1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tiểu luận tâm lý học gia đình

17 2,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 47,15 KB

Nội dung

Nếp sống gia đình cách tổ chức cuộc sống sinh hoạt bao gồm hoạt động nghề nghiệp, vui chơi giải trí, giáo dục con cái, tổ chức các lễ hội truyền thống, ăn ngủ trong gia đình tương đối ổn

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Lý luận về nếp sống gia đình 2

1.1 Gia đình 2

1.2 Nếp sống gia đình 4

2 Xây dựng nếp sống gia đình 5

2.1 Những đặc điểm trong nếp sống của gia đình Việt Nam truyền thống 5

2.2 Nếp sống trong gia đình Việt Nam hiện đại 8

2.3 Ảnh hưởng của nếp sống gia đình đến nhân cách con trẻ 10

2.4 Xây dựng nếp sống gia đình 13

3 Vận dụng trong với bản thân và trong công việc 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

MỞ ĐẦU

Trang 2

Gia đình – cái tên thân thuộc gắn bó mà khi nhắc đến mỗi chúng ta đều cảm thấy

ấm áp và tràn đầy yêu thương Gia đình là mái ấm, là cái nôi nuôi lớn mỗi con người, là nơi mà mỗi chúng ta luôn hướng về, gia đình chính là môi trường văn hoá - giáo dục đầu tiên đối với con người Và gia đình cũng là tế bào của xã hội, gia đình êm ấm hòa thuận là nền tảng để tạo ra những con người có đức, có tài, và đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước

Xã hội ngày nay với những biến đổi không ngừng, đi cùng với sự biến đổi đó là những chuyển đổi của văn hóa trong gia đình, trong đó có nếp sống gia đình Có những biến đổi làm tăng thêm giá trị của gia đình, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những biến đổi ngày càng làm lu mờ đi giá trị, chức năng của gia đình Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến

sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình nói riêng và xã hội nói chung Đó là một điều đáng buồn

Nếp sống gia đình cách tổ chức cuộc sống sinh hoạt (bao gồm hoạt động nghề nghiệp, vui chơi giải trí, giáo dục con cái, tổ chức các lễ hội truyền thống, ăn ngủ trong gia đình) tương đối ổn định của các thành viên trong gia đình, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, hay cụ thể hơn là ảnh hưởng đến nhân cách của từng thành viên trong gia đình

Các nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lý học đã chỉ ra rằng: Văn hóa gia đình nói chung, nếp sống nói riêng là một yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, chính vì thế mà việc xây dựng một nếp sống trong gia đình có vai trò to lớn trong sự phát triển nhân cách của bản thân mỗi thành viên trong gia đình Mỗi gia đình có những nếp sống phù hợp riêng nhưng có một điểm chung đó là tiền đề cho sự phát triển nhân cách của con người Đã đến lúc mỗi người nhìn nhận lại vấn đề và cần thiết lắm việc củng cố, gìn giữ, phát huy nếp sống tích cực và xây dựng một nếp sống gia đình phù hợp để đảm bảo được gia đình là tổ ấm của mỗi người

Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng nếp sống gia đình” để nghiên cứu và báo cáo.

NỘI DUNG

Trang 3

1 Lý luận về nếp sống gia đình

1.1 Gia đình

- Khái niệm gia đình

Tùy theo góc độ tiếp cận mà có quan điểm khác nhau về khái niệm gia đình

Nhà xã hội học người Nga T.A Phanaxeva đã tổng kết có 3 quan niệm khác nhau

về gia đình :

+ Quan niệm thứ nhất : Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, liên kết với nhau bằng một chỗ ở, bằng một ngân sách chung và các mối quan hệ ruột thịt

+ Quan niệm thứ hai : Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội liên kết với nhau trong một nhà, bằng một ngân sách chung và các mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau bằng tình cảm

và trách nhiệm

+ Quan niệm thứ ba : Gia đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm bố mẹ con cái của một vài thế hệ Các thành viên trong gia đình có mối quan hệ ràng buộc về vật chất, tinh thần theo những nguyên tắc chung, mục đích sống như nhau về các vấn đề chủ yếu trong sinh hoạt

