1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tâm lý học NHỮNG XU HƯỚNG tâm lý học NGHIÊN cứu về văn hóa ý NGHĨA TRONG xây DỰNG nền văn hóa VIỆT NAM HIỆN NAY

17 742 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới nhưng không thể tách rời cội nguồn. Con người là nhân tố có vai trò quan trọng và là không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biên những yếu tố văn hóa ngoại sinh để biến thành nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa sẽ giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế. “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 20112020: Xác định : “phát huy tối đa nhân tố con người, con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.

Trang 1

NHỮNG XU HƯỚNG TÂM LÝ HỌC NGHIÊN CỨU

VỀ VĂN HÓA Ý NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀN

VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY

Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới nhưng không thể tách rời cội nguồn Con người là nhân tố có vai trò quan trọng và là không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biên những yếu tố văn hóa ngoại sinh để biến thành nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Văn hóa sẽ giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020: Xác định : “phát huy tối đa nhân tố con người, con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu

và là mục tiêu của sự phát triển” Phát triển phải hướng tới mục tiêu văn hóa - xã hội mới đảm bảo được sự bền vững và trường tồn cho sự giàu mạnh của Tổ quốc Văn hóa mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, cho nhân dân Việt Nam lý tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội Văn hóa bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh Hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân

Từ lâu văn hóa đã là một vấn đề trung tâm của khoa học xã hội và nhân văn

và đã thực sự trở thành đối tượng của tâm lý học, đó là Tâm lý học văn hóa Cùng với những bước tiến trong nhận thức, các triết gia cũng như các nhà tâm lý học đã ngày càng hiểu rõ vai trò của văn hóa đối với sự tồn tại và phát triển của con người

và đã có nhiều xu hướng nghiên cứu văn hóa dưới góc độ tâm lý học

Trang 2

1 Khái niệm văn hóa

Từ "văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hoá bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu

là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…) Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh…) Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…)…

Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Khi tiếp cận khái niệm văn hóa, tùy từng mục tiêu, mục đích khác nhau của người nghiên cứu mà dựa trên các cách tiếp cận khác nhau và từ đó hình thành các định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa

Trang 3

“Văn hóa là những gì do con người sáng tạo ra, đối lập với trạng thái tự nhiên” (M.T Cicero, A Adler, G.D Tomakhin…)

“Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên” (Quan niệm của Unesco, giới triết học Nga, Trần Ngọc Thêm)

“Văn hóa là cái được con người thừa kế, tiếp nhận” (Quan niệm của E Herriot, R Benedict, Phạm Minh Hạc,… )

“Văn hóa là phức hợp chỉnh thể, tổng thể” (Quan niệm của A Kroeber, W.G Sumner, E.B Tylor…)

“Văn hóa là biểu hiện, dấu ấn của cộng đồng” (S.Kavirạ, A.L White, Phan Ngọc…)

“Văn hóa là hoạt động làm chủ tự nhiên, xã hội và phát triển nhân cách con người” (Leizig 1980, Từ điển tiếng Việt 1994…)

“Văn hóa là sự tiến bộ của những tiến bộ” (Quan niệm của A Schweitzer)

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên

được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin

Từ góc độ tâm lý học, có thể hiểu: Văn hóa là phức hợp tâm lý mang tính

chỉnh thể được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động và giao tiếp của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người

Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát

triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn

Trang 4

con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

2 Một số xu hướng tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa

2.1 Tâm lý học dân tộc

Đây là xu hướng tâm lý học ra đời năm 1860, hai nhà Tâm lý học người Đức

là R.S.Lazarus và H.Steinthal là người sáng lập ra trường phái này

Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học dân tộc: huyền thoại, đạo đức, ngôn ngữ, luân lý, cách thức sinh hoạt và những đặc điểm khác của văn hóa, thông qua

đó thấy được tinh thần, ý thức chung của một dân tộc nào đó Trong đó có tinh thần dân tộc, tinh thần dân tộc được hiểu là sự giống nhau về mặt tâm lý giữa những cá thể cùng thuộc về một dân tộc bởi có sự thống nhất về nguồn gốc và phương tiện cư trú

