Sau sự đổ vỡ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, CNXH hiện thực tạm lâm vào thoái trào, ảnh hưởng bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Công cuộc đổi mới của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu, song cũng đang phải vượt lên những thách thức và nguy cơ to lớn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong và ngoài nước đang ra sức tấn công một cách tinh vi và hiểm độc vào cách mạng nước ta hòng lật đổ chế độ XHCN, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm biến đổi xã hội ta theo quỹ đạo của CNTB. Kinh tế thị trường và toàn cầu hoá kinh tế với tất cả những mặt trái của nó đang làm cho cuộc đấu tranh ý thức hệ diễn ra hết sức quyết liệt ở nước ta và trên thế giới. Chưa bao giờ cuộc ĐTTTLL lại diễn ra phức tạp, gay gắt như lúc này. Trong cuộc ĐTTTLL để bảo vệ sự trong sáng CNMLN và TTHCM, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng XHCN, vai trò lãnh đạo của Đảng đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải giữ vững niềm tin khoa học đối với mục tiêu, lý tưởng mà chúng ta đã chọn, đề cao cảnh giác cách mạng trước các luận điệu thù địch, không bị mất phương hướng chính trị ở thời điểm bước ngoặt điều mà V.I.Lênin coi là nguy hiểm, tệ hại nhất, là một sự tự sát chính trị.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau sự đổ vỡ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, CNXHhiện thực tạm lâm vào thoái trào, ảnh hưởng bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới Công cuộc đổi mớicủa nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu, song cũng đang phải vượt lênnhững thách thức và nguy cơ to lớn Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong và ngoài nướcđang ra sức tấn công một cách tinh vi và hiểm độc vào cách mạng nước ta hòng lật đổ chế độ XHCN, xoá
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm biến đổi xã hội ta theo quỹ đạo của CNTB Kinh tế thị trường và toàn cầuhoá kinh tế với tất cả những mặt trái của nó đang làm cho cuộc đấu tranh ý thức hệ diễn ra hết sức quyếtliệt ở nước ta và trên thế giới Chưa bao giờ cuộc ĐTTT-LL lại diễn ra phức tạp, gay gắt như lúc này Trongcuộc ĐTTT-LL để bảo vệ sự trong sáng CNM-LN và TTHCM, giữ vững độc lập dân tộc và định hướngXHCN, vai trò lãnh đạo của Đảng đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải giữ vững niềm tin khoahọc đối với mục tiêu, lý tưởng mà chúng ta đã chọn, đề cao cảnh giác cách mạng trước các luận điệu thùđịch, không bị mất phương hướng chính trị ở thời điểm bước ngoặt - điều mà V.I.Lênin coi là nguy hiểm, tệhại nhất, là một sự tự sát chính trị
Muốn vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng - lý luận của Đảng, trong đó một lực lượng rấtquan trọng là các giảng viên KHXH ở các nhà trường trong và ngoài quân đội phải không ngừng nângcao năng lực ĐTTT-LL trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị - xã hội Năng lực
đó giúp họ đủ sức bảo vệ học thuyết khoa học và cách mạng là CNM-LN và TTHCM - thế giới quan,phương pháp luận, hệ tư tưởng của những người mác xít, cơ sở lý luận đem lại sự giác ngộ và niềm tinkhoa học về CNXH và chủ nghĩa cộng sản, nền tảng lý luận của Đảng ta Năng lực đó giúp họ đủ sức phêphán, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận CNM-LN, TTHCM và CNXH hiện thực của các thếlực thù địch Đồng thời, năng lực đó cũng giúp cho giảng viên KHXH trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn chohọc viên để họ đủ sức tự phân tích, phê phán những nhận thức mơ hồ, không đúng đắn, biết vạch ra tínhchất phản động của kẻ thù, ngăn ngừa và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, sự dao động, bấp bênh về tưtưởng- chính trị trong quân đội Đương nhiên, đối tượng của ĐTTT-LL trước hết và chủ yếu là các thế lựcchống độc lập dân tộc và CNXH Còn làm rõ đúng, sai về nhận thức, lý luận, tư tưởng ở các NTQĐ là thuộcphạm trù đấu tranh tư tưởng nội bộ, là thực hiện phương pháp gắn “Xây” với “Chống” trong quá trình giáodục- đào tạo Trong tình hình kẻ thù đang ráo riết đẩy mạnh "DBHB", ra sức chống phá ta trên mặt trận tưtưởng- lý luận, âm mưu phi chính trị hoá quân đội, hòng tạo nên “tự diễn biến” nội bộ, loại bỏ vai trò lãnhđạo của Đảng đối với quân đội và làm biến chất quân đội ta thì cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - lýluận càng gay gắt và phức tạp Nó đòi hỏi năng lực ĐTTT-LL của đội ngũ giảng viên KHXH ở các NTQĐphải được nâng cao tương ứng và toàn diện
Trang 2Năng lực ĐTTT-LL không chỉ là trình độ khoa học mà còn là bản lĩnh chính trị, nhiệt tình và trí tuệ,không chỉ là lý luận mà còn là thực tiễn, kinh nghiệm, sự từng trải, nhất là từng trải trong đấu tranh chính trị.Năng lực này không tách rời đạo đức, lý tưởng, lẽ sống của người cách mạng, nó gắn liền với phương pháp,hành động sáng tạo để đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái Lòng trung thành với mục tiêu lýtưởng XHCN, công cuộc đổi mới, sự nghiệp bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng đòi hỏi đội ngũ giảng viên KHXHquân đội và những người làm công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta những năng lực như thế Thực tế chothấy, giảng viên KHXH ở các NTQĐ có những mặt mạnh rất cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lựccông tác, tính kỷ luật và trách nhiệm cao Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của giáo dục- đào tạo và cuộc ĐTTT-
LL hiện nay thì năng lực công tác nói chung và năng lực ĐTTT-LL nói riêng của đội ngũ này còn nhiều nonyếu và bất cập Do đó, nâng cao năng lực ĐTTT-LL cho giảng viên KHXH ở các NTQĐ vừa là vấn đề lý luận,thực tiễn cơ bản và cấp thiết hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nhà kinh điển của CNM-LN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết liên quan đến đề tàiđấu tranh tư tưởng, vai trò của đấu tranh tư tưởng trong xây dựng đảng và trong đấu tranh cách mạng; vềquan điểm, thái độ, nội dung và phương pháp đấu tranh tư tưởng; về những phẩm chất và năng lực củangười cộng sản trong đấu tranh tư tưởng; về cách thức tổ chức tiến hành đấu tranh tư tưởng v.v Đó lànhững quan điểm lý luận và phương pháp luận rất cơ bản có giá trị làm cơ sở và định hướng cho quá trìnhnghiên cứu đề tài
Đảng ta và các nhà khoa học đã bàn về ĐTTT-LL với nhiều góc tiếp cận và cấp độ khác nhau liên
quan đến đề tài Những năm gần đây, có Nghị quyết 09 của Bộ chính trị “Về những định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay”, ngày 18-2-1995; “Chỉ thị về tăng cường đấu tranh chống các luận điệu sai trái và hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam”, ngày 4-1-2002; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, ngày 18-3-2002 Một số công trình khoa học có liên quan với đề tài như: "Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ”- Luận án Phó tiến sĩ của Trần Ngọc Tuệ, Học viện Chính trị Quân sự, 1996; “Đặc thù của cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ở nước ta hiện nay và sự tác động của nó đến quân đội”- Luận án Phó tiến sĩ của Lê Bỉnh, Học viện Chính trị Quân sự, 1996; “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng trong quân đội trước yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay”- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Cần, Học viện Chính trị Quân sự, 2001 "Mấy ý kiến về sắc thái cuộc đấu tranh chính trị- tư tưởng hiện nay ở nước ta ”- Bài viết trong cuốn sách CNXH tương lai của dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, 2002, của Phó giáo sư Hồ Kiếm Việt;Các bài viết đăng trong cuốn sách “Đổi mới vì độc lập dân tộc và CNXH”- Nxb Quân đội nhân dân, 1996 như: “Về cuộc ĐTTT-LL hiện nay ở nước ta", "Quân đội và cuộc đấu tranh đánh bại chiến lược DBHB mới” của Giáo sư Trần Xuân Trường; “Chống chủ nghĩa cơ hội xét lại- một nhiệm vụ
Trang 3cấp bách của cuộc đấu tranh hệ tư tưởng hiện nay" của Phó giáo sư Lê Hồng Quang; “Suy nghĩ về CNXH đổi mới - phê phán chủ nghĩa xét lại cơ hội hữu khuynh và giáo điều bảo thủ ” của Phó tiến sĩ Lê Quang; “Đa nguyên chính trị - con đường thủ tiêu CNXH” của Giáo sư Lê Xuân Lựu… Sách "Báo chí trong đấu tranh chống DBHB" do Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hiền và Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang
Nhiếp đồng chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000
Nhìn chung, các tài liệu, Nghị quyết và công trình khoa học đó đã đề cập tới nhiều vấn đề quantrọng liên quan đến đề tài như: tính cấp thiết, bản chất, đặc điểm và tính chất của cuộc ĐTTT-LL; đánhgiá thực trạng ĐTTT-LL ở nước ta, xác định phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất một số giải pháp nângcao hiệu quả cuộc đâú tranh này; xác định vai trò của quân đội trong cuộc ĐTTT-LL với nhiều “lát cắt”
khác nhau Song, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ nhân dân Việt Nam hiện nay Vì vậy, đề tài luận án là
một công trình khoa học độc lập
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực ĐTTT-LL của giảng viên
KHXH ở các NTQĐ nhân dân Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lựcĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ hiện nay
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các
NTQĐ, trong đó chủ yếu là giảng viên các khoa học Mác - Lênin, TTHCM, Lịch sử đảng và Công tác đảng,công tác chính trị Khái niệm “các nhà trường quân đội” dùng trong luận án này bao gồm các học viện,trường đại học đào tạo sĩ quan quân đội (không kể các nhà trường như: trường quân sự quân khu, quânđoàn, tỉnh thành; trường cao đẳng, trung cấp, nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật sơ cấp v.v.) Thời gian chủyếu trong những năm đổi mới đất nước từ 1986 đến nay
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Trang 4Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm của CNM-LN, TTHCM, Đảng Cộng sản Việt
Nam về năng lực, về công tác tư tưởng, lý luận, về năng lực ĐTTT-LL của người cách mạng
Luận án cũng dựa vào các văn kiện, nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốcphòng về công tác nhà trường, về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các NTQĐ, nhất là giảng viênKHXH, về vai trò của giảng viên KHXH trong ĐTTT-LL; tham khảo và kế thừa có chọn lọc các côngtrình khoa học trong và ngoài nước có liên quan
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động của giảng viên KHXH, trực tiếp nhất là giáo dục- đào
tạo, nghiên cứu khoa học và ĐTTT-LL; những báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng về các vấn
đề liên quan đến luận án; các kết quả điều tra, khảo sát của tác giả luận án về hoạt động và nhữngkinh nghiệm ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ những năm qua; những đòi hỏi của thực tiễn
về nâng cao năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH đáp ứng với tình hình mới
Phương pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử Tác giả chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: kết hợp logíc- lịch sử, phân tích,tổng hợp, thu thập tư liệu, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh và vận dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học liên nghành, các khoa học kề cận khác
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận giải khái niệm, thực chất và những yếu tố cơ bản cấu thành năng lực ĐTTT-LL của giảngviên KHXH ở các NTQĐ
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ởcác NTQĐ hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần cung cấp cơ sở cho nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng và quân đội ta vềtính cấp thiết, yêu cầu, nhiệm vụ cuộc ĐTTT-LL hiện nay
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bồi dưỡng, nângcao năng lực ĐTTT-LL cho giảng viên KHXH
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề có liênquan ở các NTQĐ
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương (7 tiết)
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG - LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN
KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Trang 51.1 Thực chất năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân đội
1.1.1 Năng lực và năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội
ở các nhà trường quân đội
Khái niệm năng lực
Năng lực theo nghĩa thông thường là biểu hiện của lao động, nói lên khả năng của con người
hoàn thành một công việc nào đó Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là: “1 khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó 2 Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho conngười khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.”[74,tr.565] Tâm lý học, đạođức học đặt thuật ngữ năng lực trong quan hệ với thuật ngữ phẩm chất để phản ánh những thuộc tínhcủa nhân cách, trong đó, năng lực đồng nghĩa với “tài” (thuật ngữ sử dụng đi đôi với đức), là khả năngnhận thức những hoạt động nhất định và thực hiện có hiệu quả những hoạt động đó Như vây, năng lực
bao giờ cũng là của một chủ thể cụ thể: một cộng đồng, một tổ chức hay một con người Về mỗi con
người mà xét, hiếm có hoặc khó có con người có năng lực toàn diện với ý nghĩa hiểu biết sâu sắc “báchkhoa” và tác động có hiệu quả cải biến mọi đối tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Hơn nữa, năng lực cònđược phân thành các cấp độ (thấp, cao) khác nhau như: năng lực thông thường, tài năng và thiên tài.Năng lực thông thường có tính phổ biến ở mỗi người lao động trong từng lĩnh vực, ngành, nghề Tàinăng được xếp vào năng lực vượt trội, có ở một số người, đặc biệt, mà cao nhất là thiên tài, có ở rất ítngười Ngoài ra khi nói người có năng lực hạn chế, hoặc không có năng lực là nói người đó kém hoặckhông có khả năng hoàn thành được công việc phụ trách Theo quan điểm triết học mác xít, luận án nàybàn về năng lực chung của con người từ mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể con người với khách thểđối tượng của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; trên cơ sở đó, vạch ra bản chất, vai trò
và đặc trưng của năng lực con người Với cách tiếp cận này, năng lực được hiểu như là khả năng,điều kiện chủ quan bên trong để con người thực hiện có hiệu quả hoạt động nhận thức và cải tạo thếgiới nhằm phục vụ cuộc sống của mình Mỗi bước tiến của con người trong quá trình vươn lên làm chủ
tự nhiên, cải tạo xã hội và hoàn thiện nhân cách là mỗi nấc thang đánh dấu sự phát triển của năng lực
“Người”
Đương nhiên, để hành động cải tạo thế giới và cải tạo bản thân, con người phải nhận thức Muốn
nhận thức được con người cũng phải có năng lực Khi Mác viết: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế
giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”[46, tr 12] là nhằm vạch ra vai tròcủa thực tiễn để chống chủ nghĩa duy tâm các loại, chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực củacon người, không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của thực tiễn, chứ không phải không coi trọng nhậnthức (nhất là nhận thức lý luận), bởi hành động có hiệu quả đến mức nào trước hết phụ thuộc vào mức
độ đúng đắn của nhận thức Nhận thức không phải do lực lượng siêu nhiên phú cho, cũng không phải
Trang 6bẩm sinh đã có sẵn, mà từ cơ sở là thực tiễn Nhưng không phải cứ có thực tiễn thì có nhận thức đúng,bởi nhận thức có quy luật riêng buộc con người phải tuân thủ nếu muốn tránh sai lầm Đó là phép biệnchứng của quá trình nhận thức, là lôgíc biện chứng Năng lực nhận thức khoa học của con người caohay thấp phụ thuộc vào khả năng tư duy hợp quy luật đó Hơn nữa, nhận thức là nhằm mục đích thựctiễn Hiệu quả thực tiễn như thế nào là phụ thuộc phần lớn vào trình độ nhận thức, nhất là trình độ lýluận Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi lên trang đầu cuốn “Đường cách mệnh” câu nói củaV.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động” [55, tr 259]
Mục đích của con người không chỉ nhằm nhận thức, giải thích thế giới, mà quan trọng hơn là cảitạo thế giới Do đó, họ còn phải có khả năng hành động biến nhận thức thành hiện thực, đúng như Mácviết: “nói chung, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng thì cần
có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [45, tr 181] Trong thực tiễn, con người theo mục đíchxác định mà vạch ra kế hoạch cho mỗi hoạt động của mình, huy động mọi khả năng hiện có và sẽ tạo ra,
sử dụng các công cụ, phương tiện, tiến hành cải tạo thế giới theo đúng quy luật khách quan Như vậy,năng lực của con người phải bao hàm cả khả năng nhận thức và khả năng hành động để cải biến hiệnthực Nhưng để quá trình này thu được kết quả cao, con người phải sáng tạo, không nhận thức và hànhđộng một cách thụ động, máy móc Đặc trưng sáng tạo là dấu hiệu tiêu biểu để nhận biết năng lực Nóitới năng lực là nói tới năng lực người, Mác nhấn mạnh “Những lực lượng bản chất người” của conngười Năng lực gắn với lao động, hoạt động, nỗ lực của chủ thể và chi phối của môi trường, hoàn cảnh.Ngoài ra còn gắn với vai trò của yếu tố di truyền
Chủ nghĩa duy vật siêu hình, thuyết sinh lý thường đồng nhất năng lực người với bản năng, với cái
vô thức bất biến của nó, đồng nhất tính chỉnh thể của năng lực với một yếu tố cấu thành nó Chủ nghĩaduy tâm tôn giáo đồng nhất năng lực với tinh thần, thượng đế hoá năng lực người Triết học mác xít coinăng lực của con người là khả năng thể hiện mình trong bối cảnh nhất địnH là thuộc tính bản chất của
con người C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem
ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”[49,tr.251] Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
“Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do luyện tập
mà có ”[57, tr 280] Như vậy, năng lực người và sự phát triển của nó luôn gắn liền với hoạt động sốngcủa con người và được biểu hiện cụ thể trong các hoạt động đó Không có năng lực tách rời hoạt độngthực tiễn
Triết học Mác- Lênin khái quát, năng lực là sức mạnh của con người trong hoạt động cải tạo hiệnthực, mang tính cụ thể và phong phú Có thể phân năng lực thành hai dạng chính là năng lực cải biến tựnhiên và năng lực cải biến xã hội Năng lực cải biến tự nhiên là những khả năng của con người để sử
Trang 7dụng và chinh phục tự nhiên phục vụ cho mình Năng lực cải biến xã hội là năng lực thúc đẩy xã hội pháttriển theo tiến bộ lịch sử, từ thấp lên cao Giữa năng lực cải biến tự nhiên và năng lực cải biến xã hội cómối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau Đã có thời kỳ con người mắc sai lầm trong giải quyết mốiquan hệ đó và đã phải trả giá Ngày nay, con người đang phải xem lại thái độ của chính mình trong ứng
xử với tự nhiên, không còn là chinh phục tự nhiên theo kiểu chỉ khai thác, chiếm đoạt nữa mà là hài hoà,đồng thuận với tự nhiên, bảo vệ môi trường, cái “thân thể vô cơ” của mình như Mác nói
Nhưng tính phức tạp của xã hội là ở chỗ lực cản đối với xây dựng xã hội mới, cải tạo xã hội cũcũng chính là con người Đó là các lực lượng lỗi thời, bảo thủ Trong xã hội có giai cấp, giai cấp bóc lột,
áp bức thống trị lạc hậu là lực cản tiến bộ xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế,văn hoá xã hội ) Do đó, lực lượng tiến bộ để thúc đẩy lịch sử phát triển chẳng những phải có năng lựcxây dựng xã hội mới mà còn phải có năng lực chống lại sự chống phá của các thế lực bảo thủ, lạc hậu,phản cách mạng
Do hoạt động thực tiễn, năng lực con người rất phong phú, sống động nên có thể xem năng lựctrong mối quan hệ với tư cách và đạo đức, gắn với các mối quan hệ cụ thể như với công việc, với conngười và với chính mình Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tư cách người công an cách mệnh:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép
Đối với công việc, phải tận tuỵ
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo [58, tr 406]
Người còn nhắc lại lời dạy của V.I.Lênin:
Đối với nhân dân, phải yêu kính quần chúng, gần gũi quần chúng, tin tưởng lực lượng vĩ
đại và đầu óc thông minh của quần chúng, học hỏi quần chúng để đoàn kết và lãnh đạo quầnchúng
Đối với kẻ địch, thì phải kiên quyết, dũng cảm chống lại, nhất định không nhượng bộ,
không tha thứ
Đối với công việc, phải thấy trước, lo trước, tính trước Phải cân nhắc kỹ những điều thuận
lợi và khó khăn, để kiên quyết vượt qua khó khăn Bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải rất cẩn thận,không hấp tấp, không rụt rè Bại không nản, thắng không kiêu Tuyệt đối tránh chủ quan, nôngnổi [62, tr 3]
Trong hoạt động thực tiễn, con người đã thể hiện cả sức mạnh vật chất (thể chất, sức lực) và tinhthần (cảm xúc, ý chí, trí tuệ ) Các yếu tố vật chất, tinh thần đó không tách biệt, cô lập với nhau mà quan
hệ biện chứng quy định sức mạnh của con người Châm ngôn Phương Tây có câu "một tinh thần lành
Trang 8mạnh trong một thân thể cường tráng” là phản ánh sức mạnh nội tại đó của con người Con người vậndụng tổng hợp các sức mạnh cả vật chất và tinh thần, tạo thành năng lực hoàn chỉnh để hoạt động thựctiễn có hiệu quả; đồng thời qua đó, năng lực luôn được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện Đó làđặc trưng bản chất của năng lực con người (chủ thể) Con người với tư cách là cộng đồng người trongquan hệ với giới tự nhiên và tồn tại xã hội Trong hiện thực, chủ thể con người đó có thể là một cá nhân,một nhóm, một tổ chức, một giai cấp, một dân tộc hoặc cả loài người.
