1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàng lê nhất thống chí với việc phản ánh những mâu thuẫn của xã hội việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

87 3,7K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 493 KB

Nội dung

Hoàng lê nhất thống chí với việc phản ánh những mâu thuẫn của xã hội việt nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Trang 1

trờng đại học vinh khoa ngữ văn -

Hoàng lê nhất thống chí với việc phản ánh những mâu thuẫn của xã hội việt nam giai đoạn

cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX

khoá luận tốt nghiệp đại học

chuyên ngành văn học việt nam trung đại

Giáo viên hớng dẫn: TS. Trơng Xuân Tiếu

Sinh viên thực hiện : Lu Thị Thuý Uyên

Trang 2

Trường Đại học Vinh Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo

TS Trương Xuân Tiếu dành cho tôi không chỉ thời gian, công sức, mà còn

cung cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận này Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy

Xin trân trọng cảm ơn !

Vinh, tháng 5 năm 2010

Tác giả

Lưu Thị Thuý Uyên

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII diÔn ra cực kỳ rối ren và hỗn tạp.Triều đình phong kiến Lê - Trịnh rơi vào khủng hoảng trầm trọng; một hệthống từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, thối nát Đất nước chia làmhai miền Đàng Trong Đàng Ngoài; chiến tranh xảy ra liên miên Ở ĐàngNgoài có một bộ máy quan liêu hết sức nhố nhăng.Với nhiệm vụ phản ánh

lịch sử cuộc sống xã hội vào trong văn học, Hoàng Lê nhất thống chí đã góp

mặt và trỏ thành đỉnh cao của văn học chữ Hán thời kỳ này; đánh dấu bướcphát triển mới của văn học trung đại Việt Nam.Tác phẩm đã thể hiện một thời

kỳ lịch sử sống động, hào hùng, nhưng cũng không kém phần bi- hài

Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện rõ nét, tường tận lịch sử của dân

tộc ta trong một giai đoạn có thể nói là đen tối nhất Bộ máy triều đình dườngnhư không còn thực hiện nổi vai trò lãnh đạo của mình; giai cấp phong kiếnthống trị, quý tộc bước vào con đường ăn chơi sa đọa; dân chúng lầm than,làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân Những cuộc chiến tranh”nồi danấu thịt” không bao giờ tắt; mà ngược lại, ngày càng gây thêm bao tangthương nhức nhối Bằng lối phản ánh qua các hình tượng văn học, các tácgiả”Hoàng Lê nhất thống chí”đã thực sự phơi bày sự thối nát của bọn chúng

ra ánh sáng lịch sử Dựa trên những sự kiện lịch sử,các nhà văn họ Ngô đãxây dựng nên một tác phẩm văn học nhằm phản ánh lịch sử bằng cánh khaithác các mối quan hệ, các mâu thuẫn trong xã hội lúc bấy giờ Từ trước đến

nay, nhiều người thiên về tìm hiểu tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ở khía

cạnh lịch sử, mà ít để ý đến việc nó đã phơi bày những mâu thuẫn xã hội như

thế nào Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết chương hồi có quy

mô về nội dung và nghệ thuật; rất đáng quan tâm trong dòng chảy đi lên củavăn học trung đại Việt Nam Đi sâu khai thác, phân tích tác phẩm ở phương

Trang 4

diện nghệ thuật nói chung và nghệ thuật phản ánh những mâu thuẫn trong

Hoàng Lê nhất thống chí nói riêng sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn

khách quan hơn về lịch sủ bằng con mắt cảm thụ nghệ thuật

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi có một dấu ấn

rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam; vì

nó đã có những cách tân mới mẻ trên nhiều phương diện

Giới hạn trong đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một vấn đề then

chốt; đó là nghệ thuật phản ánh những mâu thuẫn xã hội trong Hoàng Lê nhất

thống chí của các nhà văn họ Ngô Gia Văn Phái; để thấy được giá trị văn học

nghệ thuật trong một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử

Hoàng Lê nhất thống chí đã được nhiều dịch giả tham gia tiến hành

dịch thuật; và đôi khi còn biên soạn lại Thế nhưng, để thực hiện tốt đề tài,

chúng tôi đã lựa chọn bản dịch Hoàng Lê nhất thống chí của Nguyễn Đức

Vân và Kiều Thu Hoạch (Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1964, lần thứ 2 năm1970) Đây là bản dịch có thể nói là thành công nhất

3 Mục đích nghiên cứu

Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII,

lịch sử được kể ra như một câu chuyện; kể với những nhân vật đa tính cách;đặc biệt mối quan hệ giữa các nhân vật đã diễn ra cực kỳ tự nhiên Lịch sử đãđược tác phẩm thể hiện rất rõ nét, từ trong triều đình ra cả đất nước, bao quátmột thời kỳ lịch sử sôi động mà không tác phẩm nào sánh bằng

Lựa chọn đề tài, chúng tôi hướng đến việc đi sâu tìm hiểu nghệ thuật

phản ánh những mâu thuẫn trong Hoàng Lê nhất thống chí để thấy được nghệ

thuật viết văn của các tác giả dòng họ Ngô Thì khi mô tả bức tranh lịch sửthông qua ngòi bút văn học đặc sắc sinh động

Hơn nữa, từ những mâu thuẫn được phản ánh ra trong đó, chúng ta cócái nhìn lịch sử thật hơn khách quan hơn, tường tận, để đánh giá đúng vai trò

Trang 5

lịch sử của những con người có mặt trong thời kỳ loạn lạc này Đồng thời dựavào lối phản ánh nghệ thuật đó, chúng ta sẽ nhìn nhận lịch sử theo chiềuhướng tiếp cận phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.

Tìm hiểu nghệ thuật phản ánh những mâu thuẫn là chúng ta đi tìm hiểutác phẩm dưới góc đé thi pháp nghệ thuật để chứng tỏ một điều chắc chắn

rằng: Hoàng Lê nhất thống chí là một biểu tượng thành công của văn học thời

kỳ này

Ngoài ra, Hoàng Lê nhất thống chí còn là một cuốn sách đang gây rất

nhiều tranh luận về tên gọi thể loại của nó Tìm hiểu đề tài này, chúng tôimong muốn khẳng định thêm cho việc nhận định nó là một cuốn tiểu thuyếtphản ánh đời sống xã hội dựa trên đề tài lịch sử

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật phản ánh nhữngmâu thuẫn xã hội trong tác phẩm Đó chỉ là một góc nhìn nghệ thuật nhỏtrong toàn bộ giá trị to lớn của tác phẩm Vì vậy, thông qua đề tài, tác giảkhóa luận xem đây như là một cách tiếp cận tác phẩm ở góc độ mới

4 Lịch sử vấn đề

Trải qua thời gian dài hơn một thế kỷ xuất hiện trong đời sống văn học,

Hoàng Lê nhất thống chí đã được nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đi

sâu tìm hiểu tác phẩm trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau Dướinhiều hình thức: Sách, tạp chí, bài báo, Internet, các luận văn, khóa luận tốtnghiệp…vv Các nhà nghiên cứu đều xoáy sâu vào những giá trị của tác phẩmđược phản ánh rõ nét và đã giúp cho nó có được chỗ đứng rất quan trọngtrong tiến trình phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam

4.1 Nguyễn Lộc trong Văn học Việt nam nửa cuối thế kỷ XVIII-hết thế

kỷ XIX cho rằng: Hoàng Lê nhất thống chí dựng lên bức tranh rộng lớn, phức

tạp và chân thực về xã hội nước ta khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấynăm đầu thế kỷ XIX - Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, giai đoạn đentối, bế tắc nhất của xã hội phong kiến Việt Nam; cũng là giai đoạn biến động

Trang 6

mang lại nhiều đổi thay long trời lở đất Tuy nhiên, ông cũng chỉ thiên về

khẳng định Hoàng Lê nhất thống chí như một ký sự lịch sử mô tả những rối

ren trong lßng xã hội phong kiến, bản chất những con người thời loạn của mộtthời đại suy đồi mục ruỗng Toàn bộ cơ cấu bộ máy thống trị bị vạch trần vàlên án gay gắt. [9; 256]

Nguyễn Lộc cũng khẳng định thêm Hoàng Lê nhất thống chí giống như

một thiên ký sự lịch sử đồ sộ đã ghi được một cách trung thành và sâu sắcnhững biến cố có ý nghĩa thời đại; với vô số sự việc và hàng trăm con ngườithuộc nhiều tầng lớp khác nhau Nguyễn Lộc cũng đã đề cập đến phươngdiện nghệ thuật của tác phẩm, nhưng chỉ tập trung ở nghệ thuật xây dựng tínhcách nhân vật anh hùng và nhân vật gian hùng trong thời loạn [9; 271]

4.2 Đặng Thanh Lê- Hoàng Hữu Yên- Phạm Luận trong Văn học Việt

Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX cũng đã nghiên cứu Hoàng Lê nhất thống chí trong việc phản ánh sự suy sụp hoàn toàn của các tập đoàn

thống trị Lê- Trịnh; sự suy sụp đó diễn ra ở màn chót, nên chúng khái quát cảmột thời kỳ hấp hối của nhà Hậu Lê Nhìn chung, trong công trình này, cáctác giả đi sâu phân tích sự đổ nát của chế độ phong kiến như một quy luật tấtyếu; sụp đổ cả về đạo đức lẫn tư tưởng và thể chế Đồng thời tác phẩm đã cangợi cuộc khởi nghĩa nông dân; mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cùngtriều đại Quang Trung Tác giả họ Ngô đã làm hiện lên rõ nét những conngười mà ta gọi là nhân vật văn học; sống và hoạt động khá tiêu biểu về mặtnày hay mặt khác [9; 271]

4.3 Phạm Tú Châu trong “Hoàng Lê nhất thống chí - tác giả- văn bản

và nhân vật”khẳng định: “Tác phẩm đã đi đến phản ánh một giai đoạn lịch

sử có nhiều sự kiện lớn lao mới lạ, nhiều bài học sâu sắc lý thú được nhiều người quam tâm, trong khi những bộ sử chính của triều Nguyễn hoặc sách sử của tư nhân bỏ qua, hoặc ghi chép không đầy đủ, làm người đọc không thỏa mãn phải bổ sung vào”. [5; 105]

Trang 7

Về văn bản, Phạm Tú Châu đã khảo sát bản nền chung cho cả ba văn

bản, để tiến hành khảo đính lấy một văn bản Hoàng Lê nhất thống chí bằng

chữ Hán hoàn chỉnh nhất nhằm khẳng định bản dịch của Nguyễn Đức Vân vàKiều Thu Hoạch là chính xác nhất

Về tác giả, Phạm Tú Châu quy định dùng tên gọi Ngô Gia Văn Pháivốn là tên gọi tổng hợp những tác phẩm nhiều thể loại và khuynh hướng tưtưởng của tất cả các nhà văn trong dòng họ Ngô Thì để thay thế cho tên gọitác giả cụ thể, vì còn nhiều băn khăn và khó giải quyết với bốn tác giả dùngtạm tên gọi chung cho đến khi tiến thêm một bước mới trong việc xác định tác

giả Hoàng Lê nhất thống chí.

