1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong gia đình

103 1,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Những gia đình có bầu không khí tâm lý tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của các thành viên trong gia đình khiến mọi người thường bực bội, khó chịu, lạnh nhạt và thiếu quan tâm đế

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Giả thuyết khoa học 2

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

7.3 Nhóm phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý 4

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 4

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 7

1.2 Khái niệm về Bầu không khí tâm lý gia đình 8

1.2.1 Gia đình 8

1.2.2 Bầu không khí tâm lý 10

1.2.3 Bầu không khí tâm lý gia đình 12

1.3 Các vấn đề chung về bầu không khí tâm lý gia đình 12

1.3.1 Đặc điểm của bầu không khí tâm lý gia đình 12

1.3.2 Các yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý trong gia đình 13

1.3.2.1.Tổ chức đời sống vật chất trong gia đình 13

1.3.2.2.Tổ chức đời sống tinh thần trong gia đình 14

1.3.3 Các biểu hiện tâm lý của bầu không khí tâm lý gia đình 16

1.3.3.1 Hành vi giao tiếp 16

1.3.3.2 Mối quan hệ gia đình 17

1.3.3.3 Tổ chức thực hiện những công việc chung trong gia đình 19

1.3.3.4 Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình 20

1.3.4 Các dạng của bầu không khí tâm lý gia đình 21

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu 28

Trang 2

2.2 Tổ chức nghiên cứu 29

2.2.1 Mục tiêu 29

2.2.2 Nội dung 29

2.2.3 Khách thể khảo sát 29

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 30

2.3.1.1 Mục đích 30

2.3.1.2 Cách thiết kế 30

2.3.1.3 Mô tả công cụ nghiên cứu 30

2.3.1.4 Kiểm tra độ tin cậy 31

2.3.1.5 Cách tính điểm 31

2.3.1.6 Cách đánh giá và xếp loại mức độ 32

2.3.2 Phương pháp quan sát 32

2.3.2.1 Mục đích 32

2.3.2.2 Nội dung 33

2.3.2.3 Cách tiến hành 33

2.3.2.4 Cách đánh giá 33

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn 34

2.3.3.1 Mục đích 34

2.3.3.2 Nội dung 34

2.3.3.3 Cách tiến hành 34

2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu 35

2.3.4.1 Mục đích: xử lí số liệu thu được thông qua phần mềm SPSS 35

2.3.4.2 Nội dung 35

2.3.4.3 Cách tiến hành 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Đánh giá chung về BKKTLGĐ 36

3.1.1 Mức độ BKKTLGĐ 36

3.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng 37

3.1.3 Đề xuất các biện pháp 38

3.2 Các nhóm biểu hiện về BKKTLGĐ 39

3.2.1 Biểu hiện về hành vi giao tiếp 39

3.2.2 Biểu hiện về mối quan hệ gia đình 41

3.2.3 Biểu hiện về việc tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình 45

Trang 3

3.2.4 Biểu hiện về ý thức xây dựng cuộc sống gia đình 47

3.2.5 So sánh về mức độ các nhóm biểu hiện BKKTLGĐ giữa cha mẹ và con cái 49 3.2.6 Tương quan giữa các nhóm biểu hiện của BKKTLGĐ 50

3.3 Phân tích BKKTLGĐ của ba trường hợp điển hình 51

3.3.1 Trường hợp BKKTLGĐ 4 51

3.3.1.1 Mô tả gia đình 51

3.3.1.2 Đặc điểm gia đình 51

3.3.1.3 BKKTLGĐ đặc trưng và các biểu hiện 52

3.3.2 Trường hợp BKKTLGĐ 6 58

3.3.2.1 Mô tả gia đình 58

3.3.2.2 Đặc điểm gia đình 59

3.3.2.3 BKKTLGĐ đặc trưng và các biểu hiện 59

3.3.3 Trường hợp BKKTLGĐ 1 66

3.3.3.1 Mô tả gia đình 66

3.3.3.2 Đặc điểm gia đình 66

3.3.3.3 BKKTLGĐ đặc trưng và các biểu hiện 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Kiến nghị 70

2.1 Đối với cha mẹ 70

2.2 Đối với con cái 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHẦN PHỤ LỤC 74

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các mặt cấu trúc BKKTLGĐ 32

Bảng 2.2: Xếp loại mức độ các mặt cấu trúc bầu BKKTLGĐ 32

Bảng 2.3: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các nhóm biểu hiện của BKKTLGĐ 33

Bảng2.4: Xếp loại mức độ các mặt biểu hiện cấu trúc BKKTLGĐ 34

Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện BKKTLGĐ của 10 gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa 36

Bảng 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến BKKTLGĐ theo cha mẹ 37

Bảng 3.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến BKKTLGĐ theo người nghiên cứu 38

Bảng 3.4: Đề xuất các biện pháp cải thiện BKKTLGĐ 38

Bảng 3.5: Mức độ về hành vi giao tiếp 39

Bảng 3.6: Các biểu hiện hành vi giao tiếp trong BKKTLGĐ (theo bảng hỏi) 40

Bảng 3.7: Mức độ về mối quan hệ gia đình 41

Bảng 3.8: Các biểu hiện về sự quan tâm – yêu thương trong mối quan hệ 42

gia đình (theo phiếu hỏi) 42

Bảng 3.9: Các biểu hiện về sự giúp đỡ - tương trợ trong mối quan hệ gia đình (theo phiếu hỏi) 43

Bảng 3.10: Các biểu hiện về sự tin tưởng – chia sẻ trong mối quan hệ gia đình (theo phiếu hỏi) 44

Bảng 3.11: Mức độ tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình 45

Bảng 3.12: Các biểu hiện về tổ chức thực hiện công việc trong gia đình 46

(theo phiếu hỏi) 46

Bảng 3.13: Mức độ về ý thức xây dựng cuộc sống gia đình 47

Bảng 3.14: Các biểu hiện về ý thức xây dựng cuộc sống gia đình (theo phiếu hỏi) 48

Bảng 3.15 So sánh về mức độ các nhóm biểu hiện BKKTLGĐ giữa cha mẹ và con cái 49

Bảng 3.16: Tương quan giữa các nhóm biểu hiện cấu trúc BKKTLGĐ 50

Bảng 3.17: Mức độ BKKTLGĐ 4 qua quan sát 52

Bảng 3.18: Mức độ BKKTLGĐ 4 qua phiếu hỏi 53

Bảng 3.19: Mức độ BKKTLGĐ 4 qua quan sát 59

Bảng 3.20: Mức độ BKKTLGĐ 6 qua phiếu hỏi 60

Bảng 3.21: Mức độ BKKTLGĐ 1 qua quan sát 66

Bảng 3.22: Mức độ BKKTLGĐ 1 qua phiếu hỏi 67

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BKKTL : Bầu không khí tâm lý

BKKTLGĐ : Bầu không khí tâm lý gia đình

Trang 6

do xung đột, mâu thuẫn, mất mát, chia ly, ốm đau, bệnh tật,… thì sẽ dễ trở thành một người lặng lẽ, lầm lì và khép mình, thậm chí trở nên phá phách, chống đối và nhân cách phát triển một cách lệch lạc

Ở các gia đình nông thôn, hầu hết các bậc cha mẹ đều chỉ làm những công việc lao động chân tay là chính, trình độ nhận thức của họ không cao bằng so với các bậc phụ huynh sống ở thành phố nên quan điểm về gia đình, quan điểm về xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc cũng như cách nuôi dạy con cái của các gia đình ở nông thôn cũng còn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức

Nếp sống, sinh hoạt của các gia đình ở nông thôn có nhiều điểm khác biệt so với các gia đình ở thành thị Trẻ em nông thôn thường xuyên phải phụ giúp cha mẹ trong công việc nhà Trẻ em nông thôn cũng có những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng riêng

Do đó, bầu không khí tâm lý các gia đình trẻ em ở nông thôn cũng có những điểm đặc trưng riêng

Đứng từ góc độ của công tác quản lí giáo dục, việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý gia đình của trẻ em ở nông thôn thật sự có ý nghĩa Một số trẻ em khi có những biểu hiện khó khăn trong học tập, chưa hẳn là do lười biếng hay kém thông minh, mà có thể do bầu không khí tình cảm trong gia đình không ổn định, khiến cho trẻ cảm thấy không an toàn, yên tâm thoải mái để tập trung trí óc cho việc học Đối với bất kì trẻ em

ở độ tuổi nào, được sống trong khung cảnh gia đình ấm êm, hòa thuận, yêu thương lẫn nhau là điều kiện cần thiết để phát huy trí tuệ và phát triển tốt về mặt nhân cách

Trang 7

Vì vậy, việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý gia đình của trẻ em ở nông thôn sẽ góp phần giúp các nhà giáo dục nắm bắt được toàn cảnh về hoàn cảnh gia đình của các

em Từ đó có cơ sở khoa học nhất định để giải thích được những đặc tính hành vi của các em Đồng thời đưa ra những hướng tác động phù hợp để tạo điều kiện cho các em phát triển một cách tốt hơn cũng như kịp thời uốn nắn những sai lệch trong nhân cách

để tránh đưa đến những hậu quả khó lường sau này

Song song với đó, việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý của các gia đình ở cơ sở

sẽ giúp địa phương nắm bắt được tình hình của từng hộ gia đình, đi sâu đi sát vào đời sống nhân dân Mặt khác, đây cũng là nền tảng để giúp các ban ngành địa phương làm

cơ sở chiến lược cho công tác xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc

Với những lí do trên, vì vậy đề tài được chọn là “Nghiên cứu bầu không khí tâm

lý trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận nhằm đánh giá được thực trạng bầu không khí tâm

lý một số gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Từ đó có thể đề xuất kiến nghị cải thiện bầu không khí tâm lý gia đình

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: bầu không khí tâm lý trong các gia đình tại xã Ninh Phụng, thị

xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Khách thể nghiên cứu: các gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh

Hòa

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: 10 gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Quy mô: nghiên cứu về bầu không khí tâm lý gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Không gian: xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Thời gian: từ ngày 12/2017 – 05/2018

5 Giả thuyết khoa học

Bầu không khí tâm lý mỗi gia đình có những nét đặc trưng riêng, tồn tại một số đặc điểm tích cực lẫn tiêu cực do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng, trong

