1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ bồi DƯỠNG NĂNG lực NGHIÊN cứu KHOA học CHO học VIÊN đào tạo GIẢNG VIÊN KHOA học xã hội NHÂN văn ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN đội HIỆN NAY

101 896 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 875,5 KB

Nội dung

Ngày nay, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đất nước, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường quân đội đòi hỏi phải coi trọng hoạt động NCKH.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trước yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước đất nước, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổquốc, xây dựng quân đội và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trongnhà trường quân đội đòi hỏi phải coi trọng hoạt động NCKH

Nghiên cứu khoa học ở nhà trường quân đội có vai trò quan trọnggóp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của đất nước, nghiêncứu phát triển lý luận, xây dựng quân đội về chính trị, đấu tranh chống các

tư tưởng sai trái, thù địch, bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng, nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo, làm cơ sở nâng cao tri thức cho cán bộ, học viên,khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường quân đội

Nghiên cứu khoa học là yêu cầu khách quan, là một trong hai nhiệm vụ chínhtrị trọng tâm của các học viện, nhà trường, đối với tất cả các cấp học, bậc học Bồidưỡng năng lực NCKH cho học viên nhằm vừa phục vụ trực tiếp cho học tập, vừa rènluyện phương pháp, kỹ năng nghiên cứu, nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực tưduy, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, NCKH và hình thành các phẩm chất cần thiếtkhác của cán bộ trong thời gian học tập tại trường, làm cơ sở cho học viên sau khi ratrường có năng lực NCKH, gắn lý luận với thực tiễn, hoàn thành mọi nhiệm vụ đượcgiao

Học viên viên đào tạo giảng viên KHXHNV trong nhà trường quân đội làlực lượng có vị trí, vai trò quan trọng trực tiếp tác động đến chất lượng, hiệu quảgiáo dục đào tạo và NCKH ở nhà trường quân đội Lực lượng này sau khi ratrường sẽ trở thành các giảng viên, cán bộ khoa học của quân đội ở các học viện,nhà trường, là người trực tiếp giảng dạy, NCKH, hướng dẫn học viên NCKH và

sẽ là lực lượng chủ yếu đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sau này

Trang 2

Trong những năm qua nhà trường quân đội thường xuyên quan tâmbồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên nói chung, học viên đào tạo giảngviên KHXHNV nói riêng Vì vậy, hoạt động NCKH của học viên được đẩymạnh, chất lượng hoạt động NCKH được nâng lên, đã có nhiều công trìnhNCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở các nhà trường quân độiđạt giải cao trong hoạt động NCKH, phát triển công nghệ, “Tuổi trẻ sáng tạo”của quân đội, quốc gia và được ứng dụng vào quá trình giáo dục đào tạo, nângcao chất lượng giáo dục đào tạo, NCKH của nhà trường quân đội.

Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đàotạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội còn nhiều hạn chế và bấtcập như: chưa được tiến hành thường xuyên; tổ chức hoạt động NCKH vẫnmang tính phong trào; chưa có những nội dung chuyên biệt; hình thức chưa

đa dạng; nội dung nghiên cứu chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầunhiệm vụ Dẫn tới, một số công trình chất lượng nghiên cứu chưa cao, hiệuquả ứng dụng còn hạn chế Năng lực NCKH của học viên đào tạo giảngviên KHXHNV còn bộc lộ nhiều hạn chế như: còn lúng túng trong lựachọn đề tài nghiên cứu; triển khai nghiên cứu đề tài; sử dụng phương phápNCKH, trong tổ chức khảo sát thực tiễn, xử lý thông tin; trong triển khai

phân công lực lượng viết đề tài; trong phối hợp nghiên cứu Vì vậy, “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay” là vấn đề có ý

nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Những năm gần đây có nhiều công trình, đề tài, luận văn và các bài viếtcủa các tác giả trong và ngoài quân đội đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ giảngviên KHXHNV, năng lực NCKH của học viên nói chung và bồi dưỡng năng lựcNCKH của học viên trong các nhà trường quân đội nói riêng

Trang 3

* Về xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học trong quân đội có các công trình tiêu biểu như:

Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng: “Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong quân đội hiện nay” do PGS, TS Vũ Quang Đạo

làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007; Đề tài nhánh trong Chương trình KX-HV

03 của Học viện Chính trị quân sự về: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” do TS Nguyễn Quang Phát làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007; Đề tài cấp Học viện Chính trị quân sự: “Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” do TS, Nguyễn Xuân Trường làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007; Đề tài cấp Đề tài cấp Học viện Chính trị quân sự: “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” do TS Phạm Xuân Mát làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2008.

Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu làm sáng tỏ những nộidung cơ bản liên quan đến hoạt động giáo dục, đào tạo, vai trò của NCKH,xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học KHXHNV, mối quan hệgiữa giáo dục, đào tạo và NCKH Từ đó đặt ra những yêu cầu trong côngtác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo, NCKH ở nhàtrường quân đội trong giai đoạn hiện nay Đề xuất một số giải pháp cơ bảnxây dựng đội ngũ giảng viên KHXHNV, bồi dưỡng kiến thức, tư duy khoahọc, kỹ năng NCKH cho đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các nhà trườngquân đội trong giai đoạn hiện nay

Tuy nhiên trong các công trình trên chưa có công trình nào đề cậpđến hoạt động NCKH, bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên, nhất là họcviên đào tạo giảng viên KHXHNV trong nhà trường quân đội

Một số luận văn tiêu biểu như: Võ Bá Dương (2003), “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Trường sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin hiện nay”, luận

Trang 4

văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, bảo vệ tại Học viện Chính trị quân sự;

Nguyễn Văn Tháp (2007)“ Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay” luận văn

thạc sĩ Khoa học Chính trị bảo vệ tại Học viện Chính trị quân sự

Các luận văn ở góc độ tiếp cận khác nhau đã phân tích làm rõ cơ sở lýluận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, trong đó, đặc biệt đi sâu làm rõ một số quanniệm, vị trí, vai trò, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng độingũ giảng viên KHXHNV trong nhà trường quân đội Trên cơ sở đó xác địnhphương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng xâydựng đội ngũ giảng viên KHXHNV trong các nhà trường quân đội nói chung vàđội ngũ giảng viên KHXHNV ở Học viện Chính trị quân sự (nay là Học việnChính trị) nói riêng dưới nhiều khía, cạnh cấp độ khác nhau và hướng tiếp cận,nghiên cứu khác nhau.Làm rõ đặc điểm hoạt động NCKH của giảng viên ở Họcviện Chính trị quân sự, đồng thời đề ra những giải pháp cơ bản để giải quyết mốiquan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH, đổi mới tổ chức hoạt động

sư phạm, đưa yếu tố khoa học xâm nhập sâu vào hoạt động giảng dạy các mônKHXHNV và xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêucầu của quân đội nói chung và yêu cầu của các nhà trường quân đội nói riêng

Một số bài viết của các tác giả Trần Danh Bích “Vai trò của lãnhđạo, chỉ huy đối với hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị

quân sự”, trong cuốn sách “Một số vấn đề về công tác khoa học ở Học viện Chính trị quân sự”, Nxb QĐND, Hà Nội 2000; Lê Quý Trịnh “Tạo bước

chuyển mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện theo tinh thần

Nghị quyết Đại hội IX”, trong cuốn “Quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào dạy-học và nghiên cứu khoa học”, Nxb QĐND, Hà Nội 2002; Lê

Minh Vụ “ Quy trình đánh giá năng lực sư phạm quân sự của đối tượng

tuyển chọn đào tạo giảng viên hiện nay” Nxb Chính trị-Hành chính, Hà

Trang 5

Nội, 2009 Đã làm rõ đặc điểm của hoạt động NCKH, mối quan hệ chặt chẽgiữa hoạt động giáo dục đào tạo cán bộ chính trị với giảng viên KHXHNV.

Đi sâu nghiên cứu lĩnh vực khoa học quân sự và nghiên cứu các vấn đề lýluận cơ bản trong lĩnh vực KHXHNV, nâng cao chất lượng giáo dục đàotạo Các tác giả đều khẳng định hoạt động khoa học ở HVCT quân sự làmột bộ phận đặc thù của hoạt động KHXHNV gắn liền với công tác tưtưởng, lý luận của quân đội

* Về bồi dưỡng năng lực, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho học viên

Đề tài khoa học cấp hệ Sau đại học: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học viên Hệ Đào tạo sau đại học ở học viện chính trị quân sự hiện nay” do Thạc sĩ Dương Quang Bích làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2004;

Đề tài cấp khoa: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” do Thạc sĩ

Nguyễn Văn Phúc làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2009 Các đề tài đã đề cậpđến một số vấn đề lý luận, thực tiễn, đưa ra khái niệm về nâng cao chấtlượng NCKH của học viên đào tạo sau đại học và học viên đào tạo chính trịviên ở HVCT, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao chất lượng NCKH cho học viên Tuy nhiên, cho tới naychưa có công trình nào nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực NCKH cho họcviên đào tạo giảng viên KHXHNV một cách hệ thống dưới góc độ khoahọc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Lan (2004), "Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo bậc đại học ở Trường sĩ quan Lục quân II hiện nay" luận văn thạc sĩ Triết học, bảo vệ tại Học viện

Chính trị quân sự đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn vấn đề phát triểnnăng lực NCKH của học viên đào tạo bậc đại học ở Trường Sĩ quan Lục quân 2

Trang 6

đó là: quá trình không ngừng vươn lên chiếm lĩnh tri thức khoa học, nâng caophương pháp tư duy và khả năng vận dụng linh hoạt sáng tạo tri thức khoa họcvào phát triển và giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh trongquá trình học tập, rèn luyện ở trường cũng như trên cương vị công tác sau này.Theo tác giả, cấu trúc năng lực NCKH bao gồm trình độ tri thức, phương pháp

tư duy và khả năng sáng tạo của con người được sử dụng trong việc phát hiện vàgiải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường Sĩquan Lục quân 2 Trên cơ sở cấu trúc tác giả đã đưa ra tính qui luật về phát triểnnăng lực NCKH của học viên là phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của giảngviên và nhân tố chủ quan của người học viên trong quá trình học tập tại nhàtrường Từ đó, thấy được tình hình phát triển năng lực NCKH của học viên và đề

ra giải pháp để nâng cao năng lực NCKH cho học viên ở Trường Sĩ quan Lụcquân 2, đáp ứng tình hình nhiệm vụ của quân đội hiện nay

