1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận án tiến sĩ) nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

220 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Tác giả cho rằng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên là vấn đề rất cần thiết chonâng cao chất lượng giáo dục đại học, nhằm mở rộng và phát triển kỹ năngchuyên nghiệp của họ, đáp ứng c

Trang 2

Đội ngũ giảng viênGiáo dục và đào tạoHọc viện, Trường Sĩ quanKhoa học xã hội nhân vănNăng lực giảng dạy

Nghiên cứu khoa họcQuân đội nhân dânQuân ủy Trung ương

Xã hội chủ nghĩa

CTĐ, CTCTCNXHĐNGV

GD - ĐT

HV, TSQKHXHNVNLGDNCKH QĐNDQUTƯXHCN

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 101.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 171.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO

NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN,

2.1 Các học viện, trường sĩ quan và đội ngũ giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 272.2 Những vấn đề cơ bản nâng cao năng lực giảng dạy của đội

ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện,

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO

NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN,

3.1 Thực trạng nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên

khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 783.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng

dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các

Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO

NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN,

4.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao năng lực giảng

dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 1194.2 Những giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ

giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

Trang 4

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Các HV, TSQ quân đội là những trung tâm GD - ĐT, NCKH của quân đội

và quốc gia, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp cho quân đội;đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội và sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học quân sự đáp ứng yêu cầu sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội; đào tạo cán bộ cho cácnước bạn, đồng thời sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao

Chất lượng GD - ĐT ở các HV, TSQ quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, trong đó ĐNGV là nhân tố trung tâm, có vai trò trực tiếp, quyết định Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Chú trọng đàotạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiếnthức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [57, tr 232]

Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn

2011-2020 [21] của Bộ Quốc phòng đã đề ra 8 giải pháp lớn phát triển giáo dục và

đào tạo trong Quân đội, trong đó xác định xây dựng đội ngũ giáo viên đảmbảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ học vấn, có nănglực sư phạm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và NCKH ở cácnhà trường quân sự là giải pháp có tính đột phá

Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là một bộ phậnhữu cơ trong ĐNGV nói chung, trực tiếp giảng dạy các môn KHXHNV, cóvai trò quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng GD - ĐT, tham gianghiên cứu, phát triển KHXHNV trong và ngoài quân đội Phẩm chất, nănglực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viên KHXHNV ảnhhưởng trực tiếp tới việc hình thành phẩm chất, nhân cách, năng lực của họcviên ở các cấp học, bậc học, giúp học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đápứng yêu cầu, nhiệm vụ của các đơn vị quân đội và đòi hỏi của nhiệm vụ xây

Trang 5

dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Để hoàn thành tốt chức trách,nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội không chỉcần có phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp tốt mà phải cónăng lực công tác tốt, đặc biệt là NLGD Một khi NLGD của đội ngũ giảngviên KHXHNV không đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng GD - ĐT của các HV, TSQ quân đội

Nhận thức đúng vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên KHXHNV, ý nghĩa,tầm quan trọng NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV đối với nâng cao chấtlượng GD - ĐT, những năm qua, các HV, TSQ quân đội đã quan tâm xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên KHXHNV, trong đó tập trung nâng caoNLGD của mỗi giảng viên và cả đội ngũ Chính vì vậy, chất lượng giảng dạy cácmôn học KHXHNV từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng nâng cao chấtlượng GD - ĐT ở các HV, TSQ quân đội Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm rất

cơ bản, hoạt động nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV,TSQ quân đội vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cả trong công tác lãnh đạo,chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện; chưa chủ động trong xây dựng

kế hoạch nâng cao NLGD; nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao NLGD củađội ngũ giảng viên KHXHNV chưa được đổi mới, còn máy móc, hình thức, thiếuthực chất Năng lực giảng dạy của một bộ phận giảng viên KHXHNV chưa đápứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ giảng dạy cho các đối tượng học viên, còn lúngtúng về phương pháp và kỹ năng giảng dạy, nhất là trong sử dụng các phương tiệndạy học hiện đại, chưa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học viên Một sốgiảng viên KHXHNV chưa chủ động, tích cực, tự giác trong rèn luyện, nâng caophẩm chất, năng lực, trình độ mọi mặt Chính vì vậy, một số giảng viên còn lúngtúng, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn công tác giảng dạy, chấtlượng hoạt động chuyên môn chưa cao, NLGD còn hạn chế

