1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tâm lý học lý luận về nhu cầu trong tâm lý học ý nghĩa trong xây dựng nhu cầu học tập cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay

29 50 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Nhu cầu và động cơ là hạt nhân của nhân cách, nó chi phối mọi hành vi, hoạt động của con người trong cuộc sống. Vì vậy, nghiên cứu về nhu cầu có ý nghĩa khởi điểm, xuất phát quan trọng khi xem xét, đánh giá và phát triển tâm lý, nhân cách. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu). Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân. Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Hiện nay các nhà trường quân đội đang đẩy mạnh đổi

Trang 1

Lý luận về nhu cầu trong tâm lý học Ý nghĩa trong xây dựng nhu cầu học tập

cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay

MỞ ĐẦU

Nhu cầu và động cơ là hạt nhân của nhân cách, nó chi phối mọi hành vi, hoạtđộng của con người trong cuộc sống Vì vậy, nghiên cứu về nhu cầu có ý nghĩakhởi điểm, xuất phát quan trọng khi xem xét, đánh giá và phát triển tâm lý, nhâncách Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùytheo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người

có những nhu cầu khác nhau Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động.

Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao Về mặt quản lý,kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trongtrường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năngkiềm chế sự thoả mãn nhu cầu) Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận Việcthoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo địnhhướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cánhân Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mấtcân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầutối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại,phát triển và tiến hóa Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung,đến hành vi của con người nói riêng

Hiện nay các nhà trường quân đội đang đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diệnđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Vì vậy,đổi mới giáo dục - đào tạo, phát triển, nâng cao nhu cầu học tập cho học viên làmột trong những vấn đề cấp thiết của giáo dục ở các nhà trường quân đội hiện nayhiện nay Để nâng cao chất lượng học tập, việc kích thích, phát triển nhu cầu họctập và tạo lập các điều kiện thuận lợi nhằm thoả mãn, đáp ứng nhu cầu học tập cho

học viên đóng vai trò rất quan trọng Từ những lý do trên tôi lựa chọn vấn đề “Lý luận về nhu cầu trong tâm lý học Ý nghĩa trong xây dựng nhu cầu học tập cho học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay” để viết tiểu luận

Trang 2

NỘI DUNG

1 Một số quan điểm về nhu cầu

Nhu cầu trở thành một khái niệm cơ bản trong tâm lý học Nghiên cứu vềnhu cầu có nhiều quan điểm, trường phái khác nhau, đặc biệt là ở tâm lý học phươngTây và tâm lý học Xô viết

1.1 Quan điểm của tâm lý học Phương Tây

Quan niệm về nhu cầu trong tâm lí học phương Tây: Trong tâm lí họcphương Tây, vấn đề nhu cầu được nghiên cứu trước tiên ở động vật Vào thế kỉXIX, V Koller, E Thorndike, N.E Miller nghiên cứu các kiểu hành vi động vậtđược thúc đẩy bởi nhu cầu Họ đã đưa ra thuật ngữ Luật hiệu ứng để giải thích sựliên hệ giữa kích thích và phản ứng của cơ thể Trên cơ sở đó, họ đề xướng líthuyết Nhu cầu có thể quyết định hành vi

Theo hướng này, có thể kể đến một số trường phái tâm lí học sau:

* Tâm lý học hành vi

Trường phái Tâm lí học hành vi do nhà tâm lí học hành vi người Mĩ J.Watson (1878 - 1958) khởi xướng, chủ trương không mô tả, giảng giải các trạngthái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể Với công thức S - R, các nhà tâm

lí học hành vi đã đồng nhất phản ứng với nội dung phản ánh bên trong, làm mấttính chủ thể, tính xã hội của tâm lí con người Về sau này các nhà tâm lí học hành

vi mới bổ sung vào công thức S - R những biến số trung gian và những hành vi tạotác Xét về mặt quan điểm: các nhà hành vi không coi nhu cầu là thuộc về tâm lý,nhưng trên thực tế, nghiên cứu của họ cho thấy các thực nghiệm đã chỉ ra các nhàtâm lý học hành vi nghiên cứu khá rõ và kĩ về nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu

cụ thể, nhu cầu sinh lý Điểm hạn chế của họ là: họ quan niệm đồng nhất nhu cầu ởcon người và nhu cầu ở con vật