Một số bài viết của các tác giả: Vũ Quang Đạo “Kết hợp chặt chẽ giữahọc tập và nghiên cứu khoa học - một phương thức gắn học với hành của học

viên ở Học viện Chính trị quân sự”, Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị quân sự,

số 6 (64) 2000; Lê văn Làm “ Phát huy tính độc lập suy nghĩ và sáng tạo trongnghiên cứu khoa học của học viên ở Học viện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội

Đảng IX”, trong cuốn “ Quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng vào dạy-học

và nghiên cứu khoa học”, Nxb.QĐND, Hà Nội 2002; Nguyễn Văn Điều “ Phát

huy vai trò nghiên cứu khoa học của đội ngũ chính trị viên trong tình hình mới”,

Thông tin khoa học xã hội và nhân văn quân sự, số 109 (01-02/2007); Nguyễn

Văn Phúc “Một số giả pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học

viên ở Trường Sĩ quan Chính trị”, Tạp chí giáo dục lý luận chính trị quân sự, số

(119) -2010 Đã tiếp cận nghiên cứu, luận giải một cách khá toàn diện về cơ sở,nội dung, yêu cầu và giải pháp xây nâng cao chất lượng NCKH của học viên đàotạo chính uỷ, chính trị viên ở HVCT và TSQCT Đi sâu nghiên cứu lĩnh vực

Trang 7

khoa học quân sự và nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản trong lĩnh vựcKHXHNV, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Các tác giả đều khẳng địnhhoạt động khoa học ở HVCT và TSQCT là hoạt động có vị trí, vai trò quân trọnggóp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, NCKH ở nhà trường quân đội Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng NCKH, bồi dưỡng năng lực NCKHtrong nhà trường quân đội, của đội ngũ giảng viên, học viên đào tạo Chính trị viên, sĩquan chỉ huy cấp phân đội, học viên đào tạo sau đại học được đầu tư nghiên cứu vàđạt được những kết quả quan trọng, có những đóng góp về khoa học Tuy nhiên, chođến nay vẫn chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu

về bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhàtrường quân đội dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy,luận văn không trùng lặp với các công trình đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Mục đích: Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn năng

lực NCKH và bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên trên cơ sở đó đề xuấtnhững giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạogiảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội hiện nay

* Nhiệm vụ: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực NCKH

và bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ởnhà trường quân đội Đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng năng lực NCKHchoG8 học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội Đề xuấtnhững giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảngviên KHXHNV ở nhà trường quân đội hiện nay

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: bồi dưỡng năng lực NCKH cho

học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội

Trang 8

* Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng

năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở HVCT vàTSQCT

Đối tượng điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu là học viênđào tạo giảng viên KHXHNV; giảng viên, cán bộ khoa học, cán bộ quản lýgiáo dục đào tạo và quản lý khoa học; đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý họcviên; đồng thời kết hợp thu thập tài liệu về học viên đào tạo giảng viênKHXHNV và hoạt động NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

ở HVCT và TSQCT

Số liệu, tài liệu phục vụ cho luận văn được giới hạn từ năm 2000 đến nay

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu luận văn

* Cơ sở lý luận, thực tiễn

Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềgiáo dục đào tạo, NCKH; các Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương,chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, quy định của

Bộ Giáo dục-Đào tạo về công tác giáo dục, đào tạo, NCKH trong các học viện,nhà trường quân đội

Cơ sở thực tiễn là toàn bộ hoạt động giáo dục, đào tạo, NCKH của

HVCT và TSQCT; năng lực NCKH và hoạt động bồi dưỡng năng lực NCKHcho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở HVCT và TSQCT hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu củacác chuyên ngành KHXHNV và phương pháp của Khoa học xây dựngĐảng Cộng sản Việt Nam, trong đó tập trung vào một số phương pháp

cơ bản sau:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 9

Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá các nguồn tài liệu

liên quan đến lĩnh vực bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạogiảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội hiện nay, nhằm khai thác cóhiệu quả các thông tin cần thiết, cập nhật và hướng nghiên cứu mới để xâydựng cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài Sử dụng phương pháp lôgic-lịch

sử, so sánh, tổng kết thực tiễn nhằm đánh giá một cách toàn diện, hệthống quá trình bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảngviên KHXHNV trong những năm qua, rút ra những vấn đề có tính nguyêntắc, những yêu cầu, những kinh nghiệm và những định hướng trong bồidưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV trongnhững năm tới

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát thực tiễn: Thông qua hoạt động giảng dạy, NCKH,

quan sát, theo dõi hoạt động bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạogiảng viên KHXHNV, kết quả NCKH, chất lượng các sản phẩm NCKH của họcviên ở HVCT và TSQCT bằng nhiều hình thức, thời điểm khác nhau

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tiến hành khảo sát bằng 200

mẫu phiếu in sẵn, với 100 học viên, 100 giảng viên và cán bộ quản lý họcviên ở HVCT và TSQCT Nội dung tìm hiểu thực trạng năng lực NCKH vàhoạt động bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viênKHXHNV

Phương pháp toạ đàm: Tiến hành trao đổi với một số giảng viên

KHXHNV trực tiếp giảng dạy cho học viên, cán bộ quản lý học viên và một sốnhóm học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở HVCT và TSQCT các năm,thuộc các khoá đào tạo Nhằm tìm hiểu về hoạt động NCKH, những thuận lợi,khó khăn, kết quả và hạn chế vướng mắc về cơ chế, chính sách, quản lý, chỉđạo hoạt động khoa học nói chung, NCKH của học viên nói riêng

Trang 10

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ, xin ý kiến của một số

đồng chí cán bộ chủ trì Phòng đào tạo, Phòng Khoa học, công nghệ vàmôi trường, Phòng Chính trị, một số giảng viên và cán bộ khoa học cókinh nghiệm ở HVCT và TSQCT về năng lực NCKH và bồi dưỡng nănglực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV hiện nay

Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Để đo lường, phân tích và xử

lý các số liệu điều tra, đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu

5 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần quan trọng làm sáng tỏ nhữngvấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn năng lực NCKH của học viên; bồidưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhàtrường quân đội hiện nay Trên cơ sở đó giúp cho các cấp uỷ, cán bộ chủtrì, đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học ở các nhà trường quân đội địnhhướng cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực toàndiện, nhất là năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

ở nhà trường quân đội hiện nay

Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,học tập, NCKH ở các nhà trường quân đội

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, (4 tiết), danh mục tài liệutham khảo và phần phục lục

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG

QUÂN ĐỘI

1.1 Năng lực nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội

1.1.1 Học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn và hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội

* Quan niệm về học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Học viên, sinh viên là danh từ chỉ những người đang học trong các nhàtrường quân sự và dân sự Sinh viên là danh từ sử dụng rộng rãi chỉ những ngườiđang học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề còn học viên là danh

từ chỉ đối tượng người học trong nhà trường quân đội ở tất cả các cấp học, bậc họcđang học tập, rèn luyện, NCKH theo mô hình, mục tiêu đào tạo của quân đội Với

phương pháp tiếp cận này có thể quan niệm: học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

ở nhà trường quân đội là: những sĩ quan, hạ sỹ quan, được tuyển chọn chặt chẽ về lai lịch chính trị, phẩm chất, năng lực, xu hướng nghề nghiệp, năng khiếu sư phạm;

đã trúng tuyển qua các kì thi, đang được đào tạo tại các nhà trường quân đội theo

mô hình, mục tiêu đào tạo người giảng viên KHXHNV, sau khi ra trường đáp ứng yêu cầu của người giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội

Đối tượng học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quânđội hiện nay gồm đào tạo giảng viên cấp phân đội và giảng viên cấp trungđoàn Học viên đào tạo giảng viên KHXHNV cấp phân đội là những hạ sĩquan, chiến sĩ là học viên đã học hết năm thứ nhất chương trình đào tạo chính

Trang 12

trị viên ở Học viện Chính trị quân sự (hiện nay ở Trường Sĩ quan Chính trị)được lựa chọn về lai lịch chính trị, phẩm chất, năng lực, kết quả học tập, xuhướng nghề nghiệp làm giảng viên KHXHNV, phải qua đợt thi tuyển, nhữngđồng chí trúng tuyển sẽ đào tạo theo chương trình 4 năm, khi tốt nghiệp sẽđược phong quân hàm sĩ quan, được điều động về các trường sĩ quan, cáctrường quân sự của các quân khu, quân đoàn làm giảng viên KHXHNV

Học viện đào tạo giảng viên KHXHNV cấp trung đoàn, là những sĩquan, đã được đào tạo cơ bản tại các trường sĩ quan, trong đó một bộ phận đã

là giảng viên KHXHNV ở các nhà trường quân, một bộ phận là cán bộ chínhtrị cấp phân đội, trợ lý cơ quan chính trị cấp trung đoàn và tương đương(riêng đào tạo giảng viên chuyên ngành CTĐ, CTCT phải qua chức vụ chínhtrị viên tiểu đoàn và tương đương) được lựa chọn về phẩm chất chính trị, đạođức, phẩm chất nghề nghiệp sư phạm quân sự, có năng lực công tác tốt, cónguyện vọng trở thành người giảng viên KHXHNV, có độ tuổi phù hợp vớiLuật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Những sĩ quan này trải qua đợt thituyển theo quy định của Bộ Quốc phòng Sau khi trúng tuyển, được đào tạo 2năm tại HVCT, khi ra trường sẽ được điều về làm giảng viên KHXHNV ỏ cácHọc viện, các trường sĩ quan trong quân đội

Các chuyên ngành đào tạo giảng viên KHXHNV ở HVCT và TSQCTgồm có: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hộikhoa học; Tâm lý học quân sự; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; CTĐ,CTCT;

Tư tưởng Hồ Chí Minh; Sư phạm quân sự Số lượng học viên của các chuyênngành đào tạo giảng viên KHXHNV phụ thuộc vào chỉ tiêu chiêu sinh hàngnăm của Bộ Quốc phòng Căn cứ vào mô hình, mục tiêu đạo giảng viênKHXHNV cấp phân đội và cấp trung đoàn mà các nhà trường xác định nộidung, chương trình đào tạo cho phù hợp

Trang 13

Như vậy, chất lượng đầu vào của học viên đào tạo giảng viên KHXHNVcấp trung đoàn và cấp phân đội có chênh lệch khá lớn về tuổi quân, tuổi đời, trình