Ở các chủ thể này, năng lực nói trên không phải thuần tuý được tạo nên một cách biệt lập ở mỗicon người, cũng như mỗi tập thể người, tách rời với người khác, tập thể khác Trái lại, mỗi người, mỗitập thể người tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của người khác, của tập thể khác để tăng cường sứcmạnh của mình về nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn Năng lực là sản phẩm của quá trình pháttriển xã hội - lịch sử người, chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục- đàotạo và tập nhiễm xã hội Hơn nữa, con người trong nhận thức và hành động đã rất sáng tạo, biết chế tạo
và sử dụng các công cụ, phương tiện ngày càng phát triển: từ những mảnh tước đến những chiếc rìughè đẽo bằng đá; từ chiếc cối xay gió, những động cơ hơi nước, điện lực đến điều khiển tự động; từcung nỏ, mũi lao, lưỡi kiếm đến tên lửa, vũ khí tinh khôn C.Mác đã nói một cách hình tượng là cácphương tiện, công cụ đó tựa như kéo dài các giác quan của con người trong nhận thức và cải biến hoàncảnh sống Vì thế, năng lực của cá nhân bao giờ cũng có tính cá thể và tính xã hội Năng lực cá nhânmang tính hữu hạn còn năng lực xã hôi mang tính vô hạn
Năng lực tồn tại dưới hai dạng chính: dạng tiềm năng (tích luỹ) và dạng hiện thực (động năng).Dạng tiềm năng bao gồm hệ thống những yếu tố chủ quan của chủ thể như: Tố chất, tâm sinh lý, tri thức,kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, quan điểm, lập trường, tình cảm, ý chí mà chủ thể tích luỹ được Dạnghiện thực là tổng hợp những yếu tố tiềm năng được huy động cho hoạt động của chủ thể Dạng này phụthuộc trực tiếp vào dạng tiềm năng Dạng tiềm năng càng phong phú, đầy đủ, chất lượng cao thì càng cóđiều kiện huy động cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả Tuy nhiên, không phải chủ thể nào có tiềm năngtốt thì đương nhiên hoạt động thực tiễn tốt Năng lực ở dạng hiện thực tốt hay không còn phụ thuộc vàonhững điều kiện chủ quan và khách quan khác Nếu chủ thể có nhiều “tiềm năng” nhưng không hànhđộng hoặc hành động trái quy luật thì không cải biến được hiện thực, như thế cũng ngang với không cónăng lực Do đó, dạng hoạt động thực tế quyết định chất lượng hoạt động của chủ thể, đồng thời có tácdụng bổ sung, hoàn thiện dạng tiềm năng Sự tác động qua lại đó là quá trình nâng dần cấp độ phát triểncủa năng lực người Cụ thể hoá năng lực tương ứng với các dạng hoạt động phong phú của con ngườitrên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội mà có năng lực kinh tế, năng lực chính trị, năng lực vănhoá, năng lực ĐTTT-LL v.v
Con người khác con vật ở chỗ có ý thức, có nhân tính Do đó, năng lực gắn với bản chất “Người”của con người Trình độ “Người” càng cao thì khả năng nhận thức và hành động của họ càng lớn Suy rộng
Trang 9ra, năng lực không đứng độc lập mà đi liền với phẩm chất trong cấu trúc nhân cách như cách nói của HồChí Minh: Đức- Tài, Hồng- Chuyên, Chính trị (là linh hồn)- Chuyên môn (là thể xác) Năng lực phải thểhiện qua hành động, đo bằng hiệu quả, phát triển thành phương pháp - trình độ - nhu cầu sáng tạo, dẫn tớinăng lực văn hoá.
Tóm lại, năng lực là tổng hoà các yếu tố vật chất và tinh thần tạo cho con người (cộng đồng, cá
nhân) khả năng nhận thức và hành động trong cải biến hoàn cảnh sống (tự nhiên và xã hội) của mình Năng lực ĐTTT-LL
Trước khi làm rõ Năng lực ĐTTT-LL, cần bàn về khái niệm ĐTTT-LL
Trong Từ điển Chính trị vắn tắt, đấu tranh tư tưởng là một trong những hình thức đấu tranhgiai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Giai cấp công nhân vũ trang bằng CNM-LNchống mọi biểu hiện của hệ tư tưởng tư sản Trong nội bộ phong trào công nhân: biểu hiện giữaCNM-LN với sự xuyên tạc hữu khuynh, tả khuynh CNM-LN, tức là chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xétlại [100, tr 121]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đấu tranh tư tưởng là: Đấu tranh trên lĩnh vực hình thái ý thức;một trong những hình thức đấu tranh giai cấp quan trọng Bất cứ lúc nào, nhất là trong điều kiện diễn racuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB trên phạm vi toàn thế giới, các chính đảng vô sản cầm quyền tạicác nước XHCN, cũng như các đảng cộng sản và công nhân trên toàn cầu đều không thể coi nhẹ đấutranh tư tưởng, công tác lý luận [101, tr 763]
Lý luận mác xít chỉ rõ, trong xã hội có giai cấp tất yếu có đấu tranh giai cấp, trong đó có đấu tranhkinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh văn hoá Đấu tranh tư tưởng diễn ra suốt quá trình đấu tranh giaicấp, đi cùng đấu tranh kinh tế, chính trị, văn hoá Dưới chủ nghiã tư bản, cuộc đấu tranh giai cấp diễn raquyết liệt, phức tạp Đấu tranh ý thức hệ là đấu tranh tư tưởng, luôn luôn gắn liền với đấu tranh lý luận.Đảng ta nêu thuật ngữ “tư tưởng, lý luận” là cụ thể hoá thuật ngữ hệ tư tưởng, nhằm chỉ ra cuộc đấutranh tư tưởng ở nước ta bao gồm đấu tranh trên các quan điểm, học thuyết lý luận
Để chống lại các thế lực phản động, bảo thủ, trước hết phải chống lại chúng trên mặt trận tư tưởng
- lý luận Giai cấp tư sản đã từng làm cuộc cách mạng văn hoá (Thời kỳ phục hưng ở Châu âu), thựcchất là đấu tranh tư tưởng để chuẩn bị tiền đề cho cuộc cách mạng chính trị, giành chính quyền, lật đổchế độ phong kiến
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tự giải phóng mình khỏi hệ tư tưởng tư sản, xây dựng hệ tư tưởng độclập cho giai cấp công nhân và đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản ảnh hưởng trong phong trào côngnhân V.I.Lênin còn nhấn mạnh: “Không có gì quan trọng bằng bảo vệ những cơ sở lý luận và nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác đang bị những phe đối lập nhất xuyên tạc bằng cách gieo rắc ảnhhưởng tư sản vào “những bạn đường” khác nhau của chủ nghĩa Mác”[36, tr 104]
Trang 10Cuộc ĐTTT-LL mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành là một hình thức của đấu tranh giai cấp trênlĩnh vực hình thái ý thức xã hội chống lại những quan điểm, tư tưởng tư sản và các quan điểm lạc hậu,phản khoa học, phản động, nhằm bảo vệ CNM-LN, TTHCM và đường lối, quan điểm của Đảng Quá trìnhđấu tranh đó vừa chống kẻ thù giai cấp và dân tộc, trong nước và ngoài nước với các lý luận nguỵ biện, mịdân, chia rẽ nhân dân với Đảng ; đồng thời cũng khắc phục tư tưởng tiêu cực nảy sinh trong Đảng như chủnghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng Kết quả cuộc đấu tranh này đúng như đánh giá của Tổng bí thưNông Đức Mạnh: “Cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận chống lại các quan điểm sai trái, thù địch đã gópphần bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, chế độ và đường lối đổi mới, giữ vững định hướng XHCN, làm thất bạimột bước âm mưu DBHB của các thế lực thù địch” [52, tr.1]
Trong xã hội ta, năng lực ĐTTT-LL tồn tại và phát triển ở các thành viên với tính cách là chủ thểtrực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động ĐTTT-LL Chủ thể ĐTTT-LL đó là toàn Đảng, toàn quân vàtoàn dân ta Tuy nhiên, họ có sự khác nhau về trình độ do các yếu tố khách quan và chủ quan chi phối.Năng lực ĐTTT-LL của cán bộ, đảng viên, nòng cốt là đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng- lý luận trực tiếpquyết định hiệu quả cuộc ĐTTT-LL đó
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Năng lực ĐTTT-LL của chủ thể là tổng hoà những khả năng phát hiện, phê phán, ngăn chặn và khắc phục ảnh hưởng của các quan điểm, tư tưởng phản động và sai trái; thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo CNM-
LN, TTHCM, quan điểm, đường lối của Đảng, tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
Hoạt động ĐTTT-LL đòi hỏi chủ thể phải có năng lực tương ứng, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Đồng thời qua cuộc ĐTTT-LL, năng lực của chủ thể không ngừng pháttriển
Năng lực ĐTTT-LL của chủ thể phụ thuộc vào các yếu tố: tính đảng, tính khoa học và tính nghệ thuật được kết tinh trong nó và thể hiện ra trong cuộc đấu tranh đó.
Tính đảng là một trong những đặc trưng cơ bản của năng lực ĐTTT-LL Nó thể hiện ở sự kiên
định, ở tinh thần kiên quyết tiến công đánh bại các quan điểm sai trái.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Những tư tưởng thốngtrị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [47, tr 625], bất cứ quan điểm lýluận nào, một học thuyết nào cũng đều mang dấu ấn của giai cấp, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định(trong xã hội có giai cấp) Khi xã hội loài người phát triển đến giai đoạn TBCN, cuộc đấu tranh giai cấp trở lênquyết liệt nhất Giai cấp tư sản dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để bảo vệ cho lợi ích của mình, duy trì và bảo vệchế độ tư hữu - nguồn gốc nảy sinh áp bức, bóc lột Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đóng vai trò chủ đạo, chiphối toàn bộ tư tưởng xã hội, luôn bênh vực, bảo vệ chế độ tư bản, công kích quyết liệt vào các tư tưởng đốiđịch Giai cấp công nhân phát triển thành một lực lượng tiên tiến, có hệ tư tưởng độc lập, đứng lên tập hợp tất
Trang 11cả các giai tầng bị áp bức, bóc lột, đấu tranh nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và chế độ TBCN,xoá bỏ mọi nguồn gốc nảy sinh chế độ người bóc lột người Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đánh dấubằng sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã trở thành học thuyết soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động chống lại giai cấp tư sản Vì thế, nó vấp phải sự chống phá quyết liệt của hệ tưtưởng và giai cấp tư sản, nhất là giới lý luận gia tư sản Đúng như V.I.Lênin nhận xét, học thuyết của Mác đãgây ra sự cừu địch mạnh nhất và lòng căm thù trong toàn thế giới khoa học tư sản, giới khoa học này xemchủ nghĩa Mác như một môn phái có hại Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong một xã hội có giai cấp và đấu tranhgiai cấp thì không thể có một KHXH “vô tư” Toàn bộ khoa học chính trị, xã hội của giai cấp tư sản, của cácthế lực phản động đều bênh vực, bằng cách này hay cách khác cho chế độ nô lệ làm thuê, chế độ áp bức bóclột; còn Chủ nghĩa Mác thì quyết liệt tuyên chiến với chế độ nô lệ, chế độ áp bức bóc lột ấy Trong xã hội cógiai cấp, không thể có hệ tư tưởng phi giai cấp; đòi hỏi KHXH “phi tính đảng” là sự “khờ dại, ngây thơ”.V.I.Lênin còn nói rõ hơn, chỉ có hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng XHCN, không có hệ tư tưởng trunggian, “thứ ba” nào cả Mọi sự coi nhẹ tư tưởng XHCN đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản [35,
Trang 12của hoạt động ĐTTT-LL, đồng thời là một trong những chuẩn mực đánh giá chất lượng và hiệu quảĐTTT-LL của chủ thể, là thước đo trình độ năng lực ĐTTT-LL.