* Phân tâm học

Phân tâm học, đại diện là Sigmun Freud (1856 - 1939) - Bác sĩ người áo, đãđưa ra các quan điểm cơ bản mà được coi như là hệ phương pháp luận để nghiên

Trang 3

cứu các hiện tượng tâm lí khác nhau như sau: Mọi hiện tượng tâm lí đều cần cónăng lượng nuôi dưỡng có nghĩa là yêu thương, ghét, sợ, tài năng, ý chí phải đượcnuôi dưỡng bằng vật chất S Freud và U Mc Dougall đã đề cập tới vấn đề nhucầu trong lí thuyết bản năng của con người Có thể khái quát quan niệm của các tácgiả trên như sau:

Thế giới được tạo ra từ đơn giản đến phức tạp Đơn tử đơn giản tạo ra thếgiới vô sinh, đơn tử phức tạp tạo ra thế giới hữu sinh Trong con người, mỗi đơn tử

có thể có nhiều trạng thái ý thức hay vô thức Cái bản năng bao giờ cũng thắng cái

ý thức, cái vô thức phải thắng cái lí trí Ở con người, bản năng tình dục là động lựcmạnh mẽ nhất thúc đẩy con người hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội như: văn hoá, khoa học, chính trị, nghệ thuật

Mọi nhu cầu của con người, mà đặc biệt là nhu cầu tình dục, được thoả mãnbằng nhiều cách thật, giả (giả là trong giấc mơ), và chỉ có như vậy con người mớitiêu hết năng lượng sinh lí Phân tâm học chủ trương coi trọng nhu cầu tự do cánhân, như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục Theo đó: việc thoảmãn nhu cầu này là giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế tự do cá nhân mớithực sự được tôn trọng Việc kìm hãm tình dục sẽ dẫn đến mọi hành vi mất địnhhướng của con người

Lí thuyết bản năng trở thành trung tâm tranh luận của các nhà nghiên cứutâm lí học phương Tây ngay từ lúc hình thành và kéo dài cho tới những năm 30 củathế kỉ XX Nhưng cuối cùng họ cũng bế tắc khi sử dụng lí thuyết bản năng để giảithích các hành vi văn hoá và văn minh của con người Lí thuyết Động cơ hệ, do K.Levin đề xướng, tiếp theo là những công trình của các đại diện cho trường pháitâm lí học Nhân văn như A Maslow G Allport, K Rodzere và một số người khác

Trang 4

đó của chủ thể Với mọi ý nghĩ của con người đều có liên quan đến các nhu cầukhác nhau, vì vậy, tạo ra một chuỗi những căng thẳng là nguồn gốc tính cực củahoạt động, đồng thời mang tính tích cực hoạt động, giảm trạng thái căng thẳng đó.

* Tâm lý học nhân văn

Trường phái Tâm lí học nhân văn với đại diện là nhà tâm lí học AbrahamMaslow (1908 - 1966) Với lí thuyết Phân cấp nhu cầu, trường phái này đã nhìnnhận nhu cầu của con người theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo thứ tự tăng dần

từ nhu cầu thấp đến nhu cầu cao nhất

Mức thứ nhất: nhu cầu sinh lí - đây là nhu cầu cơ bản để duy trì bản thâncuộc sống của con người Khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độcần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không có tác dụng thúcđẩy hoạt động của con người

Mức thứ hai: nhu cầu an ninh, an toàn - đó là nhu cầu tránh sự nguy hiểm vềthân thể, sự đe doạ mất việc làm, mất tài sản, thức ăn hoặc nhà ở

Mức thứ ba: nhu cầu xã hội - là thành viên của xã hội nên con người có nhucầu giao lưu với người khác và được người khác thừa nhận

Mức thứ tư: nhu cầu được tôn trọng - là xu thế muốn được độc lập và muốnđược người khác tôn trọng của con người khi được chấp nhận là thành viên của xãhội Đó là nhu cầu về quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin

Mức thứ năm: nhu cầu tự khẳng định - đó là mong muốn thể hiện hết khảnăng, bộc lộ tiềm năng của mình ở mức tối đa để thực hiện mục tiêu nào đó TheoA.Maslow, tuy phân chia các mức độ như vậy song vị trí của chúng trên tháp nhucầu không phải là cố định mà nó linh hoạt thay đổi tuỳ theo điều kiên cụ thể