độ học vấn, năng lực sư phạm, năng lực NCKH, kinh nghiệm cuộc sống, hoạt độngquân sự, nhất là kinh nghiệm nghề nghiệp giảng viên KHXHNV Điều đó sẽ tácđộng trực tiếp đến kết quả học tập, NCKH của học viên trong thời gian học tập tạitrường Vì vậy, trong thời gian học tập tại trường, học viên đào tạo giảng viênKHXHNV sẽ được nhà trường quân đội được trang bị hệ thống kiến thức rất cơbản, toàn diện, gồm các môn lý luận cơ bản, các môn cơ sở và chuyên ngành, cácmôn quân sự, ngoại ngữ, tin học truyền thụ những kinh nghiệm nghề nghiệp sưphạm quân sự, bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, năng lực NCKH đủ sứchoàn thành nhiệm vụ người giảng viên KHXHNV sau khi ra trường

Trong thời gian học tập tại trường, học viên đào tạo giảng viênKHXHNV được giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, phẩmchất đạo đức cách mạng, phẩm chất tâm lý, phẩm chất nghề nghiệp sư phạmquân sự, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống phẩm chất nhân cách nhà giáo,cán bộ, sĩ quan quân đội thực sự chuẩn mực, làm tấm gương cho học viênnoi theo sau khi ra trường

Với cương vị là học viên đào tạo giảng viên KHXHNV, dù là học viênđào tạo giảng viên cấp phân đội hay cấp trung đoàn đều phải thực hiện tốt chứctrách, nhiệm vụ của người quân nhân, người học viên, trong đó nhiệm vụ chínhtrị trung tâm là học tập và NCKH Đây là một đặc điểm về nhiệm vụ của họcviên đào tạo giảng viên KHXHN Bởi vì, hoạt động giảng dạy và NCKH lànhiệm vụ song hành trong hoạt động nghề nghiệp của người giảng viênKHXHNV, hoạt động NCKH trước hết phục vụ cho công tác giảng dạy, nângcao chất lượng bài giảng, biên soạn giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập,hướng dẫn học viên NCKH, xây dựng luận văn tốt nghiệp thực hiện nhiệm

vụ NCKH của khoa, nhà trường quân đội, quốc gia

Trang 14

Trong thời gian học tập tại trường, học viên đào tạo giảng viênKHXHNV phải thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH, góp phần vào thực hiệnnhiệm vụ NCKH của nhà trường NCKH của học viên là yêu cầu trong môhình, mục tiêu đào tạo người giảng viên KHXHNV, là nhiệm vụ mà cấp uỷ,

tổ chức đảng phải lãnh đạo học viên hoàn thành tốt Hoạt động NCKHkhông chỉ là nhiệm vụ mà còn là thời cơ, điều kiện thuận lợi để người họcviên trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm NCKH, là cơ

sở thực tiễn quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ NCKH sau này trên cương

vị người giảng viên KHXNHV

Trong quá trình đào tạo tại nhà trường quân đội, học viên đào tạo giảngviên KHXHNV được trang bị, bồi dưỡng kiến thức, lý luận rất cơ bản, trong đó

có cả lý luận, phương pháp NCKH Đây là điều kiện rất thuận lợi để học viêntham gia vào hoạt động NCKH, nâng cao năng lực NCKH và các kỹ năngkhác một cách cơ bản, toàn diện và chuyên sâu NCKH của học viên thực chất làquá trình vận dụng những kiến thức, hệ thống lý luận cơ bản, cơ sở và lý luậnchuyên ngành nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra Vì vậy, nếu khôngnắm được kiến thức, lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngành thì không thể tiếnhành NCKH có hiệu quả, nhất là nghiên cứu KHXHNV

Tất nhiên, hệ thống kiến thức, lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngànhtrang bị cho học viên theo một quy trình đào tạo, được thiết kế trong chươngtrình đào tạo toàn khoá Vì vậy, cùng với quá trình đào tạo, năng lực NCKH củahọc viên đào tạo giảng viên KHXHNV ngày càng được nâng lên, kết quả NCKHngày càng cao hơn Riêng với học viên đào tạo giảng viên KHXHNV cấp trungđoàn, hệ thống kiến thức, lý luận cơ bản cơ sở, chuyên ngành được bổ sung, pháttriển trong thời gian làm giảng viên ở các nhà trường quân đội, đồng thời cònđược tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tiễn NCKH trong quá trình hoạt động Vì

Trang 15

vậy, học viên đào tạo giảng viên KHXHNV cấp trung đoàn có năng lực NCKHcao hơn học viên đào tạo giảng viên KHXHNV cấp phân đội

Tham gia NCKH của học viên đào tạo đào tạo giảng viên KHXHNV

là một nhiệm vụ đồng thời là phong trào thi đua sôi nổi của học viên, đây lànét đặc thù hoạt động NCKH ở các nhà trường quân đội Thực tiễn cho thấynếu kết hợp tốt giữa nhiệm vụ với phong trào bằng các hình thức tổ chức phùhợp, xây dựng thái độ, trách nhiệm, động cơ NCKH của học viên sẽ tác độngtích cực đến chất lượng NCKH của học viên, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục đào tạo, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, thường xuyên ở đơn vị

Tuy nhiên, NCKH là hoạt động sáng tạo, khám phá chân lý khoa học,

vì thế NCKH đối với học viên đào tạo giảng viên KHXHNV vẫn là vấn đề mới

và khó, nhất là đối học viên đào tạo giảng viên KHXHNV cấp phân đội Bởi lẽ,hoạt động NCKH phải có điều kiện và môi trường, năng lực NCKH phải đượctrải nghiệm củng cố và phát triển trong thực tiễn hoạt động khoa học Vì thế,khi về trường đào tạo giảng viên KHXHNV, mặc dù đã được trang bị mộtlượng kiến thức lý luận cơ bản, nhưng chưa đạt đến độ sâu sắc, hơn nữa kinhnghiệm thực tế, sự trải nghiệm trong cuộc sống xã hội và hoạt động quân sựchưa nhiều, nhất là chưa tiếp xúc nhiều với hoạt động NCKH, chưa có kinhnghiệm trong NCKH Vì vậy, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng năng lựcNCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV cần tính đến đặc điểm này

* Đặc điểm hoạt động NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội

Thứ nhất, luôn gắn liền với thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện và các nhiệm vụ khác được giao

Trong quá trình đào tạo ở nhà trường quân đội, nhiệm vụ, nội dung vàthời gian học tập của học viên được kế hoạch hoá cụ thể và quản lý chặt chẽphản ánh ở lịch huấn luyện hàng ngày, hàng tuần, học kỳ, năm học và mang

Trang 16

tính pháp lệnh Nội dung học tập gồm nhiều môn, lượng kiến thức cần ghi nhớ

xử lý rất lớn Hình thức dạy học đa dạng, với những mục tiêu, yêu cầu cao vàcách thức tiến hành phong phú; quản lý chất lượng, thời gian, kỷ luật học tậpchặt chẽ tạo nên ở người học viên luôn có sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực.Trong khi đó học viên đào tạo giảng viên KHXHNV vừa phải tham gia xâydựng đơn vị và tham gia nhiều hoạt động khác như: các hoạt động thi đua, vănhoá văn nghệ, thể thao, hành quân rèn luyện, lao động tăng gia sản xuất cảithiện đời sống, đồng thời sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác trên giao nhưsẵn sàng chiến đấu, phòng chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạt lật đổ, cứu hộ,cứu nạn, phòng chống thiên tai…Các chế độ trong ngày được duy trì một cáchchặt chẽ theo đúng điều lệnh, điêu lệ của quân đội

Trong khi đó hoạt động khoa học của học viên cần có thời gian nhấtđịnh để triển khai nhiệm vụ, thu thập tư liệu, tài liệu, xử lý thông tin, để tư duy,suy ngẫm, để có sáng tạo, đóng góp mới về khoa học Không chủ động dànhmột quỹ thời gian cần thiết để thực hiện quy trình, nội dung NCKH thì sẽ rấtkhó hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao, đảm bảo tiến độ

Hai là, trong môi trường sư phạm, có sự giúp đỡ của giảng viên, cán bộ khoa học

Trong nhà trường quân đội hoạt động NCKH diễn ra sôi nổi, rộngkhắp, luôn gắn liền với phong trào học tập và các phòng trào thi đua, các cuộcthi Do đó, đã tạo ra bầu không khí tâm lý thoả mái, mọi người đều tựnguyện, hăng hái và có trách nhiệm trong NCKH

Quá trình NCKH của học viên thường xuyên đặt dưới sự lãnh đạo trựctiếp của đảng uỷ các hệ, tiểu đoàn; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chínhtrị, cơ quan quản lý giáo dục đào tạo, Phòng Khoa học, công nghệ và môitrường, đặc biệt luôn được đội ngũ giảng viên ở các khoa KHXHNV, cán bộkhoa học trong nhà trường định hướng, giúp học viên thực hành nhiệm vụNCKH Đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ

Trang 17

đạo, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch NCKH cho học viên, thường xuyênphối hợp với phòng khoa học công nghệ môi trường và các khoa giáo viên đểhợp đồng với cán bộ, giảng viên hướng dẫn khoa học cho học viên

Thứ ba, điều kiện cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho NCKH được nâng lên đáng kể, ngày càng hiện đại

Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học vàcông nghệ, được sự đầu tư của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, cơ sở vậtchất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giáo dục đào tạo và NCKH ởnhà trường quân đội được nâng lên và ngày càng hiện đại, góp phần quantrọng trong việc cung cấp thông tin, khai thác các nguồn tư liệu, tài liệutham khảo đa dạng, phong phú và cập nhật, trong việc trao đổi thông tinkhoa học, rút ngắn thời gian nghiên cứu, trong việc xã hội hoá và ứngdụng kết quả NCKH một cách nhanh chóng, hiệu quả Hiên nay, với sựphát triển của máy vi tính, thư viện điện tử, mạng thông tin nội bộ(LAN), mạng thông tin khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng(MISTEN), Internet tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động NCKH

cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Đồng thời, trong điều kiện kinh tế thi trường, các ấn phẩm khoa họcnói chung, KHXHNV nói riêng được phát hành rộng rãi với sự đa dạng,phong phú về thể loại, cả trong nước và ngoài, cho phép học viên có thểtiếp cận rất nhanh chóng các kết quả nghiên cứu mới nhất để có thể tiếpthu, vận dụng trong quá trình NCKH của mình

Thư tư, chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, khả năng xã hội hoá rất cao

Chịu sự chi phối bởi mô hình, mục tiêu đào tạo, đặc điểm của học viênđào tạo giảng viên KHXHNV và tính chất hoạt động NCKH của nhà trườngquân đội, do đó hoạt động NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNVchủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, thực chất là vận dụng các kiến thức lý luậnđược trang bị trong nhà trường để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong

Trang 18

hoạt động giáo dục đào tạo, xây dựng nhà trường, hoặc những vấn đề đặt ratrong quân đội, trong xã hội liên quan đến lý luận chuyên ngành.