Như vậy, tính đảng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong năng lực ĐTTT-LL của chủ thể, vàđược thể hiện tập trung ở ý thức, quan điểm, lập trường chính trị tiến bộ, giải phóng mọi tiềm năng sángtạo, hướng tới sự phát triển tốt đẹp hơn, cao hơn, hoàn thiện hơn, vì con người và vì xã hội Bồi dưỡngtính đảng phải là một nội dung vô cùng quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên KHXH vàhoạt động ĐTTT-LL Cho nên, điểm quyết định để có năng lực ĐTTT-LL là phải có tính đảng
Tính khoa học của năng lực ĐTTT-LL được thể hiện ở chiều sâu tri thức khoa học và phương
pháp lôgíc chặt chẽ Năng lực ĐTTT-LL đó dựa trên cơ sở CNM-LN, là học thuyết mang bản chất khoa
học và cách mạng Thế giới quan, phương pháp luận mác xít đòi hỏi mọi vấn đề phải được giải quyếttrên cơ sở tôn trọng khách quan, bảo đảm tính lịch sử, cụ thể với quan điểm biện chứng; phù hợp vớiquy luật vận động, phát triển của hiện thực xã hội và thời đại; vận dụng đúng đắn và sáng tạo các quyluật; bảo đảm tính khoa học và nghệ thuật trong tuyên truyền, luận chứng khoa học và thuyết phục đểquần chúng hiểu và hành động theo lý luận Mác- Lênin; biết huy động những kiến thức các khoa họckhác (tâm lý, sư phạm ) vào hoạt động ĐTTT-LL v v
Tính khoa học của năng lực ĐTTT-LL thể hiện trong sử dụng hệ thống kiến thức đã được kiểmchứng (chân lý), bằng cả lý luận và thực tiễn; tạo sự tin cậy về khoa học và làm tăng tính thuyết phụctrong việc bảo vệ CNM-LN, TTHCM, quan điểm, đường lối của Đảng; vạch trần và đánh bại các quanđiểm sai trái, phản động Điều đó có nghĩa là trong quá trình ĐTTT-LL phải sử dụng những kiến thứckhoa học, quan điểm chính thống của Đảng để lý giải hoặc phân tích các sự kiện và hiện tượng của đờisống xã hội
Đồng thời, tính khoa học của năng lực ĐTTT-LL đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể,quan điểm biện chứng để xem xét, đánh giá các vấn đề ĐTTT-LL Nghĩa là chủ thể khi phân tích, đánhgiá bất cứ một vấn đề cụ thể nào phải đặt nó trong những điều kiện không gian, thời gian nhất định; chỉ
rõ quá trình vận động, biến đổi và phát triển của nó; tìm ra bản chất và phải vạch rõ con đường, cáchthức giải quyết phù hợp, đạt kết quả cao Để bảo vệ và phát triển CNM-LN trong bối cảnh mới, chúng tacần khẳng định tính cách mạng, khoa học của lý luận mác xít, những giá trị đích thực, căn bản, mangtính định hướng dẫn đường của CNM-LN; chỉ rõ những nhận thức và vận dụng lệch lạc, sai lầm CNM-LNgóp phần làm nảy sinh khủng hoảng CNXH hiện thực; sự vận dụng sáng tạo CNM-LN trong thời đại hiệnnay; những tri thức mới của thời đại cần tiếp tục bổ sung, phát triển CNM-LN Làm được điều đó là “sựhồi sinh và phát triển ngọn đuốc cách mạng và sáng tạo của Mác, Ănghen, Lênin trong thời đại mới, vừakiên trì những tư tưởng bất diệt của CNM-LN, vừa không rơi vào bảo thủ, giáo điều hoặc phản bội nó”[6,
tr 6]
Trang 13Tính khoa học của năng lực ĐTTT-LL có nội dung phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan Chonên, chủ thể của nó phải hết sức coi trọng việc phát hiện, nhận thức sâu sắc những quy luật vận động,phát triển của thế giới khách quan, đặc biệt trong việc vận dụng các quy luật ấy Bảo đảm cung cấp căn
cứ khoa học, làm cho mọi người hiểu được các quy luật vận động và phát triển của xã hội; thấy đượctính đúng đắn của CNM-LN, TTHCM và đường lối của Đảng, con đường đi lên CNXH của đất nước; chỉ
rõ tính chất sai lầm, phản khoa học, phản động của các quan điểm phi vô sản Tính khoa học của nănglực ĐTTT-LL càng cao thì càng giác ngộ, phát huy cao độ tính tự giác của quần chúng, vì thế càng cókhả năng đánh bại các quan điểm sai trái, bảo vệ và phát triển CNM-LN, TTHCM, đường lối của Đảng;phục vụ tốt sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Tính khoa học của năng lực ĐTTT-LL cũng thể hiện ở sự xác thực Sự xác thực là một tiêuchuẩn quan trọng của hoạt động ĐTTT-LL, tuyên truyền, thuyết phục quần chúng Trong đấu tranh vớicác quan điểm sai trái phản động, những người Cộng sản phải nói lên sự thật, phải phân tích sâu sắc,chỉ rõ đúng sai trong các quan điểm đó một cách khách quan Đồng thời cũng phải dũng cảm nhìnthẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, chỉ cho nhân dân những giá trị và những khiếm khuyết cần bổsung của lý luận; những thuận lợi và khó khăn, những thành công và thất bại, những ưu điểm và thiếusót của sự nghiệp cách mạng; khắc phục thói “tô hồng” làm cho quần chúng say sưa với thành tích,thắng lợi mà không thấy hết khó khăn, khuyết điểm; mặt khác, kiên quyết chống lại hiện tượng “bôiđen”, khuyếch trương quá mức sai lầm, khuyết điểm, khó khăn tạm thời mà không thấy hoặc phủ nhậnthành tích thắng lợi, gây hoang mang, dao động cho quần chúng V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: “…giai cấp
vô sản cần biết sự thật, và chẳng có gì tai hại hơn cho sự nghiệp của họ bằng những lời dối trá có vẻđẹp đẽ và êm tai của bọn tiểu tư sản”[37, tr 112]
Tính khoa học của năng lực ĐTTT-LL còn đòi hỏi chủ thể phải nghiên cứu đặc điểm của đối tượngtiếp nhận tuyên truyền, nắm vững quy luật của quá trình nhận thức, sử dụng các hình thức, phươngpháp thích hợp, nhằm giữ vững trận địa chính trị - tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; ngănchặn, hạn chế và đi đến loại bỏ tác hại của các quan điểm sai trái Tiến hành hoạt động ĐTTT-LL mộtcách khoa học cần phải vận dụng những thành tựu mới của khoa học tâm lý, khoa học sư phạm, tổng kếtkinh nghiệm ĐTTT-LL của Đảng, tiếp thu nghiêm túc những bài học về ĐTTT-LL của các Đảng Cộng sảnanh em, học hỏi các tấm gương ĐTTT-LL của các lãnh tụ cách mạng, tạo cơ sở khoa học vững chắc chophát triển năng lực ĐTTT-LL Toàn bộ việc luận giải, phê phán các quan điểm sai trái, phản động phảibảo đảm sự lôgíc chặt chẽ, không mâu thuẫn và dựa trên chứng cứ khoa học, không bao giờ được ápđặt
Năng lực ĐTTT-LL mang tính nghệ thuật sâu sắc Điều đó thể hiện trong các hoạt động của chủ
thể, khi họ sử dụng ngôn ngữ, hình thức, phương pháp đấu tranh; thực hiện các giao tiếp, ứng xử, tổ
Trang 14chức lực lượng Những công việc đó ngoài yêu cầu về tính đảng, tính khoa học còn phải có tính nghệthuật, gây thiện cảm, đồng tình, ủng hộ với chủ thể, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTTT-LL.Tính nghệ thuật của năng lực ĐTTT-LL đặt ra yêu cầu rất cao cho chủ thể Bởi vì đối tượng đấutranh là những quan điểm tư tưởng sai trái và những lực lượng đại biểu của các quan điểm đó, là côngtác tuyên truyền, giác ngộ đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Đối tượng đó thể hiện sựphát triển cao về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nhận thức và tư duy lý luận; là sự phức tạp về nội dungphản ánh và hoạt động… Chủ thể vừa phải đứng vững trên lập trường giai cấp, bảo đảm tính khoa họccao, vừa phải đạt đến trình độ nhuần nhuyễn, hấp dẫn trong lựa chọn và thể hiện nội dung, phươngpháp đấu tranh Đó là nghệ thuật vận dụng tổng hợp các đơn vị kiến thức và sắp xếp chúng trong ĐTTT-
LL, làm toát lên bản chất vấn đề, thu hút sự đồng tình với chủ thể Để ĐTTT-LL, chủ thể cần sử dụng cáckiến thức khoa học, các bài học thực tiễn phong phú; nhưng sử dụng cái gì và sử dụng như thế nào là cảmột nghệ thuật
Tính nghệ thuật trong năng lực ĐTTT-LL tập trung nhất là vấn đề phương pháp Chủ thể phải nắmvững và làm chủ các phương pháp khoa học, vận dụng thành thục và sáng tạo trong quá trình ĐTTT-LL.Phương pháp gắn liền với lý luận và thực tiễn, là trình độ khoa học đúng đắn, trung thực, chứ không phải
là mỹ thuật, thủ thuật, tiểu xảo, tránh những khiên cưỡng, giả tạo dẫn đến những phản cảm trong quan
hệ với đối tượng
Tính nghệ thuật của năng lực ĐTTT-LL thể hiện rõ trong việc sử dụng ngôn ngữ phân tích, luậnchiến Sử dụng ngôn ngữ trong ĐTTT-LL vô cùng quan trọng, là phương tiện chuyển tải những hiểu biết,nội dung, ý định của chủ thể đến đối tượng tiếp nhận Dùng ngôn ngữ trong sáng, có tính khái quát vàgiàu hình tượng; câu văn ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích; diễn đạt mạch lạc, sâu sắc và gợi cảm khôngnhững chuyển tải đầy đủ nội dung, ý định mà còn nâng cao hiệu quả thuyết phục của chủ thể đến đốitượng tiếp nhận Sử dụng ngôn ngữ mang tính nghệ thuật cao có tác dụng cảm hoá to lớn trong hoạtđộng ĐTTT-LL Vì vậy, chủ thể ĐTTT-LL cần hết sức chú ý học tập, rèn luyện nâng cao khả năng sửdụng ngôn ngữ, phục vụ đắc lực cho cuộc ĐTTT-LL; khắc phục lối sử dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, diễn đạtdài dòng, không chặt chẽ, thiếu sự khái quát
Tính đảng, tính khoa học và tính nghệ thuật của năng lực ĐTTT-LL luôn có sự thống nhất, quan hệbiện chứng tác động thúc đẩy lẫn nhau Cả ba đặc tính này xét đến cùng chính là trình độ trí tuệ khoa
học, đạo đức, động cơ, lập trường, quan điểm chính trị Tổng hợp những cái đó là năng lực văn hoá chính trị như cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đặc thù hoạt động ĐTTT-LL đã đòi hỏi rất cao tính đảng
mác xít, tính khoa học và tính nghệ thuật Hơn nữa, trong các KHXH và hoạt động ĐTTT-LL có sự thốngnhất biện chứng giữa tính đảng với tính khoa học và tính nghệ thuật Cơ sở của sự thống nhất biệnchứng đó là sự phù hợp giữa mục đích của các KHXH và hoạt động ĐTTT-LL với các quy luật phát tiển
xã hội, với ý nguyện của quần chúng nhân dân lao động và khát vọng lâu đời của nhân loại Quan niệm
Trang 15đối lập, tuyệt đối hoá hoặc tách rời tính đảng với tính khoa học và tính nghệ thuật là của chủ nghĩa duytâm chủ quan, siêu hình Thiếu tính đảng trong năng lực ĐTTT-LL thì hoạt động ĐTTT-LL không chỉ mắcsai lầm về chính trị, mà còn sai lầm về phương diện khoa học, và thiếu đi tính hấp dẫn, thuyết phục.Nhưng chỉ có tính đảng mà thiếu tính khoa học và nghệ thuật thì năng lực ĐTTT-LL không thể bền vững,khi đó hoạt động ĐTTT-LL chỉ như kiểu “hô khẩu hiệu”, ít khả năng thuyết phục và kém hiệu quả Ngượclại, năng lực ĐTTT-LL có tính đảng và tính khoa học nhưng thiếu tính nghệ thuật thì hoạt động ĐTTT-LLcủa chủ thể dễ rơi vào khô khan, cứng nhắc, khó gây thiện cảm, đồng tình, ủng hộ của người tiếp nhận.
Do đó, năng lực ĐTTT-LL của chủ thể chỉ thực sự vững mạnh khi mang đầy đủ tính đảng, tính khoa học
và tính nghệ thuật, có sự thống nhất biện chứng của chúng
Giảng viên KHXH ở các NTQĐ nhân dân Việt Nam với ĐTTT-LL.
Giảng viên KHXH ở các NTQĐ là người được đào tạo chuyên sâu về KHXH (trình độ đại học trởlên) và nghiệp vụ sư phạm, có đủ phẩm chất và năng lực đảm trách công việc giảng viên KHXH; đượcgiao nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học về một hoặc một số bộ môn thuộc KHXH ởcác NTQĐ
Ngoài ra, xét về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc điểm hoạt động, giảng viên KHXH ở các NTQĐ đượccoi là “trí thức”, được xã hội và quân đội tôn vinh là “nhà giáo” và thuộc loại hình “cán bộ chính trị” (theoLuật Sĩ quan) Bình thường, giảng viên KHXH ở các NTQĐ còn được gọi với một số tên khác: nhà giáo,giáo viên, giáo sư, phó giáo sư, thỉnh giảng… Về mặt thuật ngữ, khái niệm, các cách gọi trên có nhiềuđiểm khác nhau Theo Luật giáo dục, có sự khác nhau giữa giáo viên và giảng viên Giáo viên là ngườidạy học ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp Còn giảng viên là ngườidạy ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học [43, tr 43, 44]
Điều lệ Nhà trường xác định: “nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trongtrường quân đội Nhà giáo phải đạt những tiêu chuẩn của cán bộ về trình độ chỉ huy quản lý theo quy địnhcủa Bộ Quốc phòng; trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ nhà giáo theo quy định của luật giáodục”[8, tr 26] Trong các văn bản hướng dẫn, quy định hoạt động của các NTQĐ do Bộ Tổng Tham mưu(Bộ Quốc phòng) biên soạn, giáo viên là những người làm công tác giảng dạy ở các nhà trường chuyênmôn kỹ thuật trung cấp (dưới đại học); giảng viên là những người làm công tác giảng dạy ở các học viện,trường sĩ quan (cao đẳng, đại học) Hệ thống tổ chức NTQĐ gồm:
1 Các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cơ sở đào tạo sau đại học
2 Các nhà trường quân khu, quân đoàn;
3 Các trường quân sự tỉnh, thành phố;
4 Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
5 Các trường lớp thiếu sinh quân [9, tr 12,13]
Trang 16Luận án chủ yếu nghiên cứu hai loại trường là: học viện và trường sĩ quan, trường đại học Hai loại
trường này có đặc thù: học viện có học viên nhiều tuổi hơn, đào tạo đại học và sau đại học, cả sĩ quan
sơ cấp và chủ yếu là trung, cao cấp ; trường sĩ quan, trường đại học có học viên trẻ hơn, chỉ đào tạođại học và sĩ quan cấp phân đội - sơ cấp Về cơ bản, giảng viên ở các học viện có tuổi đời, tuổi quân,quân hàm, học vấn cao hơn ở các trường sĩ quan Khái niệm giảng viên KHXH ở trong luận án này chỉđối tượng giảng dạy ở các học viện, trường sĩ quan, trường đại học Nằm trong hệ thống giáo dục- đàotạo chung của cả nước, giảng viên KHXH ở các NTQĐ cũng có nhiều trình độ: giảng viên, giảng viênchính, giảng viên cao cấp, phó giáo sư, giáo sư
Mặt khác, KHXH được phân thành nhiều môn (các nhà trường quân đội đang giảng dạy từ 24- 27chuyên ngành KHXH [41, tr 55]) nên năng lực và nhiệm vụ ĐTTT-LL của giảng viên KHXH không giốnghệt nhau Do đặc thù chuyên ngành, các môn Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học,TTHCM đòi hỏi ĐTTT-LL rất cao Tác giả luận án chủ yếu đề cập đến giảng viên các môn khoa họcnày Song không vì thế mà xem nhẹ ĐTTT-LL ở các môn Dân tộc học, Tâm lý học, Giáo dục học Tuy có những điểm khác biệt nhất định, giảng viên KHXH ở các NTQĐ đều là một bộ phận của độingũ làm công tác tư tưởng- lý luận và giáo dục- đào tạo cán bộ về KHXH, có nhiệm vụ ĐTTT-LL Việctham gia ĐTTT-LL của giảng viên KHXH gắn liền với hoạt động của họ tại các NTQĐ
Giảng viên KHXH ở các NTQĐ tham gia vào nhiều hoạt động như: giảng dạy, nghiên cứu khoahọc, ĐTTT-LL, các hoạt động lãnh đạo chỉ huy; các giao tiếp ứng xử trong và ngoài quân đội Tuy nhiên,
chức năng cơ bản nhất của họ là giáo dục- đào tạo Việc ĐTTT-LL cũng chủ yếu thực hiện trong quá
trình giáo dục - đào tạo Ở đây, tác giả tập trung đề cập hoạt động của giảng viên này theo chức tráchnhiệm vụ chủ yếu của họ
Hoạt động chủ yếu, cơ bản nhất của giảng viên KHXH là giáo dục- đào tạo cán bộ, sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị Họ truyền thụ cho học viên những tri thức KHXH, trang bị
thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận của CNM-LN, TTHCM, quan điểm đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giáo dục nguyên tắc và nghiệp vụ CTĐ, CTCT đáp ứng yêucầu đào tạo, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, nhân cách đạo đức và kỹ năng công tác theo chức trách từngloại cán bộ Do đó, hoạt động của giảng viên KHXH ở các NTQĐ mang đậm tính chính trị sâu sắc trongđặc thù lĩnh vực quân sự, biểu hiện tập trung là quán triệt sâu sắc cho cán bộ, học viên quân đội nguyêntắc: quân sự phục tùng chính trị, đường lối quân sự phục tùng đường lối cách mạng của Đảng, Đảnglãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt các lực lượng vũ trang nhân dân; “kiên quyết đập tan mọi luậnđiệu của các thế lực thù địch đang ra sức kích động “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang, làm biến chấtĐảng và quân đội ta hòng gây ra “tự diễn biến” từ trong nội bộ ”[69, tr 5]; đồng thời cũng chống các luậnđiệu xuyên tạc của kẻ thù đối với bạo lực cách mạng, coi hoạt động vũ trang cách mạng là không có tính
Trang 17nhân văn, làm sáng tỏ tính nhân văn của CNM-LN và TTHCM về đấu tranh cách mạng và chiến tranhcách mạng.