Ở góc độ tâm lý học, gia đình được nghiên cứu với tư cách là một nhóm nhỏ của

xã hội có mối quan hệ tình cảm đặc biệt, quan hệ liên nhân cách phức tạp và là môi trường đầu tiên diễn ra sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân

Theo tác giả Ngô Công Hoàn, Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm - sinh lý, cùng chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịc sử nhất định

Tóm lại, có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình, tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi tác giả Ở góc độ tâm lý học, gia đình được quan niệm là một nhóm nhỏ, bao gồm các thành viên có mối quan hệ có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó với nhau

- Đặc điểm của gia đình

+ Gia đình là một nhóm xã hội (một thiết chế xã hội), ít nhất phải có từ hai người trở lên + Gia đình được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân

+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là mối quan hệ ruột thịt, huyết thống + Các thành viên trong gia đình sống trong một mái nhà, sử dụng ngân sách chung, do các thành viên lao động đem lại

+ Gia đình là tế bào của xã hội, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với xã hội

- Vai trò của gia đình

+ Vai trò đối với xã hội: Xã hội là môi trường để gia đình tồn tại và phát triển, gia đình là

tế bào của xã hội, gia đình hòa thuận êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển tốt hơn được, người xưa có câu “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” Gia đình tạo nên sự phát triển của xã hội, ngược lại đặc điểm sự phát triển của xã hội lại chi phối sự phát triển của gia đình

Trang 4

+ Gia đình là một tổ chức xã hội đầu tiên của mỗi người : Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên có tác dụng quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách gốc của thế hệ trẻ, là môi trường văn hóa xã hội đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi con người

Với những mối quan hệ đặc biệt nói ở trên, trong điều kiện gia đình được tổ chức

có nề nếp, mọi người từ khi ra đời cho đến khi trưởng thành, được giải quyết những nhu cầu vật chất và tinh thần như ăn uống, mặc, ở, vui chơi giải trí, học tập ngày càng ở mức

độ cao, phong phú, có chất lượng tốt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội nói chung

và của từng gia đình nói riêng Bên cạnh đó, ngay từ khi lọt lòng con người đã được hưởng thụ nền văn hoá gia đình chứa đựng những di sản tinh thần và vật chất, đặc biệt là tinh thần do những thế hệ trước đó vun đắp, xây dựng tích luỹ (bao gồm tình thương yêu, những phẩm chất đạo đức, những truyền thống tốt đẹp) Càng lớn lên con người càng được mở rộng dần phạm vi, mức độ giao tiếp và hoạt động, vươn tầm mắt dần dần qua khỏi giới hạn gia đình, đi vào cuộc sống xã hội Nhờ đó, con người dần dần được hưởng thụ nền văn hoá xã hội rộng lớn phong phú hơn nhiều trên cơ sở nền văn hoá gia đình

Gia đình tốt, mỗi cá nhân có điều kiện phát triển tốt, ngược lại gia đình không tốt

là nỗi bất hạnh cho mỗi cá nhân Thực tế chúng ta đã và đang chứng kiến những nỗi đau khổ về tinh thần và thể xác, đặc biệt về tinh thần trong những tình huống như : mất cha, mất mẹ hay mất cả cha mẹ, ở với bố dượng, mẹ kế, mẹ ghẻ, gia đình lục đục, bố mẹ hay anh chị em bị sa đoạ, cầm tù, cha mẹ không được ở cùng nhau do hoàn cảnh công tác, cha

mẹ vô trách nhiệm với con cái Những trẻ em lớn lên từ những gia đình này gặp khó khăn không chỉ về nhu cầu vật chất mà lớn hơn là là tình cảm, tinh thần nói chung, dẫn tới nhân cách của trẻ dễ bị lệch lạc

Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta có thể nói rằng, sự hình thành và phát triển của gia đình không những là nhu cầu của xã hội, mà còn là nhu cầu của cá nhân mỗi con người Chính từ cái nôi gia đình, con người được lớn lên, trưởng thành thành nhân cách gốc rồi từ đó phát triển để chuẩn bị tích cực cho sau này tham gia vào cuộc sống xã hội