Về nhân vật và những vấn đề khác, Phạm Tú Châu cho rằng: Hoàng Lê

Nhất thống chí đã ghi chép lịch sử của một giai đoạn đầy biến cố với những

nội dung sâu sắc và có ý nghĩa lâu dài bằng bút pháp văn xuôi chân thực vàsinh động, mặc dù được viết bằng chữ Hán theo lối cổ Biết bao nhân vật,cùng vô số sự kiện xảy ra nối tiếp nhau, chồng chéo lên nhau, có ngày thángnơi chốn hẳn hoi, đã ngay lập tức được các tác giả thu vào trong tầm mắt, đểrồi được trải dài trên trang sách, với kết cấu đa dạng lúc xuôi theo trật tự thờigian, lúc đảo ngược sau trước… Bút pháp tự sự đặc biệt, ngôn ngữ đối thoạigiúp sự kiện, nhân vật sống động hẳn lên bằng mấy sự kiện sách sử khô cứng

bao nhiêu, thì ở Hoàng Lê nhất thống chí có da có thịt đượm tình bấy nhiêu”

[20; 114]

4.4 Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm Văn học Việt Nam trung

đại-Những vấn đề văn xuôi tự sự đã đưa ra bảy nét đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí; khẳng định tác phẩm đã phản ánh trực tiếp hiện thực đương thời,

người cầm bút không chỉ là chứng nhân lịch sử, mà còn vừa là nhân vật trongtác phẩm của mình Điều này sẽ tạo nên nét độc đáo riêng và chi phối tácphẩm một cách toàn diện sâu sắc từ nội dung đến hình thức, đến việc lùa chọn

sự kiện , nhân vật… đến phương thức phản ánh, cách khái quát nghệ thuật và

Trang 8

ngôn ngữ người kể chuyện Tác giả Nguyễn Đăng Na đã dựa theo quan điểmcủa A Tôxtôi tác giả tiểu thuyết “Pi-e đệ nhất” đã chỉ ra rằng tiểu thuyết về

đề tài lịch sử nhất nhất không dễ biến thành một thứ ghi chép thời sự lịch sử,đúng là một cuốn tiểu thuyết, một cuốn sách về cuộc sống, tình cảm, conngười về những sự kiện… Rằng ở đấy, nhà văn phải đóng góp vào lịch sử ý

đồ của mình ,Bằng cách đó văn phái họ Ngô đã góp thêm luồng gió mạnh vàocơn lốc cách mạng cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX và rút dần khỏi phương thức

tư duy nghệ thuật trung đại [8; 126]

4.5 Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” gọi

“Hoàng Lê nhất thống chí là truyện dài lịch sử, thuật lại một giai đoạn lịch sử

rối ren nhất nước ta vào cuối thế kỷ XVIII của các tác giả họ Ngô Thì ở TảThanh Oai Các nhà văn đã đi vào tìm hiểu nguyên nhân làm cho đất nước rốiren loạn lạc liên miên đến nỗi từ đó chẳng ai đứng ra làm chủ Gồm nguyênnhân chế đọ vua chúa lưỡng lập, do chế độ quân phiệt của họ Trịnh và mộtnguyên nhân nữa là người mình xưa dường như bao giờ cũng sớm có “máuhào kiệt, sẵn tâm địa sứ quân” và cho rằng những khuynh hướng phiến động

và cát cứ ấy hầu như là một chứng tích, bệnh di truyền ở xã hội nước ta và ÁĐông xưa

4.6 Lịch sử văn học Việt Nam tập 1 khi viết về Hoàng Lê nhất thống

chí ,tác giả giáo trình đã nêu lên đặc điểm của các nhà văn họ Ngô Thì là phục

vụ những tập đoàn chính trị khác nhau trong thời kỳ đảo điên mọi quan hệ xãhội.Thời kỳ kế tiếp hưng phế, bao biến cố, về dụng ý chủ quan khẳng định trái

với dụng ý ban đầu của tác giả, cái đầu đề của cuốn sách Hoàng Lê nhất

thống chí trên cơ sở tôn trọng và phản ánh trung thành các sự kiện lịch sử

đương thời đã dẫn dắt người đọc đến một nhân thức về sự sụp đổ của nhà Lê,cũng như các phe phái phong kiến khác nhau là không thể tránh khỏi Tác giả

họ Ngô có ý thức rõ ràng không muốn người đọc hiểu nhầm tác phẩm của họ

là một cuốn sử; có ý viết theo thể tài, tiÓu thuyêt chương hồi diễn nghĩa Nội

Trang 9

dung tác phẩm cũng được tác giả theo sát sự kiện được ghi chép trong sửsách, nhưng lại thêm thắt vào một số chi tiết, sáng tạo thêm lời độc thoại làmcho câu chuyện kể về lịch sử càng sâu sắc Con người không phải chỉ conngười lịch sử, mà còn là con người có linh hồn, có tâm trạng tạo nên những

bức tranh bi hùng hài hước trong Hoàng Lê nhất thống chí. [18; 375]

4.7 Vũ Thanh Hà trong Luận văn thạc sĩ năm 2004 với đề tài Tính

nguyên hợp trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí đã đề cập đến tính

nguyên hợp như một phương diện nghệ thuật bao quát xây dựng tác phẩm.Vũ

Thanh Hà cho rằng Hoàng Lê nhất thống chí là sản phẩm của hiện tượng

“Văn –sử- triết bất phân”, nên ở đây giá trị lịch sử cũng như giá trị văn họcđược coi như bình đẳng và việc nghiên cứu nó ở góc độ tính nguyên hợp làcách để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng, cũng như giá trị nghệ thuật của

Hoàng Lê nhất thống chí Tác giả của Luận văn đã đi sâu nghiên cứu tính

nguyên hợp trên các phương diện cụ thể: Tác giả, nhân vật, thể loại, nội dung

tư tưởng triết học và khẳng định tính nguyên hợp trong Hoàng Lê nhất thống

chí được nhìn nhận như một chỉnh thể của một tác phẩm văn học Luận văn

còn nhấn mạnh rằng ngày nay khi nghiên cứu tác phẩm chúng ta cần phảihiểu một cánh uyển chuyển hơn về những tác phẩm, văn học trung đại, trongkhu vực văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Hoa Thể loại

tiểu thuyết đang được nghiên cứu như Hoàng Lê nhất thống chí trong văn

học trung đại Việt Nam là không nhiều, bởi quy mô giá trị nội dung và nghệthuật có xứng đáng với tầm cỡ một sử thi

4.8 Nguyễn Thị Chung Thuỷ trong Luận văn thạc sĩ với đề tài Hoàng

Lê nhất thống chí với lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đã giúp cho

người đọc có cái nhìn nhận sâu sắc hơn, đúng hơn về cái hay cái đẹp và giá trị

của Hoàng Lê nhất thống chí Lấy đề tài từ hiện thực lịch sử, các tác giả Ngô

Thì có ý thức nghiêm túc trong việc phản ánh những vấn đề lớn lao của xãhội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII Bên cạnh việc miêu tả cảnh

Trang 10

rối loạn và sụp đổ không gì cứu vãn nổi của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh,

về cuộc sống lầm than của nhân dân, các tác giả họ Ngô Thì còn miêu tả mộtcách chân thực và tuyệt vời về phong trào Tây Sơn và người anh hùng áo vải

Quang Trung- Nguyễn Huệ Luận văn khẳng định Hoàng Lê nhất thống chí

là tác phẩm văn xuôi sinh động đã khái quát được lịch sử Việt Nam giai đoạncuối thế kỷ XVIII

4.9 Cao Thị Vân Anh trong khoá luận tốt nghiệp, với đề tài mang tên

Hoàng Lê nhất thống chí với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cũng đã đề cập đến

phương diện yếu tố sử thi tràn ngập trong tác phẩm Khẳng định khuynhhướng sử thi đã làm nên khí thế của lịch sử, các nhà văn đã mô tả những

chiến công vĩ đại của đội quân áo vải Hoàng Lê nhất thống chí đã cho ta hình

dung về lịch sử, thời đại biến động dữ dội và cũng là thời đại sản sinh ra bậcanh hùng tiêu biểu là Nguyễn Huệ - Quang Trung

Khoá luận khẳng định việc kết hợp tài tình giữa bút pháp sử thi và bútpháp hiện thực, đã tạo ra hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ độcđáo, chân thực, hào hùng, vừa gần gũi thân quen Với cách tư duy nghệ thuậtnhư vậy, các nhà văn họ Ngô Thì dường như đã tiến gần văn học hiện đại vàbằng cách đó, văn phái họ Ngô đã góp thêm luồng gió mạnh vào cơn lốc cáchmạng văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và từng bước rút dần khỏiphương thức tư duy nghệ thuật kiểu trung đại

4.10 “An Nam nhất thống chí” trong “Từ điển văn học Việt Nam từ

nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX” của Lại Nguyên Ân( chủ biên) và Bùi

Văn-Trọng Cường cũng đã nói về tác phẩm là đã đem lại một sự hình dung có thểtin được về một giai đoạn lịch sử tranh giành quyền lực giữa các thế lực quân

sự thống trị, miêu tả thời kỳ biến động, đầy rối ren, bất ổn của xã hội Việt Nam một cách khách quan của tác giả dòng họ Ngô Thì. [16; 22]

4.11 Trên tạp chí “Văn học số 2-1966” các tác giả Mai Quốc Liên và Kiều Thu Hoạch bàn đến giá trị hiện thực tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

Trang 11

là một tác phẩm có quy mô, phản ánh hiện thực của một thời đại vừa đauthương, vừa hùng tráng trong lịch sử nước ta Bằng nghệ thuật kết hợp tàitình giữa bút pháp lịch sử và nghệ thuật miêu tả sinh động đã làm cho tácphẩm có được cả chiều sâu, lẫn chiều rộng của phản ánh hiện thực. [12; 19]

4.12 Tạp chí Văn học số 6/7-2005, cña NguyÔn §×nh Thi vÒ t¸c phÈm

Hoàng Lê nhất thống chí chúng ta không thể không bị cuốn hút bởi cảm hứng

văn chương mà tác giả đã truyền vào từng trang viết Đặc biệt là những trangmiêu tả khí thế của nghĩa quân Tây Sơn trong những cuộc hành quân thần tốc

và những chiến thắng lẫy lừng, những trận đánh xuất quỷ nhập thần làm choquân thù khiếp sợ Nhìn chung các tác giả cũng chỉ đi sâu vấn đề thể loại của

tác phẩm và đi đến thống nhất rằng Hoàng Lê nhất thống chí không chỉ là sự

ghi chép đơn thuần những sự kiện lịch sử, những câu chuyện xoay quanhnhững sự thật lịch sử, mà là một cuốn tiểu thuyết chương hồi

Ngoài ra trên mạng Internet cũng có rất nhiều bài viết quan tâm đếnnhiều khía cạnh khác nhau của tác phẩm được người nghiên cứu và bạn đọc

đề cập

5 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một sốphương pháp:

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

6 Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khoá luận được phân

bố bởi ba chương:

Chương 1 Khái lược về Hoàng Lê nhất thống chí và lịch sử Việt Nam

giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỷ XIX

Trang 12

Chương 2 Những mâu thuẫn của xã hội phong kiến Việt Nam giai

đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX được đề cập phản ánh trong Hoàng

Lê nhất thống chí.

Chương 3 Nghệ thuật phản ánh các mâu thuẫn trong xã hội phong

kiến Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỷ XIX ở tác phẩm

Hoàng Lê nhất thống chí

Trang 13

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1

KHÁI LƯỢC VỀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ VÀ LỊCH SỬ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XVIII-ĐẦU THẾ KỶ XIX

1.1 Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí - sáng tác của các nhà văn

dòng họ Ngô Thì

Hoàng Lê nhất thống chí ra đời dánh dấu một bước ngoặt lớn trong văn

học trung đại Việt Nam nói chung và văn xuôi tự sự Việt Nam nói riêng Đây

là cuốn tiểu thuyết của nước ta (viết theo mô hình tiểu thuyết chương hồiTrung Quốc ) về lịch sử có giá trị chân thực nhất Tác phẩm đã phản ánh mộtbức tranh rộng lớn về xã hội Việt Nam trong ba mươi năm cuối thế kỷ XVIIIđầy rối ren, bế tắc, khủng hoảng nhất của xã hội phong kiến Việt Nam Việcxuất hiện một cuốn tiểu thuyêt lúc bấy giờ như một điểm sáng, một đỉnh caotrên bầu trời văn học nước nhà Đó là đóng góp rất lớn lao của một số nhà văndòng họ Ngô Thì

Cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng văn xuôi chữ Hán gồm mười bảy hồi(bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo làphần tục biên trong đó có bảy hồi là do Ngô Thì Du viết Còn ba hồi còn lại

có tính chất chắp vá cho nên khó xác định chủ nhân của nó)

Thời điểm phản ánh trong tác phẩm là cuối thế kỷ XVIII, khi mà lịch

sử nước ta đầy bão táp, tất cả nguyên nhân sâu xa, trực tiếp nằm ngay tronglòng xã hội Chính lúc này, tác giả họ Ngô đã lật tung tấm rèm phơi bày mụcnát, trống rỗng, xấu xa không gì kể xiết của vương triều phong kiến Lê -Trịnh ra ngoài ánh sáng Sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của chế độ phongkiến Đàng Ngoài dưới ngòi bút của tác giả Ngô Thì được diễn ra như mộtmàn bi - hài kịch của xã hội

Trang 14

Qua ngòi bút linh hoạt của mình, các nhà văn họ Ngô đã tạo ra được cáikhông khí lịch sử xã hội chỉ trong một thời gian nhưng bao quát được xu thếlịch sử của cả một thời đại cũng bởi họ đã chọn thời kỳ đỉnh cao, điểm thắtnút của vấn đề đó là ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII Họ đặt ngòi bút củamình xuôi theo dòng lịch sử phản ánh một mô hình xã hội phong kiến có mộtkhông hai trong quy luật trời đất “Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân” (Trờikhông thể cã hai mặt trời, nước không thể có hai vua)