Tính nhân văn trong hoạt động của giảng viên KHXH ở các NTQĐ được thể hiện ở việc truyền bácho quân nhân tư tưởng yêu thương, quý trọng, bảo vệ tự do và nhân phẩm của con người; đấu tranh,ngăn chặn, đi đến xoá bỏ những hành vi áp bức, bóc lột con người, xâm lược, nô dịch dân tộc và mọi bấtcông khác nhằm xây dựng xã hội công bằng, ấm no, tự do, hạnh phúc; đồng thời, chăm lo giáo dục, bồidưỡng phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ, giác ngộ lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.Giảng viên KHXH ở các NTQĐ còn định hướng, thuyết phục, cảm hoá học viên hoạt động thựctiễn theo những chuẩn mực giá trị xã hội cao cả, góp phần làm lành mạnh môi trường xã hội, các quan
hệ xã hội trong và ngoài quân đội Trong mối quan hệ với học viên, người giảng viên KHXH luận giải bảnchất khoa học và mục đích tốt đẹp của các KHXH vì sự giải phóng toàn diện con người Sự hiểu biết sâusắc về kiến thức, nghệ thuật sư phạm, nhất là bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng của giảng viênKHXH là cơ sở vững chắc để thuyết phục, tích cực hoá về ý thức và hành động của người học viên.Như vậy, hoạt động của giảng viên KHXH ở các NTQĐ rất phong phú, nhưng cơ bản vẫn là “xây”
và “chống” “Xây” là nhằm trang bị CNM-LN, TTHCM, quan điểm đường lối của Đảng, những tri thứcKHXH, bồi dưỡng phẩm chất và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh về mọi mặt,trước hết là có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy đápứng yêu cầu của cách mạng và của quân đội Hoạt động “chống” là phê phán, vạch trần những quanđiểm tư tưởng sai lầm, phản động của các thế lực thù địch, những tư tưởng tiêu cực (chủ nghĩa cá nhân,quan liêu ) từ trong nội bộ chúng ta, loại bỏ những nhận thức và hành vi lệch lạc, những tác động tiêucực từ nhiều phía đến người học viên; chủ động ngăn ngừa những khuynh hướng và điều kiện phát sinhnhận thức và hành vi không đúng đắn, có hại Hoạt động “xây” và “chống” diễn ra đồng thời, đan xen và
có quan hệ biện chứng
Để “chống” có hiệu quả, giảng viên KHXH ở các nhà trường quân đội phải xác định chính xác và
đầy đủ đối tượng ĐTTT-LL Đối tượng đó (cũng cho cả giới lý luận nước nhà) là kẻ địch ở bên ngoài, kẻ địch ở bên trong và ở chính trong nội bộ Đảng, nội bộ quân đội và nhân dân ta.
Kẻ địch ở bên ngoài là các thế lực thù địch, là các trào lưu tư tưởng- lý luận của bọn tư sản đế
quốc, là những âm mưu DBHB
Kẻ địch ở bên trong là chủ nghĩa cá nhân, là nạn tham nhũng và tệ quan liêu Theo Bác Hồ, chủ
nghĩa cá nhân, nạn tham nhũng là những căn bệnh nguy hiểm, từ đó sinh ra các bệnh khác như: thamlam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, mất dân chủ, hẹp hòi mỗi chứng bệnh là một kẻ địch Mỗi kẻđịch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại
từ trong phá ra [57, tr 238 và 239] Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cuộc vận động nâng cao ý thức trách
Trang 18nhiệm, tăng cường giáo dục, quản lý chống chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, quan liêu là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa đạo
đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là nạn tham ô, lãng phí, quan liêu [66,
tr 578]
V.I.Lênin cũng đã chỉ rõ kẻ địch ở bên trong (mà chúng ta thấy rất đúng với tình hình hiện nay):
“Theo tôi, hiện giờ có ba kẻ thù chính đang dứng trước mỗi người, bất kể người đó làm việc gì, ở cương
vị nào Trước mặt họ ba kẻ thù chính ấy là: kẻ thù thứ nhất- tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa; kẻ thùthứ hai- nạn mù chữ; kẻ thù thứ ba- nạn hối lộ”[39, tr 217]
Về kẻ địch ở bên trong, Đảng ta đã chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương năm (khoá IX) về nhiệm vụcủa công tác tư tưởng, lý luận Đó là: “tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trongnhân dân”; “chống chủ nghĩ cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức lối sống”;
“Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị- xã hội nắm chắc diễn biến tư tưởng ở từng địa bàn,đối tượng, có phương án kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; đề phòng nguy cơ “tựdiễn biến” từ trong nội bộ”[18, tr 135, 136, 137]
Đối tượng ĐTTT-LL còn ở chính trong nội bộ Đảng, nội bộ quân đội và nhân dân ta để khẳng định
đường lối đúng, xem xét lại những quyết sách sai, sửa chữa khuyết điểm, khám phá chân lý, phát triển lýluận, tìm ranhững con đường, những cách thức, những biện pháp tốt nhất để giành thắng lợi
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã từng thể hiện sự mẫu mực về cuộc ĐTTT-LL trong nội bộ.V.I.Lênin đã vạch rõ những sai lầm để khẳng định chính sách kinh tế mới (NEP), để thanh đảng, để xâydựng pháp luật Xô Viết Người viết: “Chế độ trưng thu lương thực thừa ở nông thôn, cách giải quyếtnhững nhiệm vụ xây dựng ở thành thị đứng về mặt đường lối và chính sách của chúng ta mà xét làmột sự thất bại rất nặng nề và một sự rút lui rất nghiêm trọng”[39, tr 119] V.I.Lênin đã từng chỉ ra nhiệm
vụ cho các nhà giáo dục chính trị: “Khi chúng ta hát: “Đấu tranh này là trận cuối cùng”, thì đáng tiếc rằngcâu hát đó có điểm chưa được đúng, - đáng tiếc rằng đây chưa phải là trận chiến đấu cuối cùng củachúng ta”[39, tr 205] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Đảng phải luôn xét lại nghị quyết vànhững chỉ thị của mình đã thi hành thế nào Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ralời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”[57, tr 250]
Cố tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện mẫu mực về cuộc đấu tranh nội bộ, ĐTTT-LL qua tácphẩm “Tự chỉ trích” Đồng chí nêu rõ: “chỉ trích của người cách mạng tìm tòi những lầm lỗi của mình,nghiên cứu phương pháp để sửa đổi, để tiến lên; có thứ chỉ trích của người cách mạng vạch mặt nạ bọnphản động; có thứ chỉ trích thân mật những chỗ nhu nhược của bạn đồng minh; có thứ chỉ trích nghiêmkhắc kẻ long lay, dụ dự để mong kéo họ về mình”[11, tr 640]
Nhiều Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu cao tinh thần đấu tranh trong nội bộ Đảng
ta để Đảng tiếp tục vững bước tiến lên giành thắng lơị mới như: Nghị quyết Đại hội Đảng VI Nghị quyết
Trang 19Đại hội Đảng IX Ví dụ: Đảng ta có hẳn Nghị quyết về công tác xây dựng Đảng hiện nay (Nghị quyếtTrung ương sáu (lần 2) khoá VIII) Trong đó chỉ ra trong Đảng đang bộc lộ những yếu kém, quyết tâm vànhững giải pháp sửa chữa khuyết điểm, xây dựng Đảng vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng ViệtNam đi tới thắng lợi hoàn toàn.
Đấu tranh nội bộ để đổi mới tư duy, dũng cảm nhìn thấy những tư tưởng, quan điểm, cách nghĩ,
cách làm cũ kỹ, sai lầm của các chủ thể chính trị là cực kỳ khó khăn mà các giảng viên KHXH ở các nhàtrường quân đội không thể lảng tránh, thậm chí còn cần phải là lực lượng xung kích, là “Bộ đội chủ lực”trong đoàn quân ĐTTT-LL của toàn Đảng Giảng viên KHXH ở các nhà trường quân đội phải nhận rõ vàtiến hành ĐTTT-LL với tất cả các đối tượng trên, không được tách rời hoặc coi nhẹ bất cứ “kẻ địch” nào.Tất nhiên tuỳ từng đối tượng mà có phương thức đấu tranh phù hợp Luận án này, tác giả chủ yếu làm rõ
năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH trong đấu tranh với kẻ địch bên ngoài; còn với kẻ địch ở bên trong để nghiên cứu sâu hơn trong các đề tài khoa học khác.
Hoạt động “xây” và “chống” bị chi phối mạnh mẽ bởi nhiều nhân tố, cả môi trường xã hội, của quânđội, nhất là của nhà trường và bản lĩnh người giảng viên KHXH v.v Các nhân tố đó có thể vừa tạothuận lợi vừa gây khó khăn đối với hoạt động của người giảng viên KHXH Do đó, phát hiện và sử dụngnhững nhân tố tích cực, hạn chế và khắc phục những tiêu cực của môi trường đối với hoạt động củagiảng viên KHXH, trong đó có ĐTTT-LL là rất quan trọng
Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm: năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ là tổng hoà những khả năng phát hiện, phê phán, ngăn chặn và khắc phục ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng thù địch, phản động, sai trái nhằm bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo CNM-LN, TTHCM, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, bản chất truyền thống quân đội và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong quá trình giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác.
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ biểu hiện chủ yếu trong thực hiện các chức
năng chính là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học Giảng viên này là một bộ phận quan trọng
trong đội ngũ các chiến sỹ tiên phong của Đảng trên mặt trận tư tưởng - lý luận Năng lực ĐTTT-LL của
họ có cái chung như các giảng viên KHXH khác, nhưng có cái riêng là thực hiện trong lĩnh vực đặc thùquân sự
1.1.2 Những nhân tố cơ bản cấu thành năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường Quân đội
1.1.2.1 Năng lực nhận thức lý luận
Lý luận mác xít chỉ rõ: nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào óc người một cáchtích cực, sáng tạo Nhận thức lý luận là trình độ cao của nhận thức Hoạt động ĐTTT-LL chỉ được thựchiện có hiệu quả khi chủ thể có năng lực nhận thức lý luận
Trang 20Năng lực nhận thức lý luận nâng cao khả năng lĩnh hội và hiểu biết toàn diện của giảng viên KHXH
ở các NTQĐ, nhất là về khoa học cơ bản và chuyên ngành Nó được lượng hoá bằng những tri thức toàndiện, ở trình độ cao, đặc biệt là nắm vững bản chất, nội dung các quan điểm CNM-LN, TTHCM, đườnglối của Đảng, các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật; am hiểu sâu sắc môn họcmình giảng dạy và nghiên cứu; nhạy bén phát hiện những sai lầm, phản động và tác hại của các quanđiểm ngoài mác xít Người giảng viên KHXH còn phải hiểu tường tận các đối tượng giao tiếp, nhất làngười học, về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, về các quy luật nhận thức của học viên, về các quy tắc ứng xử,
kỹ năng giao tiếp, các phương pháp dạy học hiện đại… Đó là biểu hiện cụ thể về sự phát triển của trí tuệ,
về thế giới quan, phương pháp luận khoa học để phân tích, đánh giá tình hình, chỉ đạo hoạt động thựctiễn Những tri thức đó liên tục được củng cố, bổ sung và phát triển không ngừng
Trình độ nhận thức lý luận thể hiện ở khả năng phân biệt bản chất các quan điểm lý luận KHXH,các khuynh hướng chính trị; có cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học, vốn kiến thức rộng lànền tảng trên đó xây dựng tri thức chuyên ngành; nhận thức cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc và đấutranh hệ tư tưởng trên thế giới và trong nước; khả năng vận dụng và phát triển sáng tạo các nguyên lýmác xít, TTHCM, đường lối của Đảng vào lĩnh vực quân sự, nhất là trong giáo dục- đào tạo ở các NTQĐ.Năng lực nhận thức lý luận của giảng viên KHXH là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện vàhoạt động thực tiễn của họ Mặt khác, năng lực đó dựa trên cơ sở sự phát triển hoàn thiện bộ não, hệthần kinh, các cơ quan cảm giác; sự nỗ lực, lòng say mê và được kết hợp với phương pháp tư duykhoa học tốt
Năng lực nhận thức lý luận của giảng viên KHXH ở các NTQĐ còn biểu hiện ở sự “hoài nghi khoahọc”, biết phát hiện những vấn đề mới từ thực tiễn bổ sung cho lý luận, phát triển lý luận Người giảngviên KHXH không bao giờ được phép bằng lòng với tri thức lý luận đã thâu lượm trong suốt quá trình họctập và công tác, cho dù rất uyên bác Bởi vì thực tiễn luôn biến đổi, phát triển nên cần có sự khái quát lýluận mới Bản thân những người sáng lập ra CNM-LN không bao giờ coi học thuyết của mình đã đầy đủ,cho dù thực tế nó là học thuyết rất khoa học và cách mạng Hoài nghi khoa học là cơ sở cho phấn đấutìm tòi, sáng tạo Nó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa hoài nghi, bảo thủ, kinh nghiệm Hoài nghi khoa học làđiều rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, nhận thức lý luận, tiếp cận chân lý, đặc biệt là trong bốicảnh nhiều thông tin trái ngược nhau, thậm chí đối lập Hoài nghi khoa học không đối lập với niềm tin.Hoài nghi để mà tin, tin một cách có trí tuệ, duy lý chứ không tin dễ dãi, mù quáng Nhận thức lý luậnmác xít cần phải có niềm tin Nếu mất hết niềm tin vào hệ thống lý luận nền tảng của mình (lý luận mácxít) thì chắc chắn sẽ không thể đem lại cho chúng ta động lực tìm tòi, sáng tạo, vươn tới chân lý, thậmchí sẽ dẫn đến suy thoái, phản động về chính trị
Trang 21Người giảng viên KHXH cần đạt tới trình độ biến những tri thức khoa học thành niềm tin cộng sản,phát triển đạo đức cách mạng, củng cố vững chắc bản lĩnh chính trị, không ngừng phấn đấu theo lý tưởngXHCN Đồng thời, họ còn phải biết cách truyền thụ, xây dựng phẩm chất tốt đẹp đó cho học viên.
Như vậy, năng lực nhận thức lý luận là một bộ phận quan trọng của năng lực ĐTTT-LL của giảngviên KHXH, tạo cơ sở, tiền đề cho củng cố, phát triển khả năng ĐTTT-LL Nó được thể hiện bằng sự lĩnhhội, nắm vững bản chất các tri thức, đặc biệt là về KHXH, về ĐTTT-LL, về nghiệp vụ sư phạm, đảm bảocho việc củng cố, phát triển niềm tin, lý tưởng cộng sản
1.1.2.2 Năng lực thu thập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đề trong đấu tranh tư tưởng - lý luận.
Thu thập, xử lý thông tin là hoạt động tìm kiếm, tích luỹ, phân loại để rút ra những tri thức mớiphục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người
Thu thập và xử lý thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao trình độ nhận thức và chỉđạo hoạt động thực tiễn Bởi vì, xã hội càng phát triển, lượng thông tin, tri thức càng nhiều, tăng theo cấp
số nhân Nếu không có quá trình thường xuyên cập nhật, lựa chọn, phân loại, lưu trữ và xử lý thông tin
để bổ sung tri thức thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu Để nhận thức phát triển và hoạt động thực tiễn
có hiệu quả, không cho phép bất cứ ai (kể cả những người tài giỏi nhất) có thể thoả mãn dừng lại, khôngtích cực trau dồi, mở mang hiểu biết Giảng viên KHXH nếu không thường xuyên thu thập, xử lý thông tin
sẽ không đủ kiến thức, năng lực để giảng dạy, giáo dục, càng không thể ĐTTT-LL có hiệu quả Ngoài ra, sựthiếu hụt thông tin, trình độ hạn chế, kiến thức lạc hậu, nghèo nàn, đơn điệu, nông cạn sẽ làm giảm sút uytín của người thầy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và hiệu quả công tác Vì vậy, thu thập và xử lýthông tin là công việc thường xuyên và cấp thiết đối với mọi người, đặc biệt là với người giảng viên KHXH
ở các NTQĐ ta hiện nay
Năng lực thu thập và xử lý thông tin của người giảng viên KHXH ở các NTQĐ được thể hiện trongviệc sưu tầm tư liệu, tài liệu, số liệu liên quan tới KHXH, các quan điểm, trường phái tư tưởng- lý luận,những thành tựu khoa học mới, những vấn đề đang tiếp tục nghiên cứu, tranh luận v.v Thu thập và xử lýthông tin là quá trình thường xuyên, đòi hỏi tính kiên trì, say mê và có phương pháp khoa học Thông tinphục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ĐTTT-LL của giảng viên KHXH rất phong phú, được thuthập từ các phương tiện nghe nhìn (sách, báo, tạp chí), từ trong cuộc sống; theo nguồn chính thống vàkhông chính thống; có thông tin chính diện, thông tin phản diện; thông tin chuyên ngành, thông tin đangành… Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải có năng lực và phương pháp nhận biết, xử lý thông tin đachiều Giảng viên KHXH cần có sự lựa chọn, xử lý và lưu trữ thông tin khoa học; cần nắm thông tin cảdiện rộng và chiều sâu, nắm cái bản chất trong vô vàn cái hiện tượng, những giả tưởng Thước đo nănglực thu thập và xử lý thông tin được thể hiện ở tính hệ thống, chính xác, chân thực, cập nhật, phong phú
và hữu ích của thông tin
Trang 22Cùng với thu thập và xử lý thông tin, người giảng viên KHXH phải có năng lực phát hiện vấn đềĐTTT-LL Năng lực đó được thể hiện ở khả năng nhận thức đúng đắn, kịp thời, chính xác đối tượng cầnđấu tranh, từ đó làm cơ sở để xác định nội dung, hình thức đấu tranh.