Trong khi đó, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4đến GD - ĐT, trình độ nhận thức, tư duy lý luận, kiến thức, kinh nghiệm trên

Trang 6

các lĩnh vực đời sống xã hội của các đối tượng học viên ngày càng được nânglên; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, yêu cầu chuẩn hóa ĐNGVcũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, sĩ quan quân đội đã vàđang đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV

ở các HV, TSQ quân đội

Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, đây là vấn đề

có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giảipháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQquân đội hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về NLGD và nâng cao NLGDcủa đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội

Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV,TSQ quân đội

Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảngviên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các

HV, TSQ quân đội

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn vềNLGD và nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV thuộc biên chếcủa các khoa KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội Tiến hành khảo sát tại cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội Đối tượng tiến hành điều tra bằng phiếutrưng cầu ý kiến bao gồm đại diện đội ngũ cán bộ quản lý GD - ĐT, đội ngũgiảng viên KHXHNV, học viên đang đào tạo ở các HV, TSQ quân đội Các

số liệu, tư liệu, tài liệu phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từ năm

2011 đến năm 2020, các giải pháp của luận án có giá trị ứng dụng đến năm

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụngtổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyênngành, trong đó chú trọng kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,lôgic, lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

Trang 8

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm về NLGD và nâng cao NLGD của đội ngũ giảngviên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội

Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viênKHXHNV ở các HV, TSQ quân đội

Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong cácgiải pháp nhằm nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV,TSQ quân đội hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn

đề lý luận về NLGD, nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ởcác HV, TSQ quân đội

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa họcgiúp cho QUTƯ, BQP, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năngcủa các quân, binh chủng, tổng cục, Bộ đội Biên phòng và đảng uỷ, ban giámđốc các học viện, ban giám hiệu các trường sĩ quan trong lãnh đạo, chỉ đạonâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ hiện nay

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,giảng dạy, học tập ở các HV, TSQ trong quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục công trìnhcủa tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên

A.M Ioblev (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội [80] Tác giả nhấn mạnh phải luôn đổi mới mục tiêu,

chương trình, nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo của các học viện, nhà trườngquân đội Xô viết Công tác bồi dưỡng cán bộ của Hồng quân phải làm thườngxuyên, liên tục, ráo riết về bản lĩnh chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ tác chiến,cách đánh và kinh nghiệm chiến đấu phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ, từngmặt trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô Khi đề cập đến việc xây dựng lựclượng vũ trang trong thời bình, tác giả đã phân tích về phương hướng, nhiệm vụnâng cao chất lượng đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang Đặt ra cho cáctrường đại học quân sự nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sĩ quan có trình độ phù hợp vớitrình độ phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự, trên cơ sở chú ý đến kinhnghiệm chiến đấu, đặc biệt quan tâm đến rèn luyện phẩm chất chính trị tinh thần

Để nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực toàn diện cho đội ngũ sĩ quan quân đội,tác giả cho rằng việc tuyển chọn, đào tạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng

Mary-Louise Kearney (2006), Higher education staff development for the 21st century- Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên ở đại học cho thế kỷ XXI [150].

Tác giả cho rằng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên là vấn đề rất cần thiết chonâng cao chất lượng giáo dục đại học, nhằm mở rộng và phát triển kỹ năngchuyên nghiệp của họ, đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong quá trình làm việc.Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên ở đại học bao gồm các vấn đề như: Phongcách làm việc; kiến thức, kỹ năng chuyên môn về sử dụng công nghệ thông tin và

Trang 10

truyền thông trong giáo dục; kỹ năng giao tiếp… Vì vậy, các nhà trường đại họccần có kế hoạch tổng thể và sự đầu tư thích hợp cho phát triển đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý giáo dục trong quá trình phát triển nhà trường, với một quy trìnhphát triển và quản lý sự phát triển nhân sự của nhà trường

Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [70] Các tác giả đã phân tích rõ cơ

sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ Trung Quốc trong thời kỳmới, trong đó tri thức được đề cao, đi đôi với đòi hỏi “tài đức song toàn” TrungQuốc cũng đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên với quan điểm “đặc biệttôn trọng nhà giáo” và người làm công tác giáo dục để làm cho nhân tài nảy nở,sinh sôi Họ coi trọng luân chuyển giáo viên ra giữ các cương vị lãnh đạo quản lý,người lãnh đạo, quản lý về làm giáo viên, mời các chuyên gia giỏi từng lĩnh vựclàm thỉnh giảng, kể cả mời các chuyên gia nước ngoài Một trong những kinhnghiệm quý báu là tạo môi truờng thuận lợi cho cán bộ phát huy tài năng qua cạnhtranh, kích thích xuyên suốt trong tất cả các khâu tạo nguồn, tuyển chọn, bồidưỡng, sử dụng nhân tài, triệt để khắc phục các căn bệnh nói mà không làm, nóinhiều làm ít hoặc tiến hành phiến diện, hình thức chủ nghĩa