Thế nhưng xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến Lê-Trịnh ở Đàngngoài, đã có cung vua, còn lập nên phủ chúa Những gì không thuận theo lẽ

thường thì trước sau nó cũng bị loại trừ mà thôi Hoàng Lê nhất thống chí đã

phản ánh được sự sụp đổ lần lượt của các vua chúa đã mục nát từ lâu nhưmột điều tất yếu

Vượt lên trên hàng loạt sự kiện, cái đáng nói tới nhất của tác phẩm là

nó đã mô tả một cách sâu sắc sự sụp đổ đến tận gốc của sự tan rã, mục nátkhông thể cứu vãn về mặt ý thức, bộ máy hoạt động nhất loạt lao về vựcthẳm không gì ngăn nổi Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực sắc sảo cña các tácgiả họ Ngô, bọn vua chúa, những thần tượng vốn được coi là thiêng liêng, tônquý thì nay chỉ còn là những con người bế tắc về trí tuệ, sa đoạ về đạo đức, cũmòn trong đường lối chính trị

1.2 Hoàng Lê nhất thống chí với việc phản ánh lịch sử Việt Nam

giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

1.2.1 Sự sụp đổ của vương triều Lê - Trịnh

Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh sự sụp đổ hoàn toàn của các tập

đoàn thống trị Lê-Trịnh Sự sụp đổ ấy diễn ra ở màn chót, nên chúng ta thấyđược toàn cảnh, thấy được khái quát của thời kì này Tác phẩm có đến hàngtrăm nhân vật và các sự liện lớn nhỏ, nhưng tất cả chỉ xoay quanh ở việc mấyông vua, mấy ông chúa và các bề tôi miếu đường của chúng Hàng ngày, tất

cả những con người này vây quanh chiếc ngai vàng đã mục nát, ọp ẹp, để

Trang 15

tranh giành quyền lực, địa vị Có khi đó là cuộc tranh giành trong nội bộ vua

Lê, hoặc trong nội bộ chúa Trịnh, có khi đó là cuộc tranh giành giữa vua Lê

và chúa Trịnh

Ngay từ đầu thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã bộc lộ bảnchất xấu xa bên trong của mình Nhưng, có lẽ không lúc nào bằng lúc này-những ngày mạt vận, chúng bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bảnchất của mình Nói về sự sụp đổ đầu tiên phải là vương triều vua Lê Họ Trịnhnắm quyền, nhưng không thu phục được lòng dân, không đủ sức mạnh để lật

đổ hoàn toàn triều Lê Họ Trịnh đã núp dưới bóng vua Lê bù nhìn, thao túngquyền hành Vận mệnh đất nước nằm trong tay chúa Trịnh Do bất tài, vua Lê

đã khoanh tay rủ áo đứng nhìn, chấp nhận mọi sự chỉ đạo của chúa Trịnh, và

sự sụp đổ của phủ chúa cũng kéo theo sự sụp đổ từ cái vỏ trống rỗng của vuaLê

Mở đầu tác phẩm, các tác giả họ Ngô đã dẫn người đọc vào một cảnhtượng diễn ra trong phủ chúa Tập trung kể lại, miêu tả khá tỉ mỉ nhữngchuyện đời thường đến những việc chính sự, nhưng tất cả trước sau đều cũngchỉ tô đậm cho bản chất mục rỗng đang dần được phơi bày, dẫn tới kết quả tấtyếu phải xảy ra của nó Những bê bối, rối ren xảy ra liên tiếp dồn dập nơi phủchúa và xoay quanh một nhân vật chính là Trịnh Sâm Sự lục đục chia rẽ sâusắc trong phủ chúa nhằm vào ngôi Thế tử cũng là bởi Trịnh Sâm cuối đời ngumuội, mê Đặng Thị Huệ nên phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con thứ TrịnhCán, gây nên sự thù hằn, chèn ép, thậm chí bè cánh chém giết lẫn nhau diễn ragiữa các phe phái hai con của Trịnh Sâm để tranh gianh quyền lực, ngay khichúa cha vừa nằm xuống Từ sự kiện đó, mở rộng ra hầu như cả cái bộ máyquan liêu đồ sộ từ trung ương (Triều đình và phủ chúa) trở xuống, đều lấyviệc thanh toán lẫn nhau làm bậc thang danh vọng Các chúa phong kiến đuanhau cát cứ và bành trướng thế lực, thường xuyên kéo quân về triều diễu võdương oai

Trang 16

Không phải ngẫu nhiên, mà phủ Trịnh có sự tan rã một cách nhanhchóng như vậy Các tác giả đã dần dần bóc tách từng mấu chốt sự việc Chândung Trịnh Sâm được dựng lại rất sắc nét Không đơn giản là một cá nhân cómặt trong lịch sử với tư cách là một ông chúa, mà còn đóng vai trò là mộtnhân vật văn học rất điển hình Chúa được giới thiệu: “ Truyền đến đời HiểnTông Vinh hoàng đế niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786 ) thì thánh tổ ThịnhVương chuyên quyền cậy thế làm oai làm phúc Vua Lê chỉ còn biết chắp tay

rủ áo mà thôi” [7; 11] Trịnh Sâm là một người cứng rắn thông minh, quyếtđoán sáng suốt hơn người, có đủ cả tài văn lẫn võ, đã xem các kinh sử, biếtlàm văn làm thơ… Khi lên làm chúa, bốn phương được yên ổn Thế nhưng,không biết thế nào hay theo quy luật của lịch sử, khi đã đạt được mục đíchchúa sinh lòng kiêu căng, dấn thân vào con đường hoang dâm, ăn chơi xa xỉ.Trong quá trình làm chúa, họ Trịnh đã phải dùng bóng vua Lê mà thịnhquyền nay y còn có chí làm bá chủ, đã không từ một thủ đoạn dã man nào như

vu tội hãm hại thái tử Lê Duy Vĩ, khiến lòng dân oán hận, trời đất bất bình

Họ Trịnh lấy võ công mà dựng nghiệp, dùng võ bị mà duy trì quyềnhành, cho nên hằng lo gây nuôi những nanh vuốt để khống chế ngôi chúa.Song, ở chỗ phòng ngừa lại là chỗ sơ hở, các chúa nuôi ở kinh đô một lựclượng ưu binh gồm toàn quân tuyển ở Thanh Hóa và Nghệ An, là đất quêhương của dòng họ thân thuộc, biệt đãi hơn hẳn các lính khác Song, đến khinhà chúa bất hoà và có cuộc chia bè chia cánh của Trịnh Tông, Trịnh Cán thìviệc tranh giành ngôi chúa bị họ lợi dụng đứng lên phá hoại nhà chúa Cácchúa tín nhiệm quân nhân, tạc dụng võ thần, võ thần thì hăng hái quả cảm,song không có kinh luân trường sách, lại hay tráo trở phản phúc dễ đầu hàngcái lợi trước mắt Quận Huy can đảm, trung thành, song chỉ ngồi trơ trong phủchờ kiêu binh đến chém Khi quân Tây Sơn tiến ra thì những trụ cột quânphiệt như quân Thạc, quân Liễn đụng đến việc đánh nhau là thua là chạy.Phảnphúc và hèn mạt nhất là cái ông quận Liễn (Đinh Tích Nhưỡng) danh tướng ở

Trang 17

Hàm Đan, tổng chỉ huy thuỷ binh, nhà mười tám đời quận công mà từ khithua Tây Sơn một trận thì chỉ còn chủ trương “lượn lờ” Tây Sơn đi quận Liễnlại đem quân đến Thăng Long lập chúa Thấy Nguyễn Hữu Chỉnh đến thì vội

vã bỏ chúa, sợ Nguyễn Hữu Chỉnh nên không dám ra mặt chứa Trịnh Bồng vềsau lại sai người tố giác vua Lê cho Tây Sơn truy nã

Qua ngòi bút của mình, tác giả họ Ngô đã cho ta thấy chế độ quân phiệt

ở đây hết sức phản động Ngay cả việc kiêu binh nổi loạn phế ngôi của chúaTrịnh Cán phò Trịnh Tông diễn ra như một trò hề trước lịch sử “Trong lúcgấp vội không có kỉ sập họ phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế,đặt thế tử ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng Chốc chốc lại nâng bổngcái mâm lên trên đầu mà đội …giống như người ta giỡn một quả cầu hoặc làrước một pho tượng” [7; 53]

Bộ mặt lịch sử chúa Trịnh như được phơi bày ra ánh sáng, không còn gì

có thể che giấu nổi Sự lộng hành của kiêu binh khi phò chúa lên ngôi thìngang dọc phá phách, đòi hỏi quyền lợi, khi không được đáp ứng nhu cầu,chúa không theo ý mình, thì ngay lập tức họ đã hò nhau hạ bệ Trong con mắtcủa bọn chúng thì trên không có vua dưới không có dân; thật là một lũ bề tôibất trung nhưng chúa còn bất tài hơn nên dành chấp nhận bởi lẽ “vua có sángthì tôi mới trung” Trịnh Tông lúc này như là một con rối không hơn khôngkém; bên nào cũng cho là hay là đúng, thành thử chẳng thấy chính kiến củachúa đâu cả ; mất ngai vàng đến nơi mà cũng không hay bởi bất tài vô dụng Kết quả là cũng một thời ngang dọc dấy binh làm đảo lộn phủ chúa cung vuachỉ bởi vì cái ngôi chúa Nhưng, không đặt trong sự an bình của muôn dân,nên y đã chuốc lấy sự thất bại thê thảm; bị chính ngay thuộc hạ của mình bánđứng vào tay quân Tây Sơn và đã bị phơi xác ngoài cửa Tuyên Vũ Sau đókhông lâu, trong cảnh hỗn loạn binh đao những kẻ muốn tỏ ra sức anh hùngđánh trận, muốn thi nhau ngoi lên ngôi chúa, muốn khôi phục lại cái ngaivàng đã mục nát từ lâu của phủ Trịnh; vì Trịnh Cán và Tông sau một thời gian

Trang 18

tranh giành, Cán vì tuổi nhỏ và bệnh tật ốm yếu nên đã mất, còn Tông chếtthê thảm Tiếng là phục ngôi chúa, nhưng cũng chỉ là dựng chúa lên cho hợpvới lẽ trời mà thao túng quyền hành đằng sau đó mà thôi Thân Trung hầu đãdựng lên hai chữ là “ Cần Vương” rước quân Thôy (Trịnh Lệ) qua sông, lăm

le lên làm chúa Nhưng Lệ vốn là một tên khôn ngoan, từ trước đến nay đã balần âm mưu cướp ngôi chúa nhưng không thành Các quan trong triều nhậnxét “ Con người mà tâm như vậy hẳn không phải là của quý” [7; 76] nên việclên ngôi của quận Thuỵ không mấy người tán thành

Còn lại duy nhất Quận Côn (Trịnh Bồng) vốn đã chọn nơi tu tâm sốngthanh tịnh, tách khỏi bụi trần Nhưng hơi men danh vọng đã lôi hắn trở lại vàhắn vốn là kẻ nhút nhát nhu nhược lên được ngôi chúa nhờ những kẻ bề tôibất tài lật lọng tráo trở (Liễn trung hầu) Ông ta đã hối hận vì bị bọn chúnglàm cho lầm lỡ rơi vào cái thế “cưỡi trên lưng hổ”, ân hận vì trót làm chúa vàcuối cung lẩn lút ở đâu không ai rõ tung tích

Lê Chiêu Thống mượn tay Tây Sơn cho thiêu trụi cơ nghiệp phủ chúavậy là “ hai trăm năm lâu dài cung khuyết huy hoàng bỗng bốc cháy thành rabãi đất cháy đen Hôm ấy nhằm ngày mồng tám tháng chạp năm Bính Tuất(1786)” [7; 209] vai trò lịch sử của chúa Trịnh đến đây chấm dứt

Một giai đoạn lịch sử họ Trịnh nắm quyền nhưng đến phút cuối nó đãđược các nhà văn họ Ngô thể hiện lại trong tác phẩm như một tấn bi- hµi kịchtrong lịch sö vừa thương tiếc vừa xót xa để lại một khoảng trống trong lịch sử

về một vương triều thịnh vượng, nhưng lại lấp đầy lịch sử bằng bóng đêm củamột thời hỗn loạn