Thông thường, khi giai cấp công nhân đang nắm chính quyền, các quan điểm sai trái, phản độngtrong nước ít biểu hiện chống đối công khai mà được nguỵ trang, ẩn giấu bằng các thủ đoạn tinh vi, xảoquyệt nên không dễ dàng phát hiện hoặc khó thấy mức độ nguy hại Điều đó phù hợp với nhận định củaV.I.Lênin, thắng lợi của chủ nghĩa Mác buộc những kẻ thù của chủ nghĩa Mác phải khoác áo chủ nghĩaMác
Các quan điểm sai trái có thể xuất hiện ngay trong nội bộ Đảng, trong giai cấp công nhân Chúng
ta không thể chấp nhận quan điểm đó và kiên quyết đấu tranh loại bỏ Tuy nhiên, cần thấy rằng nhữngquan điểm sai trái đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do quan điểm, lập trường chính trị, có thể
do phương pháp nhận thức, có thể do trình độ nhận thức, cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu bản lĩnhv.v Vì vậy, cần có biện pháp đấu tranh phù hợp, kiên quyết nhưng thấu lý, đạt tình
Người giảng viên KHXH phải có khả năng phát hiện vấn đề ĐTTT-LL nhanh chóng, chính xác vàđầy đủ, không cho phép nhầm lẫn, chậm trễ Điều đó rất khó khăn Vì các quan điểm sai trái , phản diệnthường được khái quát dưới các chiêu bài “phát triển sáng tạo”, “đổi mới” để phủ nhận CNM-LN,TTHCM, đường lối của Đảng và đường lối quân sự của quân đội ta Chúng thường lấy hiện tượng riêng
lẻ, nhất thời để quy về bản chất; lấy cái không cơ bản để phủ nhận cái cơ bản; dùng con người, đơn vị,
tổ chức cá biệt để quy thành cái chung, cái phổ biến Chẳng hạn, lợi dụng sự đổ vỡ của một số nướcXHCN, những khuyết điểm trong Đảng Cộng sản để phủ nhận CNM-LN, xuyên tạc bản chất của chế độXHCN, phủ nhận vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản v.v Nếu không có hiểu biết sâu, rộng vềcác lĩnh vực KHXH không có sự nhạy cảm chính trị, vốn sống và kinh nghiệm ĐTTT-LL thì người giảngviên KHXH khó có thể phát hiện kịp thời, chính xác đối tượng ĐTTT-LL và đấu tranh sẽ không có hiệuquả
1.1.2.3 Năng lực tư duy khoa học
Tư duy khoa học là tư duy duy vật biện chứng mác xít, là quá trình phản ánh hiện thực một cáchgián tiếp và khái quát, ở đó con người sử dụng ngôn ngữ và các hình thức tư duy để phân tích, tổng hợp,
xử lý các tài liệu cảm tính nhằm phản ánh các thuộc tính, các mối quan hệ có tính bản chất, quy luật củacác sự vật hiện tượng Tư duy khoa học được chia thành hai cấp độ chính là tư duy kinh nghiệm và tưduy lý luận Tư duy kinh nghiệm là cấp độ thấp của tư duy, thường dừng ở mô tả sự vật, hiện tượng Tưduy lý luận là một cấp độ cao, thể hiện sự phát triển về chất của tư duy, là sự hoàn thiện, phát triển tưduy kinh nghiệm Tư duy lý luận hướng tới nhận thức bản chất các quy luật vận động, phát triển của sựvật, hiện tượng và tìm tòi tri thức lý luận mới bằng các hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận Nếuquá trình tư duy thể hiện ở tính khái quát hoá, trừu tượng hoá và gián tiếp gắn liền với ngôn ngữ thì quá
Trang 23trình tư duy lý luận thể hiện ở sự hoàn thiện các đặc điểm đó Quá trình tư duy khoa học là quá trìnhphân tích, đánh giá, khái quát hoá các tài liệu kinh nghiệm lên trình độ lý luận, phản ánh đúng bản chất,quy luật Tư duy chỉ thực sự khoa học khi đạt đến trình độ tư duy lý luận, nhưng không vì thế mà bỏ quahoặc coi nhẹ tư duy kinh nghiệm.
Tư duy khoa học được đặt trên cơ sở phương pháp tư duy biện chứng Nó nhìn sự vật hiện tượng(cả tự nhiên, xã hội và tư duy) một cách khách quan, toàn diện, hệ thống, trong sự vận động phát triển,mang tính lịch sử, cụ thể và sáng tạo Nó đối lập với kiểu tư duy siêu hình, duy tâm, giáo điều Tư duykhoa học mang tính sáng tạo cao, không thoả mãn dừng lại những tri thức, kinh nghiệm đã có mà quantrọng hơn là liên tục tìm tòi, khái quát mới
Ngày nay, yêu cầu về năng lực tư duy lý luận rất cao Người giảng viên KHXH phải am hiểu và sửdụng thành thạo nội dung, phương pháp tư duy khoa học để biến những tri thức đã có thành những trithức mới, khắc phục những nhận thức lệch lạc; không ngừng phát triển tư duy sáng tạo, có khả năng tựhọc, tự hoàn thiện và phát triển, khả năng làm việc với con người và trong tập thể khoa học Việc pháthiện và vạch trần bản chất các quan điểm sai trái, phản động rất khó khăn, phức tạp Bởi vì, các quanđiểm đó (có thể sai về khoa học hoặc phản động về chính trị) là kết quả của quá trình “nhào nặn”, kháiquát bởi những lý luận gia tư sản hoặc một số nhà lý luận vốn một thời có uy tín lớn trong giới lãnh đạo
và trí thức nay đã từ bỏ cách mạng Những quan điểm đó thường được luận chứng khá chặt chẽ theolôgíc hình thức, nhìn thoáng qua có vẻ hợp lý, có thể đáp ứng một số nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích nào
đó của một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân; được cổ vũ, ủng hộ bằng nhiều phương tiện thông tin đạichúng hiện đại và đã ít nhiều “mê hoặc” được một số ít nhân dân, có cả cán bộ, đảng viên
Nhờ năng lực tư duy lý luận, người giảng viên KHXH nhận thức bản chất vấn đề ĐTTT-LL, gạt bỏnhững hiện tượng bên ngoài đánh lừa để xác định bản chất, lựa chọn và sử dụng biện pháp đấu tranh phùhợp Năng lực tư duy lý luận không chỉ dừng lại phân tích, khái quát, tổng hợp các vấn đề lý luận của cuộcĐTTT-LL đang diễn ra và vạch hướng cho cuộc đấu tranh đó, mà còn dự báo đúng đắn và chỉ ra cách thứcđối phó với cuộc ĐTTT-LL tương lai Giảng viên KHXH ở các NTQĐ vừa phải biết khái quát hoá, suy luậntình hình ĐTTT-LL, vừa biết cụ thể hoá trong từng vấn đề đấu tranh một cách đúng đắn, sáng tạo
Chất lượng và hiệu quả tư duy lý luận của giảng viên KHXH ở các NTQĐ được đo bằng : độ nhanh nhạy, độ chuẩn xác và trình độ tư duy.
Độ nhanh nhạy của tư duy khoa học là khoảng thời gian ngắn nhất diễn ra một quá trình tư duy khoa
học trọn vẹn, có hiệu quả Thông thường, quá trình tư duy lý luận diễn ra nhiều bước, từ nhận thức, lưugiữ, tái hiện đến xử lý thông tin và cuối cùng đề xuất giải pháp Mỗi bước đó cần những kỹ năng tương ứng
và một thời gian nhất định Trong quan hệ cụ thể, nếu cùng một kỹ năng, chủ thể nào có thời gian hoànthành các thao tác tư duy lý luận ngắn nhất nhưng vẫn thu được kết quả chuẩn xác thì người đó có độnhanh nhạy tốt nhất về tư duy lý luận Độ nhanh nhạy của tư duy lý luận đóng vai trò rất quan trọng trong tư
Trang 24duy lý luận và trong ĐTTT-LL, bảo đảm tính kịp thời, chủ động Hoạt động thực tiễn đòi hỏi con người luônphải lựa chọn, cân nhắc và ra các quyết sách giải quyết các vấn đề của hiện thực cuộc sống, thường là rấtkhẩn trương Các quyết sách đó trực tiếp tác động tới chất lượng, hiệu quả và sự thành công hay thất bạicủa công việc, nhất là khi công việc đó liên quan tới sinh mệnh, cuộc sống của nhiều người Trước các vấn
đề quan trọng, khẩn trương, đòi hỏi chủ thể phải nhanh chóng có quyết định cụ thể, đúng đắn Bất cứ một
sự do dự, chậm trễ nào cũng có thể tác hại, thậm chí gây tai hoạ khôn lường
Độ chuẩn xác của tư duy khoa học là sự đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc của các thao tác theo quy luật
tư duy và những kết quả rút ra từ quá trình đó Độ chuẩn xác của tư duy khoa học đóng vai trò rất quantrọng Vì tư duy lý luận dù có nhanh nhạy bao nhiêu nhưng không đúng quy luật, các kết luận rút ra sai lầmthì quá trình tư duy đó cũng trở nên vô nghĩa, thậm chí rất nguy hiểm Độ chuẩn xác của tư duy lý luậnđược thể hiện thông qua việc sử dụng những đơn vị kiến thức đúng, các kết luận, tổng hợp phù hợp vớihiện thực khách quan
Trình độ tư duy là sự phản ánh cấp độ của tư duy, biểu đạt hàm lượng trí tuệ, khả năng khái quát
hóa, trừu tượng hoá, khả năng sáng tạo Tư duy lý luận là một cấp độ cao của tư duy, song nó cũngđược phân thành các cấp độ khái quát khác nhau như: khái niệm, phạm trù, quy luật Quy luật là sự phảnánh tư duy lý luận ở trình độ cao nhất Trình độ tư duy chỉ thực sự cao khi hội tụ trong nó cả sự nhanhnhạy, chuẩn xác và khái quát lý luận Ở cấp độ cao của tư duy lý luận, con người có thể khái quát hoá vàtrừu tượng hoá thế giới hiện thực khách quan, từ đó mà nhận thức các sự vật, hiện tượng đúng đắn, đầy
đủ và sâu sắc nhất Trình độ tư duy lý luận cao còn thể hiện tổng hợp độ nhanh nhạy và độ chuẩn xáccủa tư duy lý luận Con người chỉ có thể vươn lên nhận thức và “làm chủ” thế giới khi họ đạt tới trình độcao của tư duy lý luận Tất nhiên để đạt tới cấp độ đó, con người phải có cả một quá trình học tập, rènluyện, tích luỹ và trải nghiệm hoạt động thực tiễn; phải thông qua tất cả các cấp độ từ thấp đến cao, từchưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Như vậy, thông qua các chỉ số về độ nhanh nhạy, độ chuẩn xác và trình độ tư duy, chúng ta có thểđánh giá được chất lượng và hiệu quả của tư duy lý luận Người giảng viên KHXH ở các NTQĐ trongĐTTT-LL phải bộc lộ khả năng tư duy lý luận của mình qua các tiêu chí trên Họ phải đánh giá đúng đốitượng người học, mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đối tượng môn học, nội dung cơ bản, phương pháp nghiêncứu… từ đó xác định dung lượng, cụ thể hoá nội dung lý luận, gắn lý luận với giải quyết những vấn đềthực tiễn cách mạng, phê phán những quan điểm lệch lạc; tìm ra phương pháp trình bày tối ưu, vừa kháiquát, vừa cụ thể và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp Nghĩa là, giảng viên KHXH phải có kiến thức vàphương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp Phương pháp đó đã được lý luận hoá, trởthành phương pháp luận Bởi vì, cùng một mặt bằng kiến thức, nhưng do phương pháp khác nhau màchất lượng và hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi người rất khác nhau Sự trưởng thành của năng lực
tư duy khoa học là ở phương pháp sáng tạo
Trang 25Năng lực tư duy lý luận của giảng viên KHXH ở các NTQĐ còn thể hiện qua việc tổng kết thực tiễngiảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác Quá trình hoạt động, người giảng viên phải sửdụng tổng hợp các khả năng, đặc biệt là tư duy lý luận Thực tiễn ĐTTT-LL có nhiều vấn đề mới nảy sinhcần sự khái quát, hướng dẫn của lý luận Tổng kết thực tiễn để giải quyết yêu cầu đó, đồng thời pháttriển lý luận Vấn đề quan trọng là phải đúc kết thực tiễn và nâng lên trình độ bản thân những vấn đề lýluận mới đúc rút không những là các vấn đề của đời sống hiện thực mà còn là lời giải đáp đúng đắn chothực tiễn ĐTTT-LL Tư duy lý luận của mỗi giảng viên bao giờ cũng có cả ưu điểm và hạn chế Vì vậy,không ngừng bổ sung và hoàn thiện năng lực tư duy lý luận của giảng viên KHXH luôn là một vấn đề cơbản và mang tính thời sự cấp thiết Thường xuyên tổng kết thực tiễn là một giải pháp quan trọng để thựchiện sự hoàn thiện đó, rút ra những bài học cả về thành công cũng như thất bại giúp cho nâng cao nănglực tư duy lý luận.
1.1.2.4 Năng lực tổ chức thực tiễn đấu tranh tư tưởng - lý luận
Năng lực tổ chức thực tiễn ĐTTT-LL là tổng hợp những khả năng của chủ thể có thể huy động chohoạt động ĐTTT-LL Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả ĐTTT-LL, chứng tỏ
“sức mạnh”, trình độ khoa học và nghệ thuật đấu trí của chủ thể trước các đối tượng ĐTTT-LL ĐTTT-LLkhông chỉ là phát hiện, nhận thức sâu sắc các quan điểm sai trái, phản động mà cao hơn và quan trọnghơn là sự quyết tâm và biết cách tiến hành đấu tranh vạch trần bản chất phi khoa học, phản động củacác quan điểm đó, ngăn chặn, khắc phục ảnh hưởng xấu của nó đối với quần chúng lao động Tất nhiên,hai hoạt động đó có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng luôn thống nhất và có mối quan hệ biện chứng vớinhau, không thể tách rời, tuyệt đối hoá hoặc coi nhẹ mặt nào Thông qua hoạt động tiến hành ĐTTT-LL,chủ thể đạt được mục đích của mình, kiểm nghiệm sự đúng đắn và bổ sung cho quá trình nhận thức, thuthập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đề và tư duy khoa học lúc đầu
Năng lực tổ chức thực tiễn ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ thể hiện đầy đủ các yếu tốtính đảng, tính khoa học và nghệ thuật, có nội dung toàn diện, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trên tất
cả các vấn đề đấu tranh, phù hợp với từng đối tượng, có ngôn ngữ trong sáng và lập luận chặt chẽ
Về nội dung
Giảng viên KHXH phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để vạch trần bản chất các quan điểmthù địch, chỉ ra tính chất nguỵ biện, mỵ dân của nó, chứ không phải phê phán vũ đoán, “đao to búa lớn”hoặc kiểu hô khẩu hiệu
Cũng bằng cơ sở lý luận và thực tiễn, giảng viên KHXH phải làm rõ tính khoa học, cách mạngcủa luận điểm Mác- Lênin, TTHCM, đường lối của Đảng, đập lại những điều mà kẻ thù xuyên tạc.Đồng thời, người giảng viên KHXH phải biết phân biệt rõ những tư tưởng "mới lạ” trong nội bộ chúng
ta, những tư tưởng đó có thể chứa đựng yếu tố hợp lý, nhưng chưa hoàn thiện và với mục đích trongsáng để mà khuyến khích tìm tòi, bổ sung, phát triển, tránh phê phán kiểu áp đặt, “chụp mũ”; nhận rõ
Trang 26và kiên quyết phê bình những biểu hiện tư tưởng có vẻ “kiên định” nhưng thực chất là bảo thủ, trì trệ,không đổi mới sáng tạo.