đó các yếu tố chủ quan mang tính chất quyết định

Trang 8

Bầu không khí tâm lý các gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được phân ra các mức độ khác nhau: có gia đình có bầu không khí tâm lý tích cực,

có gia đình có bầu không khí tâm lý tiêu cực

Những gia đình có bầu không khí tâm lý tích cực thì các thành viên trong gia đình luôn vui vẻ, thoải mái, làm việc hiệu quả và học tập tốt Những gia đình có bầu không khí tâm lý tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của các thành viên trong gia đình khiến mọi người thường bực bội, khó chịu, lạnh nhạt và thiếu quan tâm đến nhau, làm ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ và việc học tập của con cái

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bầu không khí tâm lý gia đình

- Đánh giá thực trạng bầu không khí tâm lý tại các gia đình xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ

thống hóa lý thuyết về bầu không khí tâm lý gia đình

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp

điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn

7.3 Nhóm phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu: Phương pháp xử lý số liệu bằng

thống kê toán học và sử dụng phần mềm SPSS

8 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp:

Bao gồm 3 phần: Mở đầu, Phần nội dung, Phần Kết luận và kiến nghị

Trong đó Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

a Trong tâm lý học phương Tây, hiện tượng “bầu không khí tâm lý tập thể” được nghiên cứu rộng rãi trong các lĩnh vực tâm lý học như: Tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học kinh doanh, tâm lý học công nghiệp, khoa học hành vi tổ chức… Do đó, nền tâm lý học phương Tây cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức nghiên cứu các kiến thức vào trong lĩnh vực của đời sống xã hội [4, tr.11]

Một trong những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trong khoảng thời gian 1924 – 1932, hai nhà tâm lý học người Mỹ là E Mayo và F Roethlisberger đã tiến hành nghiên cứu các quan hệ không chính thức và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất tại các nhóm lao động Mặc dù chưa đề cập đến bầu không khí tâm lý một cách chính thức nhưng đề tài đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh của hiện tượng này, đặc biệt là hệ thống thái độ cảm xúc giữa các thành viên, đó là một cơ sở quan trọng trong cấu trúc bầu không khí tâm lý nhóm [4, tr.11]

Cũng trong những năm 30 của thế kỷ 20, K Lewin đã cho ra đời tác phẩm “Một

lý thuyết động lực về nhân cách” Trong tác phẩm này, K Lewin đã tập trung nghiên cứu quan hệ bên trong nhóm và vai trò lãnh đạo, quản lý đối với bầu không khí tâm lý nhóm ở các thời điểm khác nhau Ông đã chỉ ra tính quy định của phong cách lãnh đạo trong việc tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực hoặc tiêu cực trong các nhóm nhỏ và chính K Lewin là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ bầu không khí tâm lý mà tâm lý học phương Tây hiện nay đang dùng Như vậy K Lewin được xem như người khởi đầu những nghiên cứu chính thức về bầu không khí tâm lý của tổ chức và người đầu tiên phát hiện ra quy luật tâm lý về việc phụ thuộc hành vi cá nhân vào mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường, hoàn cảnh với tâm lý cá nhân [4, tr11]

Các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý bắt đầu nở rộ trong tâm lý học phương Tây từ những năm 50 của thế kỷ 20 như công trình của L Festinger, S Schater , K W Back, B E Colins, B Raven Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc làm rõ ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý của tổ chức là: làm rõ những chỉ số về nhân cách tạo

ra bầu không khí tâm lý của tổ chức, tìm ra các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Trang 10

bầu không khí tâm lý của tổ chức; một số nghiên cứu khác hướng vào mối quan hệ phụ thuộc của hành vi vào các yếu tố tâm lý nhân cách và các yếu tố tâm lý nhóm [4, tr.12]

Hiện nay, các nghiên cứu về bầu không khí trong tâm lý học phương Tây đang rất phát triển và được tiến hành dưới nhiều góc độ và nhiều hướng ứng dụng như một

bộ phận của tâm lý học xã hội, tâm lý học công nghiệp, tâm lý học quản lý… Với các hướng nghiên cứu chủ yếu này, tâm lý học phương Tây đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hình thành, phát triển bầu không khí tâm lý của tổ chức Các chỉ số sau đây được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng để lượng hóa bầu không khí tâm lý:

+ Cơ cấu tổ chức

+ Khen thưởng trong tổ chức

+ Sự quan tâm của lãnh đạo đối với thành viên

+ Giao tiếp thân thiện trong tổ chức

+ Quan hệ liên nhân cách trong tổ chức

+ Quan hệ chỉ huy, phục tùng trong tổ chức

Hiện tại, bầu không khí tâm lý được nhìn nhận dưới ba góc độ:

- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là kết quả của sự tác động phức hợp qua lại của các yếu tố trong tổ chức đó

- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố mang tính nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

- Xem bầu không khí tâm lý của tổ chức như là yếu tố điều chỉnh, điều khiển hành vi của cá nhân, của nhóm [4, tr.12]

Tóm lại, tâm lý học phương Tây đã có khá nhiều kết quả trong nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tổ chức Các công trình nghiên cứu không những chỉ ra các yếu tố quy định bầu không khí tâm lý của tổ chức mà còn xác định vai trò của bầu không khí tâm lý đối với việc thực hiện các chức năng của tổ chức Đặc biệt, tâm lý học phương Tây đã có nhiều cố gắng trong việc xác định hệ thống phương pháp nghiên cứu bầu không khí tâm lý của nhóm, tổ chức trong các đơn vị sản xuất cụ thể

Tuy nhiên, do các nghiên cứu xuất phát từ nhiều quan điểm lý luận khác nhau, phương pháp khác nhau nên kết quả thu được còn chưa thống nhất

b Trong tâm lý học Mác – xít, các nhà tâm lý học Xô - viết đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội từ sau Cách mạng tháng Mười Nga Nội dung tìm hiểu chính của các công trình là làm rõ nguồn gốc, bản chất, vai trò của những hiện

Trang 11

tượng tâm lý xã hội trong đó có hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể - đối với hoạt động của cá nhân cũng như của nhóm và tập thể nhằm mục đích xây dựng tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân cách con người trong chế độ mới [4, tr.13]

- Năm 1963, ba nhà tâm lý học là E V Xô-rô-khô-va, N C Man-xu-nốp, K K nốp đã trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong một tập thể - làm cơ sở cho việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể

Pla-tô Năm 1966, thuật ngữ “Bầu không khí tâm lý” lần đầu tiên được N C ManPla-tô xuPla-tô rốp sử dụng Ông đã chỉ ra trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động có bầu không khí tâm lý tập thể N C Man-xu-rốp cũng chỉ ra một số con đường để xây dựng một bầu không khí tâm lý tập thể tích cực như tổ chức một môi trường làm việc tốt, chăm sóc đời sống vật chất cho người lao động, sử dụng các biện pháp kích thích động cơ làm việc của tập thể [Nguyễn Thị Thanh Mai, 1998; được trích từ 4, 2010]

- Năm 1969, V M Sêpel là người đầu tiên đưa ra định nghĩa bầu không khí tâm lý tập thể “Bầu không khí tâm lý là sắc thái xúc cảm giữa các thành viên trong tập thể Nó xuất hiện trên cơ sở có sự gần gũi, thiện cảm giống nhau về mặt tính cách, hứng thú, xu hướng” [4, tr13]

- Những năm kế tiếp, các nhà tâm lý học Xô-viết như E.X Cu-đơ-min, J.P Vôn-cốp, O.I.Zô-tô-va, B.V.Sô-rô-khô-va tiếp tục đi sâu nghiên cứu bầu không khí tâm lý tập thể

và đạt được nhiều thành tựu [4, tr.13]

Nhìn chung các nhà tâm lý học Xô-viết tập trung vào các vấn đề sau:

- Bản chất của bầu không khí tâm lý tập thể (phản ánh các điều kiện của đời sống tập thể, phản ánh tính chất các mối quan hệ qua lại trong tập thể)

- Hình thức biểu hiện (thể hiện qua hành vi cư xử, thái độ giao tiếp)

- Quá trình hình thành (qua con đường hoạt động và giao tiếp chung)

- Những ảnh hưởng trong các lĩnh vực của cuộc sống (lao động sản xuất, giáo dục,…)

Tóm lại, tâm lý học Mác-xít do các nhà tâm lý học Xô-viết nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng trong việc lý giải một cách khá toàn diện hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là đã chỉ ra được đúng bản chất của bầu không khí tâm lý tập thể

Trang 12

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong cuốn Tâm lý học quản lý [15, tr.144] do tác giả Nguyễn Đình Xuân chủ biên thì bầu không khí tâm lý tập thể được nhắc đến như là không gian ở đó chứa đựng trạng thái, tâm trạng chung của một tập thể lao động với tính chất tương đối ổn định

Tác giả Đào Thị Oanh [16] trong cuốn Tâm lý học lao động tuy không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề bầu không khí tâm lý nhưng cũng đã chỉ ra được rằng bầu không khí tâm lý xã hội của nhóm lao động được cụ thể hóa trong đạo đức của nhóm – cái có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm năng suất lao động của tập thể

Ngoài ra, khái niệm về bầu không khí tâm lý cũng được mô tả và phân tích trong các tài liệu về Tâm lý học xã hội như: Tâm lý học xã hội [2] của tác giả Vũ Dũng, Tâm

lý học xã hội [12] của tác giả Phạm Văn Tư (chủ biên), Tâm lý học xã hội – Những vấn

đề lý luận [3] của tác giả Trần Hiệp

Trong cuốn tâm lý học quản lý [1], tác giả Vũ Dũng đã cho thấy các dấu hiệu quan trọng nhất của bầu không khí tâm lý xã hội là:

- Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau

- Thiện chí và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc

- Mức độ dung hợp tâm lý giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc và đối với mỗi cá nhân

Bên cạnh đó, tác giả Vũ Dũng cũng đề cập đến vai trò của bầu không khí tâm lý trong tổ chức, đó là “Một bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân ái trong tổ chức sẽ tạo

ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên”, “Trái lại, ở một tổ chức mà bầu không khí tâm lý tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra các cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ dàng hình thành nên các nhóm không chính thức đối lập, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển Trong tổ

chức này, cá nhân ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau” Ngoài ra,

tác giả còn nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành bầu không khí của tổ chức như phong cách làm việc của người lãnh đạo, sự lây lan tâm lý, điều kiện lao động, lợi ích

Về bầu không khí tâm lý gia đình, trong cuốn Tâm lý học gia đình [5, tr.30], tác giả Ngô Công Hoàn đã viết: “Bầu không khí tâm lý gia đình là toàn bộ những sắc thái tâm lý hợp thành không khí tâm lý chung tạo ra nếp sống truyền thống, thói quen, sự

Trang 13

hòa hợp hoặc không hòa hợp của các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình” [5, tr.30] Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò, ý thức của mỗi thành viên trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý gia đình “Bầu không khí tâm lý gia đình được xây dựng bởi mỗi thành viên, mỗi người có trách nhiệm đặt mình vào trong tổ ấm, mái nhà đích thực để dành tình cảm thiêng liêng, sâu kín cho người thân của mình Tạo được bầu không khí thuận hòa, ấm cúng sẽ là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình Không thể chờ đợi sự cứu cánh từ bên ngoài vào, từ pháp luật, từ dư luận xã hội, mà phải bằng chính nghị lực của mình để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.” [5, tr.45]

Tác giả Lê Ngọc Lan trong tác phẩm “Bầu không khí tâm lý gia đình và việc giáo dục trẻ em” đã khẳng định: “Một bầu không khí tâm lý tích cực tạo điều kiện thuận lợi

để trẻ em sống trong môi trường đó có một nhận thức lành mạnh – thái độ tốt và thói quen tích cực đối với những người xung quanh” [Lê Ngọc Lan, 2000; trích dẫn từ tài liệu 4, 2010]

Theo báo cáo Thực trạng bầu không khí tâm lý gia đình của trẻ chưa thành niên phạm tội [8, tr.32], tác giả Đặng Thanh Nga đã nhấn mạnh về sự ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý gia đình đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ như sau:

“Trong gia đình cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên khởi nguồn cho việc hình thành và phát triển ở trẻ những nét nhân cách phù hợp với yêu cầu của thời đại Vì vậy một đứa trẻ muốn trở thành người bình thường, phát triển hài hòa về trí tuệ, cảm xúc và đạo đức thì cần phải lớn lên trong một gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tình yêu thương, sự chấp nhận và sự độ lượng của cha mẹ Trong môi trường này trẻ sẽ học được các chuẩn mực đạo đức, các chuẩn mực hành vi Ngược lại trong những gia đình mà cha mẹ luôn mâu thuẫn, thiếu tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên bất hòa hay cãi cọ, hay đánh chửi thì những đứa trẻ luôn bị ức chế bởi bầu không khí tâm lý căng thẳng Các em thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng, hoài nghi, không tin tưởng vào người lớn.”

1.2 Khái niệm về Bầu không khí tâm lý gia đình

Trang 14

Theo định nghĩa của Đào Văn Tập trong Tự điển Việt Nam phổ thông: “Gia đình chỉ tất cả những người quen thuộc trong một nhà” Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh từ Gia quyến, đó là người thân thuột trong một nhà [5, tr.5]

Trong Tâm lý học gia đình [5, tr.8], tác giả Ngô Công Hoàn viết rằng: “Gia đình

là một nhóm nhỏ xã hội Các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm – sinh lý, cùng có chung giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định.”

Theo Nguyễn Đình Xuân “Gia đình là một đơn vị, một nhóm nhỏ nhất của xã hội với số lượng thành viên ít nhất hai người: vợ và chồng, sau đó sinh sôi nảy nở thêm con cái, trong đó mối quan hệ vợ chồng là rường cột” [Nguyễn Đình Xuân, 1996; được trích

từ tài liệu 13, 2009]

Theo giáo sư Trần Trọng Thủy [10, tr.20] viết trong tài liệu Giáo dục đời sống gia đình: “Gia đình là một nhóm nhỏ liên kết với nhau với những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi, tạo thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua vai trò của từng người: là chồng, là vợ, là cha, là mẹ, là con trai, con gái, anh em, tạo nên một nền văn hóa chung.”

Trong cuốn Tâm lý học gia đình [14, tr.13], tác giả Nguyễn Khắc Viện đã viết:

“Gia đình, đó là sự chung sống của 2 nhóm người, cha mẹ và con cái, có cùng một mối quan hệ là những người sinh ra và những người nối dõi Cũng có thể thêm vào nhóm cha mẹ còn có ông bà cụ kỵ còn sống hay đã chết, có thực hay chỉ là huyền thoại những người thân thích và cả những người không cùng huyết thống mà là những thực khách của gia đình và cả những gia nhân trong các chế độ phụ hệ hoặc những bà mẹ chỉ có trên danh nghĩa trong các chế độ đa thê Nhóm thứ hai là con cái, những người nối dõi,

có vẻ hạn chế hơn Tuy nhiên trong một số nền văn minh, có những quan hệ anh em tinh thần quan trọng trong lĩnh vực mà chúng ta quan tâm còn hơn cả quan hệ huyết thống.”

Để cho khái niệm gia đình bao hàm được một nội dung chuẩn xác chúng ta hãy xét các đặc trưng cơ bản của gia đình [5, tr.7]:

1- Gia đình là một nhóm xã hội (một thiết chế xã hội), một người không thể là gia đình được, nhất thiết phải có từ hai người trở lên

Trang 15

2 – Trong gia đình phải có các giới tính (nam, nữ) đây là đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội mà chúng ta gọi là gia đình Đặc trưng thứ hai là có các giới tính khác nhau qua quan

hệ hôn nhân

3 – Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người, không có quan hệ này không thể gọi là gia đình đúng nghĩa (Trong thực tế có gia đình không thực hiện chức năng này nhưng sự tồn tại của nó có thể trong một thời gian nhất định)

4 – Trong gia đình giữa các thành viên có sự gắn bó với nhau về đặc điểm (huyết thống) tâm sinh lý Bố mẹ sẽ truyền lại cho con cái các đặc điểm thể chất qua kênh gien di truyền sinh học Thông qua nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán con cái mang những dấu ấn tâm lý của cha mẹ ông bà… trong đời sống tinh thần của mình

5 – Quan hệ kinh tế, các thành viên trong gia đình sống và hoạt động với nhau nhờ một ngân sách chung, do các thành viên lao động trong gia đình đem lại

6 – Các thành viên trong gia đình sống trong một nhà

Từ góc độ tâm lý, tác giả đồng ý với quan niệm gia đình của Ngô Công Hoàn:

“Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội Các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm – sinh lý, cùng có chung giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định.”

1.2.2 Bầu không khí tâm lý

Bầu không khí tâm lý là vấn đề phức tạp trong tâm lý học xã hội, do vậy đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này

E.X.Cudơmin, J.P.Vôncốp quan tâm đến những biểu hiện của bầu không khí tâm

lý nên cho rằng: Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể sản xuất cơ

sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và khuynh hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể Thực trạng tâm lý này của các thành viên trong tập thể, đến lượt nó lại tái tạo tình trạng kinh tế cụ thể của tập thể sản xuất đó: tái tạo tính chất và mức độ quan hệ qua lại giữa con người với nhau, điều kiện lao động và tổ chức lao động Thực trạng tâm

lý của các thành viên được biểu hiện trong tâm trạng của mọi người, trong đó thái độ thỏa mãn đối với lao động của mình, đối với sự phát triển về sau [E.X.Cudơmin, J.P.Vôncôp, 1978; trích từ tài liệu 4, 2010]

Trang 16

V.I Mikheev chú ý tới dư luận tập thể thông qua hệ thống thái độ đối với các đối tượng giao tiếp và đưa ra khái niệm: Bầu không khí tâm lý là dư luận xã hội ở tập thể xí nghiệp và cơ quan về các vấn đề thái độ lao động, thái độ đối với xí nghiệp, đối với lãnh đạo đối với các đồng chí khác [V.I.Mikheev; trích từ tài liệu 4, 2010]

Ở trong nước, Trần Trọng Thủy chú trọng tới tâm trạng chung của tập thể và mối

quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể do vậy đã đưa ra: “Bầu không khí tâm

lý trong tập thể là tính chất các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể

và là tâm trạng chung trong tập thể đó.” [Trần Trọng Thủy, 1976; trích tài liệu 4, 2010]

Ngô Công Hoàn cho rằng: “Bầu không khí tâm lý là toàn bộ các trạng thái tâm lý

có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, nhịp điệu, cường độ hoạt động chung của các nhóm

xã hội, đó là không gian chứa đựng các trạng thái tâm lý chung của toàn nhóm trong một thời gian nhất định [6, tr.22].”

Nguyễn Bá Dương quan niệm: Bầu không khí tâm lý tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó được hình thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo trong tập thể Ở khái niệm này, tác giả nhấn mạnh đến sự hòa hợp của các phẩm chất tâm lý cá nhân của các thành viên trong tập thể [Nguyễn Bá Dương, 1999; trích từ tài liệu 4, 2010]

Theo tác giả Bùi Văn Huệ, khái niệm bầu không khí tâm lý tập thể có thể hiểu theo hai mức độ:

- Hiểu theo nghĩa rộng đó là toàn bộ các trạng thái tâm lý xã hội diễn ra trong tập thể Bao gồm trạng thái tâm lý xã hội, tri thức, và ý chí của số đông thành viên trong nhóm

- Hiểu theo nghĩa hẹp đó là trạng thái tình cảm tế nhị của tập thể, tình cảm của cá

nhân với nhau [Bùi Văn Huệ, 1995; trích từ tài liệu 4, 2010]

Bầu không khí tâm lý xã hội cũng có thể hiểu là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể cơ sở Nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên trong tập thể đó Trạng thái tâm lý này của các thành viên trong tập thể, đến lượt mình lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó

Tuy nhiên, một quan điểm chung nhất về khái niệm bầu không khí tâm lý được

sử dụng rộng rãi, đó là: “Bầu không khí tâm lý thường được hiểu là trạng thái tâm lý xã

Trang 17

hội của tập thể, quan hệ tình cảm giữa các cá nhân, phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên tập thể đó.” Cụ thể hơn, “Bầu không khí xã hội bao gồm trạng thái tâm lý xã hội, ý chí và tri thức của số đông thành viên trong nhóm”.