Trong quá trình phát triển của cá nhân, các nhu cầu đó tạo nên một kiểudạng tháp, có thứ bậc Tuy nhiên, việc đề cập đến nguyên nhân phát sinh động cơ

và mức độ thứ bậc của ông rất đáng nghi ngờ Theo A.Maslow, những nhu cầuthuộc về sinh lí (đói, khát, tình dục ) nằm ở đáy tháp, một số trong chúng tuân thủnguyên tắc cân bằng trạng thái

Mức tiếp theo - nhu cầu về sự an toàn, Maslow khác với các tác giả theotrường phái sinh học coi đó là sự thể hiện bản năng tự vệ, Maslow coi nó là sự cần

Trang 5

thiết phải có trật tự, ổn định Mức thứ ba nhu cầu lệ thuộc (Affliation): nhu cầu cótrong một nhóm người nào đó, nhu cầu về giao tiếp v.v Mức thứ tư - nhu cầuđược tôn trọng, có uy tín (Esteem) Cuối cùng là nhu cầu tự biểu lộ thể hiện nhữngnăng lực của mình, nhu cầu trong sáng tạo, tự thể hiện (Selfactualization).

Tháp Maslow bao gồm cả những nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội Tuynhiên, đặc điểm của các mức độ nêu trên là vô định Maslow xem xét nhu cầu của

cá nhân một cách trừu tượng, tách nó ra khỏi hệ thống quan hệ xã hội, đặt nhu cầucủa cá nhân nằm ngoài mối liên hệ xã hội và những mối liên hệ quan hệ của cánhân với những người khác

Trong tác phẩm Những vấn đề lí luận và phương pháp tâm lí học, tác giả B

Ph Lomov (1927 - 1989) - nhà tâm lí học Nga đã nhận xét rằng: "Tháp Maslowbao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội Nhưng, đặc điểm củacác mức độ nêu trên hết sức vô định"

Vroom, đại diện cho hướng tiếp cận nhu cầu với tư cách là động cơ thúc đẩy

đã đưa ra một lí thuyết đáng chú ý là: Lí Thuyết Động cơ thúc đẩy theo hi vọng.Vroom cho rằng: Động cơ thúc đẩy con người làm việc được quy định bởi giá trị

mà họ đặt vào kết quả cố gắng của họ (dù là tích cực hay tiêu cực), được nhânthêm bởi niềm tin mà họ cho rằng sự cố gắng của họ sẽ được hỗ trợ thực sự để đạtđược mục tiêu Theo ông, động cơ thúc đẩy là sản phẩm của giá trị mong đợi màcon người đặt vào mục tiêu và những cơ hội mà họ thấy sẽ hoàn thành được mụctiêu đó Quan điểm của Vroom đã khắc phục được tính đơn giản trong cách tiếpcận của A Maslow và Herzberg, nó có thể lí giải được động cơ hành động của conngười trong những trường hợp khác nhau Về các nghiên cứu nhu cầu của các nhàtâm lí học phương Tây chắc chắn sẽ còn nhiều điều cần bàn luận, nhưng nhìnchung có chung một quan niệm là: Nhu cầu con người là những đòi hỏi tất yếu,khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể, cần được thoảmãn đê đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ

1.2 Một số quan điểm về nhu cầu của các nhà tâm lý học Xô Viết

Dưới ánh sáng của triết học Mác - Lênin, các nhà tâm lý học Liên Xô khinghiên cứu về con người, đời sống tâm lý người đã khẳng định: nhu cầu là yếu tố

Trang 6

bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người Một số tác giảtiêu biểu của các nhà tâm lý học Xô Viết có thể kể đến như sau:

* Quan điểm của D.N Uznetze

Người đầu tiên đề cập một cách sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D N Uznatze.Trong cuốn "Tâm lí học đại cương" (1940), ông cho rằng: "Không có gì có thể đặctrưng cho một cơ thể sống hơn là sự có mặt ở nó các nhu cầu Nhu cầu, đó là cộinguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng Các nhucầu phát triển và điều không thể phủ nhận là con người ở giai đoạn phát triển caonhất có vô số nhu cầu mới, chúng không những không có ở động vật mà còn khôngthể có ở con người trong giai đoạn phát triển sơ khai" Nhu cầu là một thuộc tínhtâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, ông quan niệmrằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tínhchất hành vi