Đối với những vấn đề hiện thực, địch lợi dụng ta có khó khăn, sai lầm (như: CNXH sụp đổ ở Liên
xô, Đông Âu ; những điểm nóng ở các địa phương ) để công kích Đảng, Nhà nước, phủ nhận conđường đi lên CNXH thì giảng viên KHXH cũng phải làm rõ đúng, sai, chỉ ra nguyên nhân bằng lý luận
và thực tiễn, đánh trả vào chỗ địch lợi dụng
Phương thức tiến hành đấu tranh
Khi tiến hành ĐTTT-LL, người giảng viên KHXH sử dụng nhiều hình thức, biện pháp tương ứngvới các loại đối tượng Thông thường, năng lực tổ chức thực tiễn ĐTTT-LL của người giảng viên KHXHbiểu hiện đan xen, đồng thời với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học Các hoạt động này cùngchung mục tiêu làm rõ tính đúng đắn, khoa học và cách mạng của CNM-LN, TTHCM, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước; chỉ ra bản chất các quan điểm sai trái, phản động; sử dụng tri thức, nộidung, kết quả và phương pháp của nhau để phục vụ cho mục đích của chủ thể Hơn nữa, thời gian họctập các môn KHXH ở các NTQĐ có hạn, không cho phép bố trí nhiều buổi chuyên về ĐTTT-LL Cách tốtnhất là lồng ghép các hoạt động này trong các hình thức dạy học và sinh hoạt phong phú của nhàtrường Với hình thức ĐTTT-LL trên bục giảng, người giảng viên KHXH chủ yếu đi từ lý luận chính diện
mà phê phán quan điểm phản diện; đồng thời, gợi ra cho học viên tự phê bình và phê bình những khíacạnh tư tưởng- lý luận thù địch đã ảnh hưởng vào nội bộ ta, nhất là đối tượng đang học tập Vì vậy, nângcao năng lực tiến hành ĐTTT-LL luôn gắn liền với nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học vàcác phẩm chất năng lực khác của bản thân giảng viên KHXH
Trên diễn đàn hội thảo, viết báo, truyền thanh, truyền hình, giảng viên KHXH tiến hành ĐTTT-LLphải lựa chọn vấn đề sao cho có tác dụng đấu tranh mà không tuyên truyền hộ cho kẻ địch, gây thêm
tò mò cho quần chúng Ở hình thức này, công chúng theo dõi rất đông nên phải cẩn trọng sử dụng tàiliệu của các ngành, các địa phương, đặc biệt những vấn đề thuộc bí mật quốc gia
Khi tiến hành ĐTTT-LL, giảng viên KHXH trong các NTQĐ cần bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ và
tự giác cao, tuân thủ sự lãnh đạo, định hướng của các khoa, các nhà trường, của quân đội và Đảng ta
Ví dụ, nếu có quan điểm trái với đường lối của Đảng thì được quyền bảo lưu song phải chấp hành đúngquan điểm của Đảng, được “tranh luận khoa học nhưng không có nghĩa tự do nói trên mọi diễn đàn, nhất
là không được truyền bá trên phương tiện thông tin đại chúng”[94, tr 22] Hoạt động ĐTTT-LL phải xuấtphát từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của từng bộ môn, từng nhà trường, chức trách người giảng viên, từtinh thần cảnh giác cách mạng Chất lượng và hiệu quả hoạt động này liên quan trực tiếp tới kết quả thựchiện các nhiệm vụ cách mạng khác Do đó, mọi biểu hiện xa rời, buông lỏng tổ chức và lãnh đạo; hoạtđộng mang tính “thời vụ”, ngẫu hứng, được chăng hay chớ trong ĐTTT-LL của người giảng viên KHXHcần được phê phán và chấn chỉnh kịp thời
Trang 27Để ĐTTT-LL thắng lợi, người giảng viên KHXH ở các NTQĐ phải biết huy động mọi khả năng sẵn
có của bản thân và tổ chức, cả vật chất và tinh thần, sử dụng thành thạo, sáng tạo các phương pháp,phương tiện, lực lượng Không được tách rời, tuyệt đối hoá hoặc coi nhẹ một yếu tố nào; đồng thời, tuỳtừng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương án đấu tranh thích hợp, tránh mọi biểu hiện dậpkhuôn, sao chép máy móc
Khả năng tuyên truyền, thuyết phục quần chúng là yếu tố rất quan trọng ở năng lực tổ chức thựctiễn ĐTTT-LL của giảng viên KHXH Xét đến cùng, thắng lợi của cuộc ĐTTT-LL chỉ có thể được đánh giábằng việc quần chúng, nhất là học viên tuyệt đối tin tưởng CNM-LN, TTHCM và đường lối của đảng;nhận rõ bản chất, tẩy chay, lên án và loại bỏ ảnh hưởng xấu của những tư tưởng sai lầm, phản động Do
đó, người giảng viên KHXH ở các NTQĐ không chỉ hiểu biết sâu sắc lý luận cách mạng, có niềm tin, lýtưởng cộng sản, nhạy cảm chính trị mà còn phải giỏi tuyên truyền, thuyết phục quần chúng; biết truyềntải cả tri thức và lý tưởng cách mạng của mình cho học viên và các đối tượng khác Người giảng viênKHXH phải nắm chắc đối tượng, nội dung và phương pháp ĐTTT-LL phù hợp
Về lập luận Sử dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng để diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ
và lôgíc, phân tích sắc sảo; tuyệt đối tránh kiểu diễn đạt dài dòng, lập luận “tiền hậu bất nhất”, trùng lặp
Về ngôn từ Dùng ngôn ngữ chọn lọc, bảo đảm sự đúng đắn và khái quát, trong sáng, dễ hiểu;
đồng thời có khả năng biểu cảm, thuyết phục quần chúng, học viên bằng lý lẽ khoa học, bằng thực tiễncuộc sống, bằng lẽ phải và bằng cả lý tưởng cách mạng
ĐTTT-LL là đấu tranh bằng trí tuệ khoa học và cách mạng đối với quan điểm giả khoa học và giảcách mạng Thực chất đó là sự phê phán khoa học để khẳng định khoa học, vạch trần và loại bỏ các sailầm, phản khoa học Vì vậy, giảng viên KHXH phải thực sự có trí tuệ khoa học, bản lĩnh chính trị mới đápứng đòi hỏi của cuộc đấu tranh đó
Đối với các quan điểm chống đối của các thế lực phản động nhằm chống nhân dân, chống cáchmạng, chúng ta kiên quyết chống lại bằng tất cả lý lẽ khoa học và khi cần thì đề xuất với Đảng, Nhà nước
áp dụng biện pháp chuyên chính mạnh Bởi vì, đây là cuộc đấu tranh giai cấp một mất một còn Mọi sự lơ
là, buông lỏng, nhân nhượng những quan điểm sai đó đều dẫn tới hoài nghi, dao động về mục tiêu, lýtưởng XHCN; từng bước chuyển hoá từ ý thức hệ của giai cấp công nhân sang ý thức hệ của giai cấp tưsản; là quá trình tự từ bỏ thành quả cách mạng (phải đổi bằng xương, máu của biết bao thế hệ đi trước)cho kẻ thù của mình; tự xoá đi địa vị tự do để đổi lấy thân phận nô lệ
Đối với các quan điểm lệch lạc, sai trái trong nội bộ Đảng cần phải phê phán nhưng với cáchthức “gặp gỡ, trao đổi, phê phán, không “chụp mũ” ngầm cho nhau”[95, tr 393] Phê phán quan điểmtrên nhưng không trái với chủ trương kêu gọi giới lý luận tự do tư tưởng, mạnh dạn đưa ra những kiếngiải lý luận mới
Trang 28Tóm lại, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ được thể hiện tổng hợp ở nhiều
thành tố, tiêu biểu là năng lực nhận thức lý luận, năng lực thu thập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đềĐTTT-LL, năng lực tư duy khoa học, năng lực tổ chức thực tiễn ĐTTT-LL Ngoài ra, năng lực ĐTTT-LL
của giảng viên KHXH còn có những nhân tố rất quan trọng cần chú ý như: vốn văn hoá cơ bản, khả năng, khí chất và niềm say mê tự học thường xuyên Vốn văn hoá cơ bản là những kiến thức, hiểu biết
cần thiết để con người hoạt động có hiệu quả, để tham gia vào đời sống khoa học, đời sống chính trị.Tuỳ theo từng lĩnh vực hoạt động mà đòi hỏi con người có vốn văn hoá nhiều hay ít, trình độ cao haytrình độ thấp Vốn văn hoá cơ bản để giảng viên KHXH tiến hành ĐTTT-LL phải rất toàn diện, có kiếnthức nền chuyên ngành và KHXH vững, đặc biệt là triết học Đúng như chỉ dẫn của V.I.Lênin: “nếu không
có một cơ sở triết học vững vàng thì tuyệt nhiên không có khoa học tự nhiên nào hay chủ nghĩa duy vậtnào có thể tiến hành đấu tranh chống được sự lấn bước của những tư tưởng tư sản và sự phục hồi củathế giới quan tư sản”[40, tr 35]
Để ĐTTT-LL, giảng viên KHXH còn phải có khả năng và niềm say mê tự học thường xuyên, khíchất (sôi nổi, nhiệt tình và điềm tĩnh, thông tuệ) để đảm bảo “sự phê phán không phải là sự hăng say của
lý tính, mà là lý tính của sự hăng say” như C.Mác đã nêu [44, tr 573] Khả năng và niềm say mê tự họcthường xuyên là điều kiện không thể thiếu đối với con người trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt là vớinhững người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy như giảng viên KHXH Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Không phải ai cũng huấn luyện được Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc Người huấn luyện phảihọc thêm mãi ”[61, tr.46]
Năng lực ĐTTT-LL là sự thống nhất chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành Sự phân định trên chỉ
có ý nghĩa tương đối Ranh giới giữa các thành tố này có nhiều điểm giao thoa và các thành tố đó nằmtrong mối quan hệ biện chứng, đan xen với nhau, vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của nhau Mặt khác,năng lực ĐTTT-LL đó quan hệ khăng khít với các năng lực và phẩm chất khác, gắn liền với các hoạtđộng giáo dục- đào tạo, nghiên cứu khoa học… và các hoạt động toàn diện của người giảng viênKHXH Năng lực ĐTTT-LL được ghi nhận bằng chất lượng và hiệu quả, cả định tính và định lượng.Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn năng lực ĐTTT-LL với năng lực công tác của người giảng viên KHXH.Năng lực ĐTTT-LL chỉ biểu hiện thông qua năng lực công tác (năng lực toàn bộ) Năng lực ĐTTT-LLcủa giảng viên KHXH khẳng định vị trí độc lập của mình bằng mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phươngpháp, hình thức đấu tranh Nhưng thông thường được thể hiện trong sự tác động qua lại với cácnăng lực khác, thậm chí nhờ năng lực khác (năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học) vàthông qua hoạt động chính trị chủ yếu, phong phú của người giảng viên Để phát huy cao độ năng lựcĐTTT-LL cho giảng viên KHXH ở các NTQĐ phải chú trọng tất cả các thành tố của nó, không tách rời,tuyệt đối hoá hoặc coi nhẹ bất cứ thành tố nào; đồng thời, chú ý kết hợp phát huy và bồi dưỡng nâng
Trang 29cao năng lực toàn diện, kiên định lập trường, thế giới quan, nguyên tắc, phương pháp luận mác xítv.v
1.2 Vai trò năng lực đấu tranh tư tưởng- lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân đội và một số đặc điểm phát triển năng lực đó
1.2.1 Vai trò năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân đội với nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cán bộ về chính trị - tư tưởng
và xây dựng quân đội về chính trị
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ là “vũ khí” sắc bén của Đảng, của quân đội
Nó đóng vai trò quan trọng trong giáo dục - đào tạo cán bộ quân đội và xây dựng quân đội về chính trị,
để quân đội “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vìCNXH Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[68, tr.350]
Hoạt động ĐTTT-LL của người giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần xây dựng, củng cố vữngchắc hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, TTHCM, đường lối của Đảng, vạch trần và loại bỏ ảnh hưởngxấu độc của những tư tưởng sai lầm, phản động đối với quần chúng, học viên; phát huy vai trò to lớn của
tư tưởng lý luận trong hoạt động thực tiễn
Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác và Ph.Ăngghen đãviết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vậtchất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất mộtkhi nó xâm nhập vào quần chúng”[44, tr.580] V.I.Lênin cũng đã khẳng định: “Không có lý luận cáchmạng thì không có phong trào cách mạng chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới
có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”[33, tr 30,32]
1.2.1.1 Năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân
đội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo
Giáo dục là trang bị kiến thức cho người học, nhưng vì các KHXH thường vấp phải quan điểm, lậptrường đối lập nên khi dạy phải làm rõ quan điểm chính diện không những bằng chính sự đúng đắn, khoahọc và cách mạng của nó mà còn cả bằng phân tích, phê phán quan điểm phản diện
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ bao hàm tri thức toàn diện, đặc biệt sâusắc về CNM-LN, TTHCM và đường lối của Đảng ta Đó là những tri thức khoa học và cách mạng nhất vềgiới tự nhiên, xã hội và tư duy; về sự vận động và phát triển của xã hội; về con đường biện pháp xoá bỏ
xã hội áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc ; về phương pháp, kỹ năng tư duykhoa học và cách thức hoạt động thực tiễn có hiệu quả Những tri thức và kỹ năng đó được chuyển tải vàthẩm thấu vào người học qua các hình thức dạy học, nghiên cứu khoa học, ĐTTT-LL và các hoạt động
Trang 30khác Người học ngày càng mở mang nhận thức, nắm vững bản chất các KHXH xây dựng và hoàn thiệncác phương pháp, kỹ năng nhận thức và hoạt động khoa học, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn côngtác và đấu tranh cách mạng; là cơ sở quan trọng, bền vững nâng cao giác ngộ chính trị và xây dựng bảnlĩnh chính trị.
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ được thể hiện trong suốt quá trình dạy học,gắn liền với các hoạt động của giảng viên KHXH Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, đan xen,trong mối quan hệ biện chứng, làm tăng chất lượng và hiệu quả giáo dục- đào tạo Từ đó, học viên ngàycàng nhận thức sâu sắc, toàn diện về các nguyên lý, quy luật vận động, phát triển của xã hội; về conđường, biện pháp xây dựng xã hội mới tốt đẹp; về các khoa học khác, tạo ra bước chuyển hoá từ nhậnthức thành tình cảm cách mạng, niềm tin son sắt, kiên định mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN, giữ vững trận địa tư tưởng- lý luận trong nhà trường
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ có nội dung tính đảng, tính khoa học sâusắc nên có tác dụng bồi dưỡng, giáo dục học viên toàn diện; xây dựng, củng cố, hoàn thiện vững chắcphẩm chất và năng lực; đặc biệt là ý chí, bản lĩnh, lập trường cách mạng, tinh thần chủ động vượt quakhó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ Vì vậy, nó góp phần quan trọng nâng cao giác ngộ và bảnlĩnh chính trị cho học viên ở các NTQĐ
Vai trò năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ trong nâng cao giác ngộ chính trị vàxây dựng bản lĩnh chính trị cho người học được thể hiện trên những nét chính sau:
Một là, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần nâng cao nhận thức về
mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của học viên Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH góp phần củng cố,
làm sâu sắc thêm những kiến thức, kỹ năng mà người học đã được trang bị trong quá trình dạy học Đây
là cơ sở vững chắc cho giác ngộ cách mạng, xây dựng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu đúng đắn cho họcviên Ví dụ, giảng viên KHXH hiện nay đang phải đấu tranh với các quan điểm sai trái về con đường đilên CNXH ở nước ta hiện nay Vì thế, họ phải luận giải cho học viên hiểu rõ tính tất yếu tiếp tục đi theocon đường XHCN, từ bỏ con đường đó để theo con đường TBCN là trái quy luật phát triển của xã hội, là
từ bỏ thành quả cách mạng đã phải đổi bằng mồ hôi và xương máu của các thế hệ đi trước, là tự nguyệnchịu làm nô lệ cho các thế lực bóc lột [81 và 82] Họ cũng phải chỉ rõ quân đội ta là trụ cột của ĐảngCộng sản cầm quyền, bảo đảm cho sự tồn tại vững chắc của một nhà nước của dân, do dân và vì dân,tạo sự ổn định chính trị- xã hội cho nước ta đi lên CNXH Vạch trần âm mưu “phi chính trị hoá” quân đội,
để cho quân đội “trung lập” trong đấu tranh chính trị, giảng viên KHXH cần sử dụng tư tưởng củaV.I.Lênin Quân đội không thể và không nên trung lập, không lôi kéo quân đội vào chính trị là khẩu hiệucủa bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản Đảng ta đã chỉ ra bài học thực tiễn, quân đội Liên
xô rất hùng mạnh nhưng mất phương hướng chính trị nên đã không bảo vệ được chế độ XHCN Chonên quân đội phải trung thành và bảo vệ Đảng (cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức), xứng đáng là một lực
Trang 31lượng chính trị tự giác đứng vững trên lập trường của Đảng, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh trênmặt trận tư tưởng lý luận, chứ không phải là lực lượng thụ động, kém hiểu biết, đứng ngoài lề cuộc đấutranh đó Đội ngũ học viên khi ra trường sẽ trở thành lực lượng nòng cốt tham gia, hoặc cao hơn làngười tổ chức và tiến hành ĐTTT-LL ở các đơn vị Do đó, họ càng phải cố gắng phấn đấu học tập và rènluyện nâng cao nhận thức, giữ vững mục tiêu, lý tưởng chiến đấu.