Chính vì thế hình thức NCKH của học viên đào tạo giảng viênKHXHNV chủ yếu là đề tài cấp hệ, (cấp tiểu đoàn), một số ít đề tài cấp cơ sở,hội thảo, toạ đàm khoa học, viết bài báo khoa học, tiểu luận, chuyên đề khoahọc, luận văn tốt nghiệp Vì vậy, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vàonhiệm vụ học tập, xây dựng đơn vị rất cao

Thứ năm, hoạt động NCKH của học viên được đảm bảo từ nguồn kinh phí của nhà trường

Nghiên cứu khoa học của học viên nói chung, học viên đào tạo giảng viênKHXHNV nói riêng không nằm trong danh mục sử dụng kinh phí nhà nước, mà

do từng nhà trường quân đội tự cân đối, đảm bảo từ kinh phí khoa học chung củanhà trường, sự hỗ trợ của các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên từ quỹ vốn của đơn

vị và phần lớn do các nhóm đề tài tự trang trải bằng kinh phí của các thành viên.Ngoài việc sử dụng cơ sở hệ thống thư viện, công nghệ thông tin và hệ thốngdịch vụ in ấn ban đề tài và các thành viên tự đảm bảo kinh phí Đây cũng là mộtvấn đề đang đặt ra đối với hoạt động NCKH của học viên, cũng như bồi dưỡngnăng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV hiện nay và trongnhững năm tới

1.1.2 Năng lực nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội

* Quan niệm năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

- Quan niệm chung về năng lực và năng lực nghiên cứu khoa học

Năng lực theo Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: là “ Khả năng, điều

kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”, “ Là

Trang 19

phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào

đó với chất lượng cao.” [40, tr.639]

Bàn về năng lực lao động của con người, C Mác viết: "Chúng tôihiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất

và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và đượcngười đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nàođó"[27, tr.251] Tư tưởng trên của C Mác là cơ sở phương pháp luận choviệc nhận thức đúng đắn về bản chất của năng lực và năng lực nghiên cứukhoa học của mỗi con người

Các quan niệm trên tuy góc độ tiếp cận có khác nhau, phụ thuộc vào phạm

vi, chức năng của từng bộ môn khoa học, nhưng đều thống nhất cho rằng: Nănglực là tổng hợp những tính chất hay phẩm chất cá nhân phù hợp với những yêucầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, là điều kiện đảm bảo hoàn thànhhoạt động đó nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao

Theo hướng tiếp cận trên có thể quan niệm: Năng lực là tổng hoà các yếu tố tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động, là điều kiện nội tại, căn bản trong mỗi con người đảm bảo cho con người hoạt động thực tiễn với chất lượng, hiệu quả cao

Năng lực bao giờ cũng gắn với con người và hoạt động của con người;

là trình độ thực tế, là khả năng của con người, hoặc một tập thể người tronghoạt động Kết quả hoạt động thực tiễn của cá nhân hay tập thể là cơ sở đánhgiá năng lực của cá nhân hay tập thể đó

Năng lực là một cấu trúc, chức năng của nhân cách, qui định nhữngphẩm chất lĩnh hội trí thức và thực hiện những hoạt động nhất định của conngười Năng lực gắn liền với phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tínhcách của cá nhân Các cấp độ của năng lực: thiên hướng, năng khiếu, tài năng,thiên tài Năng lực của mỗi con người tức là nhân cách của người đó xét về mặthiệu suất hoạt động của họ Con người chưa bắt đầu thực hiện hành động thì

Trang 20

năng lực còn ở dạng tiềm tàng Khi bắt đầu hoạt động thì năng lực tiềm tàng sẽtrở thành năng lực hiện thực Năng lực chỉ tồn tại trong mối quan hệ với hoạtđộng nhất định Có thể phân năng lực thành 2 loại là năng lực chung (thoả mãnđồng thời nhiều dạng hoạt động) và năng lực riêng (thích ứng với một hoạtđộng nhất định) Trong đó năng lực riêng là năng lực chuyên môn, thường gắnvới từng chủ thể, ngành nghề, lĩnh vực nhất định như: năng lực lãnh đạo củaĐảng; năng lực quản lý của Nhà nước; năng lực giảng dạy, NCKH của giảngviên, học viên Tức là phân chia năng lực phải dựa theo ngành nghề, chứcdanh, theo công việc của mỗi người, hoặc một tổ chức cụ thể

Do đó, còn có thể hiểu: Năng lực nghiên cứu khoa học là tổng hợp khả năng về trình độ tri thức, phương pháp tư duy và sự sáng tạo của chủ thể sử dụng trong việc phát hiện và giải quyết có hiệu quả những vấn đề nghiên cứu theo ngành nghề chuyên môn và cương vị, chức trách được đảm nhiệm.

- Quan niệm về năng lực nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giảng viên KHXHVNV

Năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV là một

năng lực cụ thể trong năng lực của học viên, được hình thành và phát triểntrong quá trình đào tạo tại nhà trường, gắn liền với sự hình thành, phát triểnnăng lực sư phạm và các năng lực khác Năng lực NCKH của học viên đượcquy định bởi mô hình, mục tiêu đào tạo, chức trách, nhiệm vụ của người học,thời gian đào tạo tại trường, điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt độngkhoa học Như vậy, năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viênKHXHNV được giới hạn khi họ đang học tập tại trường, theo đó yêu cầu vềnăng lực NCKH phải phù hợp với đặc điểm, trình độ của đối tượng và yêucầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo mô hình, mục tiêu đã xác định

Trang 21

Vì vậy, có thể quan niệm: Năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội là tổng hợp các yếu tố tri thức, năng lực tư duy khoa học, kỹ năng nghiên cứu, phản ánh trình độ, khả năng thực tế trong hoạt động NCKH, gắn với cương vị, chức trách, nhiệm vụ trong thời gian học tập tại trường.

Như vậy, năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viênKHXHNV ở nhà trường quân đội là sản phẩm tổng hợp, sự kết tinh của

cả tri thức (bao gồm cả tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm), tư duykhoa học được rèn luyện hình thành những kỹ năng NCKH đảm bảo chohọc viên có đủ trình độ, khả năng thực tế tham gia vào các hình thứchoạt động NCKH, hoàn thành nhiệm vụ NCKH của học viên, của đơn vịgiao cho Sau khi ra trường, năng lực NCKH của học viên sẽ được được

bổ sung, hoàn thiện và phát triển gắn với cương vị người giảng viênKHXHNV, người cán bộ KHXHNV trong quân đội

* Những yếu tố cấu thành năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Một là, tri thức Tri thức là cơ sở, nền tảng của năng lực, dựa trên

kho tàng tri thức của nhân loại mà loài người có năng lực để nhận thức và

cải tạo thế giới, phục vụ cho lợi ích của con người Khẳng định vai trò của

tri thức C.Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ: “ Một dân tộc muốn đứng vữngtrên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [28,tr.589] Tri thức tổng hợp gồm: Tri thức lý luận khoa học; tri thức thực

tiễn mà người học viên đào tạo giảng viên KHXHNV tích luỹ được trong

cuộc sống; là nền tảng để hình thành, phát triển năng lực NCKH của họ Vốntri thức hiểu biết toàn diện, ngày càng sâu sắc và được cập nhật, bổ sungthường xuyên sẽ là tiền đề giúp cho học viên có khả năng thích nghi với mọi

Trang 22

điều kiện, hoàn cảnh và phát triển năng lực NCKH đáp ứng sự vận động,phát triển không ngừng của thực tiễn.

Tri thức lý luận, đó là hệ thống những tri thức sâu sắc của người học

viên đào tạo giảng viên KHXHNV về bản chất, quy luật của các sự vật, hiệntượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, là cơ sở để họ nghiên cứu, khám phánhững tri thức mới Tri thức lý luận, trước hết là chủ nghĩa Mác-Lênin lànền tảng lý luận, thế giới quan, phương pháp luận đồng thời còn bao gồm

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam;các thành tựu nghiên cứu lý luận mác xít trên thế giới về KHXNHV Trongtri thức lý luận bao gồm thành tựu lý luận của các bộ môn KHXHNV,KHXHNV quân sự Trên cơ sở vốn tri thức đó mà người học viên vận dụngvào thực tiễn NCKH, để thực hiện nghiệm vụ nghiên cứu đặt ra

Tri thức thực tiễn, là những hiểu biết được hình thành trực tiếp trong

thực tiễn cuộc sống, lao động, học tập, công tác và trải nghiệm xã hội củangười học viên đào tạo giảng viên KHXHNV, đó là tri thức về các lĩnh vựccủa đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quân sự, an ninh,đối ngoại, bao gồm cả các kinh nghiệm thực tiễn được khái quát, tổng kếttrên các lĩnh vực đó Chính qua những hoạt động thực tiễn ấy làm cho họhiểu sâu sắc hơn về thế giới, xã hội, tình hình quân đội, là cơ sở làm nảysinh những sáng kiến và khởi nguồn của sự sáng tạo

Hai là, năng lực tư duy khoa học

Năng lực tư duy khoa học là quá trình phản ánh hiện thực một cách giántiếp, khái quát, ở đó con người sử dụng ngôn ngữ và các hình thức thao tác tưduy để phân tích, tổng hợp, xử lí các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại

Tư duy khoa học hướng tới sự nhận thức bản chất, các quy luật vận động pháttriển của sự vật, hiện tượng và tìm tòi khám phá tri thức

Trang 23

Trong hoạt động NCKH, yêu cầu về tư duy khoa học đòi hỏi học viênphải am hiểu quy luật phát triển của tư duy và sử dụng thành thạo phương phápthao tác tư duy để biến những nhận thức cảm tính thành tri thức lý luận, từngbước tiếp cận chân lí, khắc phục những nhận thức lệch lạc; không ngừng pháttriển tư duy sáng tạo trong NCKH.