- Chức năng của gia đình

+ Chức năng tái sản xuất con người: Tái sản xuất con người là chức năng đặc trưng của gia đình, vì trong tất cả các thiết chế xã hội, không có một thiết chế nào có chức năng tái sản xuất con người trừ gia đình

+ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái: Nếu chức năng tái sản xuất con người

là chức năng đặc trưng của gia đình, thì nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em là chức năng của nhiều tổ chức xã hội (nhà trường, các tổ chức đoàn thể khác) trong đó gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người Bởi vì, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ Trước khi tới trường, những đặc trưng xã hội của con người đã được hình thành từ môi trường gia đình

Trang 5

+ Chức năng kinh tế của gia đình: Bất kì thời đại nào, nền kinh tế gia đình cũng giữ vai trò quyết định cho sự bền vững của gia đình Kinh tế gia đình phát triển, các chức năng của gia đình được thực hiện tốt, mọi người được thỏa mãn nhu cầu ăn học, vui chơi, hưởng thụ văn hóa Ngược lại, kinh tế gia đình khó khăn ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt sinh hoạt và việc thực hiện các chức năng khác của gia đình

+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên trong gia đình: Gia đình phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ giữa các thành viên trong tình ruột thịt, thương yêu nhau hết mực, trên kính dưới nhường Tạo ra bầu không khí gia đình đầm

ấm, tránh được những cuộc xung đột đáng lý không thể xảy ra, và khi đã xảy ra thì cần được giải quyết kịp thời, tế nhị, tình cảm Biết cách tổ chức gia đình tốt, thì dù có nghèo

mà mọi người đoàn kết thuận hoà, yêu thương lẫn nhau, còn hơn những gia đình tuy giàu sang phú quý nhưng lại lục đục chỉ vì không yêu thương nhường nhịn nhau, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt, xung đột

+ Chức năng chăm sóc người già và người thân mất sức lao động: Bổn phận làm con phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ khi tuổi già, hết sức lao động Nếu người thân như anh chị, em, bị mất sức lao động vì tàn tật, vì tai nạn v.v mà không có nơi nương tựa thì chúng ta phải cưu mang giúp đỡ với tinh thần máu mủ : “Máu chảy ruột mềm” Đó vừa là nghĩa vụ vừa là lương tâm, là tình thương yêu huyết thống

1.2 Nếp sống gia đình

- Khái niệm

Theo tác giả Ngô Công Hoàn “Nếp sống là khái niệm chỉ cách tổ chức cuộc sống sinh hoạt (bao gồm hoạt động nghề nghiệp, vui chơi giải trí, giáo dục con cái, tổ chức các

lễ hội truyền thống, ăn ngủ trong gia đình) tương đối ổn định của các thành viên trong gia đình

- Nội dụng

Nội dung của nếp sống của gia đình thể hiện ở việc tổ chức cuộc sống gia đình bao gồm nhiều vấn đề

+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất Việc thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi gia đình tùy thuộc vào nghề nghiệp, thu nhập cao hay thấp, môi trường sống chi phối việc tổ chức bữa ăn

Ăn gì, bằng phương tiện nào, ăn ở đâu, ăn vào lúc nào Nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với gia đình còn chi phối bầu không khí tâm lý trong bữa ăn

+ Bên cạnh nhu cầu ăn uống, nhu cầu mặc cũng mang những đặc trưng riêng tạo nên nếp sống của mỗi gia đình Điều này không chỉ phụ thuộc vào vấn đề kinh tế mà còn phụ thuộc vào văn hóa, giáo dục con cái của gia đình Bằng sự gương mẫu trong y phục của cha mẹ, anh chị, sẽ tạo thành thói quen nếp sống trong việc lựa chọn màu sắc, kiểu y phục thanh lịch, giản dị, dễ nhìn của con em trong nhà

+ Sắp xếp đồ đạc, trang trí nội thất trong nhà Mỗi gia đình có cách sắp xếp đồ đạc, trang trí khác nhau tùy thuộc vào diện tích nhà, thu nhập, trình độ thẩm mỹ, tính cách của mỗi