* Quan điểm của X.L Rubinstein

Con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩmcủa xã hôi, vì thế cần phải xem xét đồng thời nhu cầu với các vấn đề cơ bản củacon người Nhu cầu thể hiện sự liên kết và sự phụ thuộc của con người với thế giớixung quanh Nó là sự đòi hỏi cái gì đó nó nằm ở ngoài cơ thể Hoạt động thỏa mãnnhu cầu phải có sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tô chủ quan: Khảnăng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào thế giới đối tượng, trongnhững điều kiện cụ thể, mặt khác nó phụ thụôc vào sự nỗ lực, năng lực của chínhchủ thể Do đó, do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ thống là: thế giới đốitượng và trạng thái tâm lý của chủ thể

Chính vì sự liên kết và phụ thuộc của con người với thế giới khách quan mànhu cầu vừa mang tính tích cực, vừa mang tính thụ động Có nhu cầu sẽ thúc đẩycon người tích cực hành động nhưng có được thỏa mãn hay không lại phải phụthuộc vào sự xuất hiện của đối tượng

Sự hình tành nhu cầu có sự tham gia của ý thức và trải qua các giai đoạn khác nhau:

Ý hướng: xuất hiện trạng thái thiếu thốn, khởi đầu của nhu cầu

Trang 7

Ý muốn: khi chủ thể ý thức rõ về đối tượng, thấy đối tượng nào có thể thỏamãn, xacs định rõ hoạt động nào có thể thỏa mãn nhwg chủ thể đang phải tìm kiếmphowng thức thỏa mãn.

Ý định: ý thức đầy đủ tất cả đối tượng, phương thức, phương tiện, điều kiện

để thỏa mãn nhu cầu Ở giai đoạn này chủ thể sẵn sàng hành động

* Quan điểm của P.X Ximonov

P.X Ximonov cho rằng: trong trường hợp nhu cầu cấp bách xuất hiện mà

thiếu hụt thông tin về khả năng thoả mãn, sẽ náy inh những rung cảm âm tính, tăngnăng lượng nhu cầu Tuy nhiên, kết quả hành vi lại không thuận lợi Kết quảdương tính sẽ làm giảm tổng thể các hành động thoả mãn nhu cầu Theo ông, đặcđiểm nhu cầu phụ thuộc vào việc được trang bị thông tin, công cụ và cách thứcnhằm thoả mãn nhu cầu

* Quan điểm A.N.Leonchiep

Cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng cónguồn gốc trong hoạt động thực tiễn.Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng cótính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó Ông cho rằng,các nhu cầu phát triển thông qua môi giới trung gian của quá trình phản ánh Mốigiới trung gian đó luôn mang tính chất kép: những đáp ứng các nhu cầu chủ thể sẽxuất hiện trước chủ thể với tư cách là những dấu hiệu khách quan mang tính chấttín hiệu; bản thân các trạng thái có tính chất nhu cầu cùng được báo hiệu, phản ánhcùng chủ thể Trong mối quan hệ giữa đối tượng thoả mãn nhu cầu và nhu cầu, ôngcho rằng: đối tượng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi chủ thể mới chỉ

có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động thì đối tượngthoả mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra Nhờ có sự lộ diện ấy mà nhu cầumới có tính đối tượng của nó

Với tư cách là một cá nhân, chủ thể khi sinh ra đã có nhu cầu: Nhu cầu, vớitính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi trong hoạt động Lúc đầunhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động, chỉ đến khichủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá củanhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng Sự phát triển của hoạt động càng

Trang 8

đi bao xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạtđộng Ông phê phán việc tách nhu cầu ra khỏi hoạt động vì như vậy sẽ coi nhu cầu

là điểm xuất phát của hoạt động Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu cầu được ông

mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động - Nhu cầu - Hoạt động Luận điểm này đáp ứng đượcquan điểm Macxit về nhu cầu Luận điểm này cho rằng nhu cầu của con ngườiđược sản xuất ra Đó là luận điểm có ý nghĩa đối với tâm lý học