Nếu như ở việc phản ánh vương triều họ Trịnh với những sự mục náttrống rỗng, sụp đổ toàn diện trên mọi lĩnh vực dẫn dến tiêu vong thì đối với

họ Lê - Vương triều mà các tác giả đang trực tiếp hưởng bổng lộc bộ mặtcung vua càng rỗng nát Không gì lấp đầy và nó được tái diễn rộng hơn, sâuhơn, càng dài thì càng xót xa, càng thêm nhơ nhớp cho một trang lịch sử của

Trang 19

dân tộc Ở giai đoạn cuối này, cung vua không còn là trung tâm nữa, màtưởng tượng như là một khu tĩnh mịch cho vua Lê náu mình; Vua Lê hèn hạkhoanh tay rũ áo bất lực trước thế lực của họ Trịnh thể hiện qua câu nói cực

kỳ vô trách nhiêm của Lê Hiển Tông :“ Trời sai nhà chúa phò ta,chúa gánh cái

lo ta hưởng cái vui Mất chúa tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì” [7;140].Nhà vua ở ngôi bốn bảy năm, thọ bảy mươi tuổi, và ông ta được miêutả: “Nhà vua râu rồng, mũi cao, tóc hạc m¾t phượng… ngồi vững như non,tính nết hiền dịu” [7; 138].ThÕ nhưng, qua những gì mà ông ta làm đã đượcđánh giá là người ở ngôi lâu nhất nhưng lại vô tích sự nhất trong triều đại cácvua Lê “Lúc ở ngôi, nhà vua chẳng qua chỉ rủ áo, khoanh tay tìm trò muavui, giỏi về các nghề kỷ nghệ rao vặt như sáng chế ra các điệu nhạc cung phủ,treo tranh Tam quốc, bày trận cho các cung nữ chơi” [7; 139] Những năm vềgià còn bị bức ép hơn rất nhiều, song vua Lê vẫn không lấy gì làm ô nhục.Nếu có ai can gián, ông cũng đáp: “các ngươi chỉ biết một mà chưa biết hai(…) Nếu trẫm lấy việc mất quyền mà đâm ra tức giận, thì nhà chúa ắt phảingầm tính chuyện chẳng hay vì vậy trẫm phải mượn hứng vui chơi nhưthường để tránh tai vạ”.[ 7;140].Thật không còn gì để có thể diễn tả thêmđược sự nhu nhược ô nhục của vị vua già này Không chỉ dừng lai ở đó Sự vôtrách nhiệm của một con người đứng đầu đất nước càng rõ thêm Khi màĐoan nam vương (Trịnh Tông) mới lên làm chúa Bọn kiêu binh đã nghĩ đếnmưu tôn phò chính thống, bèn đến để xin ý kiến của nhà vua, nhưng thậtkhông ngờ vua lại nói; “Ta vì thành thật nghe theo lời trên nên mới được nhưthế này, những chuyện do mưu ở người xếp đặt ta quyết không làm Nếu kẻnào còn dám nói dến chuyện đó trẫm sẽ lôi ngay sang cho chúa để theo phéplàm tôi” [7; 140] Lại đến khi Nguyễn Bình đem quân ra dẹp Trịnh phò Lê;

“Tuy bên ngoài vui mừng, nhưng bên trong lại lo” Nếu như trước phụngmệnh rũ áo dưới chúa như thế nào, thì giờ đây cũng luồn cúi trước sức mạnh

để hàm ơn Tây Sơn thế ấy; cũng chỉ để cốt gi÷ ®ược hai chữ bình an trong

Trang 20

triều đình mà thôi Nếu mà ở ngôi thêm thì, vị vua này cũng chỉ làm cho đấtnước nhục thêm Hình tượng Lê Hiển Tông điển hình cho thế hệ các vị vua

bù nhìn chịu áp bức tay sai, không xứng đáng cho vị trí nhà vua Lê đứng đầutrăm họ Đối với vua, ngòi bút của các tác giả rất thẳng thắn, bộc bạch từngchi tiết, khiến cho chân dung vị vua bất tài này hiện lên như một sự nhức nhốiđau xót cho lịch sử dân tộc Sau khi vua Lê Cảnh Hưng qua đời, ngỡ rằng lúcnày họ Trịnh đã được dẹp, đất nước thống nhất trong một mối, và Lê ChiêuThông (Hoàng tử tôn con thái tử Lê Duy Vĩ đã bị ám hại năm xưa) lên thay,

sẽ tạo được bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc Nhưng thật không may, vịvua cuối cùng của vương triều Lê lại hiện lên điển hình cho sự đớn hèn, trongnước thì; “khắc nghiệt hẹp hòi, đối với nước ngoài thì luồn cúi đê hèn” khiếnkinh kỳ thủa ấy phải ngượng mặt thay Vua càng hành động, càng bộc lộ rõbản chất đen tối, hèn mạt của mình trước lịch sử Tuy vậy, Lê Chiêu Thốngcũng có chí hơn ông vua già Lê Hiển Tông Nhà vua cũng có ý muốn độc lập

tự chủ, muốn nắm quyền thống nhất trong tay Nhưng ông ta lại chưa chứng

tỏ được khả năng xoay chuyển tình thế của đất nước, thì đã bộc lộ là conngười thiếu lượng bao dung Một điều kiện vô cùng quan trọng của ngườicầm quyền là tập hợp đoàn kết, thu phục mọi người trong nước Việc manhnha tư tưởng bán nước của ông vua này đã bộc lộ quá sớm Xét về khía cạnhnào đó cũng không hơn gì mấy so với vua Lê Hiển Tông

Việc ứng xử trong nội bộ triều đình, Lê Chiêu Thống tỏ ra hết sức titiện hèn mạt Sau khi dựa vào thế lực Tây Sơn mà giữ ngôi ông không lo andân thiên hạ, mà đi bắt tay vào những công ciệc tư hữu như trả thù họTrịnhmột cánh dã man, thiếu trân trọng văn hoá lịch sử đã cho thiêu trụi phủ chúa,cho tiêu diệt con cháu họ Trịnh - Mạc là ân nhân của triều Lê Làm vua,nhưng không hiệu triệu được tướng tài bốn phương và khi trong triều thấybên nào mạnh thì hùa theo Liên kết với Quân Thạc để tiêu diệt chúa Và khitình hình rối ren, không dựa vào được Quân Thạc, thì liên kết với Nguyễn

Trang 21

Hữu Chỉnh: “Ngày nay giúp trẫm dẹp yên loạn lạc, làm cho nước được tháibình, thì nhờ nhà ngươi mà thôi.” [7; 212].Khi Chỉnh dựa vào Tây Sơn có thếmạnh nghiêng ngửa, thì vua bàn mưu giết Chỉnh, nhưng lúc này hoàn cảnhlịch sử đã trở nên hỗn loạn Chỉnh và Nhậm đối đầu nhau vua Lê đứng giữachẳng biết làm thế nào hốt hoảng tưởng chừng như sắp mất ngôi đến nơi, vộivàng tìm cánh chống đỡ Lại tìm đến Chỉnh, nhưng lúc này Chỉnh đã thất thếtrước thế lực Tây Sơn Với sức mạnh như vũ bảo của quân Tây Sơn, tìnhtrạng hỗn loạn xảy ra chưa từng có từ xưa đến nay Trước cảnh đó, một cảnhtượng thật phi lí chưa từng xảy ra từ xưa đến nay: “vua lập tức từ chỗ Chỉnh

đi bộ về cung, trên đường thấy dân chúng dắt díu nhau cùng chạy, bọn vôloạn thừa cơ cướp giật …” [7; 105] Có kẻ giữ lấy vua sờ nắn không có gì mớitha cho đi

Đến thời điểm này, do gần hai trăm năm rủ áo làm bù nhìn, không nắmbinh quyền trong tay, không hiệu triệu được tôi trung tướng tài, cung vuahoàn toàn trống rỗng không còn gì để mà tự vệ, chỉ còn nước tháo thân màthôi Cuối cùng, vua đã chạy thoát thân nhằm hướng Bắc mà Nguyễn HữuChỉnh bày cho, và đến đây lịch sử một ông vua nước Việt cùng với quần thầncủa ông ta đã diễn ra một cảnh tượng được xem như một vết nhơ của lịch sửkhông gì tẩy sạch Trong lúc nhà vua bơ vơ như kẻ chết đuối lại còn bị tênTrấn thủ Kinh Bắc hạ nhục Không thể nói gì hơn sự sụp đổ của vương triềuvua Lê lại được mở màn bằng sự suy tàn đạo đức ý thức hệ phong kiến bị đảolộn, không biết trong xã hội ấy còn bao nhiêu cảnh tượng như thế Khi đượcnhà vua cho gọi đến, Thước trả lời: “Các thuyền đều không ở đây, bệ hạmuốn sang sông gấp, thì xin cho thần ít nhiều vàng lụa mới có thể thuê được

“[7; 108] Không dừng lại ở đó, các hành động đê tiện của hắn còn tiếp tục ởhình ảnh bên bờ sông khi vua qua bên kia bờ, Thước đã cho người đuổi theolột chiếc ngự bào vua đang mặc, “vua ứa nước mắt cởi áo bào trao cho chúng,

Trang 22

rồi chạy về núi Như Thiết” [7;109] Đúng là trong lịch sử dựng nước của chế

độ phong kiến, chưa bao giờ tình nghĩa vua tôi lại trở nên mạt hạng như vậy

Điều đầu tiên, khi lên ngôi, Lê Chiêu Thống đã san sẻ bớt lãnh thổ choTây Sơn Vậy, điều cuối cùng, ông vua này làm để trước khi đưa cỗ xe triềuđình nhà Lê xuống vực thẳm là gì? Bản chất con người thì nào đâu dễ đổithay Sau khi nh»m hướng Bắc, Lê Chiêu Thống đã cho đệ đơn thư cầu việnnhà Thanh cứu giúp Trong thư đại lược nói rằng “Ba trăm năm nay, nướcchúng tôi nhờ đội ơn đức của thiên triều …chẳng may vận nước giữa chừnggặp buổi suy vi …mong rằng quan lớn thương tình cho kẻ ở xa để đạt giúpcho …muôn vàn lần nhờ ơn thiên triều, ơn đức của đại đức không sao kể xiếtnổi…”[7; 156-157] Lúc bấy giờ bên nhà Thanh là năm năm mưoi ba niênhiệu Càn Long

Vua Lê đã làm một việc phản động; vô cùng trơ trẽn, dùng cả nhữnghình thức luồn cúi hèn mạt; Vì ngôi vua mục nát, nên đi cầu viện kẻ thù màcha ông đã phải đương đầu đánh đuổi để giành lại tự do Hành động của LêChiêu Thống, trước hết là bất hiếu với cha ông tổ tiên của chính mình Tiếpnữa, là phản lại lợi ích, quyền tự do của dân tộc thông qua việc bán nước rồilại sang nước người nương thân Là vua nước Nam nhưng lại làm thân nô lệtrước kẻ quan quyền của vua nước họ mà không hề lấy làm nhục Được phongvương, nhưng giấy tờ lấy niên hiệu Càn Long, vì có Nghị ở đấy nên khôngdám dùng niên hiệu Chiêu Thống Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chỗ ởdanh trại của Nghị để nghe việc truyền quân, việc Vua cưỡi ngựa đi trước, LêQuýnh cưỡi ngựa đi sau, quân lính hậu vệ chỉ có vài chục người Người trongkinh, cã kẻ không biết là vua, hoặc có kẻ biết thì họ nói riêng với nhau rằng :

“nước Nam từ khi có đế có vương tới nay, chưa có ông vua nào lại luồn cúi

đê hèn như thế” [7; 204] Đúng là một ông vua vì tham vọng quyền lực mùquáng đến nỗi đánh mất cả chính bản thân mình, để nước Thanh đồng hoá màkhông còn đủ sáng suốt để nhận ra Khi bị Phúc Khang An, tướng của triều

Trang 23

đình nhà Thanh, yêu cầu thay đổi phong cánh ăn mặc giống với nhà Thanh,vua không chần chừ đáp lại : “ Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờthiên triều cứu trợ, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung Quốc cũng xinvâng lệnh Việc ấy còn tiếc gì?.”[7; 240] Nếu như lúc trước, không còn từ ngữnào để khai thông được cái óc u tối an phận nhu nhược của ông vua Lê HiểnTông trước sức mạnh của chúa Trịnh, thì lịch sử lặp lại đối với vị vua cháu là

