơm Thanh Vân 1 và 2, kiên cố hoá được 300m kênh cấp 1 và 100% diện tích canh tác được tưới Nhân dân phấn khởi sản xuất, thuỷ lợi phí đóng đầy

đủ, kịp thời, không những thế họ còn đóng góp thêm kinh phí tu bổ, nâng cấp công trình thuỷ lợi

Nông dân tham gia quản lý thuỷ nông đã được thực hiện ở nhiều địa phương khác như Thái Nguyên, Lao Cai, Nghệ An và thu được những kết quả nhất định, góp phần tu bổ và nâng cấp các công trình, mở rộng diện tích tưới, nâng cao năng suất cây trồng

Như vậy, vai trò của nông dân trong việc quản lý thuỷ nông ngày càng

được khẳng định, hệ thống ở các mô hình nông dân tham gia quản lý đều phát huy được hiệu quả, kênh mương được nạo vét, tu bổ, nâng cấp, diện tích tưới tăng lên, thuỷ lợi phí đã được thu và sử dụng đúng mục đích

2.4.2 Công nghệ và kinh nghiệm tưới tiết kiệm nước ở các quốc gia trên thế giới

Kinh nghiệm tưới tiết kiệm nước ở Israel

Israel là một trong những quốc gia nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều công nghệ tưới tiết kiệm trên thế giới

Trong thập kỷ 70, khoảng 40% diện tích trồng bông của Israel được tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt Kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho phép chỉ tưới trong phạm vi bộ rễ khi đất khô nên rất tiết kiệm nước [27]

Trang 37

Một công nghệ khác được Israel áp dụng từ năm 1983 là tưới ngầm cục bộ, phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của tưới nhỏ giọt như chi phí cao, độ bền thấp và sử dụng nhiều sức lao động So với tưới nhỏ giọt cục bộ thì tưới ngầm cục bộ có tác dụng tăng năng suất cây trồng

Kinh nghiệm và thành tựu ở Mỹ

Trước năm 1950 Mỹ đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho nhiều cây trồng cạn khác nhau ở những vùng ven sông miền Nam của bang California Đến cuối năm 1984 có 34.800ha trên tổng số 45.400ha trồng mía

được tưới bằng phương pháp nhỏ giọt và năng suất mía tăng lên khoảng 22%

so với trước [27]

Đến năm 1965 hơn 600 ha cam quýt ở vùng ven sông đã được tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt Các hệ thống tưới nhỏ giọt thực hiện chế độ tưới trên cơ sở các số liệu đo từ đồng hồ đo áp lực hút nước của đất Tưới theo phương pháp này tiết kiệm tới 50% lượng nước so với phương pháp tưới phun mưa toàn bộ

Đầu những năm 80, nhiều thực nghiệm về tưới nhỏ giọt cho bông đã

được thực hiện ở California và Arizona, cho thấy tưới nhỏ giọt làm tăng năng suất bông một các đáng kể, giảm lượng nước và phân bón

Hiện nay tưới ngầm cục bộ ở Mỹ ngoài tự động điều chỉnh lượng nước tưới, hệ thống còn tự điều hoà lượng phân, lượng thuốc trừ sâu và các hoá chất khác

Kinh nghiệm và thành tựu ở úc

Trong tổng số 64.527ha diện tích trồng nho ở úc có tới 20.000ha được tưới theo công nghệ tiết kiệm nước, trong đó 5.853ha tưới bằng phương pháp nhỏ giọt Năm 1981 chỉ có 3% diện tích trồng nho được tưới theo phương

Trang 38

pháp nhỏ giọt, đến năm 1984 diện tích nho tưới theo phương pháp nhỏ giọt

đã tăng lên 11% [27]

Nghiên cứu tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam

Đối với Việt Nam công nghệ tưới tiết kiệm nước còn rất mới mẻ Từ năm 1993 công nghệ tưới tiết kiệm nước mới được nghiên cứu ở Việt Nam và chủ yếu thực nghiệm tại sản xuất

Kỹ thuật tưới nhỏ giọt đã được nông dân một số địa phương áp dụng trên đất cát và trên một số cây ăn quả là chính Hệ thống rất đơn giản gồm một bình lớn, nước được truyền trên hệ thống máng tre hoặc hệ thống ống dẫn tới gốc cây Tuy nhiên với hệ thống này cũng giúp tiết kiệm nước đáng

kể, giảm được nhân công tưới, cây trồng phát triển tốt nhờ giữ được ẩm nên cây hút dinh dưỡng tốt Đối với những vùng đất phèn hoặc mặn phương pháp tưới này còn có tác dụng làm giảm độ mặn, rửa phèn [37]

