Nông dân tham gia quản lý thủy nông (PIM Participatory Irrigation

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 31 - 39)

2. Tổng quan tài liệu

2.4.1. Nông dân tham gia quản lý thủy nông (PIM Participatory Irrigation

Irrigation management)

Trong ch−ơng trình PIM vai trò của ng−ời dân trong quản lý các công trình thuỷ lợi đ−ợc khẳng định hay nói cách khác có sự chia sẻ của ng−ời dân trong lĩnh vực này.

Thực tế khẳng định, nông dân có thể tham gia quản lý các hệ thống có quy mô lớn, hiện đại nếu đ−ợc hỗ trợ kỹ thuật và đ−ợc khuyến khích. Các nghiên cứu ở nhiều n−ớc và cả ở n−ớc ta cho thấy hệ thống thuỷ lợi do cơ quan Nhà n−ớc quản lý và vận hành th−ờng trong tình trạng bảo d−ỡng kém và cơ sở hạ tầng xuống cấp nhanh chóng nếu nh− thiếu vai trò của ng−ời dân tham gia.

* Chuyển giao quản lý tới ở một số nớc trên thế giới

Tại Mexico: đầu những năm 80, do cuộc khủng hoảng tài chính đã tác

động đến hệ thống thuỷ lợi dẫn đến sự xuống cấp của các hệ thống và bảo d−ỡng kém đối với các kênh t−ới, tiêu. Tr−ớc thực trạng đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về cơ cấu, thúc đẩy cải cách ngành thuỷ nông. Một trong cải cách quan trọng là chuyển giao trách nhiệm quản lý các hệ thống thuỷ nông lớn từ Chính phủ sang các Hội dùng n−ớc.

Năm 1995, khoảng 2/3 tổng diện tích nông nghiệp với 3,2 triệu ha có 80 hệ thống đã đ−ợc chuyển giao cho 316 Hội dùng n−ớc [31]. Hội dùng n−ớc là tổ chức tự chủ về tài chính, tự trả tiền n−ớc, trang trải cho vận hành, bảo d−ỡng và quản lý công trình. Thông qua chính sách khuyến khích cùng với các quy chế có sự chỉ đạo chặt chẽ. Chính sách khuyến khích chính là sự giao quyền sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật từ cơ quan quản lý cho nông dân tự quản lý điều hành, phân phối n−ớc, tu sửa kênh m−ơng, thuê cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu. Các kênh m−ơng đ−ợc quyền sở hữu có thời hạn chuyển giao trong vòng 20 năm. Chính phủ đã có những quy chế chặt chẽ cho việc chuyển giao này, nông dân đã thích nghi dần trong việc nắm quyền quản lý và đã nhận ra rằng cơ cấu quản lý mới đã đem lại hiệu quả cho họ. Đây là giải pháp tích cực đối với cả chính phủ và nông dân. Các hệ thống lớn có diện tích vào khoảng 100.000 ha đ−ợc chia thành từng đơn vị quản lý (trạm) quản ý theo tuyến kênh với quy mô diện tích 5.000 - 20.000 ha. Mỗi đơn vị quản lý có 1.000 - 4.000 nông dân. Họ tự cử ra ban quản lý cùng với một số cán bộ kỹ thuật. Ban quản lý có nhiệm kỳ 2 năm, cơ cấu tổ chức cơ bản đ−ợc đề ra trong Luật n−ớc năm 1992.

Mối quan hệ giữa Hội dùng n−ớc và cơ quan quản lý thuỷ nông của Nhà n−ớc thông qua hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm cấp n−ớc tạo nguồn đến công trình đầu mối của hội những ng−ời dùng n−ớc.

Tại Turkey: đã áp dụng một chính sách t−ơng tự trong chuyển giao quản lý. Năm 1993 hơn một nửa số công trình do chính phủ quản lý đã đ−ợc chuyển giao cho hội những ng−ời dùng n−ớc, trong vòng 3 năm. Các hội những ng−ời dùng n−ớc đ−ợc cung cấp n−ớc từ cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi của Nhà n−ớc, tổng l−ợng n−ớc đ−ợc tính sau công trình đầu mối, hoặc từ sau các kênh trong hệ thống lớn, từ điểm giao n−ớc này (sau công trình đầu mối hay hệ thống lớn), nông dân tự quản lý hệ thống của mình. Họ không phải trả thuỷ lợi phí cho Chính phủ và đ−ợc nhận sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính trong việc duy tu bảo d−ỡng các kênh cấp 2, đây là tr−ờng hợp chuyển giao quản lý thực sự nh−ng Nhà n−ớc vẫn tiếp tục trợ cấp và h−ớng dẫn quản lý [31].