Như vậy, khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một tập thể cơ sở Đó là không khí thoải mái, thân mật, hứng khởi của tập thể đoàn kết, nhất trí; không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẫn, mất đoàn kết Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh trong quá trình hoạt động chung Đó cũng là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hằng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã hội lan truyền tâm trạng từ cá nhân này sang cá nhân khác, nhóm này sang nhóm khác, tập thể này sang tập thể khác

1.2.3 Bầu không khí tâm lý gia đình

Trong cuốn Tâm lý học gia đình [5, tr.30], tác giả Ngô Công Hoàn đã viết: “Bầu không khí tâm lý gia đình là toàn bộ những sắc thái tâm lý hợp thành không khí tâm lý chung tạo ra nếp sống truyền thống, thói quen, sự hòa hợp hoặc không hòa hợp của các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình”

1.3 Các vấn đề chung về bầu không khí tâm lý gia đình

1.3.1 Đặc điểm của bầu không khí tâm lý gia đình

Bầu không khí tâm lý gia đình không ổn định, dễ thay đổi cùng với sự thay đổi các sự kiện lớn, biến cố lớn xảy ra trong gia đình Chẳng hạn, cả gia đình vui vẻ, hân hoan vì con đậu vào trường đại học danh tiếng Hoặc gia đình đang vui vẻ, có chuyện không hay xảy ra đối với một thành viên nào đó, mọi thành viên trong gia đình trở nên căng thẳng, lo âu [7, tr.52]

Không khí tâm lý gia đình phụ thuộc vào tất cả các thành viên trong gia đình nhưng chủ yếu phụ thuộc vào những người có vai trò trụ cột trong gia đình Đó là những người lao động chính, là nguồn thu nhập chính, đồng thời có vị thế trong quan hệ gia đình Chủ yếu là người cha và người mẹ Cha mẹ là người lạc quan, vui tính, hài hước thì không khí gia đình thường vui vẻ, nhiều tiếng cười Nếu cha mẹ hay người đứng đầu

là người độc đoán, khó tính, quá nghiêm khắc thì không khí gia đình luôn căng thẳng, ngột ngạt [7, tr 52]

Trang 18

Bầu không khí tâm lý gia đình còn phụ thuộc vào truyền thống, nếp sống của gia đình Để cho không khí gia đình êm ấm, yên vui, gia đình nhất thiết phải xây dựng nếp sống ổn định: ăn ngủ, sinh hoạt theo một định hướng nhất định [5, tr.38] Ngày nay trong gia đình, mỗi người có một chế độ công tác khác nhau về thời gian do tính chất công việc Tuy nhiên cần có một chế độ sinh hoạt chung ở đó có mặt tất cả các thành viên trong gia đình, với không khí vui vẻ, ruột thịt, ấm cúng (bữa ăn, trước khi đi ngủ,…) [13, tr.52]

Bầu không khí tâm lý gia đình phát triển nhờ sự vun vén, bồi đắp, xây dựng của các thành viên trong gia đình, trước hết là vợ chồng [5, tr.30] Người cha, người mẹ chính là người đưa cả gia đình mình vào khuôn khổ, hình thành nên nếp sống, truyền thống tốt đẹp của gia đình Trong gia đình mỗi người đều có những công việc riêng với giờ giấc khác biệt Tuy nhiên người cha, người mẹ nên thiết lập cho gia đình mình một giờ giấc sinh hoạt chung cố định trong gia đình: đó có thể là bữa cơm gia đình, mỗi buổi

tối xem TV cùng nhau,…

1.3.2 Các yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý trong gia đình

1.3.2.1.Tổ chức đời sống vật chất trong gia đình

“Thỏa mãn nhu cầu vật chất Việc thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi gia đình tùy thuộc vào nghề nghiệp, thu nhập cao hay thấp, môi trường sống chi phối việc tổ chức bữa ăn Ăn gì, bằng phương tiện nào, ăn ở đâu, ăn vào lúc nào Nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với gia đình còn chi phối bầu không khí tâm lý trong bữa ăn [7, tr 53]

Bên cạnh nhu cầu ăn uống, nhu cầu mặc cũng mang những đặc trưng riêng tạo nên nếp sống của mỗi gia đình Điều này không chỉ phụ thuộc vào vấn đề kinh tế mà còn phụ thuộc vào văn hóa, giáo dục con cái của gia đình Bằng sự gương mẫu trong y phục của cha mẹ, anh chị, sẽ tạo thành thói quen nếp sống trong việc lựa chọn màu sắc, kiểu y phục thanh lịch, giản dị, dễ nhìn của con em trong nhà [7, tr 54]

Sắp xếp đồ đạc, trang trí nội thất trong nhà Mỗi gia đình có cách sắp xếp đồ đạc, trang trí khác nhau tùy thuộc vào diện tích nhà, thu nhập, trình độ thẩm mỹ, tính cách của mỗi người sống trong gia đình, nhất là cha mẹ Việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng, sạch

sẽ, trang trí phù hợp không chỉ tạo nên sự thoải mái, hài lòng cho mọi thành viên trong gia đình mà còn có tác động giáo dục con cái trong gia đình đặc biệt là giáo dục tính

cách tốt và óc thẩm mỹ cho con.” [7, tr 54]

Trang 19

1.3.2.2.Tổ chức đời sống tinh thần trong gia đình

a Cơ sở tâm lý của quan hệ vợ chồng

Quan hệ dân chủ, bình đẳng của vợ chồng tạo nên bầu không khí hòa thuận, ấm cúng trong gia đình chi phối các mối quan hệ khác trong gia đình theo hướng tốt đẹp Con cái của họ được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc chu đáo, chúng nhập tâm trực tiếp cách sống của cha mẹ, nhân cách phát triển tốt Kiểu quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng ảnh hưởng đến các thành viên khác, tạo nên bầu không khí căng thẳng trong gia đình, quan hệ độc đoán với con cái, cản trở các mối quan hệ khác trong gia đình Kiểu quan hệ xung đột giữa vợ và chồng tạo nên không khí căng thẳng, ngột ngạt Mọi người trong gia đình chán nản, bực bội, gia đình không còn là tổ ấm Nếu không điều chỉnh nhanh dẫn đến tan vỡ gia đình [13, tr 54 - 55]

Quan hệ của cha mẹ là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc chi phối các mối quan hệ khác và đến những khía cạnh khác trong cuộc sống gia đình Và điều này cũng rất dễ hiểu khi quan hệ của cha mẹ không tốt, giữa cha mẹ luôn

có sự mâu thuẫn, tranh cãi, ít thông cảm với nhau thì sẽ làm cho bầu không khí tâm lý trong gia đình không có sự hòa thuận, vui vẻ, nồng ấm, thân thiện mà luôn trong tình trạng nặng nề, buồn chán [8, tr 33 - 34]

b Truyền thống, nếp sống gia đình

Bầu không khí tâm lý gia đình còn được tạo ra bởi các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam Gia đình Việt Nam với truyền thống văn hóa lâu đời và chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo nên có nhiều lễ hội (lễ tết) truyền thống Gần đây nhiều lễ hội mới xuất hiện, nhiều lễ nghi thay đổi Mỗi gia đình cũng cần xây dựng bầu không khí tâm lý sao cho thể hiện được tính đặc thù dân tộc, địa phương và mang ý nghĩa giáo dục Những ngày lễ tết, con cái đi xa thường tập trung về đón tết Không khí trước, trong và sau tết chung nhất ở mỗi gia đình là không khí đoàn tụ, vui vẻ, ấm cúng sau một năm làm việc căng thẳng, vất vả Để tạo một bầu không khí ấm cúng, một truyền thống tự hào với dòng họ, gia tộc, nhiều gia đình, gia tộc nhân dịp này kể lại cho con cháu nghe những đóng góp của gia đình, dòng họ đối với xã hội, với cộng đồng làng xã Có người lấy ngày 30 Tết xem xét những công việc trong năm cái gì đã làm được, cái gì chưa làm được…gây một không khí mới cho những ngày năm mới [13, tr53]

Trang 20

c Tín ngưỡng trong gia đình

Tín ngưỡng của gia đình Việt Nam đa dạng phong phú, tùy thuộc vào mỗi gia đình Trong đó phần lớn gia đình Vệt Nam theo đạo Phật Dù theo đạo nào, hầu hết gia đình Việt Nam có ý thức tôn kính, thờ cúng tổ tiên, ông bà Gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên được trang trí rất long trọng với lễ nghi thờ cúng trang nghiêm Tín ngưỡng góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách tốt, ngăn cản những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật Gia đình cần phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt của tiêu cực các loại hình tín ngưỡng [7, tr.55]

d Biến cố trong gia đình

Bầu không khí tâm lý gia đình còn bị ảnh hưởng bởi những biến cố trong gia đình Những nghi lễ như lễ tang, lễ cưới, đứa trẻ ra đời, ở mỗi địa phương và gia đình

có cách tổ chức khác nhau Để có ý nghĩa giáo dục cũng cần quán triệt những quan điểm nhất định Không khí tang gia buồn thảm, u sầu trước một tổn thất của gia đình khi mất mát một người thân Cần thiết phải thể hiện một cách chân thành đối với người đã mất

Ý nghĩa giáo dục của nó rất lớn, những hành vi, hành động biểu hiện phải đúng với những chuẩn mực, dư luận xã hội Không khí lễ cưới, cho con cái ra ở riêng, trong niềm vui lớn gia đình mở rộng, con cái đã thành người lớn đích thực, chuẩn bị làm cha, làm

mẹ, tách khỏi sự bảo trợ của gia đình, một gia đình mới xuất hiện Mọi nghi lễ đều thể hiện một hướng đi của gia đình, không nên để sự bất hòa về quan điểm, thái độ, hành vi trong ngày cưới Nên tạo không khí vui vẻ, hòa thuận cho con cái ra riêng [5, tr.43 - 44]

e Thỏa mãn nhu cầu cho các thành viên trong gia đình

“Thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho các thành viên trong gia đình: Quan tâm đến các vấn đề học tập, xem truyền hình, sách báo, giao tiếp quan hệ với mọi người Gia đình chú ý đến các nhu cầu tình thần và sự cân bằng trong đời sống tinh thần, sẽ tạo nên những cho con người phong thái ung dung, thư thái thận trọng, tự tin Sự thiếu hụt một mặt nào đó sẽ gây ra những bức xúc, cáu gắt, bất hòa trong gia đình [7, tr.53 - 54] Việc học của con cái nhất định phải được cả hai vợ chồng chăm sóc, nhất là ngày khai trường, mua sắm cho con những dụng cụ, sách vở học tập cần thiết Nếu không đáp ứng được nhu cầu học tập của con cái thì lựa lời giải thích để các cháu không xuất hiện mặc cảm thua kém bạn bè Các cháu thường rất dễ đồng cảm với cha mẹ vì nguồn thu nhập của gia đình thiếu thốn [5, tr 40] Việc thỏa mãn loại nhu cầu tinh thần của mỗi gia đình cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tình thương và trách nhiệm