Năng lực tư duy khoa học ảnh hưởng quyết định đến năng lực NCKH củangười học viên đào tạo giảng viên KHXHNV Nó giúp cho người học viên sửdụng có hiệu quả kho tàng tri thức, sớm hình thành kỹ năng NCKH Năng lực

tư duy khoa học được hình thành, phát triển trong quá trình học tập, bồidưỡng tại trường, quá trình trực tiếp tham gia vào hoạt động NCKH và saukhi ra trường tiếp tục được củng cố, phát triển

Ba là, kỹ năng nghiên cứu khoa học

Là khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức, kinh nghiệm đãđược tích luỹ để tổ chức tiến hành có hiệu quả các hoạt động NCKH trongthực tiễn, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH Đây là một trong những yếu

tố quan trọng cấu thành năng lực NCKH và quyết định chất lượng hiệu quảNCKH của học viên

Kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu là yếu tố hết sức quan trọng cấu

thành năng lực NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHVNV ở các nhàtrường quân đội, là khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, trực giác, phán đoánquan sát đối tượng nghiên cứu, là sản phẩm quan trọng, kết tinh tổng hợp của

tư duy khoa học, của nhãn quan chính trị đúng đắn và sự nhạy bén, sắc sảocủa người học viên đào tạo giảng viên KHXHVNV Đây là những yếu tố hếtsức quan trọng trong hoạt động NCKH của học viên

Kỹ năng lựa chọn và triển khai vấn đề nghiên cứu Trước hết là lựa chọn

được chủ đề phù hợp với sở thích, trình độ và khả năng của bản thân sẽ bảo đảmquá trình nghiên cứu đạt chất lượng, hiệu quả cao Triển khai nghiên cứu là mộttrong những kỹ năng có vai trò quan trọng góp phần quyết định chất lượng, hiệu

Trang 24

quả của cả quá trình NCKH Vì vậy, đòi hỏi học viên phải nắm vững thứ tự cácbước cũng như cách thức triển khai nghiên cứu: từ việc xác định nội dungnghiên cứu đến dự định điều tra, khảo sát và phương pháp tiến hành khảo sát

Kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, viết và trình bày một đề tài góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu quả NCKH Việc thu thập, xử lí thông tingiúp học viên có được cái nhìn tổng quát về thực trạng của vấn đề một cáchchính xác, có tính khái quát và tổng hợp cao, phục vụ làm sáng tỏ vấn đềđang nghiên cứu Kỹ năng viết, trình bày đề tài khoa học cũng hết sức quantrọng, với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ viết là chủ yếu Do đó, kỹ năng viết,trình bày một đề tài khoa học theo bố cục rõ ràng, dễ hiểu làm nổi bật cáimới của đề tài cũng hết sức quan trọng

Kỹ năng công bố kết quả và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế Công bố kết quả nghiên cứu khoa học là trình bày, đăng tải các

sản phẩm nghiên cứu khoa học của học viên trên các tạp chí, hoặc ấn phẩmkhoa học Công khai các kết quả đã nghiên cứu của tác giả là hình thức ramắt, giới thiệu những thành tựu khoa học mới đã tìm kiếm, phát hiện, đồngthời khảng định quyền tác giả đối với công trình nghiên cứu của mình Quađây giúp những người cùng lĩnh vực chuyên môn tham khảo, đồng thời cóthể lấy những kết quả đó vào vận dụng trong hoạt động thực tiễn, tránh sựtrùng lặp một vấn đề tối kị trong hoạt động NCKH

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “ Thực tiễn là cơ sở của nhậnthức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn đểkiểm tra chân lý” [4, tr.264] Một công trình khoa học chỉ có giá trị khi được ápdụng vào để cải tạo hiện thực, được thực tiễn kiểm nghiệm và đánh giá Thực tếcác đề tài, chuyên đề mà học viên đào tạo giảng viên KHXHVNV lựa chọnnghiên cứu là những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống ở từng đơn vị, nộidung đề cập tới các mặt hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo rèn

Trang 25

luyện học viên và các mảng hoạt động CTĐ,CTCT ở đơn vị Do đó, sau khinghiệm thu các đơn vị trong nhà trường quân đội đưa vào ứng dụng một cáchchặt chẽ, nghiêm túc sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo bồidưỡng tay nghề hoạt động CTĐ,CTCT cho học viên ở các nhà trường quân đội.

Như vậy, cấu thành năng lực nghiên cứu khoa học của học viên đào tạogiảng viên KHXHVNV bao gồm tổng hợp nhiều thành tố, trong đó những thành

tố cơ bản là tri thức tổng hợp; năng lực tư duy khoa học và kỹ năng trong thựchành nghiên cứu

1.1.3 Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay

* Quan niệm về bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV làyêu cầu khách quan trong quá trình đào tạo ở các nhà trường quân đội Là hoạtđộng tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể hoạt động, nhằm nângcao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp NCKH cho học viên Theohướng tiếp cận này có thể quan niệm:

Bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội là tổng thể các hoạt động của chủ thể tác động trực tiếp vào ý thức, nhận thức nhằm nâng cao tri thức tổng hợp, năng lực tư duy khoa học, trang bị phương pháp, rèn luyện tác phong nghiên cứu, hình thành phát triển kỹ năng NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH theo mô hình, mục tiêu đào tạo trong thời gian đào tạo tại trường, góp phần thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ người giảng viên, cán bộ khoa học sau khi ra trường.

Trang 26

Nội hàm khái niệm bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạogiảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội quân đội được biểu hiện cụ thể trênnhững nội dung chủ yếu sau:

* Mục đích bồi dưỡng

Giúp cho học viên củng cố, mở rộng tri thức, phát triển năng lực tư duy khoahọc, nâng cao phương pháp, rèn luyện tác phong NCKH, phát triển kỹ năng NCKH,khả năng sáng tạo trong nhận thức và giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trongđời sống học tập, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH, học tập, rèn luyện, nângcao chất lượng đào tạo giảng viên KHXHNV, đáp ứng mô hình, mục tiêu đào tạo củacác nhà trường quân đội, tạo điều kiện để người học viên hoàn thành cương vị, chứctrách giảng viên KHXHNV, cán bộ khoa học sau khi ra trường

* Chủ thể bồi dưỡng

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng là hệ thống cấp uỷ, tổ

chức đảng các cấp trong nhà trường quân đội, xác định chủ trương, phươnghướng, nhiệm vụ và định hướng các giải pháp cho hoạt động bồi dưỡng Đồngthời là hạt nhân lãnh đạo, giáo dục làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệmcủa các chủ thể bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng và các lực lượng tham gia bồidưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trườngquân đội quân đội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Chủ thể chỉ huy, quản lý điều hành hoạt động bồi dưỡng là hệ thống chỉ huy

các cấp ở nhà trường quân đội bao gồm: Ban giám đốc, Ban giám hiệu, thủ trưởngcác cơ quan chức năng, các khoa giáo viên, cán bộ chủ trì các hệ, tiểu đoàn, các lớp,đại đội quản lý học viên Trong đó thường xuyên, trực tiếp là: Phòng Khoa họccông nghệ, môi trường, khoa giáo viên, cán bộ chủ trì ở các hệ, tiểu đoán có tráchnhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động bồi dưỡng, từ khâu xây dựng kế hoạch,phân công lực lượng thực hiện; quyết định lựa chọn nội dung, hình thức biện phápbồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể; thựchiện sự quản lý thống nhất các khâu, các bước trong qui trình bồi dưỡng

Trang 27

* Lực lượng tham gia bồi dưỡng

Là toàn bộ đội ngũ giảng viên, mà trực tiếp là giảng viên KHXHNV,nhất là lực lượng giảng viên có thâm niên và có nhiều kinh nghiệm tronggiảng dạy, NCKH; những cán bộ nghiên cứu các chuyên ngành KHXHNVtrong và ngoài quân đội; cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp, đội ngũ cán bộ, trợ

lý các cơ quan chức năng có kinh nghiệm NCKH và những học viên có trithực, tư duy, kỹ năng NCKH tốt

* Đối tượng bồi dưỡng

Là toàn bộ học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội.Tuy nhiên, học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội khôngchỉ với tư cách là đối tượng trực tiếp được bồi dưỡng, mà còn là chủ thể của hoạtđộng tự bồi dưỡng năng lực NCKH ở các nhà trường quân đội

* Nội dung bồi dưỡng

Một là, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và khả năng vận dụng sáng tạo tri thức lý luận vào hoạt động thực tiễn, giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ NCKH

Đây là nội dung đặc biệt quan trọng trong bồi dưỡng năng lực NCKH chohọc viên, nhằm nâng cao trình độ nhận thức lý luận, tư duy lý luận và trình độ vậndụng trí thức lý luận vào NCKH Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá ra bảnchất và quy luật của thế giới khách quan, trên cơ sở đó khái quát hệ thống tri thứckhoa học và vạch ra con đường ứng dụng chúng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sốngcủa con người Vì vậy, phải bồi dưỡng tri thức lý luận khoa học cho học viên

Nắm vững những quan điểm, nguyên tắc cơ bản của Học thuyết Mác-Lê nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng lý luận, phương pháp luận trong nghiêncứu, phổ biến, ứng dụng KHXHVNV vào thực tiễn là vấn đề quan trọng trongNCKH Tình hình hiện nay cần “Nghiên cứu vận dụng sáng tạo và phát triển chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Trang 28

Minh gắn với triển khai sâu rộng có hiểu quả cuộc vận động “ Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí minh”.[9, tr.46] Đặc biệt là nắm vững và vận dụng đúngđắn các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ nóichung, về nhiệm vụ của khoa học quân sự nói riêng Do đó, bồi dưỡng năng lựcNCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHVNV ở nhà trường quân đội phải bồidưỡng tri thức lý luận, nâng cao giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cho học viên.