Lê Chiêu Thống Không còn gì để có thể diễn tả hết hành vi trơ trẽn của hắntrong việc hai lần bán nước cầu vinh Và cái gì nó cũng có cái giá của nó LêChiêu Thống bán nước tha phương bên nước người, chết cũng không đượcnhìn thấy quê hương, bỏ xác bên nước người là điều đau đớn và nhục nhãnhất

Nếu như ở phủ Trịnh sau, khi Trịnh Tông chết, nó không sụp đổ ngay

mà còn bị Trịnh Lệ, Trịnh Bồng vần cho nát; và Lê Chiêu Thống cho một mồilửa mới hoàn toàn cuốn đi tất cả, thì ở đây, các tác giả Ngô Thì cũng miêu tảrơi rớt của cung vua Lê qua hình ảnh của Lê Duy Cận; người bị phế ngôi thái

tử để nhường cho Hoàng tự tôn, được coi là “cục thịt trong túi da”; bất tài nhunhược không đủ tư cách, phẩm chất trí tuệ để đứng đầu một đất nước

Vậy là ba trăm năm của triều Lê bị sụp đổ trong tay của Lê ChiêuThống Nó không mục nát như ngôi chúa, mà thê lương đau đớn, nhục nhã; đểlại một món nợ lớn cho dân tộc qua hành động quỳ gối bán nước của vua Lêdẫn đến sự kết thúc cuộc đời là bỏ mạng nơi xa xứ

Sự sụp đổ của cung vua, phủ chúa được các tác giả tái hiện sinh đéng,sắc nét Mỗi bên đều có quá trình sụp đổ khác nhau, nhưng chung quy lại đếnlúc này đây sự suy thoái của nó đã đến lúc không thể cứu vãn.Thứ nhất làtriều đại nào rồi cũng đến lúc hết thịnh rồi suy, hết vai trò lịch sử.Thứ haitrong quá trình ở ngôi có những cuộc khởi nghĩa nông dân thường xuyên nổidậy tấn công vào chế độ phong kiến, nên cái ngôi vua vốn đã mục nát, sâu

Trang 24

mọt, trống rỗng từ lâu nay; chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng xô đẩy được nó rakhỏi vị trí một cách dễ dàng

Ở Đằng Trong chế độ chúa Nguyễn được hiện lên rất ít, chỉ được pháchoạ sơ qua khi nói về quân Tây Sơn mà thôi Cũng bởi nó chưa sụp đổ hoàntoàn, bởi Nguyễn Ánh còn lẩn trốn ở miền Đông Nam Bộ, tìm thời cơ phụcchiến Ở giai đoạn cuối, tác giả kể lược qua.“Bấy giờ chúa Nguyễn là NguyễnPhúc Thuần còn bé, quan quốc phó của triều đình nhà Nguyễn là Đạt quậncông (Trương Phúc Loan) nắm hết quyền công, làm lắm điều càn bậy nênlòng người trong xứ đền lìa tan” [7; 92] Nhìn chung bộ mặt lịch sử xã hộiviệt nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX được phản ánh trong

Hoàng Lê nhất thống chí dường như chỉ xoay quanh chiếc ngai vàng của vua

Lê, chúa Trịnh Sự sụp đổ ấy diễn ra ở màn chót nên tác phẩm có sự khái quátrất lớn

1.2.2 Hoàng Lê nhất thống chí với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Ngoài tư liệu lịch sử ra, chưa có một tài liệu nào khác, hoặc một tácphẩm văn học nào có sự khái quát quy mô, hoành tráng về cuộc khởi nghĩa

này như ở Hoàng Lê nhất thống chí của các nhà văn họ Ngô Thì Nó được

quan tâm chú ý từ thời còn gọi là giặc Tây Sơn cho đến ngày vương triềuQuang Trung được thiết lập và thất bại trước Nguyễn Ánh “chuyện ấp TâySơn thuộc địa phận Quảng Nam” [7; 91] Do một người họ Nguyễn tên Nhạcgốc người Nghệ An nổi loạn tự xưng là chúa Tây Sơn Sau vài lần đụng độvới triều Nguyễn thanh thế ngày càng to lớn Trước kia thời thịnh vương cũng

có qua lại với Nhạc §ến khi đất Bắc loạn lạc năm 1782, Chỉnh đã rong buồmvào với Tây Sơn Trước kia khi Chỉnh làm sứ giả cho quận Việp, Nhạc cũng

đã ít nhiều mến mộ tài năng của Chỉnh nên giờ đây cũng rất tin cậy Chỉnh đãxúi giục Nhạc đánh chiếm Thuận Hoá, thừa cơ thắng lợi, lại mưu sự tiến quân

ra Bắc Hà với ngọn cờ “phò Lê diệt Trịnh Nguyễn Bình nghe theo Cả hai tứctốc lên đường tiến ra Thăng Long rất thuận lợi vì tình hình Bắc Hà lóc này

Trang 25

đang rối ren Tây Sơn đã đánh tan quận Thạc, Nhưỡng, phơi xác chúa TrịnhTông ra ngoài cửa Tuyên Vũ Hôm đó nhằm ngày 27 tháng 6 năm Bính Ngọ(1786) [7; 120]

Nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nhưng các tác giả họ Ngô lại tậptrung khắc hoạ hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ,linh hồn của cuộc khởi nghĩa này

Mối quan hệ với giai cấp thống trị trong nước của quân Tây Sơn thểhiện qua việc diệt Trịnh phò Lê Khi dẹp được Trịnh, ra mắt vua Lê, thái độcủa Huệ hết sức kính trọng: “Thần vốn là kẻ hèn mọn ở đất Tây Sơn gặp thờinổi dậy, chưa từng được mặc áo của thiên tử, ăn lộc của bệ hạ, nhưng vì thánhđức của bệ hạ tràn đi xa rộng nên thần ở chốn man rợ mà cũng một lòng kínhmến…nay thần chỉ mong thánh thể mạnh khoẻ, coi trị thiên hạ cho thần đượchưởng chút phúc thừa” [7; 128]

Sau đó quân Tây Sơn kết nghĩa thông gia với nhà Lê bằng cuộc hônnhân của Bình và công chúa Ngọc Hân Sắp xếp công việc ổn thoả trên đấtBắc Hà như giao việc thờ cúng tổ tiên cho Hoàng tự tôn, giao đất Bắc Hà lạicho Lê Chiêu Thống, cắt cử Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại coi việc quân sự và rútquân về Lần thứ 2 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà giết Nhậm, tổ chức lại kinh sự đểcho Lê Duy Cận giữ việc thờ tự nhà Lê Giao lại quyền hành cho Ngô Văn Sở

và Ngô Thì Nhậm bởi Lê Chiêu Thống đã bỏ cung vua, dựa vào hào kiệtchống lại Tây Sơn không được, đã dấn thân sang nương nhờ quân Thanh

Mối quan hệ của quân Tây Sơn lúc này là đại diện cho cả dân tộc đứnglên chống lại quân cướp nước và bè lũ bán nước, thay mặt nhân dân thực hiện

sứ mệnh lịch sử lớn lao của dân tộc Chiến thắng lừng lẫy đánh tan 20 vạnquân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu; tất cả đều nhờ vào nghệ thuật quân sựcủa Nguyễn Huệ Trước đó nghe tin cấp báo Tôn Sĩ Nghị cùng quân Thanhđang hoành hành ở Thăng Long Nguyễn Huệ bàn bạc với các tướng sĩ và:

“Bắc Bình Vương bèn cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần

Trang 26

sông, thần núi, chế ra áo cổn, mũ miện, lên ngôi Hoàng đế lấy năm đầu niênhiệu Quang Trung, lễ xong hạ lệnh xuất quân vào ngày 25 tháng chạp năm1788” [7; 218].

Vua Quang Trung tự mình đốc quân đi, cưỡi voi ra doanh yên ủy quânlính truyền cho tất cả mọi người cùng nghe rồi dụ họ [7; 219] Giống như các

vị thủ lĩnh khởi nghĩa khác, vua Quang Trung phân tích, kêu gọi, nói râ hiệnthực đất nước, kể tội ác của giặc Thanh và nguy cơ mất nước, nhắc lại lịch sửhuy hoàng truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông cho quân línhnghe Lời dụ quân sĩ của vua Quang Trung như lời non nước vọng về thể hiện

vị Hoàng đế đã từ vị trí thủ lĩnh tụ của một giai cấp trở thành lãnh tụ của mộtdân tộc, chỉ đạo cuộc tập kích chiến lược mùa xuân năm 1789, đập tan 20 vạnquân Thanh Chưa có cuộc hành quân thần tốc và vũ bão vào trong lịch sửnhư cuộc hành quân của chiến dịch này: đi gần 500km đường dài từ Nghệ An

ra Thăng Long trong 7 ngày Mạch văn miêu tả chiến trận dồn dập các sự kiệnnhư tiếng hò reo thắng trận của quân Tây Sơn Đất nước vang lên với chiếnthắng Ngọc Hồi, Đống Đa quét sạch quân xâm lược Sau đó vua Quang Trung

tổ chức những cuộc ngoại giao rất khéo léo với nhà Thanh, để giữ nền tháibình cho đất nước Kết quả được vua Càn Long phong vương, ban cho thợ vẽtranh chân dung nhà vua, ân lễ rất trọng hậu, đối đãi hiếm có xưa nay

Tiếp theo, Quang Toản lên ngôi, nhưng do tuổi trẻ, nên thái sư là cậuruột Bùi Đắc Tuyên làm oai làm phước cho nên quan lại trong triều không ưa.Mầm mống tai hoạ bắt đầu và nhà Nguyễn nhân cơ hội này ra tay tiêu diệtTây Sơn, lập lại nhà Nguyễn, thống nhất đất nước §ến năm 1802, NguyễnÁnh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, thực hiện một số công việc như đưa linhcữu của vua Lê về nước, an táng tại núi Thạch Bàn

Việc lựa chọn thời gian 30 năm cuối cùng của thế kỉ XVIII kể từ khiTrịnh Sâm nhiếp chính (1767) đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) làm đối

tượng miêu tả các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã chọn đúng thời điểm

Trang 27

rối ren, dồn dập các sự kiện và tập trung mọi mâu thuÉn cơ bản của xã hộiphong kiến, đã trình bày, lí giải chúng trên tinh thần tôn trọng hiện thực kháchquan; do đó đã phản ánh được bước đường suy vong không thể cứu vãn của

xã hội phong kiến cực kì thối nát thời Lê mạt Hoàng Lê nhất thống chí là

trang sử sinh động của xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII.Đạt được giá trị đó cũng là nhờ các tác giả họ Ngô đã trực tiếp sống và chứngkiến những cảnh bể dâu tang thương của thời đại nên mang lại cho tác phẩmgiá trị lịch sử sâu sắc

Trang 28

CHƯƠNG 2 NHỮNG MÂU THUẪN CỦA Xà HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XVIII §¢U THẾ KỶ XIX ĐƯỢC ĐỀ CẬP

PHẢN ÁNH TRONG HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

2.1 Khái niệm mâu thuẫn

“Mâu thuẫn là tình trạng chống chọi nhau (mâu thuẫn giũa các nước đếquốc.Giữa hai người cã mâu thuẫn) Mâu thuẫn lµ tình trạng trái ngược nhau,phủ định nhau về một mặt nào đó (mâu thuẫn giữa ý muốn và khả năng luậnđiểm của tác giả có nhiều mâu thuẫn Lòng đầy mâu thuẫn) Mâu thuẫn là tìnhtrạng hai mặt đối lập phát triển theo chiều trái ngược nhau ở bên trong sự vật,làm cho sự vật biến đổi, phát triển (sự thống nhất của các mâu thuẫn) Mâuthuẫn còn là sự xung đột, phủ định nhau (hai bên mâu thuẫn nhau gay gắt,mâu thuẫn với nhau về quyền lợi) trích Viện Ngôn ngữ học-Từ điển tiếngViệt- Nxb Đà Nẵng -Trung tâm “từ điển học”- (2006) [29; 624]

Mâu thuẫn: trái ngược như cái khiên với cái giáo Đào Duy Anh-Từđiển Hán Việt - Nxb Văn hoá thông tin-Hà Nội – 2003 (tái bản) -tr.261

2.2 Mâu thuẫn nội bộ giai cấp phong kiến

2.2.1 Mẫu thuẫn giữa vua Lê - chúa Trịnh

Mâu thuẫn này diễn ra từ hồi một đến hồi bảy và coi như tạm chấm dứtbằng hành động của Lê Chiêu Thống khi Trịnh Bồng bỏ kinh thành chạy trốn,