Trang 6

người sống trong gia đình, nhất là cha mẹ Việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng sạch sẽ, trang trí phù hợp không chỉ tạo nên sự thoải mái, hài lòng cho mọi thành viên trong gia đình mà còn có tác động giáo dục con cái trong gia đình đặc biệt là giáo dục tính cách tốt và óc thẩm mỹ cho con

+ Tổ chức lao động trong gia đình Nếp sống gia đình thể hiện ở mặt lao động còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình như nông thôn hay thành thị, giàu hay nghèo

và ý thức giáo dục con cái của các bậc cha mẹ sao Tổ chức giáo dục lao động trong gia đình đúng cách vừa tạo nên sự gắn bó chia sẻ nặng nhọc, vất vả của ác thành viên trong gia đình mà còn có tác dụng giáo dục con một cách toàn diện

+Thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho các thành viên trong gia đình : Quan tâm đến các vấn

đề học tập, xem truyền hình, sách báo, giao tiếp quan hệ với mọi người Gia đình chú ý đến các nhu cầu tình thần và sự cân bằng trong đời sống tinh thần, sẽ tạo nên những cho con người phong thánh ung dung, thư thái thận trọng, tự tin Sự thiếu hụt một mặt nào đó

sẽ gây ra những bức xúc, cáu gắt, bất hòa trong gia đình

Việc thỏa mãn loại nhu cầu tinh thần của mỗi gia đình cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình thương và trách nhiệm của mỗi thành viên với người thân của mình Để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, trước tiên mỗi gia đình cần chú ý tạo dựng được mối quan hệ tốt dẹp giữa các thành viên, thể hiện ở hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm, chia sẻ hy sinh cho nhau

2 Xây dựng nếp sống gia đình

2.1 Những đặc điểm trong nếp sống của gia đình Việt Nam truyền thống

2.1.1 Nội dung

Gia đình Việt Nam truyền thống: Gia đình Việt Nam truyền thống được sử dụng tuân theo một ước lệ về mặt thời gian Thực tế những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được lưu giữ trong nhiều gia đình hiện đại thông qua các giá trị như truyền thống yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, tôn trọng tình cảm, sống tình nghĩa, thủy chung…

Gia đình Việt Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia đình Sự trì trệ, máy móc và bảo thủ trong hoạt động kinh tế gia đình luôn biểu hiện cùng cơ chế tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng

Đặc điểm chức năng tái sản xuất xã hội của gia đình Việt Nam truyền thống: Đông con là một giá trị cơ bản của gia đình và xã hội truyền thống: "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", "con gái là con người ta"

Đặc điểm chức năng xã hội hoá - giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống: Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục của gia đình là đạo đức và cách sống làm người Sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái Mục đích giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia đình, những nhà nghèo

Trang 7

khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn Người cha thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"

Tư tưởng “nam tôn, nữ ti” ăn sâu tới mức, gia đình chỉ trông mong vào con trai, nhất là con trưởng để giữ gìn cơ nghiệp và duy trì gia thống Sự giáo dục cho con gái trong gia đình thường mang tính hướng nội Hiếu thảo là một đạo lý sâu xa trong mô hình gia đình truyền thống thể hiện mối quan hệ chiều dọc giữa cha mẹ và con cái

Trong gia đình giáo dục sự tôn nghiêm, quy tắc của lễ giáo Tình cảm và sự yêu thương của người mẹ, sự nghiêm khắc và răn đe của người cha Người Việt có tín ngưỡng trọng Mẫu, tôn trọng phụ nữ

Gia đình Việt Nam truyền thống đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị

đó chi phối hầu hết các mối quan hệ của gia đình Đó là sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu thương nhau giữa anh chị em, sự thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng Những tình cảm đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm quê hương và xa hơn là tình yêu đất nước Cho nên mới có câu "cáo chết ba năm quay đầu về núi"