Có 2 sơ đồ:

Nhu cầu -> Hoạt động -> Nhu cầu (của các nhà duy vật trước Mác)

Hoạt động -> Nhu cầu -> Hoạt động

Ông so sánh nhu cầu con người và nhu cầu của động vật, với động vật sựthỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào tự nhiên Ông còn cho rằng: nhu cầu của conngười không chỉ được sản xuất ra mà còn được cải biến ngày trong quá trình sảnxuất và tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu được bản chất của các nhu cầu của conngười Nó đa dạng và phong phú hơn rất nhiều nhu cầu động vật Khi xem xét mốiquan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi mà đối tượng của nhu cầuxuất hiện thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, tức là trở thànhđộng cơ Nói cách khác, nội dung đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạtđộng

* Quan điểm của B.Ph Lomov

B Ph Lomov tuy không đặt nhu cầu như một vấn đề riêng biệt, nhưng trongcác nghiên cứu cửa mình về nhân cách, ông đã đề cao và coi nhu cầu như mộtthuộc tính căn bản của nó

Theo ông: "Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện vàphương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển Nhu cầu đó nhất thiết bắtnguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vàosuốt cả đời sống của mình"

Không chỉ đề cập đến nhu cầu như một thuộc tính của nhân cách, B Ph.Lomov còn chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu và động cơ hoạt động của cánhân Theo ông: "Lĩnh vực động cơ của nhân cách có liên hệ chặt chẽ với nhữngnhu cầu chế định hành vi của con người một cách khách quan và có quy luật Động

Trang 9

cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp của nhân cách trong xãhội".

1.3 Vấn đề nhu cầu trong tâm lý học hiện nay

Để tồn tại và hoạt động, con người cũng cần có những điều kiện và phươngtiện nhất định Tất cả những đòi hỏi ấy gọi là nhu cầu của cá nhân

* Khái niệm

Theo từ điển Tâm lí học do GS,TS Vũ Dũng chủ biên, NXB Từ điển báchkhoa Hà Nội 2008, thì: “Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhậnthấy những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồngốc tính tích cực của cá nhân”

GS, VS Phạm Minh Hạc cho rằng: Nhu cầu là một thuộc tính của nhân cách,biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cánhân thấy cần phải được thỏa mãn trong điều kiện nhất định để có thể tồn tại vàphát triển

Từ điển Tâm lí học quân sự do Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự,

Bộ Quốc Phòng biên soạn định nghĩa: Nhu cầu là trạng thái của chủ thể phản ánh

sự cần thiết về một cái gì đó cần được thỏa mãn; là những đòi hỏi khách quan củacon người trong cuộc sống và hoạt động

GS,TS Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu màcon người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”

Như vậy, có rất nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau về nhu cầu, mỗiquan niệm đều có cách tiếp cận riêng nhưng đều đã cố gắng lý giải một cách khoahọc về các loại nhu cầu, đặc điểm của nhu cầu, sự hình thành và phát triển nhucầu Các tác giả đều khẳng định: Nhu cầu của con người và xã hội là một hệ thống

đa dạng, bao gồm nhu cầu tồn tại (ăn uống, mặc, ở, duy trì nòi giống, tự vệ…); nhucầu phát triển (học tập, giáo dục, văn hóa…); nhu cầu chính trị, đạo đức, tôn giáo;nhu cầu được tham vấn, trợ giúp về mặt tâm lí… Nhu cầu của con người xuất hiệnnhư những đòi hỏi khách quan của xã hội, do xã hội quy định, đồng thời nhu cầumang tính cá nhân với những biểu hiện phong phú và phức tạp

Trang 10

Tóm lại ta có thể hiểu nhu cầu là sự cần thiết của con người về một cái gì đó cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển, là những đòi hỏi khách quan của con người trong cuộc sống và hoạt động.