Tại Indonesia: N−ớc đ−ợc coi là một tiểu ngành công nghiệp, đóng

vai trò chiến l−ợc trong việc nâng cao an ninh l−ơng thực quốc gia. Với mục tiêu cung cấp đủ l−ơng thực đặc biệt là lúa gạo, chính phủ đã đ−a ra chính sách "duy tu và vận hành t−ới" nhằm khuyến khích thực hiện công tác quản lý hữu hiệu đối với các hệ thống t−ới sẵn có, với sự tham gia chủ động của ng−ời sử dụng. Trên cơ sở chuyển giao trách nhiệm quản lý hệ thống t−ới áp dụng đối với các hệ thống có khu vực cung cấp dịch vụ nhỏ hơn 500 ha cho hội những ng−ời dùng n−ớc [31].

Tại Nepal: Hơn một thập kỷ qua, trên nguyên tắc Nhà n−ớc và nhân

dân cùng tham gia quản lý t−ới. Các ch−ơng trình chuyển giao quản lý t−ới hay quản lý có sự tham gia của ng−ời dân đã thực hiện trên nhiều hệ thống t−ới, thông qua đó cải thiện hoạt động của hệ thống t−ới và giảm vai trò của nhà n−ớc trong vận hành và bảo d−ỡng hệ thống.

Cuối thập kỷ 80, Cục Thuỷ nông đã thực hiện chính sách chuyển quyền quản lý các hệ thống thuỷ nông công cộng cho hội những ng−ời dùng n−ớc thông qua các ch−ơng trình nông dân tham gia quản lý và chuyển giao

quyền quản lý [31]. Ch−ơng trình chuyển giao quyền quản lý t−ới đ−ợc thiết kế và thực hiện nhằm tăng năng lực của hệ thống t−ới, quản lý tốt hơn nguồn n−ớc, giảm gánh nặng tài chính cho Chính phủ.

Các b−ớc tiến hành nh− sau: (1) thành lập các hội những ng−ời dùng n−ớc, (2) cải tạo và phục hồi hệ thống, (3) thành lập các hệ thống phân phối n−ớc theo chức năng để tạo ra doanh thu đủ để bù đắp chi phí cải tạo, vận hành và duy tu, (4) chuyển giao quyền điều hành và quản lý hệ thống t−ới từ chính phủ sang hội dùng n−ớc bằng bầu cử dân chủ, (5) hỗ trợ kỹ thuật cho hội dùng n−ớc và nông dân.

Tại France: lịch sử quản lý t−ới ở Pháp nhấn mạnh đến hiệu quả của

các giải pháp nh− Công ty liên doanh giữa nhà n−ớc và t− nhân liên kết với chính phủ thông qua các hợp đồng chuyển nh−ợng. Trên cơ sở liên kết giữa nhu cầu và quản lý tài nguyên cùng với việc xây dựng các hồ chứa mới cần thiết trong t−ơng lai.

Các n−ớc khác nh− Mỹ, Nhật Bản, Argentina, Colobia, Philippin, Trung Quốc, ấn Độ, Lào... đều thực hiện việc chuyển giao với chính sách riêng phát sinh trong các điều kiện cụ thể của từng n−ớc và đã thu đ−ợc những kết quả nhất định [31].

* Chuyển giao quản lý tới ở Việt Nam

Tuyên Quang

Nông dân Việt Nam tham gia xây dựng quản lý các công trình thuỷ nông đ−ợc xem nh− là truyền thống gắn liền với nền văn minh lúa n−ớc.

Tuyên Quang là tỉnh đi đầu trong việc chuyển giao quản lý công trình thuỷ nông cho nông dân tham gia quản lý. Đứng tr−ớc thực tế kinh phí để duy tu bảo d−ỡng các công trình thuỷ nông không kịp thời, nên nhiều công trình thuỷ nông bị xuống cấp nặng nề, hệ thống t−ới chỉ phát huy đ−ợc 60% năng lực thiết kế. Tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định 142/QĐ-UB ngày

19/01/1996 và ban hành quy chế quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi Nhà n−ớc giao cho các hợp tác xã nông lâm nghiệp quản lý. Việc chuyển giao này phụ thuộc vào quy mô phục vụ, mức độ phức tạp về kỹ thuật của các công trình:

Công trình t−ới gọn cho 1 hợp tác xã đ−ợc giao cho ban quản lý công trình hợp tác xã; Các công trình t−ới cho nhiều hợp tác xã đ−ợc giao cho ban quản lý công trình xã; Công trình t−ới cho nhiều xã, thì giao cho ban quản lý

liên xã; Công trình t−ới liên huyện, giao cho ban quản lý công trình liên huyện.