Từ năm 1900, W.Wunt tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cho công bố một tác phẩm lớn gồm 10 tập phản ánh các quan điểm cơ bản, theo W.Wunt: Các quá trình tâm lý cấp cao của con người, trước hết là tư duy, là sản phẩm của sự phát triển văn hóa của quần thể người và Sự đồng nhất giữa ý thức cá nhân và ý thức dân tộc được thể hiện thực tế trong ngôn ngữ và huyền thoại

Theo G.G Shpet, tâm lý học dân tộc có ba nhiệm vụ cơ bản:

Nhận thức tâm lý về bản chất tinh thần dân tộc và tác động của nó

Phát hiện các quy luật của hoạt động tinh thần hoặc lý tưởng của dân tộc được thực hiện trong cuộc sống, trong nghệ thuật và khoa học

Tìm ra các cơ sở, nguyên nhân làm xuất hiện, phát triển hoặc thủ tiêu những đặc điểm của một dân tộc nào đó

Theo L.P Yoodo, ông cho rằng:

Trang 5

Nguồn gốc của các văn hóa là bậc cao của chiếc thang tiến hóa, trong lịch

sử văn hóa, con người hành động nhằm đạt đến các mục tiêu khác nhau

Khát, đói và nhu cầu sinh dục là những nhu cầu đầu tiên cần thỏa mãn của con người Trên nền tảng đó các nhu cầu: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ trở thành cơ sở

để phát triển và hoàn thiện xã hội

Ông cũng chú ý phân tích nguồn gốc và vai trò của sự khoái lạc, đau khổ trong cuộc sống, hạnh phúc, tự do, bên cạnh những mục tiêu cá nhân ông thừa nhận có sự tồn tại mục tiêu của tập thể

Khi nghiên cứu dân tộc, tâm lý dân tộc, Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nói: việc nghiên cứu để phát hiện ra bản sắc dân tộc, hay bản sắc tâm lý dân tộc đã phát triển và lớn lên cũng chính là để tìm ra cho được những “cái riêng” rất đáng

tự hào của chúng ta với tư cách là một dân tộc Như vậy, khi nghiên cứu tâm lý học dân tộc, chúng ta thấy được định kiến dân tộc là gì, đồng nhất dân tộc là gì, đặc biệt là định hình tâm lý dân tộc: đó là định hình về nước Việt và người Việt, định hình qua đại từ nhân xưng… và thấy được những phẩm chất, thuộc tính đã được định hình ở người Việt trong lịch sử cũng như những phẩm chất và các thuộc tính mới đang được định hình trong con người Việt Nam hiện nay

2.2.Tâm lý học nhóm

Một số nhà tâm lý học xã hội ở Pháp như G.Lebon (1841 - 1931), G.Tarde (1843 - 1904), ở Mỹ như W.James đã nghiên cứu các cơ chế tâm lý của sự tương tác của con người trong những nền văn hóa khác nhau cũng như những biến đổi văn hóa có liên quan đến ngôn ngữ, tôn giáo, tình cảm, tư tưởng, chính trị

Trong nghiên cứu về tâm lý học nhóm, chúng ta còn có thể nhắc đến K.Lewin (1890 - 1947), ông đã đưa ra khái niệm trung tâm là “không gian sống”,

mô tả toàn bộ những gì quy định hành vi con người

Trong tâm lý học nhóm, thường xảy ra các cơ chế sau:

Trang 6

Bắt chước thể hiện trong việc tái tạo, sao chép lại các khuôn mẫu vận động trong quá trình chiếm lĩnh văn hóa từ thời thơ ấu Bắt chước là nền tảng của sự học và khả năng truyền đạt truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác

Sự lây lan tâm lý thường biểu hiện ở các hành động nhắc lại một cách vô thức trong tập thể người, hoặc đơn giản là trong chỗ đông người