Vadim Avanesov (2012), Chiến lược phát triển giáo dục của Nga trong thế kỷ XXI [1] Tác giả đã phân tích và đưa ra những nguyên tắc của chiến lược

mới về hoạt động giáo dục bao gồm: một là, nguyên tắc chất lượng giáo dục,theo tác giả, đó là sự định hướng và mong muốn của tất cả những người thamgia vào quá trình giáo dục không chỉ đối với các chỉ tiêu về số lượng mà cả vềchất lượng Đạt tới chất lượng đó là phần khó khăn hơn của việc tổ chức quátrình giáo dục; hai là, nguyên tắc định hướng xã hội của hoạt động giáo dục: theo

đó giáo dục phải đến với từng công dân, cần phải thay đổi danh mục các nghềnghiệp và ngành chuyên môn sao cho phù hợp ở mức độ lớn với mong muốncủa các công dân; ba là, nguyên tắc tính tổng hợp: tác giả cho rằng trong cáchgiải quyết vấn đề hoạt động giáo dục cần phải nhận thấy toàn bộ tổ hợp các vấn

đề, mối quan hệ qua lại của chúng, sử dụng không phải là một mà một số

Trang 11

phương pháp tác động; bốn là, nguyên tắc tính nền tảng của giáo dục trung họcchuyên nghiệp và đại học chuyên nghiệp: Nguyên tắc chỉ rõ sự cần thiết của nộidung giáo dục tạo cơ sở cho sự phát triển cá nhân, khả năng để tự giáo dục choviệc nắm vững tri thức cơ bản của các khoa học được nghiên cứu.

Pekka Himanen (2012), Giáo dục Phần Lan, thành tựu và nguyên nhân

[69] Tác giả khi đánh giá về sự thành công trong nền giáo dục của Phần Lan chorằng, chìa khóa của sự thành công giáo dục ở Phần Lan không phải là do Chínhphủ đã đầu tư bao nhiêu tiền mà là nhân tố con người Chất lượng giáo dục cao ởPhần Lan là do nước này đã đào tạo được một thế hệ giáo viên chất lượng rấtcao, để dạy bậc tiểu học, tối thiểu giáo viên phải có bằng thạc sĩ Trả lời câu hỏi,tại sao giáo dục ở Phần Lan đạt thành tích cao như vậy, bà K.Karkkanen, Hiệutrưởng trường Arbia, cho rằng: Có ba lý do giải thích cho sự thành công của giáodục Phần Lan là giáo viên, giáo viên và giáo viên Thay vì đào tạo tại các trường

sư phạm như phần lớn các nước, giáo viên ở phần Lan được đào tạo tại KhoaĐào tạo giáo viên, phối hợp với các khoa chuyên ngành trong các trường đạihọc Điều này cho phép lựa chọn được nhiều sinh viên xuất sắc nhất của khoachuyên ngành, có tâm huyết nhất với nghề giáo để đào tạo

Vương Hồng Tài (2012), Bàn về văn hóa Trung Quốc và mô hình trường đại học của Trung Quốc [125] Tác giả đã chỉ rõ, điều kiện cơ bản để xây dựng mô

hình trường đại học hàng đầu Trung Quốc buộc phải có mô hình của riêng mình.Tiêu chuẩn để xây dựng mô hình trường đại học riêng phải có được ba điều kiện cơ

bản: “Một là, phải có phương châm nòng cốt về giáo dục đại học, phương châm

này phải có tính độc đáo và sáng tạo, tức là phải được hình thành trên cơ sở những

bài học kinh nghiệm rút ra từ phương châm của trường đại học truyền thống Hai

là, phải có mô hình trường đại học cơ sở, tức là phải có phương tiện thực tiễn Ba

là, phải chứng minh được mô hình trường đại học này có hiệu quả rộng rãi, có thể

giải quyết được những vấn đề thực tế Có chủ trương, có mô hình, có hiệu quả thực

Trang 12

tế, ba yếu tố này hợp thành điều kiện để thúc đẩy và phổ biến mô hình trường đạihọc mẫu, thiếu bất kỳ yếu tố nào đều dẫn tới không thành công” [125, tr.471].