Nhờ việc chuyển giao này, hầu hết các công trình thuỷ lợi đều đ−ợc quan tâm khai thác, hiệu quả t−ới của các công trình tăng lên đáng khể. Do huy động đ−ợc nhiều nguồn vốn nên công tác quản lý, duy tu đ−ợc đẩy mạnh, ý thức của ng−ời dân đối với các công trình thuỷ lợi đ−ợc cải thiện đáng kể, năng suất cây trồng tăng lên, tăng hệ số sử dụng đất [14].

Thừa Thiên Huế

ở Thừa Thiên Huế, khi các hợp tác xã kiểu cũ ngừng hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả thì công tác thuỷ nông ở địa ph−ơng bị sa sút trầm trọng, nhiều công trình đã không có chủ quản lý, việc thu thuỷ lợi phí gặp nhiều khó khăn, thu không đủ chi. Các công trình kênh m−ơng bị h− hỏng, xuống cấp nhanh nh−ng thiếu nguồn kinh phí để tu sửa, nâng cấp. Tr−ớc tình trạng đó, nhận thấy vai trò, khả năng, trách nhiệm của ng−ời dân đối với quản lý hệ thống, năm 2002 Thừa Thiên Huế đã giao quyền cho các Hợp tác xã quản lý những hệ thống công trình thuỷ nông t−ới gọn trong một hợp tác xã, hoặc có sự phối hợp giữa Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổ chức các tổ dịch vụ trong đó có hội ng−ời dùng n−ớc [38].

Hội dùng n−ớc bầu ra ban quản lý, thảo luận quy chế, điều lệ hoạt động... Ban quản lý nằm d−ới sự chỉ đạo của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, ký hợp đồng với các hộ nông dân, lập kế hoạch t−ới tiêu, thu thuỷ lợi phí, tổ chức tu bổ nâng cấp kênh m−ơng từ tiền thuỷ lợi phí... Do có sự chuyển giao này, các công trình thuỷ nông đều đ−ợc tu sửa, nâng cấp. Hợp tác xã Thuỷ Vân là một ví dụ, Hợp tác xã đã tu bổ và nâng cấp 2 trạm bơm Thanh Vân 1 và 2, kiên cố hoá đ−ợc 300m kênh cấp 1 và 100% diện tích canh tác đ−ợc t−ới. Nhân dân phấn khởi sản xuất, thuỷ lợi phí đóng đầy đủ, kịp thời, không những thế họ còn đóng góp thêm kinh phí tu bổ, nâng cấp công trình thuỷ lợi.

Nông dân tham gia quản lý thuỷ nông đã đ−ợc thực hiện ở nhiều địa ph−ơng khác nh− Thái Nguyên, Lao Cai, Nghệ An... và thu đ−ợc những kết quả nhất định, góp phần tu bổ và nâng cấp các công trình, mở rộng diện tích t−ới, nâng cao năng suất cây trồng.

Nh− vậy, vai trò của nông dân trong việc quản lý thuỷ nông ngày càng đ−ợc khẳng định, hệ thống ở các mô hình nông dân tham gia quản lý đều phát huy đ−ợc hiệu quả, kênh m−ơng đ−ợc nạo vét, tu bổ, nâng cấp, diện tích t−ới tăng lên, thuỷ lợi phí đã đ−ợc thu và sử dụng đúng mục đích.

2.4.2. Công nghệ và kinh nghiệm t−ới tiết kiệm n−ớc ở các quốc gia trên thế giới

Kinh nghiệm tới tiết kiệm nớc ở Israel

Israel là một trong những quốc gia nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều công nghệ t−ới tiết kiệm trên thế giới.

Trong thập kỷ 70, khoảng 40% diện tích trồng bông của Israel đ−ợc t−ới bằng kỹ thuật t−ới nhỏ giọt. Kỹ thuật t−ới nhỏ giọt cho phép chỉ t−ới trong phạm vi bộ rễ khi đất khô nên rất tiết kiệm n−ớc [27].

Một công nghệ khác đ−ợc Israel áp dụng từ năm 1983 là t−ới ngầm cục bộ, ph−ơng pháp này khắc phục đ−ợc các nh−ợc điểm của t−ới nhỏ giọt nh− chi phí cao, độ bền thấp và sử dụng nhiều sức lao động. So với t−ới nhỏ giọt cục bộ thì t−ới ngầm cục bộ có tác dụng tăng năng suất cây trồng.