Trang 21

của mỗi thành viên với người thân của mình Để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, trước tiên mỗi gia đình cần chú ý tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, thể hiện

ở hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm, chia sẻ hy sinh cho nhau.” [7, tr.54]

1.3.3 Các biểu hiện tâm lý của bầu không khí tâm lý gia đình

1.3.3.1 Hành vi giao tiếp

Giao tiếp có vai trò đặc biệt trong mỗi gia đình Hành vi giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình thường xuyên hay không, cách thức giao tiếp ứng xử với nhau ra sao cũng phản ánh được bầu không khí tâm lý của ra đình đó ra sao Trong Tâm lý học gia đình [9, tr.134], tác giả Nguyễn Khắc Viện cũng đề cập rằng “Mỗi sự vướng mắc trong giao tiếp kéo dài có thể gây rối nhiễu tâm lý Như bảo “tôi không muốn nghe” làm cho hai bên trao đổi trong một không khí căng thẳng, hoặc một bên bị bắt buộc rồi nghe người kia; hoặc giả vờ lắng nghe nhưng thực tế không để ý, sự giao tiếp diễn ra một cách mơ hồ; hoặc cắt đứt giao tiếp bằng cách thoái thác, bảo là đau đầu hay quá buồn ngủ Trong một gia đình mà thường xuyên diễn ra kiểu giao tiếp này, dễ dẫn đến rối nhiễu.”

Trong giao tiếp mọi thành viên cần được tự do, thoải mái nói ra quan điểm của mình cũng như được quyền đóng góp ý kiến, bàn bạc, thảo luận về bất kì vấn đề nào liên quan đến gia đình Theo tác giả Ngô Công Hoàn [5, tr.38] viết trong cuốn Tâm lý học gia đình: “Rất tiếc những người vợ, người chồng trẻ do kiếm được tiền đột ngột mang về nhà Video Cattsét, điều khiển từ xa, tủ lạnh đắt tiền mà không bàn bạc trước với vợ hoặc chồng chỉ vì cách nghĩ đơn giản là đưa niềm vui bất ngờ về cho gia đình Nhưng chính những mốc ngày tháng đồ dùng gia đình xuất hiện lại là những rạn nứt đầu tiên trong cuộc sống êm ấm của gia đình Sự bàn bạc trong gia đình không chỉ đơn thuần

là dân chủ trong quan hệ mà cách quan trọng là sự tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ gia đình Ngay khi bàn bạc đã tạo ra không khí ấm cúng, sôi nổi trong gia đình thông qua việc đóng góp ý kiến của các thành viên”

Hành vi giao tiếp còn là cách thể hiện ra bên ngoài những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn, quan điểm cá nhân,… của mỗi thành viên trong gia đình Sự hài lòng hay không hài lòng, đồng tình hay phản đối, hòa hợp hay xung khắc,… giữa các thành viên trong gia đình đều được biểu hiện thông qua hành vi giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) “Chẳng hạn chồng muốn có quan hệ bạn bè rộng rãi, thích nhậu

Trang 22

nhẹt Trong khi đó vợ sống khép mình, chi tiêu rất dè xẻn Hoặc ông bà thích những bài hát dân ca truyền thống, cháu cho đó là lạc hậu và thích nghe nhạc hiphop… Trước những bất đồng về quan điểm, cách sống này thường xuất hiện sự tranh cãi và ở mỗi người đã xuất hiện những xúc cảm khó chịu về nhau [13, tr 75] Khi tức giận hay ức chế về một việc gì đó “mỗi người thể hiện sự cau mày, nhún vai, bĩu môi, trợn mắt cùng với những lời nói gay gắt, từ ngữ tục tằn, thô lỗ.” [13, tr.75] Hoặc thậm chí “có thể là đập phá đồ đạc, đánh đập người khác, xỉa xói, chửi rủa (bạo lực trong gia đình) Người tức giận có bộ mặt dữ tợn, gân guốc, vung tay, đấm đá,…” [13, tr.75]

1.3.3.2 Mối quan hệ gia đình

Có thể nói mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chính là một trong những yếu tố cốt lõi nhất để hình thành một bầu không khí tâm lý lành mạnh, hòa hợp

và bền chặt

Tác giả Nguyễn Thị Anh Thư trong Mối quan hệ ứng xử trong gia đình và kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở [11, tr.68 - 69] cho rằng: “Giáo dục gia đình nói chung và quan hệ ứng xử trong gia đình nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Một môi trường giáo dục trong gia đình tốt

sẽ là nền tảng tạo nên sự tự tin, tính sáng tạo ở trẻ Ngược lại, nếu gia đình không hòa thuận, cha mẹ không là tấm gương mẫu mực thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ cũng như kết quả học tập của chúng.”

Nhìn dưới góc độ tâm lý học, nhiều tác giả coi mối quan hệ gia đình, xung đột gia đình là một biến độc lập ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc khác như sự phát triển tâm lí trẻ em, bầu không khí tâm lý gia đình… Các nghiên cứu ở nước ngoài đã khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ cha mẹ - con cái, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Pháp, sự thiếu hụt tình cảm do cha mẹ vắng mặt hay thờ ơ đã gây ra những rối nhiễu tâm lý; sự thiếu hụt quyền uy ở người cha, quan hệ bất hòa giữa cha và mẹ cũng để lại những hậu quả kém thích ứng xã hội, làm nảy sinh những hành vi vi phạm pháp luật Tương tự, theo John, Strantrock, nếu cha mẹ không giám sát con cái đúng đắn, trẻ có thể rơi vào tình trạng phạm pháp (John, 2004) Các nhà TLH Việt Nam đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ cha mẹ - con cái ở tuổi vị thành niên Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hồi Loan (2000), Nguyễn Thị Hoa (2002), Văn Thị Kim

Trang 23

Cúc (2003)…cũng đi đến kết luận: sự bất hoà, sự xung đột trong quan hệ gia đình thường

có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển nhân cách của trẻ em: chúng có thể trở nên kém

tự tin, khó khăn trong việc thích nghi với xã hội, hay dễ rơi vào con đường phạm pháp [7, tr 38]

Trong cuốn Tâm lý học gia đình [14, tr.13], tác giả Nguyễn Khắc Viện đã viết:

"Đứa trẻ được hình thành không phải dựa trên sự dỗ dành bằng lời ít nhiều có hệ thống,

mà chủ yếu trong không khí của tổ ấm, sự có mặt và cách xử sự của cha mẹ, anh chị em, xóm giềng, trong cuộc sống hàng ngày với tất cả những gì trẻ nhận thấy, nghe thấy và cảm nhận được Dù nhỏ và bề ngoài không nổi bật, từng yếu tố nói trên để lại dấu vết trong đứa trẻ và dần dần xác định những thái độ cơ bản của đứa trẻ đối với cuộc sống: tin cậy ở những người xung quanh, thẳng thắn, dễ bảo, có sáng kiến và kỷ luật, tôn trọng

uy quyền hay ngược lại, cá nhân ích kỷ không chịu phục tùng, nổi loạn Tác dụng nhẹ nhàng mà ổn định của một gia đình lành mạnh, hòa hợp, xây dựng bền chắc, có khả năng điều chỉnh những bản năng tự nhiên của đứa trẻ, hướng chúng vào mục tiêu rõ ràng, phối hợp với nhau và hình thành những tính cách hài hòa, phát triển toàn diện về mặt cá nhân cũng như về mặt xã hội” Cũng theo tác giả [14, tr.15] “Việc chung sống dưới một mái nhà và có một huyết thống như đã định nghĩa GIA ĐÌNH, chưa đủ để gắn bó các thành viên của nó Chất kết dính thực thụ của mọi tế bào gia đình là tình yêu lẫn nhau giữa những người được chung sống với nhau Có những đứa trẻ và ngay cả người lớn không có quan hệ họ hàng đôi khi lại được cả gia đình nhận nuôi coi như đạt mức là những thành viên thực thụ Ngược lại có một số thành viên gia đình hầu như không bao giờ có thể hòa hợp với nhau một cách đáng kể trong lòng cái xã hội nhỏ đó.”