Vương Thái Bân (2014), Hiện đại hóa giáo dục [10], chương VI của

cuốn sách nói về hiện đại hóa giáo dục với xây dựng đội ngũ giáo viên Tácgiả cho rằng: Hy vọng chấn hưng dân tộc được gửi gắm ở giáo dục, hyvọng chấn hưng giáo dục lại được gửi gắm lại cho đội ngũ giáo viên, độingũ giáo viên chính là nền tảng của giáo dục Trình độ phát triển giáo dụcxét trên bình diện lớn quyết định phần lớn bởi tố chất chung của đội ngũgiáo viên, do vậy, cần “căn cứ theo yêu cầu hiện đại hóa giáo dục đểnghiên cứu xác định nhiệm vụ, mục tiêu của đội ngũ giáo viên, thiết thực

áp dụng các biện pháp nhằm nỗ lực xây dựng một đội ngũ giáo viên thíchứng với yêu cầu hiện đại hóa giáo dục, có đạo đức sư phạm cao thượng,nghiệp vụ tinh thông, cơ cấu hợp lý, đầy sức sống” [10, tr 305]

Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [123], Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh Tác giả đã chỉ rõ: chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào làtổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy,bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, gồm phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực công tác; sốlượng, cơ cấu, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi đời, tuổi nghề và kết quả thực

hiện nhiệm vụ của từng người Về tiêu chí đánh giá được xác định ở các

nhóm tiêu chí về số lượng, cơ cấu đội ngũ; về phẩm chất chính trị, đạo đứccách mạng; về trình độ chuyên môn, NLGD và NCKH của từng người; về kếtquả thực hiện nhiệm vụ Trên cơ sở những vấn đề lý luận, tác giả phân tích,đánh giá thực trạng, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm; dự báo những yếu tốtác động, đưa ra yêu cầu nâng cao và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng

Trang 13

cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

-1.1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên

F.N Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên

[65] Tác giả cho rằng: Năng lực sư phạm không phải là loại năng lực chung,không nhất thiết là năng lực chuyên biệt, chuyên môn Năng lực sư phạm là mộtloại năng khiếu đặc biệt bao gồm một số yếu tố của cả hai loại năng lực trên.Theo tác giả, người giáo viên cần có các năng lực sau: năng lực hiểu học sinh,năng lực truyền đạt, năng lực thu hút, năng lực thuyết phục, năng lực tổ chức,năng lực xử lý tình huống sư phạm, năng lực dự báo kết quả, năng lực sáng tạo,năng lực điều khiển quá trình hoạt động

Badley.G (2000), Innovations in Education and Training International Đổi mới trong giáo dục và đào tạo quốc tế [147] Tác giả cho rằng giảng viên đại

-học giỏi cần phải là chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn, có kiến thức về môn dạyvững chắc, xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực mình giảng dạy và có khả năng

sử dụng những thông tin thu được vào giảng dạy của mình Ngoài ra, họ phải lànhững người cam kết mạnh mẽ với việc liên tục phát triển chuyên môn để làm chonăng lực của mình luôn được cập nhật, hoàn thiện Ngoài việc có khả năng thểhiện kiến thức vững chắc và luôn cập nhật, một giảng viên giỏi cũng cần phải thể

hiện năng lực hành động Họ biết và hiểu: Môn của họ được học và dạy như thế

nào; sinh viên học như thế nào, cả ở khía cạnh chung và của môn mình dạy; cácphương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn; sử dụng công nghệ thông tin phùhợp vào quá trình dạy học; những kĩ thuật giám sát và đánh giá việc giảng dạy củamình; sứ mạng của trường và những tác động của nó đến chiến lược dạy và học;những gợi ý về đảm bảo chất lượng đối với thực tiễn giảng dạy; những qui định,chính sách và thực tiễn tác động đến công việc của mình

Trang 14

P Jackson (2003), Mô hình người giáo viên [81] Tác giả nhấn mạnh việc

bồi dưỡng những khả năng mà người giáo viên cần có để có thể đảm bảo cho hoạtđộng sư phạm đạt được hiệu quả cao nhất Tác giả đưa ra quan điểm: “Người giáoviên là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu được học sinh và có khả năng cấutrúc lại được nội dung giảng dạy để giúp học sinh có thể tiếp thu được nội dungđó; đồng thời, trong khi dạy, biết khi nào phải dạy cái gì” [81, tr.11]