đã phóng hoả đốt sạch phủ chóa; lửa cháy mười ngày chưa tắt

Kể từ khi nhà Trịnh dấy nghiệp từ triều Lê Trang Tông Dụ hoàng đếtrung hưng cơ nghiệp ở sông Tất Mã Bấy giờ, Thế Tổ Minh Khang tháivương Trịnh Kiểm làm phụ chính, giúp vua dẹp yên được đảng họ Mạc Rồi

từ đó họ Trịnh đời đời kế tiếp tước vương nắm hết quyền bính trong tay,hoàng gia mỗi ngày một suy yếu dần” [7; tr11] Nắm được quyền bính trongtay, nhưng không đủ tài đủ sức để an thịnh lòng dân, nên đành phải dựa vào

Trang 29

danh nghĩa phò vua Lê mà ngang dọc quyền hành.Trong tác phẩm Hoàng Lê

nhất thống chí, ngay phần mở đầu đã giới thiệu “Truyền đến đời Hiển Tông

vinh hoàng đế niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) thì Thánh tổ Thịnh Vươngchuyên quyền cậy thế , làm oai làm phúc, vua Lê chỉ còn biết chắp tay rủ áo

mà thôi”[7 ;11]

Như vậy, ngay từ đầu chúng ta đã nhận ra rằng mối quan hệ giữa vua

Lê và chúa Trịnh nảy sinh những đối kháng về quyền lợi, Trịnh Sâm dựa vàosức mạnh chèn ép kẻ nhu nhược, yếu hèn và vua Cảnh Hưng chấp nhận anphận làm ông vua lép vế bù nhìn: “Các ngươi chỉ biết có một mà không biếthai nhà vua đối với nhà chóa hiện nay đang vào ở cái thế bị ngờ vực nếu trẫmlấy việc mất quyền làm tức giận thì nhà chúa ắt ngầm tính chuyện chẳng hay

Vì vậy mà trẫm phải mượn hứng vui chơi như thường để tránh tai vạ đó thôi”[7; 140] Mâu thuẫn giữa vua Lê chúa Trịnh ở thời điểm này tạm thời đượcgiải quyết bằng tư tưởng an phận yếu hÌn, chấp nhận chịu lép vế trước chúaTrịnh của vua Lê Cảnh Hưng Thế nhưng, đến thế hệ sau, có thái tử Lê Duy

Vĩ là người duy nhât đã ý thức được sự mất mát Nỗi ô nhục vì bị chèn épthúc đẩy thái tử họ Lê muốn đứng lên chống lại, nhằm dành quyền lực trongtay: “Thái tử căm tức lắm, thường vẫn khảng khái nuôi chí phục lại quyềnbính …trong lúc Thịnh vương còn là thái tử chỉ vì tranh giành trên dưới màVương đã có lòng ghét thái tử” [7; 67] Thế tử Vương đã có lần nói với tháitử; “chúng ta sẽ phải một người sống một người chết.Vua ấy cũng không nênđứng cùng với chúa này” [7; 67].Cái tham vọng muốn làm bá chủ đẩy Thịnhvương tới tội ác giết vua, vu hãm Thái tử Duy Vĩ khiến cho thái tư bị ghépvào tội thắt cổ “Việc giết Thái tử chẳng những làm thiên hạ không ai làkhông rơi nướcmắt” [7; 69 ]mà còn khiến đất bằng nổi giận: “Giếng TamSơn… bỗng có tiếng nổ như sấm”, trời xanh bất bình”bầu trời tự nhiên tămtối” [7; 69]

Trang 30

Khi Trịnh Sâm qua đời, bạo loạn tranh quyền xảy ra ngay trong phủchúa , nhưng khối mâu thuẫn này vẫn chưa bị lật tung, bởi vua Lê Cảnh Hưngchấp nhận rũ áo không biết nhân cơ hội để thống nhất chỉ đọi đến khi LêChiêu Thống kế ngôi dựa vào thế Tây Sơn ra tay diệt Trịnh Khi Trịnh Tông

bị phơi xác ngoài cửa Tuyên Vũ, những kẻ thuộc họTrịnh không chịu để chophủ chúa bị sụp đổ nhanh như vậy Lúc này, dòng dõi nhà chúa là con TrịnhTông còn nhỏ, trong họ Thôy quận công và Trịnh Côn là con bác con chú vớichúa, mượn tiếng Quận Thôy, hô quân lập Quân Thụy làm chúa Nhưngkhông ai được Lê chiêu Thống chấp nhận, vì lúc này vua Lê dựa vào Tây Sơnnên đã có chút quyền lực Thần trung hầu nói với Hoàng thượng; “Ở trongbốn bể ai chả là vua là tôi Bệ hạ khoanh tay rủ áo không làm gì, thì cần gìbinh lính bảo vệ Duy cã chúa chẳng may bị lũ lính mọi làm hại thì mới cầndùng đến binh lính mà thôi”[7;167] Ngay lúc này, mâu thuẫn quyền lợi vốn

đã tồn tại từ lâu, nhưng giờ đây đã bắt đầu bùng nổ.Vua Lê vốn đã tức giận vìviệc lập lại chúa, nhưng còn chưa biết làm thế nào.Cuối cùng Dương Trọng

Tế còn thay mặt Quận Thôy sắc tờ tâu xin lập chúa Hoàng thượng tức giậnyêu cầu chúa phải thân hành vào triều vâng mệnh nhà vua, nhưng D¬ngTrọng Tế ngang ngược thách thức, không coi hoàng thượng ra gì Hoàngthượng bất tài không đủ sức làm gì ngăn nổi đành buông xuôi Đối phó xongvới Quận Thôy, thì lại phải đối đầu với Quận Côn (Trịnh Bồng) Quân củaQuận Côn tiến vào thành rất mạnh Dù rất tức giận, nhưng Hoàng thượngchưa dám tỏ thái độ; với lại thấy y cũng có vẻ cung kính hoà thuận, nên hoàngthượng định hãy cứ vỗ về y rồi sẽ ngấm ngầm uốn nắn dần

Ngay từ đầu, mặc dù chấp nhận ở ngôi, nhưng Hoàng thượng khôngmuốn cho Quận Côn ở trong phủ, nên có ý đưa về nhà cũ Khi thấy y cứ nhấtnhất đòi ở phủ, liền tỏ thái độ ra mặt “Nếu muốn ở phủ, tức là lại muốn làmchúa rồi, như thế thì cái nạn Quận Thôy cũng vẫn như là chưa ®ược vậy Cái

ổ đã vỡ tæ hết kể này đi lại đến kẻ kh¸c đến ồn ào bụi bặn làm dơ bẩn con

Trang 31

người TrÉm giận mình lúc Tây Sơn đi, đã không kịp cho ngay nó một mồilửa cho rảnh” [7; 176]

Như vậy, đến đây bộ mặt của giai cấp thống trị đã được lột tả bản chấtthật của nó là chỉ chăm chú tranh giành quyền lực, không một tập đoàn nàochịu nhún nhường, khi sức mạnh của hai bên cân bằng

Khi bắt buộc phải phong chức cho Quận Côn: “Tiết chế thuỷ bộ chưdanh”, Hoàng thượng cho bớt hai chữ tiết, chế bắt làm tờ sắc dụ nói rõ từ nay

về sau cứ đời đời nối tiếp tước công mà thôi, để ngăn tình trạng leo thang nhưVăn tổ ngày xưa

Từ đó, mâu thuẫn quyền lợi bộc lộ ra cả ngoài quân tướng hai bên vì lẽrằng: “khi giặc đến (Tây Sơn) nhà vua được tôn phò, các quan văn võ khôngngười nào mất tước vị riêng, nhà chóa có tội tình gì mà bị tụt chức”[7; 180]Thế rồi quân Nhưỡng dựa vào việc tôn chúa dâng biểu xin được phong chứctước vương cho Quận Côn Còn quyền binh vẫn thuộc về vua Lúc này hoàngthượng mới dịu lòng

Đúng là vì chút hư danh, vì cái ghế ngôi vị mục nát đang dần đi vào sựsụp đổ nhưng những kể hám danh này không hề hay biết, vẫn mù quáng dấnthân vào

Khi phủ chúa được bọn Thạc, Nhưỡng hùa nhau giúp đỡ “Quan liêutrong phủ đã đầy đủ, họ bèn ngày ngày bàn mưu tính kế đè nén nhà vua…nhưng hoàng thượng cũng không chịu lép vế… ngấm ngầm lập mưu chế ngựnhà chúa cho bằng được” [7; 194,195]

Mâu thuẫn quyền lực của hai phe không còn dừng lại ở việc thươnglượng nữa, mà ra mặt thù hằn công kích lẫn nhau: “Theo lệ cũ nội điện nhàvua có một viên phụ tá.Án Đô vương bèn sai một hoàng thân tin cậy của mình

bổ sung vào chức đó.Hoàng thượng nổi giận vô cùng đuổi tên ấy vÒ ”[7 ;195]

Từ đó vua chúa đâm ra thù nhau

Trang 32

Án Đô vương nghe lời Dương Trọng Tế cho quân vây điện vua ở, bắthết bọn gia thần của vua giết đi, rồi bỏ vua mà lập vua khác Hoàng thượngnghe có biến, vội vàng tập hợp binh lính chống cự và cho vời quận Chỉnh ra.Còn chúa đang ngày ngày mưu sự chuyên quyền không nghĩ đến việc gì khác.Hoàng thượng ở kinh sư tức giận bị quân Nhưỡng ăn hiếp, hạ tờ chiếu giụcChỉnh lên đường “Khi nghe tin Chỉnh ra, D¬ng Trọng TÕ bị đánh tan tác,quân Thạc rút đi, vì thấy vua chóa thù ghét nhau, việc nước không có chủ -quân biến đi mât - giặc Chỉnh sắp đến việc ở lại thất sách nên rút đi” [7; 206].Lúc này chúa lâm vào cảnh; “Ở thế cưỡi hổ không thể nào xuống được” [7;207] Và trong lúc ấy có một tên người trong họ, quê Quế Dương giúp chúatrốn phía bắc không một tên lính đi theo.

Sáng hôm sau, hoàng thượng biết Án Đô vương dã trốn đi, tức thì ngầmsai người phóng hoả đốt hết phủ chúa Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngúttrời hơn mêi ngµy cha t¾t, chÊm døt viÖc vua Lª - chúa Trịnh tranh giànhquyền lực lẫn nhau diễn ra suốt cả gần hai trăm năm Nhưng ở giai đoạn cuốinày, cái ngai vàng mục nát lại làm cho mâu thuẫn này lên cao đến đỉnh điểm

và được giải quyết bằng binh đao để phân thắng bại Qua đây, để thấy đượcrằng, cuộc tranh giành quyền lực bao giờ cũng căng thẳng, quyết liệt, đầy tànbạo và không ai xứng đáng được gọi là chính nghĩa Trong cuộc chiến này, LêChiêu Thống là kẻ chiến thắng nhờ dựa vào thế Tây Sơn để triệt vong nhàchúa Lê Chiêu Thống đã phát biểu: “Tôi có thù cha chưa trả, nay ông trả thùthay cho tôi, đời tôi không còn mong gì hơn thế” [7; 161] Quả là khi có cơhội, không một thế lực nào không muốn tranh giành quyền lực trong tay Dùphải chấp nhận nó dưới hình thức nào Đây là mâu thuẫn lớn nhất, bao trùmtoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ Đi sâu vào từng phía một, ta còn thấy nhữngmâu thuẫn chồng chéo trong nội bộ cũng gay go, cũng căng thẳng không kémphần nóng bỏng, đặc biệt là trong phủ chúa

Trang 33

2.2.2 Mâu thuẫn giữa chúa Trịnh-chúa Trịnh

Mâu thuẫn xảy ra trong phủ Trịnh không âm thầm như giữa vua vàchúa, mà bùng nổ một cách gay gắt hơn, mà nguyên nhân dẫn đến nhữngmâu thuẫn ấy được các tác giả đã có cái nhìn và phản ánh rất sâu sắc Từ phíanhân vật Trịnh Sâm, ngay từ đầu ông ta được giới thiệu là một con người đầytài năng như một bậc thánh chúa của đất nước thời thái bình thịnh trị “bốnphương yên ổn, kho đụn đầy đủ” Tuy vậy, các nhà văn họ Ngô vẫn nhìn thấubản chất của chúa Trịnh, thấy được mầm mống diệt vong tất yếu của tộc họnày là chính từ bàn tay Trịnh Sâm.Ngay từ đầu, với tham vọng muốn làm báchủ đã đẩy y đến đến tội ác giết vua, hăm doạ thế tử, khiến cho trời đất cũngbất bình, dân chúng oán giận Hơn thế nữa, Trịnh Sâm còn lao theo vết xe đổcủa những vị chúa hoang, dâm xa xỉ; “phi tần, thị nữ được kén vào rất nhiều,mặc ý vui chơi thoả thích, nhất là từ khi xuất hiện Đặng Thị Huệ là bắt đầudiễn ra những x¸o trộn trong phủ chúa” Trịnh Sâm bỏ bê việc triều chính, tự