Ám thị là những hình thức rất khác nhau đưa vào ý thức con người (tiềm thức hoặc vô thức) những quan điểm, quy tắc, chuẩn mực xác định nhằm điều chỉnh hành vi trong văn hóa

Những công trình của họ đã được vận dụng trong nghiên cứu văn hóa thế kỷ

XX đó là: Khả năng nhận thức của con người thuộc các nền văn hóa khác nhau; các khuôn mẫu ứng xử mang tính quy ước văn hóa; những phản ứng cảm xúc, phân tích lịch sử tộc người và sự phản ánh của nó trong các tác phẩm sử thi…

2.3 Phân tâm học

Vào đầu thế kỷ XX, trong nghiên cứu văn hóa đã xuất hiện một hiện tượng mới: Phân tâm học về văn hóa, do S Freud (1856 - 1939) sáng lập

Lý luận về văn hóa của S.Freud được trình bày trong cuốn Lý giải về giấc

mơ (1900) và cuốn Vật tổ và cấm kỵ ( 1912) Trong tác phẩm này tác giả đặt vấn đề: Lịch sử văn hóa bắt đầu từ cái gì? Tình cảm tội lỗi và sự ân hận đó tạo nên điều luật cấm loạn luân và cấm ăn thịt các loài động vật được coi là vật tổ Đối với Freud, đó là lúc con người có năng lực văn hóa

Để củng cố luận điểm của mình về khởi nguyên của văn hóa, ông đã dẫn ra những ví dụ về chứng sợ hãi của trẻ em đối với những dạng động vật cụ thể, đó là nỗi sợ hãi với người cha đầu tiên đã chuyển sang phía động vật Ông cho rằng hiện tượng này là khá phổ biến trong các nền văn hóa khác nhau Sự xuất hiện nỗi sợ hãi thời thơ ấu như là nhắc lại cái khởi nguyên của quá trình văn hóa, như là tiếng vang vọng của các sự kiện cổ đại trong ký ức di truyền

Trang 7

Học thuyết phân tâm về văn hóa về sau được hệ thống lại và phân tích trong tác phẩm Tôi và nó Trong tác phẩm này ông đã bổ sung thêm nguyên lý khoái lạc,

sự ham thích sống, khao khát hướng tới cái chết đó là những lực lượng thúc đẩy con người hành động

Ngoài những khát vọng hướng tới bản năng sống và cái chết, ông còn nhận thấy ở con người có thiên hướng bẩm sinh là muốn phá hoại và niềm say mê muốn bạo hành với người khác Mô hình nhân cách của một cá nhân theo Freud gồm 3 phần: cái Tôi, cái Nó và cái Siêu tôi

Cái Nó là tầng sâu của sự say mê, của những ham muốn mang tính bản năng, trung tâm của nó là năng lượng libido Cái Nó là hạt nhân quan trọng của nhân cách, những yếu tố còn lại được xây dựng trên đó Cái Nó là cái phi đạo đức, cái nguyên thủy theo thời gian, không bị kiểm duyệt từ bên trong, được điều khiển bởi nguyên tắc khoái lạc

Cái Tôi làm cho các ước muốn của cái Nó phù hợp với thực tại tương ứng của thế giới bên ngoài Cái tôi là lĩnh vực thuộc về ý thức, là kẻ môi giới giữa những say mê vô thức của con người với thực tế bên ngoài (văn hóa và sinh học )

Nó trì hoãn các ham muốn bản năng, xác lập những hành vi văn hóa được xã hội chấp nhận Cái Tôi hoạt động theo nguyên tắc thực tế

Siêu tôi là lĩnh vực của bổn phận, của luân lý, của đạo đức, là những chuẩn mực được xác định trong văn hóa Nó ngăn không cho cái tôi thực hiện những sai trái, ham muốn mà cái nó thúc giục Siêu tôi là chiếc cầu nối giữa văn hóa với các tầng bên trong của nhân cách Cái Siêu Tôi là sự tiếp thu của cá nhân từ xã hội