Hai là, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần bồi dưỡng tinh thần kiên
quyết vượt qua khó khăn thử thách cho học viên Tinh thần quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách là
một phẩm chất không thể thiếu của người quân nhân cách mạng, đặc biệt là đối với đội ngũ học những cán bộ tương lai của Đảng và quân đội Phẩm chất đó vừa là mục tiêu, yêu cầu giáo dục- đào tạocủa NTQĐ, vừa có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của bản thân học viên Trong thờigian ở nhà trường, người học viên phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách: cường độ làm việc cao,chịu nhiều sức ép về tâm lý, điều kiện vật chất và tinh thần còn thiếu thốn Nếu không có tinh thần quyếttâm vượt qua khó khăn thử thách, người học viên sẽ không thể tốt nghiệp ra trường, trở thành nhữngcán bộ tốt
viên-Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ phản ánh quá trình học tập, rèn luyện côngphu của bản thân người giảng viên; trở thành tấm gương để người học viên noi theo Năng lực ĐTTT-LLcủa giảng viên KHXH ở các NTQĐ đã góp phần nâng cao nhận thức, giác ngộ người học; làm cho họthấu hiểu tính tất yếu phải học tập, rèn luyện, chủ động khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ Sựnhận thức đúng đắn và giác ngộ cao sẽ trở thành động lực chỉ đạo người học viên cố gắng vượt mọi khókhăn, thử thách để trở thành người cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực
Ba là, năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân
đội trực tiếp bồi dưỡng năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận, liên kết và phát triển các năng lực khác cho học viên
Năng lực ĐTTT-LL của đội ngũ giảng viên KHXH&NV ở các NTQĐ trực tiếp bồi dưỡng năng lựcĐTTT-LL, liên kết và định hướng phát triển các năng lực khác cho học viên Bởi vì, năng lực ĐTTT-LLnày có nội dung rộng lớn, bao gồm cả năng lực nhận thức lý luận, năng lực tư duy khoa học, năng lựcthu thập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đề đấu tranh, năng lực tổ chức thực tiễn đấu tranh và các kỹ nănggiao tiếp, ứng xử Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH tốt chẳng những mang lại chất lượng vàhiệu quả đấu tranh cao mà còn rèn luyện phẩm chất chiến đấu trên mặt trận tư tưởng- lý luận cho họcviên Họ học được ở giảng viên tính đảng, tính khoa học và nghệ thuật trong phát hiện, phân tích, luậnchiến chống lại các quan điểm sai trái Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH vừa là kết quả của quátrình học tập, rèn luyện vừa thúc đẩy quá trình đó phát triển trong hoạt động thực tiễn, nó tác động toàndiện tới người học, từng bước chuyển hoá vào người học, mà trực tiếp nhất là bồi dưỡng năng lựcĐTTT-LL
Trang 32Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ phản ánh đặc trưng cơ bản của con người
là nhận thức và hoạt động thực tiễn, là sự giao thoa các yếu tố cơ bản của các năng lực khác Ví dụ:năng lực nhận thức lý luận, năng lực tư duy lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn là những yếu tố, bộphận cơ bản của năng lực ĐTTT-LL nhưng đồng thời cũng là những yếu tố, bộ phận có trong các nănglực hoạt động khác của chủ thể Vì thế, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH quan hệ chặt chẽ, biệnchứng với các năng lực khác, cùng với các năng lực khác tạo thành năng lực tổng hợp của chủ thể, nên
nó có khả năng liên kết các năng lực khác, tạo thành sức mạnh năng lực tổng hợp của người học.Giảng viên KHXH ở các NTQĐ tiến hành ĐTTT-LL nhằm mục tiêu cơ bản làm cho người học viên
"miễn dịch" và để họ đủ khả năng tiến hành đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái; đồng thời thamgia vào cuộc ĐTTT-LL chung của quân đội và của Đảng Quá trình này đã trực tiếp bồi dưỡng tri thứctổng hợp, nâng cao các kỹ năng về nhận thức, tư duy, hoạt động cho đội ngũ học viên Qua đó cácphẩm chất và năng lực khác cũng được thúc đẩy phát triển
Bốn là, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH góp phần củng cố, nâng cao tinh thần sẵn sàng
nhận và hoàn thành nhiệm vụ cho người học Tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ của đội
ngũ học viên khi ra trường dựa trên cơ sở phẩm chất chính trị - đạo đức vững vàng và trình độ, năng lực,khả năng sáng tạo cao Hoạt động quân sự là một dạng lao động đặc biệt nặng nhọc, phức tạp, căngthẳng và có thể hy sinh Đội ngũ cán bộ, học viên sẽ là những người trực tiếp tham gia, tổ chức hoạtđộng đó Vì lý tưởng cách mạng, lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, họ sẵn sàng chấp nhận vất vả, hysinh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ Ngày nay, yêu cầu tinh thần đó đượcđặt ra cao hơn rất nhiều Bởi vì, cuộc đấu tranh cách mạng vẫn còn lâu dài, có phần phức tạp, quyết liệthơn Chúng ta phải sẵn sàng đối phó với kẻ thù có ưu thế hơn hẳn về kinh tế, quân sự, khoa học côngnghệ hiện đại với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt ; dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường,những so sánh thiệt - hơn về cống hiến và hưởng thụ, đạo đức lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đếntinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ của học viên khi ra trường
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần quan trọng vào củng cố niềm tin,
lý tưởng cách mạng, vào bồi dưỡng, xây dựng và nâng cao tinh thần chiến đấu, hy sinh vì độc lập dântộc và CNXH, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ cho đội ngũ học viên
1.2.1.2 Năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường
quân đội góp phần tạo môi trường sư phạm tốt để bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho học viên.
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH góp phần to lớn làm “sạch” môi trường chính trị tưtưởng - lý luận, nêu gương sáng cho học viên; giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, tạo khả năng “miễndịch” với các tư tưởng sai trái, phản động
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ có nội dung sâu sắc cả về tri thức, kỹnăng, phương pháp hoạt động cả tình cảm, phẩm chất chính trị- đạo đức cách mạng nên có tác dụng
Trang 33giáo dục, rèn luyện học viên Đồng thời, năng lực đó nằm trong chủ thể đặc biệt “nhà giáo”, là nhữngngười am hiểu KHXH, có năng lực truyền thụ tri thức, kỹ năng hoạt động có hành vi gương mẫu, lờinói đi đôi với việc làm, là tấm gương mẫu mực cho học viên noi theo.
Trong các NTQĐ, giảng viên KHXH đóng vai trò rất lớn xây dựng môi trừơng sư phạm lành mạnh
Họ là một lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng các mối quan hệ trong sáng và bầu không khí dân chủ ởcác khoa, các bộ môn, góp phần xây dựng môi trường văn hoá của nhà trừơng Được sống, làm việc,học tập và rèn luyện với giảng viên KHXH, các thành viên trong nhà trường, nhất là học viên có điều kiệnphát triển cả về phẩm chất và năng lực toàn diện Họ trở thành các chủ thể tốt tham gia xây dựng và bảo
vệ môi trường sư phạm ở các NTQĐ
Biểu hiện năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần tạo môi trường sư phạmtốt để bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho học viên trên hai vấn đề sau
Thứ nhất, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần xây dựng và củng cố tinh
thần phê bình và tự phê bình Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ có nội dung “phê
phán”, lên án cái sai, cái xấu và khẳng định, ca ngợi cái đúng, cái đẹp “Phê bình và tự phê bình” là một nộidung cơ bản trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị quân đội, trong các NTQĐ; được quán triệt và tổchức thực hiện với cả tổ chức và mỗi quân nhân thông qua các hình thức giáo dục, công tác và sinh hoạthàng ngày Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH có nội dung chiến đấu cao, có giá trị giáo dục sâu sắc
Nó thể hiện thường xuyên trong quá trình công tác của giảng viên KHXH ở các NTQĐ Do đó, năng lựcĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần xây dựng và củng cố tinh thần đấu tranh “phê bình
và tự phê bình” trong nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục- đào tạo học viên Nó góp phầnkhắc phục các biểu hiện bàng quan, nể nang, né tránh phê bình những khuyết điểm của đồng đội, phê bìnhkiểu “đao to búa lớn”, vì mục đích vụ lợi hoặc chỉ biết “phê” mà không chịu “tự phê”; nhằm đạt mục đích vừakhắc phục sai lầm vừa tạo sự đoàn kết, nhất trí trong đơn vị
Thứ hai, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần xây dựng và củng cố
bầu không khí dân chủ Bản chất của ĐTTT-LL là sự phê phán khoa học để khẳng định khoa học, làm rõ
đúng sai bằng trí tuệ khoa học và cách mạng, đòi hỏi khách quan và sáng tạo Nó rất cần và khuyếnkhích mở rộng tranh luận dân chủ để tìm ra chân lý Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở cácNTQĐ thể hiện tinh thần tôn trọng khách quan, luận giải các vấn đề ĐTTT-LL trên cơ sở khoa học, vì lợiích của quảng đại quần chúng lao động Hoạt động ĐTTT-LL của giảng viên KHXH thể hiện công khai,minh bạch, với chứng lý khoa học và lập luận chặt chẽ, phản ánh đặc trưng dân chủ cao Vì vậy, nănglực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH có tác dụng góp phần xây dựng và củng cố bầu không khí dân chủtrong các NTQĐ
Trang 341.2.1.3 Năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân
đội góp phần giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng chính trị của quân đội, nâng cao chất lượng xây dựng quân đội về chính trị
Sự nghiệp xây dựng QĐND Việt Nam hiện nay “phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng quân đội
về chính trị”[92, tr 13] Giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng chính trị của quân đội, nâng cao chấtlượng xây dựng quân đội về chính trị là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của quân đội ta Năng lựcĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đó Bởi vì,
nó góp phần đào tạo những thế hệ cán bộ, sỹ quan có đủ phẩm chất và năng lực cho quân đội, đặc biệt
về chính trị - tư tưởng Những người này trở thành lực lượng cốt cán để xây dựng quân đội, có khảnăng làm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội Mặt khác, giảng viên KHXH cũng trực tiếptham gia tuyên truyền CNM-LN, TTHCM và đường lối của Đảng, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng- lýluận, đóng góp cho Đảng và quân đội những ý kiến quý báu về hoạch định đường lối, chính sách trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
Hoạt động ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ góp phần làm cho cán bộ, chiến sỹ, nhất làcán bộ nắm vững những quan điểm cơ bản của CNM-LN, TTHCM, quan điểm của Đảng, chính sách vàpháp luật của nhà nước; kiên định con đường, mục tiêu mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn; đấutranh chống bảo thủ, giáo điều, đồng thời kiên quyết phê phán những quan điểm cơ hội, xét lại, khuynhhướng phủ nhận quá khứ tốt đẹp của Đảng và dân tộc, muốn đưa đất nước đi chệch con đường XHCN[80] Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, gương mẫu trong học tập, huấn luyện, côngtác; cảnh giác cách mạng, không mơ hồ địch - ta, xử lý chính xác, kịp thời mọi tình huống, đấu tranhngăn chặn và đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trên mặt trận chính trị, tư tưởng,văn hoá, lối sống Nâng cao bản chất giai cấp công nhân của quân đội, bảo đảm thực sự “miễn dịch” đốivới các quan điểm chống phá về tư tưởng - lý luận của kẻ thù, làm cho quân đội luôn luôn là lực lượngtrung thành, hùng mạnh và tin cậy của Đảng và nhân dân
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ không chỉ góp phần nâng cao trình độ cán
bộ, sỹ quan, giúp họ phát hiện kịp thời và chính xác, tạo sức “đề kháng” với các quan điểm chống phá về
tư tưởng - lý luận của các thế lực thù địch mà quan trọng hơn là bồi dưỡng khả năng tổ chức đấu tranh
có hiệu quả chống lại các quan điểm đó Đây là cơ sở quan trọng để củng cố, xây dựng quân đội vềchính trị lâu bền, giữ vững trận địa tư tưởng - chính trị
1.2.1.4 Năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường
quân đội góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận
Để ĐTTT-LL thắng lợi, giảng viên KHXH ở các NTQĐ phải hiểu rất sâu sắc và toàn diện hệ thốngcác KHXH mác xít, biết phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn một cách khoa học; nghiên
Trang 35cứu, bổ sung và vận dụng sáng tạo lý luận đó trong thực tiễn; kiên quyết chống lại những quan điểm saitrái Qua đó, các quan điểm của Đảng, TTHCM và CNM-LN liên tục được luận giải, chứng minh và vậndụng vào thực tiễn, được thẩm thấu vào người học và lan toả đến các đơn vị quân đội Nhờ năng lựcĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ mà đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ CNM-
LN, TTHCM và đường lối của Đảng có hiệu quả cao
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ còn có tác dụng nâng cao khả năng vậndụng sáng tạo và tổ chức hoạt động thực tiễn theo quan điểm mác xít Bởi vì, năng lực này cung cấp thếgiới quan, phương pháp luận khoa học, những tri thức được thực tiễn kiểm nghiệm, những bài học quýbáu về hoạt động thực tiễn làm cơ sở chỉ đạo thực tiễn đúng đắn
Đối tượng trực tiếp của giảng viên KHXH ở các NTQĐ là những công dân Việt Nam (kể cả một sốngười của các nước anh em), những quân nhân là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng đanghọc tập trong các NTQĐ Họ được hấp thụ kiến thức, tác phong công tác, khả năng tổ chức hoạt độngthực tiễn, vận dụng lý luận vào thực tiễn, thường xuyên rút kinh nghiệm và ĐTTT-LL của giảng viênKHXH Ngoài ra, giảng viên KHXH ở các NTQĐ có thể tham gia vào cuộc ĐTTT-LL của đất nước trêncác phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo , trong các diễn đàn khoa học Vì vậy, năng lực ĐTTT-
LL của giảng viên KHXH góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống lại các quan điểm saitrái, để bảo vệ CNM-LN, TTHCM và đường lối của Đảng cho đội ngũ học viên trong các NTQĐ và mởrộng ra các đối tượng khác trong và ngoài quân đội
Tóm lại, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ có vai trò to lớn, nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo cán bộ quân đội về chính trị, góp phần quan trọng củng cố, tăng cường giácngộ và bản lĩnh chính trị cho người học; bồi dưỡng năng lực ĐTTT-LL, liên kết các năng lực và địnhhướng phát triển cho các năng lực khác; tạo môi trường sư phạm tốt để giáo dục, rèn luyện nhân cáchcho học viên; góp phần giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng chính trị của quân đội, nâng cao chấtlượng xây dựng quân đội về chính trị; góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống lại cácquan điểm sai trái, bảo vệ, phát triển sự trong sáng của CNM-LN, TTHCM và quan điểm đường lối củaĐảng
1.2.2 Một số đặc điểm phát triển năng lực đấu tranh tư tưỏng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các nhà trường quân đội
1.2.2.1 Sự phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội chịu sự
quy định của định hướng chính trị - tư tưởng trong công tác lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan các cấp và các nhà trường trong quân đội
Cùng với sự lớn mạnh của quân đội, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH không ngừng pháttriển Mỗi bước phát triển đó không tách rời sự lãnh đạo của Đảng Sự phát triển năng lực ĐTTT-LL củagiảng viên KHXH ở các NTQĐ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó quyết định nhất là định hướngchính trị - tư tưởng trong công tác lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan các cấp trong các NTQĐ
Trang 36Định hướng chính trị - tư tưởng thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, của ĐUQSTƯ, Bộ Quốcphòng, Tổng cục Chính trị, cấp uỷ các NTQĐ Nội dung cơ bản của định hướng chính trị - tư tưởng là
“quyết tâm xây dựng đất nước Việt nam theo con đường XHCN trên nền tảng CNM-LN và TTHCM.”[17,