ý phế con trưởng lập con thứ, khiến phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánhkia.Trịnh Sâm trở thành đầu mối của mọi mâu thuẫn diễn ra

Mâu thuẫn nổi cộm nhất, gay go phức tạp có sức lan rộng ra xã hội, làmđảo lộn cả phủ chúa và cũng là mâu thuẫn được tập trung miêu tả chính làmâu thuẫn tranh giành quyền lực ngôi chúa của phe cánh Trịnh Tông và phecánh Trịnh Cán

Trịnh Sâm mê Thị Huệ, phế con trưởng là Trịnh Tông, nhằm ý nhườngngôi cho con thứ là Trịnh Cán, đã gây nên cuộc nổi loạn của Trịnh Tông nămCanh Tý.Từ đó các quan trong triều ngấm ngầm chia bè cánh để sẵn sàngđụng chạm với cuộc nội chiến tranh giành quyền lực chắc chắn sẽ xảy ra khibiết Trịnh Sâm sắp qua đời, Trịnh Tông cùng bè cánh làm loạn, còn thÞ Huệmặc dù đang được chúa hứa hẹn trao ngôi cho Trịnh Cán, nhưng sớm nghĩđược rằng mình vốn được chúa cưng chiều lắm sẽ bị ghen ghét nhiều Hơnnữa, Trịnh Tông đủ lông đủ cánh, còn con mình còn đang trứng nước, nên đã

Trang 34

chuẩn bị vây cánh cho mình để đối phó với Trịnh Tông, mà người thị Huệ tincậy nhất là Quận Huy Sau khi kết bè với Quận Huy, §ặng Thị Huệ đã tạođược sức mạnh nghiêng trời trong phủ chúa, không ai dám chạm tới Thị Huệvẫn tìm cách hãm hại thế tử cũ, nhưng chưa có cơ hội “Ả bèn bắt Tông ra ởtại nhà Tả Xuyên, giao cho lính canh giữ mỗi ngày chỉ ba bữa cúng cơm cha,thế tử mới được vào phủ đường, lễ xong lại phải về phủ giam Thế tử ngàyđêm lo lắng sẽ không giữ được tính mạng” [7; 41, 42].ThÕ tử được mách nướcbÌn liên kết với ba quân, dựa vào sức mạnh của họ để lật đổ phe Thị Huệ-Quận Huy, giành lại ngôi chúa từ Trịnh Cán và cuộc nổi loạn của kiêu binhthành công, truất ngôi chúa em, lập Trịnh Tông lên làm chúa Sau khi gây racuộc loạn, kiêu binh giết chết Quận Huy, Tông vội vã leo lên ngôi chúa,chẳng còn nghĩ đến nghi thức của một buổi lễ đăng quang Tông đã ngự ngaytrên chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc để cho đám kiêu binh kề vµo vai khiêng và lễđăng quang diễn ra như một trò hề.

Mâu thuẫn giữa hai anh em nhà chúa tranh giành ngôi vị, khi cha vừanằm xuống, dẫn dến tan nát, sụp đổ Đó cũng là những cứu vớt vô ích chomột ngai vàng đã mục nát từ chúa cha, mà trước khi nhắm mắt, Trịnh Sâm đãkịp làm một việc hết sức không nên làm, để dẫn tới hậu quả “nồi da nấu thịt”của ngày hôm nay Và đây cũng là sợi dây mâu thuẫn làm trục chính, xuyênsuốt cả ba hồi đầu của tác phẩm Nó còn chi phối đến rất nhiều mối quan hệxung quanh, gây cho đất nước sự đảo lộn, không phép tắc tôn ti trật tự đâunữa

Mâu thuẫn giữa cha con Trịnh Sâm –Trịnh Tông nảy sinh ngay từ đầuchúa Chúa đã không thích mẹ thế tử là Ngọc Hoan khi sinh thế tử, chúa đãkhông chấp nhận lời chúc mừng vì cho rằng không phải vợ cả sinh ra Khi lớnlên; “ tính thế tử lại ham võ nghệ không thích học hành… nên chúa cũngkhông bằng lòng” [7; 15] “Thông thường, khi thế tử mười hai tuổi theo lệ cũ

là được ra ở Đông cung, nhưng Trịnh Sâm cố ý muốn bỏ qua việc này Các

Trang 35

quan trong triều biết, nhưng không dám ý kiến” [7; 15] Đến khi Trịnh Cán rađời, chúa hết lòng cưng chiều và dường như có ý nhường ngôi Trước tìnhcảnh như vậy, khi thấy Trịnh Sâm ốm, Trịnh Tông nổi dậy làm loạn, bị phátgiác Trịnh Sâm đẩy xuống làm con út Từ đó Trịnh Tông yếu thế, ngấm ngầmchịu đựng, tìm cơ hội truất ngôi Ngoài việc miêu tả sự đôi co, mưu sự quyềnlực, ta không thấy tình cha con được bộc lộ ra ở đây và sự bất đồng quan điểm

vì một cái ngôi thừa tự bất chấp cả tình cha con

Mâu thuẫn giữa chúa Trịnh Sâm và Thánh mẫu Thái Tôn cũng xuấtphát từ cái ngôi chúa ấy Thái Mẫu, mặc dù xuất hiện là một con người rấtkhó hiểu, nhưng ở đây việc Thái mẫu lên tiếng bênh vực cho Trịnh Tông cũng

là tất yếu, bởi vì cái lí và cái tình của người đàn bà Chúa say sưa Thi Huệvốn dĩ, bà đã không ưa, thì làm sao có thể quý Cán cho được Ngay đến lúcchúa lâm chung, một màn bi-hài kịch đã diễn ra Chỉ có Thi Huệ là được túctrực chăm sóc chúa nên chuyện gì ai muốn tâu muốn nói đều phải qua ả Tháimẫu đã ngậm ngùi ra về, mà không thể can thiệp vào việc lập ngôi chúa mớivới Trịnh Sâm được, cø dùng dằng mãi mới ra về, nhưng chúa lại cứ nghĩ mẹthương con không muốn rời Mọi việc Thái mẫu đành bỏ ngỏ đó mà thôi Vậy

là cũng vì ngôi chúa mà chúa và Thái mẫu bất bình với nhau

Giữa Chúa và Dương Ngọc Hoan vốn không có tình nghĩa gì khác,ngoài việc ả đẻ được con trai Thế nhưng, cũng vì chỗ đó mà nảy sinh mâuthuẫn giữa vợ chồng Hoan hận chúa vì không để ý đến mình, đã thế lại cònsay mê Thi Huệ, lại truất ngôi thế tử của con trai mình mà phong cho Cán(con trai Huệ); đồng nghĩa với việc Hoan mất quyền làm mẹ chúa Thử hỏisao nàng không oán chúa cho được Khi Tông được kiêu binh phò lên ngôichúa, Ngọc Hoan mới phần nào hả giận chúa, thông qua việc hành hạ ThịHuệ

Chỉ có một cái đại gia đình trong phủ chúa mà mâu thuẫn chồng chéogiữa người này người nä, loạn xạ hết cả lên, không bức bách, phải cân hoà

Trang 36

giải ngay tức khắc, nhưng cũng không kém phần căng thẳng, góp phần chocái ngôi chúa vốn đã mục nát, nay nó sụp đổ dễ dàng hơn.

Từ mâu thuẫn này dẫn đến mâu thuẫn kia, hai con của chúa tranh giànhquyền lực dẫn đến mối quan hệ của hai bà mẹ là Thị Huệ và là Ngọc Hoancũng không tốt đẹp gì mặc dầu họ là những người đàn bà có chồng chung.Hai người vợ chúa đều sinh con trai cho chúa Một người chúa không yêu,nhưng về luật, thì có quyền hưởng ngôi chúa một cách danh chính ngônthuận Còn một bên xinh đẹp, được chúa yêu là thứ phi họ Đặng, lại có conđang nhỏ, nhưng lại được chúa có ý nhường ngôi Tất cả những thứ này cũng

đủ để hiềm khích giữa hai người đàn bà bùng nổ và nó thể hiên rõ nét hơn baogiờ hết ở màn Tông được lên ngôi, Ngọc Hoan bắt đầu ra tay hành hạ làm tìnhlàm tội thị Huệ rất khổ sở Về sau, vì lời phán tội của cô đồng, Ngọc Hoanmới buông tha cho thị Huệ

Những móc nối quan hệ không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn có sức lantoả, chi phối rất rộng như mâu thuẫn giữ Cán và Thánh mẫu Vì đứng về pheTrịnh Tông và lại không ưa mẹ Trịnh Cán, thì làm sao mà bằng lòng với việcCán lên ngôi cho được, còn ra sức ngăn cản nữa là đằng khác; “Thế tử Tôngvới vương tử Cán đều là cháu cả, già này thực không coi đứa nào hơn đứanào.Có điều, Thế tử đã lớn mạnh, còn vương tử thì còn nhỏ tuổi, lại hay đauyếu Khuyên chúa hãy nghĩ đến tôn miếu xã tắc …bằng không đợi lúc vương

tử Cán khôn lớn hãy lập trưởng cũng chưa muộn gì” [7; 32] Kể cả lúc TrịnhSâm hấp hối, Thánh Mẫu đến, cũng chỉ để nói chuyện ngôi thế tử mà thôi,nhưng vì có Thị Huệ ở đó nên không tiện nói, đành ngậm ngùi

Trên đây là những mâu thuẫn nội bộ gia đình chúa Trịnh Sâm vì quyếtđịnh lập thế tử của chúa gây ra Nhưng lan ra ngoài xã hội thì nó đã có tácđộng đến những mối quan hê bè cánh của các quan trong triều đang ngày đêm

ra sức bàn luận, suy nghĩ nên hùa theo bên nào Và cuối cùng phân ra những

Trang 37

bè cánh đối lập nhau Điển hình là cánh Đặng Thị Huệ - Quận Huy và cánhTrịnh Tông cùng Gia Thọ, Vũ Bằng và đám kiêu binh.

Ngoài ra vì quá mê Đặng Thị Huệ, chúa quá phụ thuộc vào, nhắm mắt

gả con gái yêu quý cành vàng lá ngọc của chúa cho em vợ là Đặng Mậu Lânvốn là một tên hung bạo, luôn ỷ thế chị làm những việc càn dở; “Người thiên

hạ sợ Lân hơn là sợ beo sói.Chúa sai người canh gác không cho Lân đụng đếncông chúa.Mậu Lân căm tức chúa ghét luôn cả Ngọc Lan, còn về Ngọc Lanthì cũng sợ khiếp hãi trước tên vũ phu, tàn bạo hết cỡ này Hắn coi công chúakhông bằng một cái giẻ chùi chân mất tiền mua, muốn làm cho một trận nátnhừ để đền đáp lại những phí tổn, rồi bấy giờ sẽ đem tống cổ đi” [7; 29]

Việc làm của Trịnh Sâm trước khi chết đã gây nên bao mâu thuẫn lụcđục ngay trong nội bộ phủ chúa, đến mức người trong nhà không thể dunghoà tự giải quyết, nổi loạn ban đầu và tác động lan rộng trở thành mối mâuthuẫn rộng rãi bên ngoài phủ chúa Và lúc này, nó là vấn đề cần quan tâm liênquan đến cả vận mệnh của cả dân tộc, nó được giải quyết bằng sự thắng thếcủa Trịnh Tông, vì nhờ vào kiêu binh Nhưng liệu nó trụ được bao lâu? Tronggiai đoạn này, còn bộc lộ một mối mâu thuẫn khác là hệ quả của những mâuthuẫn trên, kéo theo những biến động khác

2.2.3 Mâu thuẫn giữa quân đội và triều đình

Hoàn cảnh xã hội rối ren đã có vua còn lập thêm chúa và đến giai đoạnnày thì cả hai ngôi vị ấy đang trên đà mục nát Với những mâu thuẫn nội bộdiễn ra gay gắt không thể tự giải quyết nổi giữa vua và chúa; giữa chúa vàchúa với nhau, lúc này quân đéi không còn đứng làm ngơ nữa, mà cã nhữngphản kháng rất rõ nét nhất là sự bất bình với việc nhà chúa lấn át nhà vua…

Đầu tiên là mâu thuẫn giữa quân đội và phủ chúa Họ Trịnh lấy rõ công

mµ dựng nghiệp, dùng võ bị để duy trì quyền hành, cho nên hằng lo gây nuôinhững nanh vuốt để bảo vệ ngôi chúa Song chỗ phòng bị lại là chỗ sơ hở,chúa nuôi ở kinh đô một lực lượng “ưu binh”gồm toàn quân tuyển ở đất

Trang 38

Thanh -Nghệ là đất quờ hương, coi họ là thõn thuộc, dựng họ làm mốc chắn,biệt đói hơn hẳn cỏc loại lớnh khỏc Đến khi nhà chỳa bất hoà, thỡ chớnh họ lạilợi dụng nổi lờn phỏ hoại quyền chỳa trước tiờn Khi Trịnh Sõm cũn sống họ

đó làm những việc mà trời đất cũng bất bỡnh Và lỳc này đõy, mõu thuẫn giữa

quõn đội và phủ chỳa Trịnh diễn ra tập trung nhất ở hồi 2, 3 trong Hoàng Lờ

nhất thống chớ.