Phương pháp tưới nhỏ giọt cũng được áp dụng trên rau Theo TS Hồ Hữu An nhờ có công nghệ tưới nhỏ giọt mà cà chua có thể đạt 80 quả/cây, một số giống dưa chuột có thể đạt 4,5 - 8kg quả/cây, đặc biệt xà lách có thể trồng điều kiện mùa hè nắng nóng ưu điểm của phương pháp này là bệnh ở

rễ ít xảy ra, ít phải phun thuốc, đỡ tốn công, sản phẩm rau an toàn Theo tác giả triển vọng của công nghệ này là rất cao [1]

Như vậy so với các nước trên thế giới, công nghệ tưới tiết kiệm nước ở nước ta còn rất khiêm tốn, việc áp dụng công nghệ này trong xản xuất còn chưa phổ biến Nước ta mới tiến hành nghiên cứu từ năm 1990 trở lại đây và chỉ áp dụng trên một số loại cây trồng chính như cây ăn quả và rau Tuy nhiên bước đầu hệ thống tưới cũng đem lại hiệu quả rõ rệt, giảm được lượng nước tưới, công lao động, tăng đáng kể năng suất cây trồng

Trang 39

3 Đối tượng, Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tiến hành tại vùng trồng rau thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

3.2.2 Đánh giá hiện trạng kênh mương nội đồng và hệ số vận chuyển nước

3.2.3 Hiện trạng sử dụng nước tại mặt ruộng của một số cây trồng

3.2.4 Đề xuất giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng nước tưới

3.3 Phương pháp nghiên cứu

* Thu thập số liệu

Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan tại địa phương như Phòng Nông nghiệp, Trạm Thuỷ nông, Hợp tác xã Những số liệu trên phản

ánh tình hình chung của địa phương và hộ nông dân

Các tài liệu liên quan đến chính sách sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng nước của hệ thống từ trạm bơm đến ruộng của các hộ

* Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

Các kết quả nghiên cứu của đề tài được chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như các nông dân điển hình sản xuất giỏi để có

đề xuất sử dụng đất và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước

Trang 40

* Phương pháp kế thừa có chọn lọc:

Từ các kết quả nghiên cứu sẵn có liên quan đến đề tài đều được chúng tôi thu thập, tham khảo, lựa chọn theo yêu cầu của đề tài

* Xác định độ ẩm đất bằng phương pháp trọng lượng

* Đo lượng nước sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng (hình 4)

Hình 4 Đo lượng nước sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng

* Thí nghiệm tưới theo độ ẩm và kinh nghiệm của nông dân

(1) Tưới theo độ ẩm: độ ẩm đất được xác định theo phương pháp trọng lượng (7 ngày 1 lần), khi độ ẩm đất nhỏ hơn 70% độ ẩm tối đa đồng ruộng thì tiến hành tưới cho tới khi đất đạt độ ẩm tối đa đồng ruộng là ngừng tưới