Kinh nghiệm và thành tựu ở Mỹ

Tr−ớc năm 1950 Mỹ đã áp dụng công nghệ t−ới tiết kiệm n−ớc cho nhiều cây trồng cạn khác nhau ở những vùng ven sông miền Nam của bang California. Đến cuối năm 1984 có 34.800ha trên tổng số 45.400ha trồng mía đ−ợc t−ới bằng ph−ơng pháp nhỏ giọt và năng suất mía tăng lên khoảng 22% so với tr−ớc [27].

Đến năm 1965 hơn 600 ha cam quýt ở vùng ven sông đã đ−ợc t−ới bằng kỹ thuật t−ới nhỏ giọt. Các hệ thống t−ới nhỏ giọt thực hiện chế độ t−ới trên cơ sở các số liệu đo từ đồng hồ đo áp lực hút n−ớc của đất. T−ới theo ph−ơng pháp này tiết kiệm tới 50% l−ợng n−ớc so với ph−ơng pháp t−ới phun m−a toàn bộ.

Đầu những năm 80, nhiều thực nghiệm về t−ới nhỏ giọt cho bông đã đ−ợc thực hiện ở California và Arizona, cho thấy t−ới nhỏ giọt làm tăng năng suất bông một các đáng kể, giảm l−ợng n−ớc và phân bón.

Hiện nay t−ới ngầm cục bộ ở Mỹ ngoài tự động điều chỉnh l−ợng n−ớc t−ới, hệ thống còn tự điều hoà l−ợng phân, l−ợng thuốc trừ sâu và các hoá chất khác.

Kinh nghiệm và thành tựu ở úc

Trong tổng số 64.527ha diện tích trồng nho ở úc có tới 20.000ha đ−ợc t−ới theo công nghệ tiết kiệm n−ớc, trong đó 5.853ha t−ới bằng ph−ơng pháp

pháp nhỏ giọt, đến năm 1984 diện tích nho t−ới theo ph−ơng pháp nhỏ giọt đã tăng lên 11% [27].

Nghiên cứu tới tiết kiệm nớc ở Việt Nam

Đối với Việt Nam công nghệ t−ới tiết kiệm n−ớc còn rất mới mẻ. Từ năm 1993 công nghệ t−ới tiết kiệm n−ớc mới đ−ợc nghiên cứu ở Việt Nam và chủ yếu thực nghiệm tại sản xuất.

Kỹ thuật t−ới nhỏ giọt đã đ−ợc nông dân một số địa ph−ơng áp dụng trên đất cát và trên một số cây ăn quả là chính. Hệ thống rất đơn giản gồm một bình lớn, n−ớc đ−ợc truyền trên hệ thống máng tre hoặc hệ thống ống dẫn tới gốc cây. Tuy nhiên với hệ thống này cũng giúp tiết kiệm n−ớc đáng kể, giảm đ−ợc nhân công t−ới, cây trồng phát triển tốt nhờ giữ đ−ợc ẩm nên cây hút dinh d−ỡng tốt. Đối với những vùng đất phèn hoặc mặn ph−ơng pháp t−ới này còn có tác dụng làm giảm độ mặn, rửa phèn [37].

Ph−ơng pháp t−ới nhỏ giọt cũng đ−ợc áp dụng trên rau. Theo TS. Hồ Hữu An nhờ có công nghệ t−ới nhỏ giọt mà cà chua có thể đạt 80 quả/cây, một số giống d−a chuột có thể đạt 4,5 - 8kg quả/cây, đặc biệt xà lách có thể trồng điều kiện mùa hè nắng nóng. −u điểm của ph−ơng pháp này là bệnh ở rễ ít xảy ra, ít phải phun thuốc, đỡ tốn công, sản phẩm rau an toàn. Theo tác giả triển vọng của công nghệ này là rất cao. [1].

Nh− vậy so với các n−ớc trên thế giới, công nghệ t−ới tiết kiệm n−ớc ở n−ớc ta còn rất khiêm tốn, việc áp dụng công nghệ này trong xản xuất còn ch−a phổ biến. N−ớc ta mới tiến hành nghiên cứu từ năm 1990 trở lại đây và chỉ áp dụng trên một số loại cây trồng chính nh− cây ăn quả và rau. Tuy nhiên b−ớc đầu hệ thống t−ới cũng đem lại hiệu quả rõ rệt, giảm đ−ợc l−ợng n−ớc t−ới, công lao động, tăng đáng kể năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sử dụng và quản lý nước tưới khi chính sách sử dụng đất thay đổi ở vùng rau sơn du, xã nguyên khê, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)