tr 20]; “Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH CNM-LN và TTHCM, sự lãnhđạo và các nguyên tắc hoạt động của Đảng”; “Chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranhtrên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược DBHB, âm mưu bạo loạn lật đổ của các thế lựcthù địch”[18, tr 137]; Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với toàn xã hội, xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, đánh bại mọi sựchống phá của các thế lực đế quốc và phản động trên tất cả các lĩnh vực, đấu tranh ngăn chặn và khắcphục những tư tưởng và hành động sai trái, tiêu cực Những định hướng đó làm cơ sở chỉ đạo, tổ chứcxây dựng quân đội, xây dựng giảng viên KHXH về mọi mặt, có năng lực ĐTTT-LL
Giảng viên KHXH là đội ngũ cán bộ lý luận, tư tưởng của Đảng trong các NTQĐ Việc hình thành
và phát triển đội ngũ giảng viên KHXH ở các NTQĐ là do yêu cầu của cách mạng, của quân đội Đảng
và quân đội ta, mà trực tiếp là cơ quan các cấp và các NTQĐ là người tổ chức, giáo dục, rèn luyện và
sử dụng giảng viên KHXH; thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong quátrình thực hiện nhiệm vụ của họ Cuộc ĐTTT-LL ngày càng quyết liệt và phức tạp, Đảng luôn đòi hỏigiảng viên KHXH ở các NTQĐ không ngừng phấn đấu trưởng thành, trong đó có năng lực ĐTTT-LL;đồng thời lãnh đạo, tổ chức và tạo mọi điều kiện để đội ngũ giảng viên này phát triển
Giảng viên KHXH trong các NTQĐ là lực lượng xung kích, tiên phong trong việc truyền bá, bảo vệ
và phát triển hệ tư tưởng chính trị mác xít, đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ của quân đội; xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, nhất là về chính trị Để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHCN, Đảng và quân đội ta đã sử dụng tổng hợp các lực lượng, trong đó có những lực lượngchuyên trách, làm nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ có tính chuyên môn, nhiệp vụ Một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và quân đội ta là truyền bá, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởngcủa giai cấp công nhân, đường lối, quan điểm của Đảng, đánh bại các quan điểm sai trái, phản động củacác thế lực thù địch Trong công tác tư tưởng- lý luận, giảng viên KHXH ở các NTQĐ là một trong nhữnglực lượng chuyên trách, đi tiên phong trong lĩnh vực truyền bá, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng mác xít,đường lối của Đảng Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan các cấp và các nhà trườngtrong quân đội là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của giảng viên KHXH ở cácNTQĐ, quyết định sự trưởng thành, phát triển phẩm chất và năng lực của họ, nhất là trên lĩnh vực tưtưởng - lý luận
Sự phát triển năng lực ĐTTTLL của giảng viên KHXH chịu sự quy định của định hướng chính trị
-tư -tưởng trong công tác lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan các cấp và các NTQĐ được thể hiệntrên những nội dung chính sau đây:
Trang 37Một là, quy định số lượng và chất lượng giảng viên KHXH Cán bộ là “cái gốc” thành bại của công
việc Do đó, định hướng chính trị - tư tưởng trong công tác tổ chức của Đảng và các cấp lãnh đạo, chỉhuy trong quân đội và NTQĐ rất coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ cả về phẩmchất và năng lực, cả quân sự và chính trị, cả số lượng và chất lượng; chú trọng tuyển chọn, bồi dưỡng,
sử dụng, quản lý và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Phương châm xây dựng giảng viênKHXH (chủ thể của năng lực ĐTTT-LL) ở các NTQĐ không nằm ngoài những định hướng đó Các NTQĐđang tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của ĐUQSTƯ và đảng bộ quân đội (Nghị quyết 93, 94, Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VII ), các chỉ thị về công tác nhà trường, công tác tư tưởng - lýluận; trong đó tập trung chỉ đạo tổ chức tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng và chất lượnggiảng viên KHXH; bố trí và sử dụng ngày càng hợp lý, góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh của quânđội
Hai là, quy định phương hướng, mục tiêu, nội dung và hình thức ĐTTT-LL Hoạt động ĐTTT-LL
của giảng viên KHXH ở các NTQĐ mang tính tất yếu, thường xuyên Song nó phải căn cứ vào địnhhướng chính trị - tư tưởng và công tác lãnh đạo của Đảng và quân đội; tuân thủ nghiêm ngặt các địnhhướng, mục tiêu, phương hướng, nội dung và cụ thể hoá, vận dụng sáng tạo những hình thức ĐTTT-LLphù hợp với tình hình thực tế của nhà trường Định hướng chính trị - tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng vàcủa các cấp uỷ Đảng trong quân đội về ĐTTT-LL là kiên quyết bảo vệ CNM-LN, TTHCM và con đường đilên CNXH của nước ta; chống lại âm mưu DBHB của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động…Giảng viên KHXH ở các NTQĐ xác định nội dung ĐTTT-LL toàn diện, nhưng tập trung xoay quanh cácvấn đề đó, tổ chức, bố trí lực lượng triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo này Đối tượng ĐTTT-LL
là những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch và những quan điểm, nhận thức lệch lạctrong nội bộ Đảng và quân đội ta Mục tiêu cần chuyển tải cuộc ĐTTT-LL này không chỉ bó hẹp trongphạm vi cán bộ, học viên ở các NTQĐ mà còn tới toàn quân, cả ngoài quân đội Do đó, hình thức ĐTTT-
LL cần mở rộng trên các diễn đàn hội thảo khoa học lớn trong và ngoài quân đội, đăng tải trên cácphương tiện thông tin đại chúng, các sách, báo, tạp chí chuyên ngành Chính hoạt động này đã làm chogiảng viên KHXH ở các NTQĐ trưởng thành về chất trong ĐTTT-LL Năng lực ĐTTT-LL của họ mangđậm dấu ấn chi phối quyết định của định hướng chính trị - tư tưởng và công tác tổ chức
Ba là, quy định phương thức, phương pháp và biện pháp tiến hành ĐTTT-LL Trong quá trình
ĐTTT-LL, giảng viên KHXH ở các NTQĐ sử dụng phương thức, phương pháp và biện pháp ĐTTT-LLnhằm đạt được mục tiêu đề ra Mỗi giảng viên KHXH chủ động xác định nội dung, cách thức, biện phápĐTTT-LL ở từng thời điểm lịch sử cụ thể nhưng quyết định chi phối nhất là do định hướng chính trị - tưtưởng và công tác lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan các cấp và các nhà trường trong quânđội Bên cạnh những cách thức truyền thống, giảng viên KHXH còn sử dụng tổng hợp, linh hoạt cácphương pháp, phương thức và biện pháp ĐTTT-LL theo sự chỉ đạo, định hướng của Đảng và cơ quan
Trang 38các cấp; nâng dần trình độ, chất lượng và hiệu quả sử dụng các phương pháp, phương thức và biệnpháp ĐTTT-LL đó Ví dụ, hiện nay, giảng viên KHXH ở các NTQĐ cần đấu tranh với các quan điểm saitrái bằng tổng hợp các phương thức, biện pháp, thông qua các bài giảng, các hình thức dạy học, hội thảokhoa học; sử dụng phương pháp tuyên truyền miệng kết hợp với viết bài luận chiến, đăng tải trên cácsách, báo, tạp chí So với trước đây, việc sử dụng các phương thức, phương pháp và biện pháp ĐTTT-
LL của giảng viên KHXH đã có sự phát triển cả về tính phong phú lẫn độ sâu sắc
Bốn là, quy định xu hướng phát triển ngày càng cao năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở
các NTQĐ Dưới sự định hướng chính trị và công tác tổ chức của các cấp uỷ Đảng, người giảng viên
KHXH không những đã nhận thức đầy đủ trách nhiệm và bổn phận, đồng thời hình thành nhu cầu,nguyện vọng phấn đấu nâng cao năng lực ĐTTT-LL của mình; coi đó là lý tưởng, lẽ sống của người cán
bộ, đảng viên, trí thức và nhà giáo quân đội Đó là kết quả của quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiệngiáo dục, rèn luyện giảng viên KHXH qua các thế hệ Nó phản ánh trình độ, năng lực và phẩm chất cáchmạng cao cả và bền vững; được xây dựng trên cơ sở giác ngộ cao, có tình cảm, niềm tin và lý tưởngcộng sản; từ đó, tạo ra những bước nhảy vọt về chất cho phát triển năng lực ĐTTT-LL
Năm là, quy định hiệu quả ĐTTT-LL của giảng viên KHXH thông qua công tác tổ chức Công tác tổ
chức là một trong hai mặt công tác cơ bản của Đảng: công tác tư tưởng và công tác tổ chức, đó là côngtác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng và phát huy sức mạnh của các tổ chức này nhằm thựchiện thắng lợi đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng, biến sức mạnh chính trị - tinh thần thành sức mạnhvật chất, biến ý chí quyết tâm thành hành động cách mạng [89, tr 307] Công tác xây dựng giảng viênKHXH ở các NTQĐ về năng lực ĐTTT-LL là một công việc cụ thể của công tác tổ chức đó
Hoạt động ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ mang tính tự giác và được tổ chức chặtchẽ, không phải là những hoạt động tự phát, nhất thời Mọi hoạt động tiến hành ĐTTT-LL đều tuân theo
sự chỉ đạo và tổ chức của Đảng, quân đội và các nhà trường Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là pháplệnh Đồng thời, nhờ có sự định hướng và tổ chức thực hiện đó mà giảng viên KHXH ở các NTQĐ ĐTTT-
LL có chất lượng và hiệu quả cao, từng bước phát triển năng lực ĐTTT-LL của mình Thực tiễn cácNTQĐ cho thấy, ở đâu có sự chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ thì ở đó hoạt động ĐTTT-LL của giảng viên KHXHthu được nhiều thắng lợi, chất lượng và hiệu quả cao Học viện Chính trị Quân sự là một trong nhữngđiển hình tiên tiến về ĐTTT-LL Giảng viên KHXH Học viện dưới sự chỉ đạo, tổ chức chu đáo của các cấplãnh đạo, chỉ huy nên đã phát huy tốt khả năng, tinh thần trách nhiệm trong ĐTTT-LL không chỉ ở phạm vinhà trường mà còn mở rộng ra cả ngoài quân đội; góp phần to lớn và có hiệu quả cho cuộc ĐTTT-LL củaĐảng và quân đội, giáo dục- đào tạo cán bộ chính trị quân đội vững mạnh cả về phẩm chất và năng lực,giữ vững trận địa tư tưởng- lý luận của nhà trường và quân đội
Như vậy, sự phát triển năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ chịu sự quy định củađịnh hướng chính trị tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng và các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng
Trang 39và quân đội mà trực tiếp là các NTQĐ Sự quy định đó thể hiện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạtđộng ĐTTT-LL của giảng viên KHXH.
Nghiên cứu đặc điểm này có tác dụng chỉ đạo công tác xây dựng giảng viên KHXH ở các NTQĐ,trực tiếp là nâng cao năng lực ĐTTT-LL của họ; thấy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức của Đảng,quân đội và các nhà trường trong giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện giảng viên KHXH, nâng cao năng lựcĐTTT-LL của họ
1.2.2.2 Sự phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng - lý luận của giảng viên khoa học xã hội ở các
nhà trường quân đội phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực cá nhân giảng viên
Phẩm chất và năng lực cá nhân là toàn bộ những thuộc tính, khả năng chủ quan tạo thành nhâncách của chủ thể Phẩm chất và năng lực là những yếu tố cơ bản nói lên giá trị xã hội của con người làtài và đức
Năng lực ĐTTT-LL là một thuộc tính, một bộ phận quan trọng trong nhân cách của chủ thể, là mộtnăng lực cụ thể trong năng lực chung, toàn diện của chủ thể
Phẩm chất và năng lực của từng cá nhân giảng viên KHXH là thước đo khả năng, ưu thế và uy tíncủa người đó trong hoạt động thực tiễn, trong đó có năng lực ĐTTT-LL Năng lực này có tính độc lậpriêng, nhưng về cơ bản quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất và năng lực khác, phụ thuộc vào chúng Mỗi
sự thay đổi nâng cao hay hạ thấp các phẩm chất, năng lực trên đều ảnh hưởng trực tiếp tới năng lựcĐTTT-LL của từng giảng viên KHXH
Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ và quá trình rèn luyện, phát triển phẩm chấtnăng lực cá nhân từng giảng viên có mối quan hệ biện chứng Xét trong một cá nhân, thì năng lực ĐTTT-
LL chỉ là một bộ phận, một thành tố trong phẩm chất và năng lực của bản thân giảng viên đó Vì vậy,phẩm chất và năng lực cá nhân giảng viên KHXH đóng vai trò quyết định, chi phối năng lực ĐTTT-LL củachính họ Tất nhiên, năng lực ĐTTT-LL này có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đến phẩm chất vànăng lực của cá nhân từng giảng viên KHXH Năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐđược tập hợp bởi tổng thể các năng lực ĐTTT-LL của từng cá nhân giảng viên KHXH Năng lực ĐTTT-
LL của cá nhân từng giảng viên KHXH tốt thì mới tạo ra năng lực ĐTTT-LL tổng hợp tốt của đội ngũgiảng viên KHXH Tuy rằng, năng lực ĐTTT-LL của đội ngũ giảng viên KHXH không phải là phép cộngđơn thuần các năng lực ĐTTT-LL của từng cá nhân giảng viên Do đó, năng lực ĐTTT-LL của giảng viênKHXH ở các NTQĐ phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực cá nhân từng giảng viên KHXH
Sự phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân từng giảng viên KHXH thể hiện tập trung, chủ yếu ở
sự phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy lý luận, phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm chất tâm sinh lý và khả năng hoạt động thực tiễn; đồng thời nó quy định sự phát triển năng lực ĐTTT-LL của giảngviên KHXH ở các NTQĐ Đó là mối quan hệ biện chứng
Trang 40-Trong các năng lực chung, năng lực nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nănglực ĐTTT-LL Năng lực nhận thức là một bộ phận của năng lực chung của chủ thể, có mặt ở tất cả cáclĩnh vực hoạt động của chủ thể, là sự giao thoa của các năng lực cụ thể khác, như năng lực ĐTTT-LLcủa người giảng viên KHXH có năng lực nhận thức Năng lực đó giúp người giảng viên KHXH nhanhchóng phát hiện, nhận thức đúng bản chất vấn đề, huy động kiến thức, lựa chọn phương án, tiến hànhphê phán các quan điểm sai trái, phản động.
Năng lực chuyên môn cũng ảnh hưởng lớn tới phát triển năng lực ĐTTT-LL của người giảng viênKHXH ở các NTQĐ Năng lực chuyên môn là tổng hợp những phẩm chất, khả năng của chủ thể để thựchiện nhiệm vụ Năng lực chuyên môn của giảng viên KHXH được thể hiện thông qua giảng dạy, nghiêncứu khoa học, nắm vững kiến thức KHXH, môn học mình đảm nhiệm, hiểu quá trình hình thành, pháttriển các tư tưởng lý luận, các trường phái liên quan và cuộc đấu tranh bảo vệ chân lý, khả năng diễn đạt
lý luận, sử dụng ngôn ngữ Thông thường, năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ diễn
ra đan xen trong các hình thức dạy học, nghiên cứu khoa học, phụ thuộc vào chất lượng các hình thứchoạt động đó Vì thế, phát triển năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH ở các NTQĐ không tách rời vớinâng cao năng lực chuyên môn của người giảng viên đó
Năng lực hoạt động thực tiễn cũng chi phối sự phát triển năng lực ĐTTT-LL của giảng viên KHXH
ở các NTQĐ Các nhà kinh điển mác xít đánh giá cao vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và hoạtđộng của con người Quá trình trải nghiệm thực tiễn sẽ làm cho người giảng viên KHXH ngày càng pháttriển, hoàn thiện cả về nhận thức, nhân cách cũng như các năng lực khác, trong đó có năng lực ĐTTT-
LL Năng lực ĐTTT-LL của đội ngũ giảng viên không thể phát triển nếu không dựa vào năng lực hoạtđộng thực tiễn, vào quá trình trải nghiệm thực tiễn của cá nhân từng giảng viên Vì vậy, việc đưa giảngviên KHXH ở các NTQĐ vào thực tiễn hoạt động chuyên môn, ĐTTT-LL và các lĩnh vực phức tạp củaquân đội có tác dụng rất tốt trong xây dựng, rèn luyện và phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện,nâng cao năng lực ĐTTT-LL của họ
Cùng với năng lực, phẩm chất cá nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng đến phát triển năng lựcĐTTT-LL của giảng viên KHXH Phẩm chất cá nhân giảng viên KHXH bao gồm nhiều bộ phận, trong đóquan trọng nhất là: phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức
Phẩm chất chính trị của người giảng viên KHXH ở các NTQĐ thể hiện ở lập trường tư tưởng, bảnlĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì CNXH… Phẩm chất chính trị là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quân đội cáchmạng, đặc biệt là đối với giảng viên KHXH hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Chính trị là linh hồn,chuyên môn là cái xác Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn”[64,tr 492] Chỉ
có phẩm chất chính trị tốt, người giảng viên KHXH mới nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước yêucầu nhiệm vụ mới, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, luôn