Nhu cầu biểu thị sự gắn bó và tính tích cực của cá nhân với thế giới xungquanh

* Đặc điểm nhu cầu

Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: tức nhu cầu về một cái gì đó Khác nhau

ở mọi người

Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quyđịnh Xã hội càng phát triển càng nhiều nhu cầu… Cải tạo nhu cầu cần cải tạo điềukiện và phương thức

Nhu cầu của con người mang tính xã hội, rất đa dạng: Nhu cầu vật chất gắnliền với sự tồn tại của cơ thể như: nhu cầu ăn, ở, mặc… Nhu cầu tinh thần baogồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu lao động, nhu cầu giao lưu vànhu cầu hoạt động xã hội

Có chu kì và bão hòa: Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn, không cónghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn cònsống vả phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt như cũ Sự tái diễn đóthường mang tính chu kì Tính chu kì này do sự biến đổi có tính chu kì của hoàncảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra

Có nhu cầu tích cực và tiêu cực

Phát triển, biến đổi theo sự phát triển cá nhân

* Các mức độ biểu hiện của nhu cầu

Nhu cầu có nhiều mức độ khác nhau

Mức độ thấp: đối tượng còn mơ hồ chưa được xác định cụ thể - chỉ mới xácđịnh về loại Ví dụ: con người cảm thấy cần ăn, cần giải trí nhưng ăn cái gì? giảitrí cái gì ở đâu? chưa được xác định

Cụ thể hơn: một nhu cầu nào đó được nhận thức về mặt đặc trưng từ đó xácđịnh ý nghĩa của nó đối với đời sống Trên cơ sở đó sẽ định hướng cho hoạt độngcủa con người Ví dụ: nhu cầu đọc sách, nhu cầu giao tiếp với ai đó

Trang 11

Có sự tham gia của tư duy tạo ra phương tiện để thoả mãn nhu cầu, có ý chídẫn đến hành động để đạt được sự thoả mãn nhu cầu ấy.

Engels đã viết: các nhu cầu đi qua đầu óc con người nghĩa là được ý thứcbiểu hiện dưới dạng ý chí Nhờ sự tăng cường ý chí và tính kiên cường mà conngười khắc phục được những khó khăn trên con đường tìm đến mục đích và giảiquyết được trong thực tế nhiệm vụ đề ra, nhiệm vụ có liên quan thế nào đấy đến sựthoả mãn nhu cầu

Nhu cầu bao giờ cũng có nội dung cụ thể, do những điều kiện và phươngthức thoả mãn của nó quy định

Điều kiện sống quy định nội dung, đối tượng của nhu cầu Mọi nhu cầu đều

là hình thức đặc biệt phản ảnh những điều kiện sống bên ngoài: Nội dung cụ thểcủa nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thoả mãn Phương thức thoả mãn nhucầu lại tuỳ thuộc vào tri thức, mục đích, động cơ, nhân cách, hoàn cảnh cuộc sốngcủa con người

Nhu cầu có tính chất chu kì, khi thoả mãn một nhu cầu nào đó không cónghĩa nhu cầu ấy bị chấm dứt Nhu cầu của con người như đã trình bày, luôn thayđổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Tính chất chu kì này do tínhchất chu kì của sự biến đổi của hoàn cảnh sống xung quanh và của trạng thái cơ thểgây nên khi đó nhu cầu được tái hiện, củng cố, phát triển và phong phú

Như vậy, đối tượng, nội dung, tính chất chu kì của nhu cầu là do xã hội quyđịnh Mức độ phát triển của nhu cầu do tính chất của sản xuất xã hội và phân phốisản phẩm quyết định Điều đó cũng giải thích mức độ phát triển nhu cầu khác nhaucủa những con người trong các xã hội khác nhau, nền sản xuất khác nhau

* Cơ sở sinh lí của nhu cầu

Nếu cơ thể là một khối thống nhất thì mỗi nhu cầu trong chừng mực nào đóđều là nhu cầu của cả cơ thể và đối với con người thì đó là toàn bộ nhu cầu của cánhân Do đó, chúng ta thấy rằng, khi nhu cầu hình thành hoặc biểu hiện ra thì nó sẽxâm chiếm hoạt động toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hệ thống những liên hệ nội tạng vàliên hệ giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành trong quá trình tiến hoágiống loài cũng như tiến hoá cá thể

Trang 12

Mới đầu, nhu cầu được phản ánh vào ý thức, dưới hình thức những cảm giácđói, khát, lạnh Những cảm giác này quyện lẫn với xúc cảm và vì thế chúng tacảm thấy nó dưới hình thức một sự xốn xang, khó chịu Theo sự liên tưởng, cáccảm giác đó sẽ gợi nên trong ý thức hình ảnh sự vật có thể làm thoả mãn nhu cầu.Hình ảnh này chính là cái ta thường gọi là niềm ao ước Trên cơ sở một trạng tháicảm xúc nhất định, hình ảnh này sẽ tác động đến hệ cảm giác và hệ vận động và sẽthúc đẩy con người hành động.