Trong mối quan hệ gia đình, để tạo nên một bầu không khí tâm lý hòa hợp, lành mạnh và bền chặt đòi hỏi mỗi thành viên cần phải biết thể hiện sự quan tâm – yêu thương,

sự giúp đỡ - tương trợ cũng như sự tin tưởng, chia sẻ dành cho những người thân yêu của mình “Gia đình nào cũng có người phải đi làm, sản xuất, lao động,… Có thể theo giờ giấc nhất định, có thể làm nặng nhọc ở ngoài đồng…Hãy chăm sóc nhau từ chiếc

xe, chiếc áo đi mưa, cái nón, cái mũ… trước hết ở vợ, ở chồng gương mẫu cho con cái noi theo Sự quan tâm này tạo không khí tình cảm chăm sóc nhau Nó giản dị nhưng có

ý nghĩa đính kết các thành viên trong gia đình, tạo thành tổ ấm Mỗi niềm vui ở cơ quan, trường học, nơi làm việc, đem về chia vui hợp lý để cả nhà cùng vui chung, nhất là những phần thưởng vật chất, tinh thần: giấy khen, được đề bạt, tăng lương… cần chia

Trang 24

vui với các thành viên trong gia đình Mỗi lúc ốm đau, có nỗi buồn riêng nào đó cũng cần cho các thành viên biết ở mức độ cần thiết, nhất là giữa con cái với cha mẹ, vợ - chồng, anh – em để mọi người chia sẻ, chăm sóc Lúc ốm đau, buồn chán con người rất cần thiết sự an ủi, động viên của người thân để cùng chia sẻ, làm vơi đi nỗi buồn hoặc

sợ hãi về bệnh tật Nhiều gia đình có thói quen, nếp sống chăm sóc người ốm đau bệnh tật, hoặc hụt hẫng niềm tin Cách chia sẻ làm vơi đi nỗi đau của mỗi thành viên trong gia đình, tạo không khí gắn bó ruột thịt, cho dù có khi là đơn giản, vụng về, nhưng chân thực.” [5, tr.40]

1.3.3.3 Tổ chức thực hiện những công việc chung trong gia đình

Ngày nay với cuộc sống ngày càng hiện đại, mối quan hệ giữa vợ chồng ngày càng trở nên bình đẳng hơn, nên việc thực hiện những công việc chung trong trong gia đình đều được cả hai cùng quyết định và thực hiện cùng với sự giúp đỡ của con cái Công việc nội trợ bộn bề từ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, đi chợ, nấu ăn, rửa chén bát, chăm sóc con cái,… không thể nào đặt hết gánh nặng lên người mẹ, người vợ để họ phải chịu trách nhiệm hết được Thay vào đó người chồng và những người con cũng cần phải biết hợp tác trong việc cùng thực hiện những công việc trong gia đình Đây cũng là cách để thể hiện sự đoàn kết, tinh thần tập thể giữa các thành viên trong gia đình với nhau

Khi gia đình chuẩn bị có một sự kiện gì đó như giỗ chạp, lễ Tết, cưới hỏi,… thì những công việc trong gia đình trở nên nhiều hơn thường ngày Việc tất cả các thành viên trong gia đình đều tham gia thực hiện công việc chung bằng một thái độ chủ động, vui vẻ khiến cho bầu không khí tâm lý gia đình trở nên tươi vui, gắn bó, thân thiết với nhau Ngược lại nếu công việc của gia đình bị dồn hết cho một hoặc hai thành viên nào

đó dễ khiến họ dễ cảm thấy bực bội, khó chịu vì phải hoàn thành lượng công việc vượt quá sức của mình, trong khi các thành viên khác lại thiếu ý thức tham gia Việc phân chia công việc trong gia đình nếu không hợp lý sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, cãi vả Vợ chồng đôi khi ỷ lại vào người kia, con cái ỷ lại vào cha mẹ, anh chị em tỵ nạnh nhau Chính điều này dễ dẫn đến tâm trạng tiêu cực ở một hoặc vài cá nhân nào đó trong gia đình Trong khi đó, cảm xúc có sự lây lan tâm lý cũng như cách một thành viên nào đó ứng xử ra sao cũng sẽ được phản ánh lại từ những thành viên khác Chẳng hạn khi người

vợ bận rộn đầu tắt mặt tối với đủ thứ việc trong nhà, trong khi đó người chồng lại nhàn

Trang 25

nhã ngồi xem bóng đá sẽ dễ khiến người vợ nổi cáu Và thường thì khi người vợ phản ứng như vậy người chồng cũng sẽ phản ứng lại một cách tiêu cực Con cái khi thấy cha

mẹ cãi vả thì tâm trạng cũng sẽ buồn bã, chán nản Chính vì vậy, có thể nói việc tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí tâm lý gia đình tích cực hay tiêu cực

1.3.3.4 Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

Bầu không khí tâm lý gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự vun vén, bồi đắp của các thành viên trong gia đình đặc biệt là người cha, người mẹ Người cha, người mẹ chính là người đưa cả gia đình mình vào khuôn khổ, hình thành nên nếp sống, truyền thống tốt đẹp của gia đình Trong gia đình mỗi người đều có những công việc riêng với giờ giấc khác biệt Tuy nhiên người cha, người mẹ nên thiết lập cho gia đình mình một giờ giấc sinh hoạt chung cố định trong gia đình: đó có thể là bữa cơm gia đình, mỗi buổi tối xem TV cùng nhau,… giống như tác giả Ngô Công Hoàn đã viết trong cuốn Tâm lý học gia đình “Để cho không khí gia đình yên vui, êm ấm “Trong ấm, ngoài êm”, gia đình nhất thiết phải xây dựng một nếp sống ổn định: ăn, ngủ, sinh hoạt (may mặc, giải trí,…) theo một hướng nhất định.” [5, tr.38]

Gia đình cũng cần tổ chức không gian sống sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, thoáng đãng, ấm cúng,… để mọi thành viên đều cảm thấy thoải mái nhất khi trở về nhà, khi được ngồi trên chiếc ghế sô-pha đó, hay khi được ngửi những bộ quần áo thơm tho và được ủi phẳng phiu Người vợ, người mẹ có ý thức trong việc tìm tòi những món ăn ngon, học cách trang trí nhà cửa sạch đẹp, Người chồng, người cha có ý thức trong việc gánh vác những công việc nặng nhọc trong gia đình hay học hỏi để biết cách sửa chữa những đồ dùng, vật dụng trong gia đình (điện, TV, tủ lạnh, xe máy,…) khi cần đến Người con có ý thức trong việc học tập, vâng lời cha mẹ, nhường nhịn anh chị em để ba

mẹ vui lòng Chính những việc nhỏ nhặt ấy cũng đủ khiến tâm trạng của mỗi người trở nên vui vẻ, thoải mái và hài lòng về nhau Ngoài ra, gia đình cũng cần đặt ra những quy tắc riêng đòi hỏi các thành viên phải thực hiện theo, chẳng hạn như ai đi đâu, làm gì cũng cần thông báo với gia đình một tiếng; bữa cơm gia đình phải ăn cùng nhau; trong bữa cơm gia đình không được nhắc tới những chuyện không vui vẻ khiến người khác bực bội, khó chịu hay khi thành viên nào đó nói chuyện với mình không được cứ cắm cúi vào điện thoại lơ đễnh, thiếu tôn trọng người nói Đó không phải là sự hà khắc hay

ép buộc mà đó chính là những sợi dây để kết nối, gắn bó mọi người lại với nhau, không

Trang 26

để các thành viên trong gia đình bị tách biệt hoặc tự tách biệt Và đây cũng là cách để giữ lửa cho bầu không khí tâm lý gia đình luôn ấm cúng, gắn bó thân mật

Tác giả Ngô Công Hoàn [5, tr.45] viết trong Tâm lý học gia đình như sau: “Bầu không khí tâm lý gia đình được xây dựng bởi mỗi thành viên, mỗi người có trách nhiệm đặt mình vào trong tổ ấm, mái nhà đích thực để dành tình cảm thiêng liêng, sâu kín cho người thân của mình Tạo được bầu không khí thuận hòa, ấm cúng sẽ là cơ sở quyết định

sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình Không thể chờ đợi sự cứu cánh từ bên ngoài vào, từ pháp luật, từ dư luận xã hội, mà phải bằng chính nghị lực của mình để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.”

Có thể mô hình hóa các biểu hiện cấu trúc của BKKTLGĐ như sau:

1.3.4 Các dạng của bầu không khí tâm lý gia đình

1.3.4.1 Phân loại theo cảm xúc

a Bầu không khí tâm lý gia đình tích cực

Bầu không khí tâm lý gia đình tích cực là trạng thái tâm lý dương tính, phản ánh tính chất tốt đẹp trong hành vi giao tiếp, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng như việc tổ chức thực hiện công việc chung và ý thức xây dựng cuộc sống gia đình của mỗi thành viên

Bầu không khí tâm

lý gia đình

Tổ chức thực hiện công việc chung Hành vi giao tiếp

Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

Mối quan hệ gia đình Ngôn ngữ

Phi ngôn ngữ

Sự quan tâm yêu thương Sự tin tưởng Sự giúp đỡ, tương trợ

Trang 27

* Hành vi giao tiếp:

- Giao tiếp ngôn ngữ

1 Thích giao tiếp với nhau

2 Sử dụng lời nói triều mến, yêu thương

3 Xưng hô phù hợp với vai, ngôn ngữ có thứ bậc rõ ràng

4 Chủ động, thoải mái trong việc bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình

5 Chú ý lắng nghe người khác trong khi họ nói

6 Nhẹ nhàng, khéo léo mang tính xây dựng trong phê bình, góp ý

- Giao tiếp phi ngôn ngữ: cười vui vẻ, ôm ấp, xoa đầu, choàng vai,…

* Mối quan hệ gia đình

- Sự quan tâm – yêu thương

1 Vợ /chồng thường xuyên chia sẻ, tâm sự

2 Vợ/chồng an ủi, động viên nhau khi có chuyện buồn phiền

3 Người vợ/chồng, người cha/người mẹ khi đi xa thường nhớ và thường xuyên gọi điện thoại về cho gia đình

4 Người vợ/người chồng, người cha/người mẹ luôn nhớ rõ những ngày kỷ niệm của gia đình như kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật vợ/chồng, sinh nhật con cái,…

5 Cha mẹ hỏi han về việc học tập của con cái, quan hệ bạn bè, chuyện ở trường lớp,…

6 Cha mẹ nhắc nhở con cái học tập, nhắc nhở con mang theo đầy đủ đồ dùng trước khi

đi học

7 Cha mẹ thường xuyên gắp thức ăn cho nhau và cho con trong bữa cơm gia đình

8 Cha mẹ thường xuyên có những cử chỉ yêu thương dành cho con cái như ôm ấp, xoa đầu, nắm tay,

9 Cha mẹ thường xuyên an ủi, động viên khi con có chuyện buồn trong học tập, bạn bè,…

10 Thường xuyên chia sẻ khi có chuyện vui với mọi người trong gia đình

11 Luôn biết rõ các thành viên trong gia đình đang làm gì ở đâu (Chẳng hạn như người

mẹ biết người chồng đang đi làm ở cơ quan, con đang đi học ở trường Đứa con biết bố

đi chơi với bạn bè, mẹ đang dọn dẹp nhà.)