Coi trọng bồi dưỡng các nguyên lý, nguyên tắc lý luận cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin; nắm chắc tư tưởng Hồ Chí Minh và những tri thức mới vềKHXHVNV; quán triệt sâu sắc mọi quan điểm, đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, hiến pháp, pháp luật Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ quân đội;thế giới quan, phương pháp luận trong nghiên cứu, xem xét các sự vật, hiệntượng để khám phá, tiếp cận chân lí khoa học Đồng thời coi trọng bồi dưỡngnăng lực quán triệt, vận dụng sáng tạo tri thức lý luận, trực tiếp là lý luận chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng vàcác tri thức về KHXHVNV vào thực tiễn NCKH, giải quyết nhiệm vụ nghiêncứu khoa học; góp phần bổ sung phát triển tri thức lý luận và bảo vệ chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng

Vì vậy, bồi dưỡng cho học viên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bồi dưỡngnăng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn NCKH là điều kiện, là yêu cầu kháchquan trong bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viênKHXHNV ở nhà trường quân đội

Hai là, trang bị kiến thức chuyên ngành, tri thức tổng hợp, truyền thụ kinh nghiệm NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhà trường quân đội

Bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viênKHXHNV ở nhà trường quân đội cần trang bị, cập nhật những tri thức,

Trang 29

thành tựu khoa học mới, nhất là tri thức mới về các chuyên ngành khoa học

mà họ tham gia nghiên cứu Coi trọng “Nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Những vấn

đề đặt ra trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong thời kỳ mới Nhữngvấn đề cơ bản của thời đại ngày nay và thế giới đương đại Chủ độngnghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết phát triển, các trào lưu lýluận và các thành tựu khoa học xã hội thế giới” [9, tr.48]

Tập trung bồi dưỡng những tri thức khoa học mới được khám phá, nhất làtri thức về KHXHNV, tri thức về những chuyên ngành khoa học mà học viên đàotạo giảng viên KHXHNV đang học tập, nghiên cứu Mặt khác, phải coi trọng phổbiến kinh nghiệm thực tiễn bao gồm cả kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nóichung và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động nghiên cứu của từng chuyên ngànhkhoa học nói riêng Cùng với việc trang bị cho học viên kiến thức khoa học tựnhiên, khoa học công nghệ, chuyên ngành; cần bồi dưỡng kiến thức các môn khoahọc quân sự, các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội, quốc phòng, an ninh, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế

Ba là, nâng cao trình độ tư duy, khả năng nhạy bén trong phát hiện vấn đề nghiên cứu, xác định mục tiêu, lựa chọn đối tượng, phạm vi, khách thể, trong tiếp cận đối tượng nghiên cứu

Bồi dưỡng tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ phát hiện, lựachọn, tiếp cận các vấn đề khoa học, dám đi vào giải quyết những vấn đề khókhăn, phức tạp, không sợ thất bại, kiên trì vượt qua những khó khăn, thửthách trên con đường khoa học cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV ởnhà trương quân đội là vấn đề vô cùng quan trọng

Muốn vậy, cần bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học vànhãn quan chính trị, khả năng quan sát, phân tích tình hình thực tiễn, phân tíchđối tượng, giúp cho học viên nâng cao trình độ tư duy khoa học, khả năng nhạy

Trang 30

bén, sắc sảo trong lựa chọn đối tượng nghiên cứu, đảm bảo cho những vấn đềđược lựa chọn nghiên cứu thực sự thiết thực phục vụ cho hoạt động của ngườihọc viên, vừa tầm, có ý nghĩa cao về mặt khoa học

Coi trọng trang bị những vấn đề cơ bản về lý thuyết lựa chọn vấn đềnghiên cứu; về yêu cầu trong xác định đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi, kháchthể nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu theo từng chuyên ngành khoahọc cụ thể, giúp cho học viên xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ, đốitượng, phạm vi nghiên cứu của công trình khoa học

Bốn là, bồi dưỡng, phát triển kỹ năng trong thực hành triển khai nghiên cứu các công trình, đề tài khoa học, luận văn và rèn luyện phương pháp, tác phong NCKH

Kỹ năng NCKH không thể tự phát hình thành mà phải trải qua một quátrình bồi dưỡng của tổ chức và từ học tập, rèn luyện kiên trì, bền bỉ của học viêntrong suốt quá trình hoạt động khoa học Vì vậy, các chủ thể bồi dưỡng phải đặcbiệt coi trọng rèn luyện, phát triển các kỹ năng trong nghiên cứu các công trình,

đề tài, luận văn, tạo dựng môi trường NCKH thuận lợi, tích cực lôi cuốn họcviên vào các hình thức hoạt động khoa học, thông qua đó rèn luyện các kỹ năngnghiên cứu, bao gồm hệ thống các kỹ năng từ khâu lựa chọn vấn đề nghiên cứu;xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đến lập kế hoạch và triển khai kế hoạchnghiên cứu; trong thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra trong các, bàiviết, các công trình, đề tài khoa học, luận văn

Cùng với bồi dưỡng kỹ năng NCKH, các chủ thể cần coi trọng truyềnthụ kinh nghiệm và rèn luyện phương pháp, tác phong nghiên cứu cho họcviên đào tạo giảng viên KHXHNV; nhất là những kinh nghiệm được đúc kếttrong thực tiễn nghiên cứu các công trình, đề tài các cấp Rèn luyện cho họ cóphương pháp, tác phong nghiên cứu thực sự khoa học, cụ thể, tỉ mỉ, khắc phụctác phong đơn giản, qua loa đại khái trong NCKH

* Hình thức bồi dưỡng

Trang 31

Bồi dưỡng năng lực NCKH cho viên đào tạo giảng viên KHXHNV ở nhàtrường quân đội được tiến hành bằng nhiều hình thức và biện pháp rất phong phú, đadạng

Trước hết là, thông qua thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, NCKH của các nhà trường quân đội

Thông qua thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo và các hoạt độngkhác của nhà trường quân đội, là hình thức bồi dưỡng tập trung, có nhiều ưuthế nhất Hình thức này cho phép trong thời gian ngắn có thể tổ chức bồidưỡng được lượng kiến thức lớn, với nhiều lượt người, tiết kiệm được thờigian và lực lượng, nhưng lại đạt hiệu quả cao

Trong quá trình học tập tại nhà trường, học viên nói chung, học viênđào tạo giảng viên KHXHNV nói riêng được trang bị kiến thức tổng hợpcủa nhiều môn học khác nhau theo mô hình, mục tiêu, nội dung chươngtrình đào tạo Đặc biệt được bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng,phương pháp luận NCKH; hướng dẫn cách xây dựng và tổ chức thực hiện

đề tài nghiên cứu theo giáo trình thống nhất trong toàn quân Hiện nay, ở

HVCT và TSQCT môn học “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” đã

được đưa vào chương trình chính khoá, thời gian là120 tiết cho đối tượnghọc viên đào tạo giảng viên KHXHNV bậc đại học

Hai là, thông qua các cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học, sinh hoạt học thuật, thực hiện các đề tài khoa học, viết tham luận hội thảo, viết báo, viết tiểu luận, thu hoạch, làm luận văn tốt nghiệp

Thông qua dự các cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học, sinh hoạt học thuậtcác cấp…là hình thức quan trọng trong bồi dưỡng năng lực NCKH cho họcviên Thông qua những hình thức này thu hút đông đảo học viên lĩnh hội, tiếpthu được nhiều nội dung, phương pháp hay trong NCKH; phát huy được tự do

tư tưởng, công khai bày tỏ quan điểm của mình trước các vấn đề khoa học;

Trang 32

được trau dồi, học hỏi những tri thức và kinh nghiệm về NCKH của đồng chí,đồng đội, cán bộ khoa học, giảng viên.

Thông qua hình thức thực hiện đề tài khoa học của học viên, viết cácchuyên đề khoa học, viết tham luận trong hội thảo, toạ đàm khoa học, viết báo,viết tiểu luận, thu hoạch, làm luận văn tốt nghiệp học viên sẽ được tập dượt làmkhoa học, được trang bị lý luận và những kinh nghiệm cơ bản nhất về cách thức,phương pháp NCKH Từ đó, năng lực NCKH của học viên sẽ được nâng lên,phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo người giảng viên KHXHNV

Ba là, thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về NCKH

Trong từng khoá học, hàng năm, trước khi bước vào thực hiện nhiệm

vụ NCKH, các nhà trường đều tổ chức tập huấn, hướng dẫn những nộidung cần thiết cho học viên Quá trình tập huấn đã sử dụng các hình thức

tổ chức như: lên lớp tập trung, phân công các cán bộ khoa học, giảng viên,cán bộ quản lý học viên, hoặc học viên đã đạt kết quả cao trong NCKH truyềnthụ kinh nghiệm NCKH

Cùng với công tác tập huấn, việc bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viêncòn được tiến hành thông qua các hội nghị sơ, tổng kết; các hoạt động giao ban,hội ý, thông qua các cuộc hội thi, hội thao và các hoạt động thực tiễn khác

Bốn là, thông qua các cuộc thi về NCKH, “Tuổi trẻ sáng tạo”

Thực hiện các đề tài NCKH, các công trình dự thi “Tuổi trẻ sáng tạo”hàng năm ở các nhà trường quân đội và cấp toàn quân là hình thức quan trọng

để bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV.Trong quá trình tham gia các cuộc thi về NCKH, “Tuổi trẻ sáng tạo” học viênthể hiện, kiểm định năng lực NCKH của mình, biết được những ưu điểm vànhững hạn chế về năng lực NCKH, thông qua đó các chủ thể có kế hoạch bồidưỡng, đồng thời học viên tự đánh giá đúng mình để phấn đấu, vươn lên Mặt

Trang 33

khác, trong tham gia nghiên cứu khoa học, dự thi “Tuổi trẻ sáng tạo” học viên

có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động khoa học của của đội ngũgiảng viên, cán bộ khoa học, tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học

Năm là, thông qua quá trình tự học tập, tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức của học viên

Tự học tập, tự bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức là phương pháp cực kỳ quan

trọng, nhằm biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, bồidưỡng năng lực NCKH của học đào tạo giảng viên KHXHNV

Phương pháp này đòi hỏi chủ thể bồi dưỡng phải tích cực, chủ độngđịnh hướng cho học viên tự bồi dưỡng Trong đó coi trọng giáo dục xây dựngđộng cơ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, định hướng nội dung, phương phápcho học viên trong tự bồi dưỡng rèn luyện nâng cao năng lực NCKH; thườngxuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho họ xây dựng kế hoạch và

tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực NCKH Bảnthân từng học viên phải tích cực, chủ động tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡngcho phù hợp với thực tế năng lực nghiên cứu của mình; phương châm tự bồidưỡng phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào dứt điểmnhững khâu yếu, mặt yếu; đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, củagiảng viên, cán bộ khoa học và đề cao tính tích cực, chủ động của bản thân

* Vai trò của bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Một là, giúp cho học viên nâng cao trình độ trí tuệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, NCKH trong thời gian học tập tại trường

Hoạt động NCKH đi sâu khám phá lý luận, tổng kết thực tiễn,đem lại lời giải cho người dạy và người học Mỗi thành công của hoạtđộng NCKH của học viên không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáodục đào tạo ở các nhà trường quân đội mà còn tạo ra động lực trực tiếp

Trang 34

thúc đẩy người dạy và người học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáodục, đào tạo Quy chế về NCKH của sinh viên trong các trường đại học

và cao đẳng của Bộ Giáo dục-Đào tạo khẳng định: “Nghiên cứu khoahọc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp cận và vận dụng cácphương pháp nghiên cứu khoa học; giải quyết một số vấn đề của khoahọc và thực tiễn” [3, tr.3].