(2) Tưới theo nông dân: hoàn toàn theo yêu cầu tưới của người dân

Ngày đăng: 04/08/2013, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Diện tích đất canh tác trên đầu ng−ời ở các n−ớc trên thế giới - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 1. Diện tích đất canh tác trên đầu ng−ời ở các n−ớc trên thế giới (Trang 11)
Hình 1. Diện tích đất canh tác trên đầu người ở các nước trên thế giới  Nguồn: World Bank [44] - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 1. Diện tích đất canh tác trên đầu người ở các nước trên thế giới Nguồn: World Bank [44] (Trang 11)
Hình 2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 194 0- 1990 [3] - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 194 0- 1990 [3] (Trang 13)
Hình 2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 1940 - 1990 [3] - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 1940 - 1990 [3] (Trang 13)
Hình 3. Tỷ lệ diện tích canh tác đ−ợc t−ới ở một sốn −ớc trên thế giới - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 3. Tỷ lệ diện tích canh tác đ−ợc t−ới ở một sốn −ớc trên thế giới (Trang 18)
Hình 3. Tỷ lệ diện tích canh tác đ−ợc t−ới ở một số n−ớc trên thế giới  Nguồn: World bank [44] - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 3. Tỷ lệ diện tích canh tác đ−ợc t−ới ở một số n−ớc trên thế giới Nguồn: World bank [44] (Trang 18)
Bảng 3. Năng lực thiết kế và thực khai thác của các công trình thuỷ lợi - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 3. Năng lực thiết kế và thực khai thác của các công trình thuỷ lợi (Trang 21)
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu thời kỳ - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu thời kỳ (Trang 22)
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu hiện nay  Nguồn: Mai Văn Hai [16] - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy thuỷ lợi và điều hành tưới tiêu hiện nay Nguồn: Mai Văn Hai [16] (Trang 25)
Bảng 5. Lựa chọn kiểu t−ới dựa theo độ sâu tầng rễ cây trồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 5. Lựa chọn kiểu t−ới dựa theo độ sâu tầng rễ cây trồng (Trang 30)
Bảng 5. Lựa chọn kiểu tưới dựa theo độ sâu tầng rễ cây trồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 5. Lựa chọn kiểu tưới dựa theo độ sâu tầng rễ cây trồng (Trang 30)
* Đo l−ợng n−ớc sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng (hình 4) - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
o l−ợng n−ớc sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng (hình 4) (Trang 40)
Hình 4. Đo lượng nước sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 4. Đo lượng nước sử dụng trực tiếp trên đồng ruộng (Trang 40)
Hình 5. Phân loại đất theo độ cao và thành phần cơ giới - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 5. Phân loại đất theo độ cao và thành phần cơ giới (Trang 45)
Hình 5. Phân loại đất theo độ cao và thành phần cơ giới - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 5. Phân loại đất theo độ cao và thành phần cơ giới (Trang 45)
Bảng 6. Đặc tính lý hoá học đất - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 6. Đặc tính lý hoá học đất (Trang 46)
Bảng 6. Đặc tính lý hoá học đất - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 6. Đặc tính lý hoá học đất (Trang 46)
Hình 6. Diễn biến l−ợng m−a và nhiệt độ trung bình năm vùng nghiên cứu - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 6. Diễn biến l−ợng m−a và nhiệt độ trung bình năm vùng nghiên cứu (Trang 47)
Hình 6. Diễn biến l−ợng m−a và nhiệt độ trung bình năm vùng nghiên cứu  Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội [23] [24] [25] - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 6. Diễn biến l−ợng m−a và nhiệt độ trung bình năm vùng nghiên cứu Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội [23] [24] [25] (Trang 47)
Hình 7. Đầm Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 7. Đầm Sơn Du (Trang 49)
Hình 7. Đầm Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 7. Đầm Sơn Du (Trang 49)
Hình 8. Trạm bơm thôn Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 8. Trạm bơm thôn Sơn Du (Trang 50)
Hình 8. Trạm bơm thôn Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 8. Trạm bơm thôn Sơn Du (Trang 50)
Hình 9. Diện tích lúa xuân và lúa mùa theo thời gian ở Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 9. Diện tích lúa xuân và lúa mùa theo thời gian ở Sơn Du (Trang 52)
Hình 9. Diện tích lúa xuân và lúa mùa theo thời gian ở Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 9. Diện tích lúa xuân và lúa mùa theo thời gian ở Sơn Du (Trang 52)
Hình 10. Số xứ đồng và số mảnh ruộng của các hộ tại Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 10. Số xứ đồng và số mảnh ruộng của các hộ tại Sơn Du (Trang 53)
Hình 10. Số xứ đồng và số mảnh ruộng của các hộ tại Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 10. Số xứ đồng và số mảnh ruộng của các hộ tại Sơn Du (Trang 53)
Hình 11. Lịch thời vụ cây trồng ở Sơn Du, Nguyên Khê, Đông Anh - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 11. Lịch thời vụ cây trồng ở Sơn Du, Nguyên Khê, Đông Anh (Trang 54)
Hình 11. Lịch thời vụ cây trồng ở Sơn Du, Nguyên Khê, Đông Anh - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 11. Lịch thời vụ cây trồng ở Sơn Du, Nguyên Khê, Đông Anh (Trang 54)
Hình 12. Sự đa dạng về cây trồng trên cùng xứ đồng Vụ Đông:   - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 12. Sự đa dạng về cây trồng trên cùng xứ đồng Vụ Đông: (Trang 55)
Hình 12. Sự đa dạng về cây trồng trên cùng xứ đồng  Vụ Đông: - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 12. Sự đa dạng về cây trồng trên cùng xứ đồng Vụ Đông: (Trang 55)