Lớnh kiờu binh vỡ bất bỡnh với việc Trịnh Sõm phế con trưởng lập conthứ, mờ Đặng Thị Huệ bỏ bờ việc triều chớnh; lại căm hận để cho thế lực QuậnHuy giành quyền lực trong tay Họ tập hợp nhau lại, tổ chức một cuộc nổiloạn ngay trong phủ chỳa, khi Trịnh Sõm vừa nằm xuống; phanh thõy QuậnHuy, vứt xỏc Hoàng Lương xuống Hồ Gươm, phũ Trịnh Tụng lờn ngụi chỳa.Nhưng, sau khi ba quõn đó phũ lập thế tử lờn ngụi, thỡ trong lũng sinh ra kiờucăng hàng ngày tụ họp cựng nhau bàn việc triều đỡnh, đệ giấy lờn yờu cầu việcnày việc nọ, nhiều khi bắt triều đỡnh làm những việc rất là phi lý… Cỏc quanđều phải nhịn hơi nuốt tiếng, khụng dỏm đụng chạm tới họ… Chỳa và DươngThỏi phi cũng tự thấy bị bú buộc, quỏ khụng thể chịu nổi

Quõn lớnh cũn tụ họp nhau đem việc đón rước hoàng tụn ở nhà giam ratõu lờn Hoàng thượng để kể cụng và xin được ban ơn Chỳa rất giận “cỏi mưutụn phũ của bọn kiờu binh thật là khụng thể dập tắt được” [7; 73] Chỳa bốn saiđem bắt một số tờn đem chộm làm cảnh cỏo Ba quõn đem lũng oỏn giận, họlại lập mưu lật đổ chỳa, định giết chết tay chõn của chỳa là Nguyễn Khản vàDương Khuụng, phỏ tan tành nhà cửa và bắt chỳa xử lại vụ án vừa qua, yờucầu phải đền mạng những tờn lớnh bị chộm Từ đú, kiờu binh ỷ thế của quõncấm vệ, ộp chỳa hết nơi hết chỗ Quyền lực của họ đụi khi vượt qua cả chỳa,

ộp chỳa mau mau dụ bốn trấn bói binh, khi Nguyễn Khản tổ chức binh lớnhđỏnh vào thành cứu chỳa ra khỏi nanh vuốt của ba quõn Kiờu binh cũn toanmời Hoàng Thượng về Thanh Húa mưu sự việc lớn Nhưng khi thấy cỏc trấn

đó bói binh, thỡ õm mưu này cũng dừng lại

Trang 39

Thông qua đây ta cũng có thể thấy một điều, tác giả đã phơi bày sự bấtlực, sự thối nát, của triều đình thống Lê - Trịnh lên đến tột đỉnh Nó trèngrỗng đến mức không thể khống chế nổi một cuộc nổi loạn ngay trong cungphủ thì thử hỏi làm sao có thể chiến thắng được giặc bên ngoài Sự nổi dậycủa kiêu binh là một tất yếu, không thể nào khác Nguyên nhân của một cuộcnổi dậy là sự phẫn nộ là vì triều đình và phủ chúa rệu rã Cuộc nổi đậy của họ

đã giáng một đòn chí mạng vào cái tập đoàn phủ liêu vốn đã ọp ẹp từ lâu, gópphần đẩy mạnh chế độ phong kiến đang khủng hoảng nhanh chóng đi vào vựcthẳm Tuy nhiên, mỗi phong trào tự phát của một lực lượng vũ trang đượcnuông chiều sẽ không tránh khỏi manh động, vô chính phủ,gây hại ít nhiềuđến quyền lợi cuộc sống của người dân

Quân đội của Quận Thạc và Đinh Tích Nhưỡng lúc bấy giờ là hai độiquân chủ chốt và là lực lượng hùng mạnh nhất, nhưng lại muốn đứng về phechúa, muốn lập chúa mới trong phủ Trịnh; chứ không phải theo vua Lê Banđầu họ phục vụ vua Lê, nhưng sau nhận thấy vua dễ bề bị lấn át, hơn nữa vua

có những hành động đối lập với nhà chúa thật là thất nghĩa; nhất là cái nghĩanhà chúa che chở hai trăm năm nay; thế mà, khi quân Tây Sơn kéo ra, thì hùatheo Quân Thạc, Nhưỡng bất bình đứng về phe chúa, bỏ rơi vua Lê Nhưngnhững mâu thẫn này cuối cùng cũng không tồn tại được bao lâu, khi quân TâySơn một lần nữa kéo quân ra đánh tan tất cả

Từ khi Trịnh Sâm qua đời, một xã hội từ trong ra ngoài loạn lạc, mâuthuẫn chồng chất, diễn ra từ cung vua phủ chúa với nhau, từ nội bộ của phủchúa cho đến ra ngoài xã hội, diễn ra nhất loạt; đồng loạt bùng nổ không thể

tự ngồi giải quyết với nhau, mà diễn ra những trận binh đao, đâm chém lẫnnhau Cuối cùng, những mâu thuẫn ấy lại có chung một hướng giải quyết ởmột đầu mối duy nhất là sự nổi dậy của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cuốn đi tất

cả Đó là nói đến những mối quan hệ trung tâm của xã hội, của bộ máy thống

Trang 40

trị đất nước nó còn diễn ra khốc liệt như vậy Thế thì mối quan hệ giữa cáctập đoàn ấy với xã hội xung quanh sẽ như thế nào?

2.3 Mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xã hội

2.3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến thống trị trong nước

Hơn một thế kỷ trước, các cuộc chiến tranh Lê –Mạc rồi Trịnh –Nguyễn liên tiếp xảy ra kéo dài dai dẳng triền miên, khiến đời sống của nhândân quá khốn cùng, không thể vực lên được nữa Sự suy thoái diễn ra trên tất

cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo đức vv Khi đã tạm dừng các cuộcbinh đao “nồi da nấu thịt”, các tập đoàn phong kiến không lo chăm sóc cuộcsống của muôn dân, mà cả Đằng Trong lẫn Đàng Ngoài, bọn thống trị ra sức

vơ vét, đặt ra nhiều thuế khoá, vua chúa lao vào ăn chơi xa xỉ, hưởng thụ.Người Đàng Ngoài lại phải phục dịch hai hệ thống chính quyền có một khônghai trong lịch sử Đã có vua còn lập chúa, song song tồn tại Tình hình ĐàngTrong cũng không có gì sáng sủa hơn, lòng dân oán hận đến ngút trời Nôngdân cả hai miền đã vùng lên đấu tranh, chống lại chính quyền phong kiến trênphạm vi toàn quốc, với quy mô rộng lớn chưa từng thấy Có cuộc nổi dậy đếnvài vạn người, có khi một cuộc nổi dậy kéo dài đến tận hai, ba chục năm thế

kû XVIII ở Việt Nam được các sử gia trong, ngoài nước mệnh danh là thế kỷcủa “nông dân khởi nghĩa” Mọi người đã quá chán chường chiến tranh, quángán ngẩm với cảnh đất nước chia cắt, nhu cầu thống nhất giang sơn trở thànhcấp thiết và nóng bỏng trong lòng mỗi người dân

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, sợi dây xuyên suốt của nó là mô tả

phản ánh sự sụp đổ, suy vong của bộ máy thống trị đã trống rỗng, mục nát từlâu; Đồng thời, thông qua việc ca ngợi sự nổi dậy của khởi nghĩa Tây Sơn,dòng họ Ngô thì đã gián tiếp khái quát lên được mâu thuẫn gay gắt cực độgiữa quần chúng nông đân với giai cấp thống trị lúc này căng thẳng đến mức

Ngày đăng: 02/08/2013, 13:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. B.L.Riptin (1974),Hoàng Lê Nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết viễn đông, văn học (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê Nhất thống chí và truyền thống của tiểuthuyết viễn đông
Tác giả: B.L.Riptin
Năm: 1974
2. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin- Hà Nội - 2003- tái bản tr261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin- Hà Nội -2003- tái bản tr261
3. Địa việt sử ký toàn thư, Viện khoa học xã hội và nhân văn- Viện nghiên cứu Hán Nôm (1971), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa việt sử ký toàn thư
Tác giả: Địa việt sử ký toàn thư, Viện khoa học xã hội và nhân văn- Viện nghiên cứu Hán Nôm
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1971
4. Đặng Thai Mai (1961), Mối quan hệ lâu đời mật thiết giữa Văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ lâu đời mật thiết giữa Văn học ViệtNam và văn học Trung Quốc
Tác giả: Đặng Thai Mai
Năm: 1961
5. Đặng Thanh Lê- Hoàng Hưũ Yên – Phạm Luận (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học ViệtNam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX
Tác giả: Đặng Thanh Lê- Hoàng Hưũ Yên – Phạm Luận
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
6. Đỗ Đức Dục (1968), Tính cách điển hình trong Hoàng Lê Nhất thống chi, Văn học (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính cách điển hình trong Hoàng Lê Nhất thốngchi, Văn học
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1968
7. Ngô Gia Văn Phái (1999), Hoàng Lê Nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân , Kiều Thu Hoạch, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê Nhất thống chí
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
8. Nguyễn Đăng Na (1999), Những vấn đề văn xuôi tự sự - Đặc điểm văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề văn xuôi tự sự - Đặc điểm vănhọc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
9. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thếkỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
10. Nguyễn Đình Chú (2002), Hiện tượng Văn-Sử-Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại, Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng Văn-Sử-Triết bất phân trong vănhọc Việt Nam thời trung đại, Văn học
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2002
11. NguyÔn Đình Thi (2005), Về tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí, Nghiên cứu văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí,Nghiên cứu văn học
Tác giả: NguyÔn Đình Thi
Năm: 2005
12. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hÕt thÕ kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hÕt thÕkỷ XX
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
13. Nguyễn Văn Hoàn (1980), Lịch sử văn học Việt Nam tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam tập 1
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội
Năm: 1980
14. Lại Nguyên Ân – Bùi Văn –Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học ViệtNam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân – Bùi Văn –Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
15. Lại Nguyên Ân (biên soạn 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia
17. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuâth ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuâth ngữ vănhọc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Lịch sử văn học Việt Nam tập 1- Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam- Nxb Khoa học xã hội- 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Việt Nam tập 1
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội- 1980
19. Mai Quốc Liên- Kiều Thu Hoạch (1966), Bàn đến giá trị hiện thực tác phẩm HoàngLê nhất thống chí, Văn học,(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn đến giá trị hiện thực tácphẩm HoàngLê nhất thống chí, Văn học
Tác giả: Mai Quốc Liên- Kiều Thu Hoạch
Năm: 1966
20. Phạm Tú Châu(1997), Hoàng Lê nhất thống chi-Văn bản- tác giả và nhân vật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hoàng Lê nhất thống chi-Văn bản- tác giả vànhân vật
Tác giả: Phạm Tú Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
22. Phạm Tỳ Chõu(1979), Đọc lại Hoàng Lờ nhất thụng chớ, Văn học (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc lại Hoàng Lờ nhất thụng chớ, Văn học
Tác giả: Phạm Tỳ Chõu
Năm: 1979

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w