Ứng xử của gia đình người Việt truyền thống: Gia đình truyền thống Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ”.“Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em.“Gia lễ”là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử đó trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, nay con cháu cần noi theo một nguyên tắc có tôn ti trật

tự theo lễ tiết “Gia phong”được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình Cốt lõi của gia phong luôn hướng tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử, việc học tập lấy tâm, tri, năng làm gốc…

Văn hóa ứng xử trong gia đình Việt Nam luôn là một đề tài được quan tâm và coi trọng Cha ông ta luôn dăn dạy các thế hệ tiếp nối cách giao tiếp ứng xử nhân văn từ trong truyền thống gia đình người Việt Vì thế, những câu ca dao, tục ngữ đã đúc rút những kinh nghiệm, cách ứng xử quý báu trong quan hệ gia đình

Là con phải báo hiếu với cha mẹ, là niềm tự hào của cha mẹ Từ chữ hiếu đã nâng lên thành đạo làm con Đạo làm con luôn ơn sinh thành, tiếp nhận giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội để trở thành người có tài, có đức; là công dân tốt biết cống hiến sức lực, trí tuệ cho đất nước, xã hội; biết làm việc nhân, điều thiện, tích đức tâm; phụng dưỡng cha

mẹ khi về già, thờ cúng cha mẹ đã khuất… Đó cũng là xuất phát của việc thờ cúng tổ tiên bày tỏ tấm lòng ghi ơn “Uống nước nhớ nguồn”

Bên cạnh đó, mối quan hệ ứng xử giữa anh chị em trong nhà cũng luôn được đề cao:“Anh

em như chân, như tay”, “ môi hở răng lạnh”,“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”

Trang 8

Mối quan hệ máu mủ ấy không gì có thể sánh bằng, không gì có thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí-Chẳng ai cắt dây chị dây em” Cách xử thế bao đời vẫn là: “Chị ngã, em nâng” Cũng vì lẽ đó, cha ông ta luôn lên án những người không giữ được tình cảm anh chị em hòa thuận trong gia đình

Quan niệm quan hệ vợ chồng là do “ông tơ bà nguyệt” se duyên Nhưng khi hai người đã

về ở một nhà thì ngoài tình vợ chồng, “nghĩa tào khang” là trách nhiệm chung xây dựng gia đình, duy trì giống nòi, nuôi dạy con cái, tôn tình nghĩa vợ chồng thành đạo vợ chồng: Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương, “Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”…

Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt như: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương,

hy sinh cho con cái, tôn trọng, hiếu đễ với cha mẹ, anh em…

Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt

và sự trong sáng với cội nguồn

2.1.2 Đánh giá về nếp sống trong gia đình truyền thống

Gia đình truyền thống có các ưu điểm như bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo Các thành viên trong gia đình

có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế

hệ trẻ Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy

Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời Bên cạnh

đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa mẹ chồng – nàng dâu… Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế

sự phát triển tự do của mỗi cá nhân Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng Điều này giải thích tại sao

số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay

2.2 Nếp sống trong gia đình Việt Nam hiện đại

2.2.1 Nội dung

Bên cạnh sự chuyển đổi xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì nếp sống gia đình cũng có sự thay đổi:

Quan hệ giữa vợ- chồng: Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Những giá trị đó

Trang 9

được biểu hiện trong việc lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của người trong độ tuổi thành hôn, trong việc tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình, trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh

đẻ có kế hoạch, ly hôn, ) giữa vợ và chồng Mối quan hệ vợ chồng mang sắc thái tốt đẹp: coi trọng giá trị lòng trung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, sự hoà thuận, hơn nữa là sự bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mỗi người, cùng quan tâm đến lợi ích riêng cũng như lợi ích của cả gia đình

Quan hệ giữa cha mẹ- con cái: Là quan hệ tình cảm, bao gồm sự ứng xử của cha

mẹ với con cái và sự ứng xử của con cái đối với cha mẹ Mối quan hệ này được biểu hiện trong các hình thái gia đình cũng khác nhau ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển, tinh thần thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ vì con cái và sự kính trọng, biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.Mối quan hệ này là khuôn khổ cần thiết cho sự phát triển của trẻ Thông qua các cách truyền đạt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, cha mẹ đã truyền lại cho con cái những giá trị, niềm tin, thái độ và

cả những tri thức về thế giới xung quanh Có thể nói những giá trị mà cá nhân thu được từ gia đình là rất đáng kể, một trong những khía cạnh thể hiện bản chất của mối quan hệ này

là chức năng xã hội hóa của bố mẹ đối với con cái bằng mối quan hệ, tình cảm ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ và con cái góp phần hạn chế đi những mâu thuẫn hằng ngày, phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em

Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu: Ở Việt Nam truyền thống về trợ giúp và chăm sóc người cao tuổi đã tồn tại trong các gia đình, đặc biệt là đối với người con đã trưởng thành Chính những quan niệm truyền thống, phong tục văn hóa gia đình người Việt đã làm cho mối quan hệ giữa người cao tuổi và các thành viên trong gia đình ngày càng mật thiết hơn, gắn bó với nhau gần gũi hơn, người trẻ kính trọng người già

Ứng xử trong gia đình hiện đại:

Có thể thấy rõ nhất là cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân

và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động

2.2.2 Đánh giá

Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp

vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó Trước hết gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh

Trang 10

với các biến đổi xã hội Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân Cá nhân tính được đề cao Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình Tính độc lập cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc

Bên cạnh đó, chính guồng quay của xã hội hiện đại đã làm ảnh hưởng phần nào các giá trị tốt đẹp trong văn hóa ứng xử gia đình Không ít người làm cha làm mẹ không làm tròn bổn phận, trách nhiệm Không chăm lo cho thế hệ tương lai, mải kiếm tiền và vun vén cho hạnh phúc ích kỷ của bản thân Do thiếu giáo dục nền tảng đạo đức, thiếu tính làm gương của cha mẹ, không ít con cái trong gia đình không nghĩ đến tình phụ mẫu mà bất chấp làm mọi việc trái với luân thường đạo lý Một thực tế đáng buồn là sự xuống cấp của những nguyên tắc, chuẩn mực trong gia đình, sự vi phạm cũng như việc chấp nhận những sai lệch chuẩn mực xã hội trong gia đình đã diễn ra một cách dễ dàng và khá phổ biến Những giá trị đạo đức truyền thống đang bị xói mòn mạnh mẽ Các nghiên cứu về gia đình đã chỉ ra được những thay đổi các giá trị đạo đức truyền thống, những giá trị vốn được xem là chuẩn mực đạo đức từ trước đến nay

Theo tiến trình của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, thiết chế gia đình Việt Nam đang có sự chuyền tiếp từ truyền thống sang hiện đại Nhìn chung, nếp sống văn hoá trong gia đình Việt Nam truyền thống vẫn giữ được sự ổn định của nó và được cả cộng đồng xã hội tôn trọng Sống gắn bó với gia đình trong môi trường văn hoá truyền thống và với những mối quan hệ đạo đức đã trở thành chuẩn mực xã hội vẫn là lối sống được nhiều người tán đồng, khẳng định và coi đó

là đạo lý Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cộng với sự hấp dẫn của đời sống đô thị khi mà quá trình đô thị hoá diễn ra với một quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh đến chóng mặt, nếp sống gia đình Việt Nam truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một dần Sự gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống đang diễn ra theo hai xu hướng đối lập nhau Đó là: trong nhiều gia đình, các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy, song ở một số gia đình, nhất là những gia đình đang sống tại các thành phố, thị xã, thị trấn, các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống ấy đang có xu hướng bị mai một, bị xâm hại bởi sức mạnh hư ảo của các giá trị và lối sống ngoại nhập, bởi những quan hệ hàng hóa, thị trường, lợi nhuận, bởi lối sống hưởng thụ và tâm lý tiêu dùng, hám lợi, ích kỷ Và do vậy, nhận thức và hành động của cộng đồng, xã hội và gia đình cũng diễn ra theo hai xu hướng đối lập nhau Những người muốn mở rộng cửa để tiếp thu tinh hoa văn hoá tiến bộ của nhân loại thì tỏ ra e ngại với các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống, coi nó là những di sản của quá khứ,

Ngày đăng: 23/01/2018, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w