Sự ao ước có sức thúc đẩy rất lớn Ở động vật, một cảm giác mơ hồ, mộthình ảnh, có thể đưa ngay đến hành động, đến động tác tìm tòi: nó bắt đầu hít hít,dỏng tai nghe ngóng, xem xét sự vật (tác động của phản xạ định hướng tăng lêntheo “sức ép” của nhu cầu) Ở con người để phản ánh một nhu cầu nào đó sẽ phứctạp hơn nhiều Sự xung động vừa hình thành hay là sự thúc đẩy ban đầu đó sẽ đượcliên hệ với điều kiện hoàn cảnh bên ngoài, cũng như với xu thế tâm lí đạo đức bêntrong của cá nhân (mục đích, động cơ ) Quá trình liên hệ này thực hiện được lànhờ có tư duy (phân tích điều kiện, phương tiện và con đường giải quyết vấn đề,lường trước các hậu quả…) Từ đó, nhu cầu sẽ kích thích hoạt động tư duy hướng

nó vào việc tìm tòi những phương tiện thoả mãn nhu cầu

Sinh lí học về hoạt động thần kinh cấp cao của I P Paplov (nhà sinh học tàinăng của Liên xô cũ) đã làm sáng tỏ cơ chế vô cùng phức tạp của việc gợi lại cácnhu cầu của động vật cấp cao và con người

Chúng ta đều biết rằng, hoạt động thần kinh cấp cao có vai trò điều chỉnhtoàn bộ hoạt động sống của cơ thể, phần dưới vỏ não cùng với những phản xạkhông điều kiện của nó; điều chỉnh các nhu cầu của cơ thể Đây là nơi tập trungnhững trung tâm đặc biệt, đại diện cho nhu cầu căn bản của động vật cấp cao cũngnhư của người: ăn uống, sinh dục, tự vệ Các trung tâm này thực hiện hoạt độngđiều chỉnh tự động ban đầu với các chức năng sinh sống của cơ thể

Quá trình hưng phấn của bộ phận dưới vỏ não phản ánh đòi hỏi của môitrường bên trong cơ thể, khi lan toả ra sẽ xâm chiếm toàn bộ vỏ đại não và nhờ đósức làm việc của vỏ não được tăng cường (ở đây lại có đại diện của vô số nhữngtín hiệu về môi trường bên ngoài) Do đó, những đòi hỏi bên trong cơ thể sẽ gắn bó

Trang 13

với những tín hiệu của môi trường bên ngoài và xác định được đối tượng của nhucầu Nếu không như vậy thì không thể nào thoả mãn được nhu cầu trong nhữngđiều kiện phức tạp của cuộc sống.

Chức năng cơ bản của vỏ não là làm cho những động lực bên trong khớp vớiđiều kiện bên ngoài, với yêu cầu của hiện thực, nhờ đó mà có khả năng thoả mãnnhững nhu cầu của cơ thể một cách phù hợp nhất Có được sự ăn khớp đó là nhờ

sự phân tích và tổng hợp những kích thích bên trong và kích thích bên ngoài Sựhình thành phản xạ có điều kiện là một quá trình phân tích, tổng hợp Nếu một kíchthích bên ngoài có ý nghĩa đối với cơ thể, tức là đáp ứng được nhu cầu của cơ thểbằng cách nào đó thì sẽ được tách bạch khỏi cả hệ thống kích thích rất phức tạp vàđược liên kết với những kích thích bên trong cơ thể Nhờ đó, cơ thể có thể địnhhướng một cách tinh vi, chính xác trong rất nhiều phương tiện thoả mãn nhu cầu và

có thể thực hiện hành động thoả mãn nhu cầu Như vậy, nhờ sự hình thành nhữngphản xạ có điều kiện mà các nhu cầu có đặc tính là hướng về những đối tượng nhấtđịnh và hoạt động của cá nhân thì mang tính chất có mục đích

Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ đó, vỏ não có vai trò điều chỉnh tính chất cứngnhắc của bộ phận dưới vỏ não Vỏ não sẽ kiềm chế những xu hướng nào của cơ thểkhông đáp ứng với hoàn cảnh bên ngoài lúc đó hoặc với những yêu cầu của cácđộng cơ cao cấp của xã hội I P Paplov chỉ rõ rằng, vỏ não tác động đến dưới vỏnão bằng hai cách: tác động tích cực hay hưng phấn và tác động tiêu cực hay ứcchế

I P Paplov viết: "Mặc dầu sự sống của động vật và chúng ta đều do nhữngthiên hướng cơ bản của cơ thể chi phối: ăn uống, tính dục, tấn công, tìm tòi (cácchức năng của phần ngay dưới vỏ não) nhưng để điều hoà và thực hiện tất cảnhững thiên hướng đó một cách hoàn hảo thì do những điều kiện chung của sựsống, nhất thiết phải có một phần đặc biệt nào đó của hệ thần kinh trung ương cónhiệm vụ làm dịu bớt bất cứ một thiên hướng riêng rẽ nào, rồi điều hoà tất cảnhững thiên hướng đó với nhau và đảm bảo thực hiện chúng một cách thích hợpnhất với hoàn cảnh bên ngoài Dĩ nhiên bộ phận đó là các bán cầu đại não"

Trang 14

Trên các bán cầu đại não này có đại diện của các thứ nhu cầu các ấn tượng

về môi trường bên ngoài, có những dấu vết của các kích thích, các kinh nghiệmtrước đây Như vậy là có tất cả kinh nghiệm đã được tích lũy trước đây về mốiquan hệ lẫn nhau giữa môi trường và cơ thể Do kinh nghiệm này mà nhu cầu xuấthiện trong lúc đó sẽ biểu hiện thông qua sự hiểu biết những điều kiện và phươngtiện thoả mãn nhu cầu đó Vì thế, hành động thoả mãn nhu cầu sẽ trở thành mộtquá trình ý thức và có mục đích I Paplov cho rằng: "Như vậy có hai phương thứchành động Sau khi các bán cầu đại não kiểm soát sơ bộ (tạm gọi như vậy, mặc dùchỉ trong nháy mắt) thiên hướng đó và chuyển hoá nó một cách đúng mức và đúnglúc thành một hành động hay hành vi tương ứng thông qua vùng vận động của vỏnão Đó là các hành động có lí trí Còn cách hành động thứ hai (có lẽ được thựchiện trực tiếp qua các liên hệ dưới vỏ não) thì chỉ chịu ảnh hưởng của thiên hướng

mà thôi Không có sự kiểm soát sơ bộ nói trên Đó là phương thức hành động bồngbột, cuồng nhiệt"

Tóm lại, từ cơ sở sinh lí, I P Paplov đã vạch ra hai hình thức biểu hiện củanhu cầu Trong trường hợp thứ nhất, nhu cầu được phản ảnh vào các bán cầu đạinão, được ý thức và biểu hiện dưới dạng một hành động có lí trí Nói cách khác làhành động có ý chí Trường hợp này tiêu biểu nhất cho con người và có đặc điểm

là quá trình thoả mãn nhu cầu tiến hành thông qua các hiểu biết và kinh nghiệmsống Nói cách khác, trong trường hợp đó, theo lời Engels, nhu cầu của con người

đã đi qua đầu óc của nó, tức là được ý thức và biểu hiện ra trong ý chí của conngười Trường hợp thứ hai về biểu hiện của nhu cầu chỉ thấy có ở người trongtrường hợp ngoại lệ Nó có đặc điểm là hành động để thực hiện ý hướng mang tínhchất bồng bột hay nói đúng hơn là bột phát, ít được ý thức

* Các loại nhu cầu

Nhu cầu của con người vô cùng phong phú, đa dạng Thông thường, người tadựa vào xu hướng của nhu cầu để chia thành các loại cơ bản sau:

Nhu cầu vật chất: là cơ sở cho sự sống, tồn tại, phát triển của con người vàcon vật

Ngày đăng: 01/09/2021, 07:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w