Bain, K (2004), What the best college teachers do - Giảng viên đại học giỏi nhất làm gì, Cambridge, Mass: Harvard University Press [148] Tác giả đã làm rõ

đặc trưng giảng viên giỏi ở trường đại học: Luôn cập nhật kiến thức, kĩ năng vànăng lực chuyên môn liên quan đến bộ môn mình dạy; những đặc trưng mang tínhcảm xúc như tình yêu môn dạy, mong muốn chia sẻ với người khác, sự sẵn sàng, tựnguyện tiếp tục học, mong muốn giúp người khác học tập và phát triển, sự sẵn sàng

tự đánh giá việc thực hiện của mình với tư cách là giảng viên và tìm kiếm phản hồi

từ sinh viên, sự phê bình từ người khác và cuối cùng là sự sẵn sàng cho làm việcđồng đội; hiểu biết người học học như thế nào, hiểu rõ tất cả những khó khăn liênquan tới những kiến thức và kĩ năng cụ thể được dạy và với từng sinh viên, nhậnthấy rõ nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc thúc đẩy quá trình học chính là thúcđẩy người học (tạo động cơ); những phẩm chất cá nhân như khả năng hài hước,kiên trì, tự tin và khả năng làm việc căng thẳng và cuối cùng là có khả năng sử dụngcác kĩ thuật dạy học bao gồm cả các thiết bị công nghệ và các phương pháp khác,

có khả năng sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau

Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003 [31] Tác giả đã khái quát tình hình giáo dục

ở Trung Quốc trước năm 1978; phân tích những đặc điểm tình hình chính trị,

xã hội, kinh tế, các vấn đề cơ bản để phục hồi và phát triển giáo dục ở TrungQuốc giai đoạn đầu của cải cách mở cửa, trong đó vấn đề ưu tiên hàng đầu đểphát triển giáo dục là củng cố và phát triển ĐNGV Trong thời kỳ 1993 - 2003,

Trang 15

tác giả đã phân tích tình hình thế giới và Trung Quốc, chỉ ra những nguyênnhân phải đẩy mạnh cải cách giáo dục, từng bước hoàn thiện thể chế giáo dục,thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc” Đảng Cộng sản Trung Quốc vàNhà nước Trung Hoa đã đưa ra quan điểm: “Cần phải đưa giáo dục lên vị tríchiến lược ưu tiên phát triển, nỗ lực nâng cao trình độ tư tưởng, đạo đức, vănhóa, khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc, đây là kế hoạch lớn cơ bản, thực hiệnhiện đại hóa Trung Quốc” [31, tr.184] Cuốn sách đã hệ thống hóa các chủtrương, chính sách của Trung Quốc nhằm hoàn thiện thể chế giáo dục đối vớicác cấp, các ngành học, nâng cao chất đào tạo ở bậc đai học, ưu tiên phát triểncho được đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao là vấn đề quan trọng.

Jam M.Cooper (2011), Classroom teaching skills - những kỹ năng giảng dạy lớp học, Jam M.Cooper, General Editor professor Emeritur, University of

Virginia [149] Đây là công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả các trườngđại học ở Mỹ Các tác giả chỉ ra những kỹ năng cần thiết của người giảng viênđại học, miêu tả những tính cách của người giảng viên, sự phản xạ (reflection) điđến quyết định trong giảng dạy và chứng minh những nhân tố tác động đếnquyết định truyền thụ kiến thức hay giải thích (explain) vấn đề nghiên cứu là rấtquan trọng cho sự phát triển năng lực của người giảng viên Đồng thời chỉ ranhững kỹ năng hợp tác, ứng xử trong quá trình giảng dạy; trách nhiệm quản lícủa người thầy trong lớp học…có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy ở các trường đại học

James H.Stronge (2013), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả [124] Tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về phẩm chất của người

giáo viên hiệu quả, tác giả nhấn mạnh vai trò của các yếu tố như năng lựcngôn ngữ, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, truyền thụ kiếnthức Ngoài ra, người giáo viên hiệu quả phải là người biết quan tâm đến họcsinh, biết lắng nghe và tạo ra sự giao tiếp hai chiều; thể hiện sự công bằng vàtôn trọng người học Tác giả cũng đề cập đến những kỹ năng cần thiết khácnhư: quản lý và tổ chức lớp học; soạn bài và tổ chức giảng dạy; thực hiện

Trang 16

giảng dạy; theo dõi sự tiến bộ và đánh giá tiềm năng của người học.