Thông qua hoạt động NCKH sẽ giúp học viên đào tạo giảng viênKHXHNV hình thành phương pháp tư duy khoa học, những kỹ năng thuthập, xử lý số liệu, phương pháp xem xét, đánh giá các vấn đề thuộc nộidung nghiên cứu, từ đó nâng cao trình độ trí tuệ, sự nhanh nhạy của tưduy, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục đào tạo như: làm bàitập, xêmina, thu hoạch tác phẩm, viết chuyên đề, tiểu luận, hội thảo khoahọc và phát triển kỹ năng NCKH, nâng cao chất lượng học tập các mônhọc tại trường

Hai là, giúp học viên gắn lý luận với thực tiễn, nâng cao năng lực tư duy lý

luận, tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng

Hoạt động NCKH của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV giúp họnhận thức sâu sắc lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm của Đảng, lý giải một cách đúng đắn những vấn đề cuộc sống đặt ra, gópphần cung cấp những luận cứ khoa học cho cấp uỷ, tổ chức đảng, chỉ huy các đơn

vị xác định, chủ trương, biện pháp lãnh đạo, xây dựng đơn vị, nhà trường vữngmạnh toàn diện, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị Đồng thời,hoạt động NCKH của học viên ở các nhà trường quân đội đã và đang góp phầntích cực vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng, làm thất bại

âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ và phát triển chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng

Trang 35

Ba là, làm cơ sở cho người học viên sau khi ra trường có đủ khả năng tham gia các hoạt động khoa học, hướng dẫn học viên NCKH, viết luận văn tốt nghiệp góp phần nâng cao chất lượng bài giảng của cá nhân, của khoa và thực hiện luận văn, luận án khi được cử đi đào tạo sau đại học

Học viên đào tạo giảng viên KHXHNV sau khi ra trường cơ bản là giảngviên làm công tác giảng dạy ở các nhà trường quân đội, yêu cầu phải có năng lực

tổ chức thực tiễn, thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình công tác Vì vậy, bồidưỡng năng lực NCKH cho học viên là yếu tố quan trọng nâng cao năng lực tổchức các hoạt động thực tiễn, thực hiện các nhiệm vụ của học viên trong quátrình giáo dục đào tạo ở nhà trường Bồi dưỡng năng lực NCKH ở nhà trườngcòn là cơ sở, điều kiện giúp người học viên sau khi ra trường, với cương giảngviên, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy từ khâu nâng cao chất lượng giáo án, chấtlượng thuyết trình, giảng giải đến nâng cao chất lượng bài giảng của cá nhân,của bộ môn và khoa chuyên ngành

Sau khi ra trường, trở thành người giảng viên, cán bộ khoa học trực tiếpgiảng dạy ở các học viện, nhà trường quân đội, hướng dẫn học viên NCKH,viết tiểu luận, thu hoạch, bài tham luận hội thảo, viết luận văn tốt nghiệp, thamgia các hoạt động khoa học của nhà trường Đây cũng sẽ là lực lượng cơ bản điđào tạo thạc sĩ, tiễn sĩ các chuyên ngành KHXHNV của quân đội Vì vậy, họcviên đào tạo giảng viên KHXHNV cần được bồi dưỡng năng lực NCKH làm

cơ sở, tiền đề cho họ hoàn thành nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp

* Tiêu chí đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Một là, trình độ nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên

Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, trước hết là nhận thứccủa các cấp uỷ, tổ chức đảng Cụ thể, xem xét trách nhiệm của hệ thống các cấp

Trang 36

uỷ, tổ chức đảng trong khâu ra nghị quyết, xác định mục tiêu, chủ trương, phươnghướng, biện pháp lãnh đạo hoạt động bồi dưỡng; trong chỉ đạo các cấp, các cơquan, đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NCKH cho họcviên

Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, cán bộ khoahọc trong bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viênKHXHNV, trong đó tập trung vào đánh giá nhận thức, phát huy vai trò, tráchnhiệm, tính tích cực, chủ động trong tham gia bồi dưỡng năng lực nghiên cứu

và truyền thụ kinh nghiệm nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ quản lý và học viên

Đánh giá nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể chỉ huy, quản lý, điềuhành hoạt động bồi dưỡng cần tập trung vào thái độ, trách nhiệm quán triệtthực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị quyết cấp uỷ cấp mình,chủ động, trong xây dựng kế hoạch, cụ thể hoá các chủ trương, biện pháp lãnhđạo của các cấp uỷ thành chỉ tiêu, biện pháp cụ thể bồi dưỡng năng lựcNCKH cho học viên Xem xét tính khoa học, mức độ khả thi của các kếhoạch, nội dung biện pháp bồi dưỡng Coi trọng đánh giá trách nhiệm của độingũ cán bộ chủ trì các cấp trong phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện cóhiệu quả kế hoạch bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên trong thực tế

Hai là, kết quả thực hiện nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Kết quả thực hiện nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực NCKH cho họcviên đào tạo giảng viên KHXHNV là tiêu chí cơ bản, quan trọng Trước hết,đánh giá tính toàn diện, bao quát, có trọng tâm, trọng điểm của các nội dung bồidưỡng: trang bị tri thức tổng hợp; lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, những kiến thức cập nhật về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, hiến pháp, pháp luật Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ quân đội; sựphát triển của tình hình thế giới, trong nước Đồng thời, xem xét tính cập nhật,

Trang 37

hiện đại trong những nội dung bồi dưỡng; nhất là những tri thức mới vềKHXHNV, về lý thuyết NCKH và kinh nghiệm trong thực hành NCKH.

Đánh giá các hình thức bồi dưỡng cần phải xem xét toàn diện, bao gồm tất cảcác hình thức do các tổ, đơn vị chức tiến hành và các hình thức tự bồi dưỡng của họcviên Trước hết, cần đánh giá vai trò của chủ thể trong định hướng cho học viên sửdụng các hình thức nghiên cứu, xác định nội dung nghiên cứu, vận dụng kiến thức đãđược trang bị và kinh nghiệm được tích luỹ vào quá trình NCKH Coi trọng xem xéttính cụ thể, thiết thực, tính cơ động, linh hoạt của các hình thức bồi dưỡng lý thuyết

và rèn luyện năng lực thực hành NCKH; cả hình thức bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡngriêng và tự bồi dưỡng, tự tu dưỡng rèn luyện của học viên Xem xét các hình thức bồidưỡng thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ NCKH, thực hiện các công trình, đềtài ở các cấp; kết quả rèn luyện kỹ năng nghiên cứu cho học viên

Ba là, kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH của học viên trong năm học và khoá học

Kết quả hoạt động NCKH là tiêu chí cơ bản đánh giá bồi dưỡng năng lựcNCKH cho học viên đào tạo giảng viên KHXHNV, đồng thời nó thể hiện nănglực, trình độ của học viên trong NCKH, là biểu hiện cụ thể nhất sự tác độngtổng hợp của các chủ thể trong bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên

Số lượng và cơ cấu sản phẩm NCKH của học viên được nghiệm thu,công bố, khen thưởng, ứng dụng, sử dụng trong giáo dục đào tạo, trong hoạtđộng thực tiễn của quân đội, của đất nước, phản ánh sự tiến bộ trong cả trithức, kỹ năng NCKH của học viên Đồng thời, là cơ sở đánh giá vai trò củacấp uỷ, chỉ huy, hội đồng khoa học, cơ quan chức năng, khoa giáo viên, cán

bộ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị và đội ngũ cán bộ quản lý trong bồi dưỡngnăng lực NCKH cho học viên

1.2 Thực trạng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội

1.2.1 Những ưu điểm và hạn chế chủ yếu của bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân văn

Trang 38

* Những ưu điểm

- Nhận thức trách nhiệm của chủ thể và các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và NCKH của nhà trường quân đội

Các cấp uỷ, tổ chức đảng đã thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm xâydựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, tiêu chuẩn người cán bộ theo Nghị quyết 94của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Luật giáo dục, chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cụcChính trị và các cơ quan chức năng để đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo bồidưỡng năng lực NCKH cho học viên nói chung và học viên đào tạo giảng viênKHXHNV nói riêng Lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp nội dung, hình thức, phương phápbồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên Đây là những văn bản pháp lý quantrọng, là cơ sở, tiền đề giúp chỉ đạo toàn bộ hoạt động bồi dưỡng Qua khảo sátbằng phiếu trưng cầu ý kiến với 100 học viên tại Hệ sư phạm, tiểu đoàn 5, 100giảng viên, cán bộ quản lý học viên ở HVCT và TSQCT, trong đó có 86 % ý kiếntrả lời cho rằng, đảng uỷ các cấp là chủ thể có vai trò vô cùng quan trọng trong lãnhđạo hoạt động bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên

Các cơ quan chức năng của nhà trường quân đội đã nhận thức đúng đắn

về mục đích, yêu cầu nhiệm vụ NCKH của học viên, đã chủ động xây dựng kếhoạch NCKH trình Giám đốc, Hiệu trưởng phê chuẩn Trên cơ sở đó đã kịp thờitriển khai hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện Đã cố gắng bảo đảm cơ sởvật chất, kỹ thuật, kinh phí, thời gian theo quy chế cho hoạt động NCKH của họcviên Đồng thời có nhiều hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua NCKH của họcviên, tham gia “Tuổi trẻ sáng tạo” kịp thời cổ vũ, động viên, khích lệ nhữnggương tốt, người tốt trong hoạt động NCKH của học viên nói chung, học viênđào tạo giảng viên KHXHNV nói riêng