- Sự giúp đỡ - tương trợ:

1 Cha mẹ thường xuyên hướng dẫn con học bài

2 Vợ chồng thường xuyên an ủi, động viên nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống

Trang 28

3 Cha mẹ thường xuyên an ủi, động viên khi con cái gặp chuyện buồn

4 Vợ/chồng thường xuyên giúp đỡ nhau trong công việc nhà

5 Con cái thường xuyên giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà

- Sự tin tưởng – chia sẻ:

1 Vợ/chồng luôn giữ lời hứa với nhau

2 Cha mẹ luôn giữ lời hứa với con cái

3 Luôn ủng hộ nhau khi các thành viên trong gia đình có ý tưởng, dự định tốt, có khả năng thực hiện

4 Khi có chuyện gì vui thì thường kể cho nhau nghe

* Tổ chức thực hiện công việc chung

1 Hợp tác trong công việc của gia đình

2 Khi làm việc có nét mặt vui tươi, thoải mái

3 Chủ động thực hiện công việc

4 Kiên trì thực hiện công việc cho đến khi có kết quả

* Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

1 Vợ chồng thường gọi nhau thức dậy vào mỗi sáng

2 Cha mẹ thường gọi con cái thức dậy vào mỗi sáng nếu con dậy muộn

3 Trong bữa cơm thường đợi cả nhà đầy đủ để ăn cơm cùng nhau

4 Mỗi buổi tối cả gia đình thường ngồi quây quần xem TV và trò chuyện

5 Cuối tuần gia đình thường cùng nhau đi chơi đâu đó hoặc đến thăm nhà họ hàng

6 Người cha, người mẹ luôn biết rõ mọi vật dụng trong gia đình mình nằm ở vị trí nào

7 Quần áo của mọi người trong gia đình thường được giặt giũ sạch sẽ và treo hoặc xếp cất gọn gàng

8 Gia đình thường xuyên tổng vệ sinh nhà cửa định kỳ

9 Cha mẹ thường nhắc nhở, rèn luyện con cái có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp

10 Cha mẹ thường xuyên đáp ứng những nhu cầu của con cái nếu thấy nhu cầu đó là chính đáng

11 Người vợ/người chồng thường xuyên tìm tòi học hỏi để hoàn thiện các kỹ năng gia chánh hoặc kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho gia đình

12 Con cái luôn cố gắng học tập tốt để ba mẹ vui lòng

b Bầu không khí tâm lý tiêu cực

Trang 29

Bầu không khí tâm lý tiêu cực là trạng thái tâm lý âm tính, phản ánh tính chất thiếu lành mạnh trong hành vi giao tiếp, mối quan hệ gia đình, việc tổ chức thực hiện công việc chung và ý thức xây dựng cuộc sống gia đình của mỗi thành viên trong gia đình

* Hành vi giao tiếp:

- Giao tiếp ngôn ngữ

1 Không thích giao tiếp với nhau

2 Sử dụng lời nói cộc lốc, lạnh nhạt, gay gắt

3 Xưng hô không phù hợp với vai, xuề xòa bỏ qua vai vế

4 Bị động, không thoải mái trong việc bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình

5 Ngắt lời người khác, lơ đễnh khi lắng nghe

6 Lớn tiếng, gằn giọng, la mắng trong phê bình, góp ý

- Giao tiếp phi ngôn ngữ: lườm, trừng mắt, nhăn nhó, cau có,…

* Mối quan hệ gia đình

- Sự quan tâm – yêu thương

1 Vợ /chồng ít chia sẻ, tâm sự

2 Vợ/chồng không an ủi, động viên nhau khi có chuyện buồn phiền

3 Người vợ/chồng, người cha/người mẹ khi đi xa không gọi điện thoại về hỏi thăm tình hình mọi người gia đình

4 Người vợ/người chồng, người cha/người mẹ không nhớ rõ những ngày kỷ niệm của gia đình như kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật vợ/chồng, sinh nhật con cái,…

5 Cha mẹ không quan tâm, hỏi han về việc học tập của con cái

6 Cha mẹ không nhắc nhở con cái học tập

7 Cha mẹ không bao giờ gắp thức ăn cho nhau và cho con trong bữa cơm gia đình

8 Các thành viên trong gia đình thường không biểu lộ những cử chỉ yêu thương: ôm ấp, choàng vai, choàng cổ, nắm tay,…

9 Cha mẹ không bao giờ an ủi, động viên khi con có chuyện buồn trong học tập, bạn bè,…

10 Không chia sẻ bất kì chuyện vui buồn gì với mọi người trong gia đình

11 Không quan tâm các thành viên trong gia đình đang làm gì, ở đâu

- Sự giúp đỡ - tương trợ:

1 Vợ chồng không an ủi, động viên nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống

Trang 30

2 Cha mẹ không an ủi, động viên khi con cái gặp chuyện buồn

3 Vợ/chồng không giúp đỡ nhau trong công việc nhà

4 Con cái không giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà

- Sự tin tưởng – chia sẻ:

1 Vợ/chồng không giữ lời hứa với nhau

2 Cha mẹ không giữ lời hứa với con cái

3 Không ủng hộ nhau dù các thành viên trong gia đình có ý tưởng, dự định tốt, có khả năng thực hiện

4 Không muốn chia sẻ với nhau bất cứ chuyện gì

* Tổ chức thực hiện công việc chung

1 Không hợp tác trong công việc của gia đình

2 Khi làm việc có nét mặt cau có, khó chịu

3 Bị động thực hiện công việc

4 Không kiên trì thực hiện công việc cho đến khi có kết quả, bỏ dở công việc giữa chừng

* Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

1 Vợ/chồng thường không quan tâm xem người kia đã dậy chưa, tự ai nấy dậy

2 Cha mẹ thường không quan tâm xem con cái có ngủ dậy quá muộn không

3 Trong bữa cơm không đợi nhau ăn cơm cùng nhau, tự ai nấy ăn

4 Mỗi buổi tối cả gia đình không có thói quen xem TV và trò chuyện mà mỗi người làm một việc riêng

5 Cuối tuần gia đình hiếm khi cùng nhau đi chơi đâu đó, hiếm khi đến thăm nhà họ hàng

6 Người cha, người mẹ không nắm rõ mọi vật dụng trong gia đình mình nằm ở vị trí nào

7 Quần áo của mọi người trong gia đình thường bẩn và lộn xộn

8 Gia đình hiếm khi tổng vệ sinh nhà cửa định kỳ

9 Cha mẹ không nhắc nhở, rèn luyện con cái có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp

10 Cha mẹ hiếm khi đáp ứng những nhu cầu của con cái dù nhu cầu đó là chính đáng

11 Người vợ/người chồng không muốn tìm tòi học hỏi để hoàn thiện các kỹ năng gia chánh hoặc kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho gia đình

12 Con cái không cố gắng học tập

Trang 31

c Bầu không khí tâm lý trung bình

Là bầu không khí tâm lý gia đình xuất hiện cả các biểu hiện tích cực và các biểu hiện tiêu cực với mức độ tương đương nhau, không biểu hiện nào nhiều hơn vượt trội

1.3.4.2 Cách phân loại khác

Bầu không khí tâm lý gia đình hòa thuận, ấm cúng là bầu không khí mà các thành viên trong gia đình cảm thấy vui vẻ, sung sướng, hài lòng, đoàn kết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau Có được bầu không khí này gia đình sẽ thực sự là tổ ấm đối với mọi người [7, tr.53]

- Bầu không khí hòa thuận được hình thành trên cơ sở tình cảm yêu thương nhau thực

sự giữa các thành viên, ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, trước hết

là cha mẹ biết cách tổ chức cuộc sống hợp lý, tạo nên nếp sống truyền thống tốt đẹp của gia đình [7, tr.53]

- Không khí tâm lý hòa thuận tạo ra sự hài lòng, vui vẻ của các thành viên, sự ổn định

và phát triển của gia đình Mọi thành viên không muốn rời tổ ấm của mình, khi xa thì nhớ nhung, mong sớm có ngày trở về gia đình Đặc biệt với trẻ em, bầu không khí tâm

lý hòa thuận làm cho trẻ có cảm giác an toàn, trẻ được quan tâm, chăm sóc chu đáo, được sống trong tình yêu của mọi người, nhân cách trẻ phát triển theo hướng tốt [7, tr.53]

Bầu không khí tâm lý không hòa thuận, không vui vẻ là bầu không khí tâm lý mà mọi người trong gia đình không hài lòng hoặc buồn rầu, lạnh nhạt thiếu quan tâm đến nhau, thậm chí xung khắc với nhau Không khí không hòa thuận nếu không khắc phục nhanh, dễ dẫn tới sự chán nản của mọi người, những xung đột giữa các thành viên từ đó kéo theo nguy cơ tan vỡ gia đình, nhân cách trẻ phát triển không thuận lợi [7, tr.53]

Trong bài nói chuyện của PGS.TS Tâm lý Mạc Văn Trang tại trung tâm văn hóa Raszyn Ba Lan ngày 29/09/2017 [17], ông có chia bầu không khí tâm lý gia đình thành các kiểu:

- Bầu không khí tâm lý gia đình đầm ấm, gắn bó

- Bầu không khí tâm lý gia đình vui tươi, thoải mái, thân thiết

- Bầu không khí tâm lý gia đình tự do, bát nháo, vô tổ chức

- Bầu không khí tâm lý gia đình lạnh lẽo, hững hờ, mỗi người một thế giới

- Bầu không khí tâm lý gia đình căng thẳng, nặng nề, nghi kỵ

- Bầu không khí tâm lý gia đình mâu thuẫn, bức xúc, xung đột

Trang 32

Kết luận chương 1

Bầu không khí tâm lý gia đình là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu Khi nghiên cứu và tìm hiểu hiện tượng này cần phải đứng trên lập trường của Tâm lý học duy vật biện chứng để xem xét và nhìn nhận bầu không khí tâm lý gia đình toàn bộ những sắc thái tâm lý của các thành viên hợp thành không khí tâm lý chung tạo ra nếp sống, truyền thống, thói quen, sự hòa hợp hoặc không hòa hợp của các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình Phải nhìn nhận bầu không khí tâm lý gia đình trong các điều kiện xã hội xung quanh cũng như những điều kiện tâm lý bên trong

Trang 33

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu

- Ninh Phụng là một xã thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Xã Ninh Phụng có tổng diện tích 454.5 ha, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 462.5 ha