Qua nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy,các tác giả đều đã chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của phẩm chất, năng lực, trình độcủa ĐNGV đối với nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục quốc gia, vì vậy phảibồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất của người giảng viên Và đây cũng là cơ

sở để tác giả tham khảo, kế thừa, vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận án: Nâng caoNLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên

Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002),

Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI [66] Các tác giả đã đề cập khá toàn diện

tới những vấn đề về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục: Vị trí, vai trò,những hạn chế trong công tác xây dựng và phương hướng xây dựng đội ngũgiảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, từng bước đạt chuẩn đội ngũ này Trướckhi đưa ra những đề xuất giải pháp, các tác giả nghiên cứu những chính sáchnhằm động viên, khuyến khích nhà giáo, cán bộ QLGD ở một số nước (Hoa

kỳ, Trung quốc, Hàn quốc, Thái lan, Singapo ) Công trình đã đề xuất nhữngphương hướng cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở Việt Nam

Bành Tiến Long (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 [87] Tác giả đã hệ thống, phân tích số lượng, cơ cấu trình độ

và chất lượng đội ngũ nhà giáo của 114 trường đại học, cao đẳng (không tính cáctrường quân đội); đề ra mục tiêu xây dựng ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dụcđến năm 2010 và đến năm 2020; đề xuất giải pháp xây dựng ĐNGV, cán bộquản lý về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn tiên tiến, hiện đại

Nguyễn Đình Hương (2009), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại

[79] Tác giả đã nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến,thời Pháp thuộc tới giáo dục trong nền dân chủ mới, thời đổi mới và phát triển

Trang 17

giáo dục theo hướng dân tộc hiện đại và hội nhập Trên cơ sở nhận xét, đánhgiá về nền giáo dục nước nhà suốt theo chiều dài lịch sử, tác giả đã luận bànsâu sắc về phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại, hội nhập quốc tế Cuốnsách cung cấp những luận điểm lý luận và thực tiễn để thực hiện đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.

Vũ Việt (2010), Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội [145].

Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như: Hoàn thiện, bổ sung các văn bản phápquy về kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản

lý giáo dục quân đội; thực hiện có hiệu quả vấn đề kiện toàn về số lượng, cơ cấuđội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; từng bước chuẩn hoá chất lượng độingũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cần thực hiện tốt về chuẩn chất lượng theohướng quản lý chất lượng; chuẩn về trình độ học vấn, chuẩn về trình độ đào tạochức vụ và kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; chuẩn vềtrình độ ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu và tạo điều kiện choviệc NCKH của đội ngũ nhà giáo; xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút đội ngũnhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục quân đội

Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay [2] Tác giả luận án nhận định rằng: nếu tiêu chí và

quy trình đánh giá giảng viên đại học được định hướng bằng khung chuẩn nghềnghiệp và phương pháp, kỹ thuật đánh giá đa dạng thì việc đánh giá giảng viên sẽmang tính chuẩn hóa và cho hiệu quả cao hơn Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu

cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá, đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyêntắc đánh giá giảng viên - một điều kiện quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dụcđại học Phân tích thực trạng đánh giá đội ngũ giảng viên đại học ở một số trường

để đánh giá và tổng kết thực tiễn, ông đã đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giágiảng viên theo các chức danh giảng viên (giảng viên, giảng viên chính, giảngviên cao cấp) làm ví dụ cho quy trình đánh giá và quy trình đánh giá đội ngũ giảng

Trang 18

viên đại học theo hướng chuẩn hóa, vận dụng cụ thể vào các trường đại học nhưmột điều kiện để nâng cao và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

Lương Cường (2016), “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT trong các

nhà trường quân đội dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội XII của Đảng” [36].

Trong bài hội thảo tác giả đã chỉ rõ, quá trình vận dụng, triển khai, cụ thể hóaquan điểm của Đại hội XII về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạotrong các nhà trường quân đội cần tập trung vào những vấn đề cơ bản như:Tiếp tục đổi mới tư duy nhận thức về giáo dục, đào tạo; tổ chức thực hiện tốtchiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020; chútrọng xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổimới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT phù hợp với lĩnh vựcquân sự và hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân; đổi mới công tác quản lýgiáo dục, đào tạo gắn với kiện toàn hệ thống nhà trường quân đội