Các khoa giáo viên KHXHNV đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc quychế hoạt động khoa học, công nghệ, đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong việcbồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên Hàng năm, các khoa giáo viên đều xâydựng kế hoạch hướng dẫn học viên NCKH, tham gia các Hội đồng thẩm định,

Trang 39

nghiệm thu các đề tài, chuyên đề khoa học, tham dự các hội nghị tổng kết, báocáo khoa học của nhà trường, của các đơn vị quản lý học viên tổ chức Trên cơ

sở kế hoạch đã quán triệt, giao nhiệm vụ, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, cácgiảng viên thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn học viên NCKH Qua kết quả đánhgiá của 100 học viên, cho thấy có 55% ý kiến cho rằng, đội ngũ giảng viên cáckhoa KHXHNV đã thực hiện tốt vai trò là lực lượng trực tiếp bồi dưỡng nănglực NCKH cho học viên [ Phụ lục 6]

Đội ngũ cán bộ quản lý học viên đã nhận thức rõ, đồng thời đề cao đượctrách nhiệm chính trị trong bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên Qua điều tra,phỏng vấn 50 học viên, có 60% cho rằng, đội ngũ cán bộ quản lý học viên đã tíchcực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên theo đúngchức trách, nhiệm vụ được phân công

- Nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đã bám sát

mô hình, mục tiêu đào tạo, từng bước đổi mới phù hợp với đặc điểm hoạt động của học viên đào tạo giảng viên KHXHNV

Đặc biệt, ở các nhà trường quân đội đã chú trọng đổi mới nội dungbồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo giảng viên KHXHNV và nhucầu NCKH của mỗi học viên Qua kết quả khảo sát thực tế tại Hệ Sư phạmcủa HVCT và Tiểu đoàn 5 của TSQCT cho thấy, có 50% trong số 100 họcviên được hỏi đã cho rằng, nội dung bồi dưỡng là kiến thức các môn lýluận cơ bản, 63% cho rằng kiến thức các môn chuyên ngành là nội dungbồi dưỡng quan trọng; có 66% học viên khi được hỏi trả lời rằng, lý luận vềNCKH, kinh nghiệm hoạt động NCKH là nội dung quan trọng của hoạtđộng bồi dưỡng năng lực NCKH cho học viên đào tạo giảng viênKHXHNV ở nhà trường quân đội [Phụ lục 5]

Hình thức bồi dưỡng cũng đã được quan tâm đổi mới, từ hoạt độngbồi dưỡng tập trung theo nội dung, chương trình đào tạo của nhà trườngquân đội (120 tiết), bồi dưỡng riêng, đến các hoạt động dự các hội thảo, toạ

Trang 40

đàm khoa học, các hội nghị rút kinh nghiệm NCKH do đơn vị hoặc nhàtrường tổ chức Các đơn vị duy trì có nền nếp hình thức sinh hoạt họcthuật ở từng lớp, hệ, tiểu đoàn, ở khoa chuyên ngành, giao nhiệm vụ chohọc viên tham gia viết bài gửi đăng trên các báo, tạp chí, viết bài tham giahội thảo, đăng kỷ yếu hội thảo, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận,coi đó vừa là nhiệm vụ, vừa là biện pháp rèn luyện nâng cao năng lựcNCKH Qua điều tra, khảo sát tại Hệ sư phạm của HVCT từ năm 2000 đếntháng 5/2010 học viên đào tạo giảng viên KHXHNV đã viết được 172 bàibáo đăng trên các tạp chí; 1245 bài tham gia hội thảo [ Phục lục 3] Đẩymạnh việc giao nhiệm vụ cho học viên viết các đề tài, chuyên đề khoa học,tiểu luận, thu hoạch, chuẩn bị bài giảng tập khi đi thực tập cuối khoá, nhất

là và viết luận văn tốt nghiệp

Các cơ quan, đơn vị, khoa giáo viên của nhà trường đã duy trì nghiêmnền nếp, quy trình triển khai, đánh giá nghiệm thu các đề tài; định kỳ tổ chứckiểm tra tiến độ, nội dung các đề tài NCKH, qua đó phát hiện kịp thời nhữngsai sót về quy trình, tổ chức rút kinh nghiệm Đã làm tốt công tác khenthưởng, biểu dương đối với các tập thể và cá nhân có thành tích trongNCKH Qua đó góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động bồi dưỡng Sựkết hợp linh hoạt, hài hoà và vận dụng có hiệu quả các hình thức, bồi dưỡngtrên đây đã giúp học viên củng cố tri thức, nắm phương pháp, cách thứcNCKH, hình thành, phát triển kỹ năng trong NCKH Thực tế điều tra bằngphiếu trưng cầu ý kiến đối với 100 học viên tại HVCT và TSQCT cho thấy,

có 61% ý kiến cho rằng, hình thức tham gia viết các chuyên đề khoa học,viết tham luận, dự hội thảo, toạ đàm khoa học và 57 % ý kiến cho rằng hìnhthức tham gia đề tài dự thi tuổi trẻ sáng tạo là hình thức học viên hứng thútham gia

Ngày đăng: 17/12/2016, 23:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Danh Bích(2001), “Vai trò lãnh đạo, chỉ huy đối với hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị quân sự” Một số vấn đề về công tác NCKH ở HVCT quân sự, Nxb QĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò lãnh đạo, chỉ huy đối với hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị quân sự” "Một số vấn đề về công tác NCKH ở HVCT quân sự, Nxb QĐND
Tác giả: Trần Danh Bích
Nhà XB: Nxb QĐND"
Năm: 2001
2. Dương Quang Bích(chủ nhiệm)(2004),Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học viên Hệ Đào tạo sau đại học ở học viện chính trị quân sự hiện nay, Đề tài khoa học cấp hệ Sau đại học, HVCT, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của học viên Hệ Đào tạo sau đại học ở học viện chính trị quân sự hiện nay
Tác giả: Dương Quang Bích(chủ nhiệm)
Năm: 2004
3. Bộ Giáo dục-Đào tạo(2000), Quyết định Số: 08/ 2000/QĐ-GDĐT,”Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng”, ngày 30 tháng 03, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng”
Tác giả: Bộ Giáo dục-Đào tạo
Năm: 2000
4. Bộ Giáo dục-Đào tạo(2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb CTQG
Tác giả: Bộ Giáo dục-Đào tạo
Nhà XB: Nxb CTQG"
Năm: 2006
5. Nguyễn Tuấn Dũng(2001), “Đổi mới tổ chức, phương pháp, hình thức nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị quân sự trong thời kỳ mới” Một số vấn đề về công tác nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị quân sự, Nxb QĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức, phương pháp, hình thức nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị quân sự trong thời kỳ mới” "Một số vấn đề về công tác nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị quân sự
Tác giả: Nguyễn Tuấn Dũng
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2001
6. Võ Bá Dương(2003),“Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Trường sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin hiện nay”, luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, HVCT, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Trường sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin hiện nay”
Tác giả: Võ Bá Dương
Năm: 2003
7. Vũ Quang Đạo(chủ nhiệm)(2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội hiện nay , Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội hiện nay
Tác giả: Vũ Quang Đạo(chủ nhiệm)
Năm: 2007
8. ĐCSVN(2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.CTQG, H . 9. ĐCSVN(2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khoá X, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X", Nxb.CTQG, H .9. ĐCSVN(2007), "Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khoá X
Tác giả: ĐCSVN(2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.CTQG, H . 9. ĐCSVN
Nhà XB: Nxb.CTQG
Năm: 2007
12. Hệ Sư phạm, HVCT(2009), báo cáo kết quả hoạt động khoa học của học viên từ năm 2000 đến năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo kết quả hoạt động khoa học của học viên
Tác giả: Hệ Sư phạm, HVCT
Năm: 2009
13. Hồ Chí Minh(1959), "Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban tuyên giáo Trung ương", Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban tuyên giáo Trung ương
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1959
15. HVCT quân sự(2001), Nghị quyết của Thường vụ Đảng uỷ HVCTQS về nhiệm vụ khoa học công nghệ, môi trường 5 năm (2001-2005), số 11/NQ-ĐU, ngày 26/9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Thường vụ Đảng uỷ HVCTQS về nhiệm vụ khoa học công nghệ, môi trường 5 năm
Tác giả: HVCT quân sự
Năm: 2001
16. HVCT quân sự(2001),Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XII, NXBQĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XII
Tác giả: HVCT quân sự
Nhà XB: NXBQĐND
Năm: 2001
17. HVCT quân sự(2001), “Quy chế tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường” , ban hành tháng 5, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường”
Tác giả: HVCT quân sự
Năm: 2001
18. HVCT quân sự(2002), Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Nxb QĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn
Tác giả: HVCT quân sự
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2002
19. HVCT quân sự(2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XIII, NXBQĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XIII
Tác giả: HVCT quân sự
Nhà XB: NXBQĐND
Năm: 2005
20. HVCT quân sự(2006), Nghị quyết số 03/NQ-ĐUHVCTQS , Ngày 14 tháng 3 năm về nhiệm vụ khoa học công nghệ, môi trường 5 năm 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03/NQ-ĐUHVCTQS
Tác giả: HVCT quân sự
Năm: 2006
21. HVCT quân sự(2006), Quy chế giáo dục đào tạo bậc đại học và cao đẳng ở Học viện, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế giáo dục đào tạo bậc đại học và cao đẳng ở Học viện
Tác giả: HVCT quân sự
Năm: 2006
22. HVCT quân sự(2007), “Hoạt động khoa học ở HVCTQS (1986-2006) thành tựu và kinh nghiệm”, Nxb QĐND, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động khoa học ở HVCTQS (1986-2006) thành tựu và kinh nghiệm”, "Nxb QĐND
Tác giả: HVCT quân sự
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 2007
23. HVCT quân sự(2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Nâng cao chất lượng đào tạo chính trị viên đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và CTĐ,CTCT trong quân đội hiện nay”, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đào tạo chính trị viên đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và CTĐ,CTCT trong quân đội hiện nay”
Tác giả: HVCT quân sự
Năm: 2008
24. HVCT(2010), báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của học viên năm 2008-2009 và phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của học viên năm học 2009-2010, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của học viên năm 2008-2009 và phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của học viên năm học 2009-2010
Tác giả: HVCT
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w