+ Đất thổ cư chiếm 202.0 ha

- Tổng dân số của xã Ninh Phụng là 12573 người, trong đó:

+ Hộ nghèo đa chiều theo chuẩn quốc gia: 103 hộ

+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia: 208 hộ

+ Hộ thoát nghèo theo chuẩn quốc gia: 16 hộ

+ Hộ không thoát nghèo theo chuẩn quốc gia: 28 hộ

- Về hệ thống giao thông, quốc lộ 26 thuộc xã Ninh Phụng nằm trên trục đường quốc lộ 1A và là cửa ngõ để đi vào các tỉnh Tây Nguyên từ phía Nam

- Năm 2015, sau khi triển khai chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Ninh Phụng thuộc thị xã Ninh Hòa đã đạt chuẩn nông thôn mới Hầu hết những con đường trong xã đều được bê tông hóa, diện mạo địa phương được thay đổi đáng kể Hiện nay, cục Thủy lợi đang thực hiện đề án xây dựng hệ thống liên hồ chứa nước tại xã Ninh Phụng nhằm phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phương

- Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều công ty, nhà máy lớn đã đầu tư và đặt trụ sở, có thể

kể đến một số doanh nghiệp nổi bật như: Trung tâm giống Đà điểu Khatoco Ninh Hòa (trụ sở tại Ninh Phụng), Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Khatoco, Trại thực nghiệm nuôi thủy sản nước ngọt (trực thuộc trường Đại học Nha Trang),… Chính những doanh nghiệp, công ty, nhà máy ở đây đã tạo điều kiện cho hàng trăm lao động địa phương có công ăn, việc làm ổn định

- Di tích văn hóa lịch sử, tôn giáo tại địa phương gồm: 7 đình, 4 chùa, 7 miếu, 1 thánh thất cao đài và không có nhà thờ giáo xứ

- Người dân ở đây đa phần có thói quen thờ cúng ông bà, tổ tiên (2432 hộ) Ngoài ra, đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người dân ở đây cũng khá đa dạng, trong đó có 402 hộ theo Phật giáo, có 34 hộ theo đạo Thiên chúa, 14 hộ theo đạo Cao Đài và 06 hộ theo đạo Tin Lành

- Nghề nghiệp của các hộ gia đình sống ở đây chủ yếu là nông nghiệp với 2538 hộ chiếm

87, 8% và kinh doanh, dịch vụ buôn bán với 350 hộ chiếm tỉ lệ 12, 2%

Trang 34

- Thu nhập bình quân của người dân ở đây là khoảng 31 triệu (VNĐ)/người/năm

- Số lượng hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 2662/2888 hộ chiếm 92, 17 %

- Nếp sống, truyền thống đặc trưng của các gia đình tại xã Ninh Phụng là thực hành tiết kiệm, lao động chân chính, lương thiện Đây cũng là những nét đặc trưng, bản chất của người dân nông thôn

2.2.3 Khách thể khảo sát

- Khách thể khảo sát: 10 gia đình trên địa bàn xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Cách chọn mẫu:

1 Tiêu chí thứ nhất: phải là gia đình đầy đủ (có cả cha lẫn mẹ)

2 Tiêu chí thứ 2: gia đình có 2 thế hệ: cha mẹ và con cái

3 Tiêu chí thứ 3: con cái phải còn đang trong độ tuổi đi học, đang là học sinh học tập tại các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thị xã

Mẫu phải thỏa mãn được đầy đủ 3 tiêu chí trên

2.2.4 Quy trình nghiên cứu

- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2017 – tháng 01/2018 chỉnh sửa đề cương và viết cơ sở lý luận

- Giai đoạn 2: Từ tháng 01 – 02/2018 hoàn thành cơ sở lý luận

- Giai đoạn 3: Từ tháng 02 – 03/2018 xây dựng và hoàn chỉnh công cụ

- Giai đoạn 4: Từ tháng 03 – 04/2018 lấy số liệu

- Giai đoạn 5: Từ tháng 04 – 05/2018 xử lý số liệu và viết kết quả nghiên cứu

Trang 35

2.3 Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này được sử dụng là phương pháp chính trong đề tài nghiên cứu

bầu không khí tâm lý trong gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)

2.3.1.1 Mục đích: điều tra, đánh giá về thực trạng mức độ bầu không khí tâm lý trong

các gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)

2.3.1.2 Cách thiết kế

- Xác định các biểu hiện trong cấu trúc tâm lý của bầu không khí tâm lý gia đình đã được xây dựng trong cơ sở lý luận là hành vi giao tiếp, mối quan hệ gia đình, việc tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình và ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

- Thiết kế bảng hỏi

- Đánh giá thử

- Chỉnh sửa lại cho phù hợp

- Hoàn chỉnh bảng hỏi

2.3.1.3 Mô tả công cụ nghiên cứu

Bảng hỏi bao gồm 33 câu hỏi, được thiết kế dựa trên các nhóm biểu hiện, cụ thể: Câu 3, câu 8, câu 10, câu 14, câu 18, câu 19, câu 23, câu 24, câu 30, câu 31: tìm hiểu về hành vi giao tiếp trong gia đình

Câu 4, câu 5, câu 7, câu 8, câu 11, câu 15, câu 18, câu 20, câu 21, câu 23, câu 24, câu 30: tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thành viên gia đình (sự quan tâm, yêu thương) Câu 12, câu 13, câu 23, câu 24: tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thành viên gia đình (sự giúp đỡ - tương trợ)

Câu 19, câu 22, câu 23, câu 24, câu 32: tìm hiểu về mối quan hệ giữa các thành viên gia đình (sự tin tưởng - chia sẻ)

Câu 2, câu 6, câu 9, câu 13, câu 17: tìm hiểu về việc tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình

Câu 1, câu 6, câu 10, câu 16, câu 25, câu 26, câu 27, câu 28, câu 29, câu 33: tìm hiểu về việc ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

Trang 36

2.3.1.4 Kiểm tra độ tin cậy

Tính đại lượng Combach alpha để kiểm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi do người

nghiên cứu soạn ra, kết quả cho ra alpha = 0.816 Thông thường độ tin cậy từ 0.6 – 0.7

là dùng được Độ tin cậy = 0.8 nghĩa là tập hợp câu hỏi đã được biên soạn có thể đánh

giá là tốt

2.3.1.5 Cách tính điểm

a Cách tính điểm phiếu hỏi dành cho cha mẹ

Bảng 1, tính điểm như sau:

Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Bảng 2, tính điểm như sau:

Mức độ Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Rất không ảnh hưởng

Bảng 3, tính điểm như sau:

Mức độ Rất ảnh hưởng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Rất không quan trọng

b Cách tính điểm phiếu hỏi dành cho con

Tính điểm theo bảng dưới:

Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Trang 37

2.3.1.6 Cách đánh giá và xếp loại mức độ

Bảng 2.1: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các mặt cấu trúc

BKKTLGĐ

Tổ chức thực hiện công việc chung 19.42 2.872

< 30 điểm 30 – 42 điểm > 42 điểm

Mối quan hệ gia đình

< 34 điểm 34 – 43 điểm > 43 điểm

Bầu không khí tâm lý < 143 điểm 143 – 194 điểm >194 điểm

2.3.2 Phương pháp quan sát

2.3.2.1 Mục đích

Phương pháp này được sử dụng là phương pháp bổ trợ trong đề tài nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), nhằm kiểm chứng lại thông tin trong phiếu hỏi

Trang 38

2 Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Lựa chọn vị trí trong sinh hoạt gia đình

- Sự quan tâm – yêu thương

- Sự giúp đỡ - tương trợ

- Sự tin tưởng – chia sẻ

3 Tổ chức thực hiện công việc chung

4 Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình

2.3.2.3 Cách tiến hành

Người nghiên cứu sẽ đi đến từng gia đình, mỗi gia đình ít nhất là 3 lần như một buổi đến chơi nhà đơn thuần Trong khi đến từng gia đình, người nghiên cứu sẽ chú ý quan sát từng thành viên trong gia đình với những biểu hiện có trong bảng quan sát và đánh dấu tương ứng

2.3.2.4 Cách đánh giá

Bảng 2.3: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các nhóm biểu hiện của BKKTLGĐ

Tổ chức thực hiện công việc chung 1.93 1.397

Trang 39

Bảng2.4: Xếp loại mức độ các mặt biểu hiện cấu trúc BKKTLGĐ

Hành vi giao tiếp < 2.4 điểm 2.4 – 4.2 điểm > 4.2 điểm

Mối quan hệ gia đình <1.1 điểm 1.1 - 3.3 điểm > 3.3 điểm

<2.7 điểm 2.7 – 4.1 điểm > 4.1 điểm

Bầu không khí tâm lý < 8.1 điểm 8.1 – 13.6 điểm > 13.6 điểm

1 Bầu không khí tâm lý gia đình hiện tại

2 Các thành viên trong gia đình hiểu như thế nào về BKKTLGĐ hòa thuận, hạnh phúc

3 Các thành viên trong gia đình hiểu như thế nào về BKKTLGĐ không hòa thuận, không hạnh phúc

4 Các thành viên trong gia đình có quan điểm như thế nào để xây dựng BKKTLGĐ hòa thuận, hạnh phúc và hạn chế bầu BKKTLGĐ không hòa thuận, không hạnh phúc

5 Các thành viên trong gia đình cảm thấy BKKTLGĐ ảnh hưởng như thế nào đến các thành viên trong gia đình mình

2.3.3.3 Cách tiến hành

- Xác định các tiêu chí để đánh giá BKKTLGĐ

- Xác định các biểu hiện trong cấu trúc tâm lý của BKKTLGĐ

- Thiết kế ma trận câu hỏi

Trang 40

- Tính tương quan giữa các biểu hiện cấu trúc của BKKTLGĐ với nhau

- Các yếu tố ảnh hưởng đến BKKTLGĐ theo cha mẹ

- Các yếu tố ảnh hưởng đến BKKTLGĐ theo nhà nghiên cứu

- Các biện pháp xây dựng BKKTLGĐ

2.3.4.3 Cách tiến hành

- Mã hóa thông tin

- Nhập số liệu, kiểm tra, làm sạch số liệu

- Thao tác hóa, xử lí số liệu

- Giải mã ý nghĩa của các số liệu thu được

Ngày đăng: 04/10/2018, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w