Một số bài báo, tham luận khoa học tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Phú(2005), “Xã hội học tập và vấn đề đổi mới dạy học trong các trường quân đội”[108]; Nguyễn Tiến Quốc (2006), “Phát huy kinh nghiệm truyền thống, nângcao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự trong thời

kỳ mới” [121]; Nguyễn Trọng Thắng (2006), “Xây dựng đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong Quân đội đếnnăm 2010” [130]; Hồ Kiếm Việt (2006), “Để trọn vẹn sự nghiệp trồng ngườicủa người giáo viên KHXH và NV tại Học viện Chính trị Quân sự” [144]; TrầnĐức Nhân (2016), “Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ởHọc viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo

-theo tinh thần Đại hội XII của Đảng” [105] Các bài báo, tham luận hội thảo

khoa học trên đã có những khái quát, nhận định sắc sảo, những ý tưởng độcđáo, những đề xuất kịp thời, mang tính thời sự, thiết thực cho việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các HV, TSQ trong quân đội

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên

Đặng Đức Thắng (2005), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội hiện nay [129] Theo tác giả để

Trang 19

nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên KHXHNV thì cần phải đặc biệt chú trọngcông tác tuyển chọn nguồn đào tạo Tác giả phân tích: việc tuyển chọn nguồnđào tạo giáo viên phải được tiến hành toàn diện, kỹ lưỡng cả về xu hướng nghềnghiệp sư phạm, khả năng phát triển tài nghệ sư phạm, phong cách và hành vi sưphạm Phải phối hợp nhiều biện pháp với các yêu cầu để tuyển chọn, kể cảnhững biện pháp trắc nghiệm tâm lý - sư phạm ban đầu cần thiết để biết đượckhả năng tư duy, ngôn ngữ, năng khiếu sư phạm, thể hình …Cùng với việc tuyểnchọn nguồn thì gắn chặt với quá trình sàng lọc, thải loại trong đào tạo để bảođảm chất lượng sản phẩm khi ra trường.

Nguyễn Hữu Châu, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Trí (2008), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực tiễn [32] Các tác giả đã chỉ ra,

người thầy cần có kiến thức sâu về chuyên môn; kiến thức chung tốt; có kỹnăng, kỹ thuật dạy học hiệu quả và thái độ tích cực đối với nghề nghiệp Khẳngđịnh ý nghĩa to lớn trong bồi dưỡng cho giáo viên có năng lực sư phạm: “ngườigiáo viên cần có trí tưởng tượng và óc sáng tạo để làm cho bài giảng sống động,hấp dẫn đối với học sinh” [32, tr.36]

Lê Minh Vụ (2009), Quy trình đánh giá năng lực sư phạm quân sự của đối tượng tuyển chọn đào tạo giáo viên hiện nay [146] Tác giả đã đề cập đến các vấn

đề về năng lực sư phạm quân sự; quy trình đánh giá năng lực sư phạm quân sự và

đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy trình đánh giá năng lực sưphạm quân sự của đối tượng đào tạo giảng viên hiện nay Với cách tiếp cận cấu trúccác thành tố, các tác giả quan niệm: năng lực sư phạm quân sự được hiểu là sự hoàquyện giữa tri thức, kỹ năng và thái độ của người giảng viên nhà trường quân sự

Trần Thị Tuyết Oanh (2019), Năng lực dạy học của giảng viên [106] Tác

giả đã chỉ ra đặc điểm thời đại và xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI, định hướngphát triển của giáo dục Việt Nam; trình bày giảng viên đại học trong các cơ sở đàotạo giáo viên Đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của năng lực dạyhọc của giảng viên đại học sư phạm Đồng thời, tác giả đặt ra nhiều vấn đề cần phảigiải quyết trong nâng cao năng lực dạy học, tác giả đã phân tích, trình bày một cách

Trang 20

cơ bản những nội dung nâng cao năng lực dạy học qua các hoạt động chuyên môn,qua chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, qua NCKH và tự bồi dưỡng.