Sơ đồ cấu trúc này là phương thức phổ biến để giải thích về hành vi của con người thuộc văn hóa hiện đại, cổ đại; người bình thường và mất trí Những bộ phận, yếu tố của văn hóa như tôn giáo, nghệ thuật, khoa học chỉ là sự thăng hoa của những xung đột ẩn ức trong vô thức, trong các hình thái xã hội- văn hóa

Trang 8

Sau này Carl Jung (1875 - 1961) không thừa nhận thuyết tính dục của Freud

và cách giải thích tính dục về mọi hiện tượng văn hóa Với Freud, văn hóa ghi nhận cái siêu tôi đứng độc lập với cái nó Với Carl Jung, hai cái đó bổ sung cho nhau và đều là ngọn nguồn của văn hóa

Ông chủ trương nghiên cứu vô thức tập thể, là ký ức thị tộc của loài người,

là kết quả của đời sống thị tộc, nó có ở trong mọi người, được truyền đạt theo di truyền và là cơ sở của tâm trạng cá nhân và văn hóa

Theo G.Rôhêm (1891- 1953), văn hóa là một tổng thể của những cái làm cho xã hội vượt qua trình độ động vật, văn hóa được xây dựng trên cơ sở sinh dục, trước hết là bản năng sinh sản và niềm say mê giới tính

G.Deveraux (nhà phân tâm học người Pháp) Ông chỉ ra sự quy định của văn hóa đối với các triệu chứng của bệnh nhiễu tâm Theo ông: Văn hóa là tâm lý phóng chiếu ra ngoài; Tâm lý là văn hóa phóng chiếu vào trong

Các nghiên cứu của Phân tâm học đã trải qua gần trăm năm lịch sử thử thách, phát triển, suy thoái nhưng cho đến nay nó được vận dụng khá phổ biến để giải thích một số hiện tượng văn hóa Ngày nay các chủ đề của Phân tâm học thâm nhập vào văn học nghệ thuật, được áp dụng rộng rãi trong điện ảnh

2.4.Tâm lý học nhân văn

Sự phát triển tâm lý học nhân văn trong những năm 60 của thế kỷ XX vừa qua là một minh chứng rõ rệt cho sự phát triển tâm lý học, thể hiện ở việc phản đối tâm lý học hàn lâm, hướng vào khoa học tự nhiên, xa rời thực tiễn và cuộc sống Theo A Maslow (1908 - 1970), sự sai lầm, phiến diện đó đã dẫn đến hậu quả tất yếu là tâm lý học không thể nào nhận biết, hiểu được con người và các nền văn hóa

Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn và các nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của các nhà tâm lý học nhân văn lại chưa chú ý đầy đủ đến những biến đổi của xã hội và văn hóa Vì thế, khi phân tích khái niệm cơ bản nhất của tâm lý học nhân

Trang 9

văn như “sự thực hiện bản ngã” hay “sự hiện thực hóa bản ngã”, “trải nghiệm bản ngã” trong “quá trình nhóm”, R.O Zucha đã coi đó là duy tâm vì, tồn tại quyết định ý thức chứ không phải ý thức quyết định tồn tại

A.Maslow nhìn thấy trong xã hội hiện đại có hai nền văn hóa: Một nền văn hóa được tạo thành bởi những người nghiêng về những cảm xúc cao thượng và hướng tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống (sự thật, lòng tốt, cái đẹp) Nền văn hóa kia là hiện thân của khuynh hướng quan liêu trong xã hội, tạo ra nền văn hóa này là những người không hướng tới những cảm xúc cao thượng

Trong các công trình nghiên cứu của mình ông đã xây dựng mô hình một nền văn hóa lý tưởng cho phép con người triển khai được hết những khả năng vốn

có của mình Nền văn hóa được tạo ra bởi những người có phẩm chất đặc biệt mà nét chủ yếu của họ là khát vọng hoàn thiện bản thân

Ông phân tích những hiện tượng văn hóa ít được nghiên cứu như: sự sáng tạo, tình yêu, trò chơi, óc hài hước, sự chân thành khả ái, những trạng thái khoái cảm, những giá trị làm cho bản chất con người trở nên cao cả Ông cũng đặt ra vấn