Hình 13. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ đông Vụ Xuân:  - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 13. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ đông Vụ Xuân: (Trang 56)
Hình 13. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ đông  Vô Xu©n: - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 13. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ đông Vô Xu©n: (Trang 56)
Hình 14. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Xuân Vụ Mùa:  - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 14. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Xuân Vụ Mùa: (Trang 57)
Hình 14. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Xuân  Vụ Mùa: - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 14. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Xuân Vụ Mùa: (Trang 57)
Hình 15. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Mùa Phân bố cây trồng  - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 15. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Mùa Phân bố cây trồng (Trang 58)
Hình 16. Số cây trồng phân bố trên cùng 1 xứ đồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 16. Số cây trồng phân bố trên cùng 1 xứ đồng (Trang 58)
Hình 16. Số cây trồng phân bố trên cùng 1 xứ đồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 16. Số cây trồng phân bố trên cùng 1 xứ đồng (Trang 58)
Hình 15. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Mùa  Phân bố cây trồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 15. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác vụ Mùa Phân bố cây trồng (Trang 58)
Hình 17. Cơ cấu cây trồng vụ xuân 2004 tại thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội  - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 17. Cơ cấu cây trồng vụ xuân 2004 tại thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 60)
Hình 17. Cơ cấu cây trồng vụ xuân 2004 tại thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê,  huyện Đông Anh, Hà Nội - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 17. Cơ cấu cây trồng vụ xuân 2004 tại thôn Sơn Du, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trang 60)
Hình 18. Hệ số sử dụng đất ở các xứ đồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 18. Hệ số sử dụng đất ở các xứ đồng (Trang 63)
Hình 18. Hệ số sử dụng đất ở các xứ đồng - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 18. Hệ số sử dụng đất ở các xứ đồng (Trang 63)
Sơ đồ 4. Hiện trạng kênh mương nội đồng tại Sơn Du - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Sơ đồ 4. Hiện trạng kênh mương nội đồng tại Sơn Du (Trang 66)
Bảng 8. Loại kênh, diện tích và tỷ lệ chiếm đất - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 8. Loại kênh, diện tích và tỷ lệ chiếm đất (Trang 67)
Bảng 8. Loại kênh, diện tích và tỷ lệ chiếm đất - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 8. Loại kênh, diện tích và tỷ lệ chiếm đất (Trang 67)
Hình 19. Kênh nội đồng với nhiều cửa lấy n−ớc - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 19. Kênh nội đồng với nhiều cửa lấy n−ớc (Trang 68)
Hình 19. Kênh nội đồng với nhiều cửa lấy nước - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 19. Kênh nội đồng với nhiều cửa lấy nước (Trang 68)
Hình 20. Hệ thống kênh dẫn không tốt - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 20. Hệ thống kênh dẫn không tốt (Trang 69)
Hình 21. Hệ thống kênh t−ới tiêu không đ−ợc tu bổ, nạo vét dọn cỏ - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 21. Hệ thống kênh t−ới tiêu không đ−ợc tu bổ, nạo vét dọn cỏ (Trang 70)
Hình 21. Hệ thống kênh t−ới tiêu không đ−ợc tu bổ, nạo vét dọn cỏ  Kênh tiêu: có tổng chiều dài 2.086m, diện tích là 0,88ha chiếm 0,98% - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 21. Hệ thống kênh t−ới tiêu không đ−ợc tu bổ, nạo vét dọn cỏ Kênh tiêu: có tổng chiều dài 2.086m, diện tích là 0,88ha chiếm 0,98% (Trang 70)
Hình 22. Ph−ơng pháp t−ới rãnh của ng−ời dân - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 22. Ph−ơng pháp t−ới rãnh của ng−ời dân (Trang 73)
Hình 22. Ph−ơng pháp t−ới rãnh của ng−ời dân - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 22. Ph−ơng pháp t−ới rãnh của ng−ời dân (Trang 73)
Bảng 11. L−ợng n−ớc t−ới trong 3 vụ - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 11. L−ợng n−ớc t−ới trong 3 vụ (Trang 74)
Hình 23. Khó khăn trong vấn đề t−ới - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 23. Khó khăn trong vấn đề t−ới (Trang 77)
Hình 23. Khó khăn trong vấn đề tưới - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 23. Khó khăn trong vấn đề tưới (Trang 77)
Bảng 13. L−ợng n−ớc t−ới so với nhu cầu n−ớc ở một số công thức luân - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 13. L−ợng n−ớc t−ới so với nhu cầu n−ớc ở một số công thức luân (Trang 78)
Bảng 13. L−ợng n−ớc t−ới so với nhu cầu n−ớc ở một số công thức luân  canh - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Bảng 13. L−ợng n−ớc t−ới so với nhu cầu n−ớc ở một số công thức luân canh (Trang 78)
Hình 24. Thí nghiệm t−ới theo độ ẩm và theo ph−ơng pháp nông dân - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 24. Thí nghiệm t−ới theo độ ẩm và theo ph−ơng pháp nông dân (Trang 80)
Hình 24. Thí nghiệm tưới theo độ ẩm và theo phương pháp nông dân - Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội
Hình 24. Thí nghiệm tưới theo độ ẩm và theo phương pháp nông dân (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w