đề hiểu nhau giữa những con người cùng chung sống trong một cộng đồng và giữa những nền văn hóa khác nhau

Nhà tâm lý học Mỹ này đưa ra hệ thống các nhu cầu cơ bản ở con người và ông coi khát vọng giao tiếp giữa con người với nhau, khát vọng tình yêu là phẩm chất không thể tách rời con người Sự thiếu vắng những nhu cầu như vậy sẽ là

bệnh lý:“Ai dám nói rằng sự không đủ tình yêu kém quan trọng hơn sự không đủ

vitamin” Cũng theo ông, tình yêu không đồng nghĩa với tình dục, ông liệt tính dục

vào các nhu cầu sinh lý Nhu cầu cao nhất là hướng tới sự sáng tạo và cái đẹp

Những tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoàn thiện nhân cách, thực hiện một đường lối giáo dục chân chính, thậm chí, như có người đã nói, trở thành nền tảng cho các quan niệm phát triển kinh tế như ở Nhật vào những năm 70,

80 của thế kỷ XX

Trang 10

2.5.Tâm lý học so sánh văn hóa (tâm lý học xuyên văn hóa)

Những nghiên cứu so sánh các đại diện của những nền văn hóa khác nhau được tiến hành từ 100 năm trước Năm 1972, hiệp hội tâm lý học xuyên văn hóa được thành lập Tờ tạp chí đầu tiên của hiệp hội ra đời từ những năm 1970, đã có những bài báo trình bày điểm giống và khác nhau giữa các nền văn hóa

Tâm lý học so sánh văn hóa hay tâm lý học xuyên văn hóa được các nhà tâm

lý học như W.D.Ftoehlich, A.J.Marsella, H.C.Triandis quan niệm như một phân ngành tâm lý học ra đời trên cơ sở của tâm lý học văn hóa và tâm lý học các dân tộc trước đây Phạm vi nghiên cứu của nó là những chức năng nhận thức cơ bản (Vd, tư duy, tri giác ), động cơ, thái độ, khuynh hướng nghệ thuật, sự phát triển

và thực tiến giáo dục, các quan hệ và chuẩn mực nhóm cũng như những rối loạn tâm lý và ảnh hưởng của chúng đối với người khác và các hình thức chữa trị Nói khác đi, tâm lý học so sánh các văn hóa tập trung xem xét các phương thức hành vi

cụ thể biểu hiện mối quan hệ với các đặc thù và chuẩn mực mang tính văn hóa

Các nghiên cứu xuyên văn hóa đã được phổ biến trong tâm lý học

Tính đa dạng văn hóa

Mối quan hệ giữa các nhóm văn hóa

Sự khác biệt về dân tộc, chủng tộc của các tầng lớp dân cư

Cái mà chúng ta biết có đúng với tất cả mọi người, có độc lập với nguồn gốc văn hóa của họ hay không?

Nếu như không thì có những khác biệt gì?

Trong hoàn cảnh nào xuất hiện những khác biệt và tại sao?

Những yếu tố nào bên ngoài văn hóa thúc đẩy sự khác biệt này?

3 Ý nghĩa trong xây nền văn hóa Việt Nam hiện nay

3.1 Vài trò và đặc điểm của văn hóa

Ngày đăng: 13/04/2017, 22:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. UNESCO 1989: Tạp chí “Người đưa tin UNESCO”, số 11-1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người đưa tin UNESCO
1. Hồ Chí Minh 1995: Toàn tập. - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3 Khác
2. Likhachov D. 1990: Văn hóa và văn minh. – T/c Báo ảnh Liên Xô, số 2 Khác
3. Trần Ngọc Thêm 1991: Cơ sở văn hóa Việt Nam, tập 1+2 (lưu hành nội bộ). – H.: Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội Khác
4. Tylor E.B. 2000: Văn hóa nguyên thuỷ. – H.: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản. (nguyên tác: Tylor E.B. 1871: Primitive Culture) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w