Nguyễn Quang Phát (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay [107] Tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ

thống những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên củaHọc viện Chính trị quân sự Tác giả phân tích tình hình cán bộ, giảng viên củaHọc viện cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu; làm rõ thực trạng, đánh giá nhữngthành tựu, yếu kém và rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó xây dựng tiêu chí đánhgiá đội ngũ cán bộ, giảng viên Đề tài đã chỉ ra những yếu tố tác động, yêu cầuxây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và đã đưa ra các giải pháp có tính khả thi

để xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Học viện Chính trị quân sự

Phạm Xuân Mát (2008), Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên KHXHNV ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay [92] Tác giả đã

nghiên cứu làm sáng tỏ những nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động GD - ĐT,NLGD, vai trò của đội ngũ giảng viên, mối quan hệ giữa GD - ĐT và NCKH Từ

đó đặt ra những yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động GD

-ĐT và NCKH ở nhà trường quân đội Đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡngkiến thức, năng lực tư duy khoa học, bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năngNCKH cho đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các nhà trường quân đội trong giaiđoạn hiện nay

Vũ Thanh Bình (2012), Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay [12] Tác giả đã trình bày

những vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, phân tíchthực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học,cao đẳng ở nước ta, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ này, gồm: (1) nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tưtưởng, đạo đức cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị (2) đổi mới công tác đàotạo, bồi dưỡng, tập huấn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa (3) đổi mới, hoànthiện cơ chế, chính sách, tạo động lực khuyến khích đội ngũ giảng viên lý luận

Trang 21

chính trị không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức nghềnghiệp (4) phát huy và nâng cao tính tích cực, tính tự giác của bản thân đội ngũgiảng viên lý luận chính trị trong nâng cao chuyên môn, rèn luyện nhân cách

Nguyễn Hữu Lam (2017), “Đổi mới giáo dục và đào tạo đại học và cao đẳng

tại Việt nam hiện nay” [84] Tác giả đã chỉ ra: Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo

đức và chính trị, một giảng viên giỏi là giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao;(2) có năng lực giảng dạy phù hợp; và (3) có năng lực nghiên cứu sâu Tác giả chorằng, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên chú trọng nhiềunhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta mới bắt đầu và cần được tiếp tục pháttriển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân; phần “nghiên cứu” đang lànăng lực thiếu hụt nhất Các trường hầu như chỉ chú trọng tới các chứng chỉ mà Bộyêu cầu chứ chưa thực sự chú trọng vào năng lực thực sự vì thế chất lượng của cácchứng chỉ này chưa phản ánh được năng lực thực chất của giảng viên khi đứng lớp

Theo tác giả, nếu một người có chuyên môn giỏi và có NLGD tốt thì họ làmột nhà giáo dục (Educator) Hầu hết các giảng viên đại học hiện nay đều khôngđược đào tạo và hỗ trợ tốt về NLGD Để phát triển NLGD, giảng viên cần xác định(1) những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù hợpvới chuyên môn đó; (3) các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với nhữngphương pháp giảng dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại trong học tập vàphát triển; (5) công nghệ học tập, GD - ĐT Trong việc phát triển các NLGD chogiảng viên, cần chú trọng đến các năng lực sau: Xây dựng chương trình giảng dạy ởcấp độ môn học (viết một chương trình môn học); các năng lực sử dụng các phươngpháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tìnhhuống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án ); năng lực truyền đạt (viếtbài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi); năng lựcgiải quyết vấn đề và ra quyết định; năng lực quản lý xung đột và đàm phán; nănglực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm

sử dụng trong chuyên môn); năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân

Trang 22

Lương Thanh Hân (2017), “Bồi dưỡng chức danh, học vị cho đội ngũ giảngviên ở các nhà trường quân đội hiện nay - thực trạng và giải pháp” [68] Tác giảcho rằng, kết hợp giữa chức danh và học vị là một yêu cầu, tiêu chí cơ bản đối vớingười giảng viên ở các HV, TSQ Tác giả đã làm rõ thực trạng, đặc biệt nhấn mạnhnhững hạn chế, bất cập giữa chức danh và học vị của ĐNGV trong thực tiễn, đồngthời đưa ra một số giải pháp đó là: Tiếp tục chuẩn hóa, hiện thực hóa tiêu chí vềchức danh và học vị của ĐNGV; chú trọng kết hợp bồi dưỡng giữa chức danh vàhọc vị cho ĐNGV ngay từ khâu tuyển chọn, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và đơn vị để đào tạo, bồi dưỡngĐNGV theo hướng kết hợp giữa chức danh và học vị; ĐNGV cần bám sát nhữngtiêu chí để chủ động tích lũy cả chức danh và học vị trong quá trình giảng dạy vàNCKH

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

Với các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình ở nước ngoài và trong nước

đã đề cập những vấn đề cơ bản về GD - ĐT, xây dựng ĐNGV và bồi dưỡng, nângcao phẩm chất, năng lực của ĐNGV, được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:

Một là, các công trình đã tập trung phân tích, khẳng định vị trí, vai trò

của đội ngũ giảng viên trong lịch sử giáo dục thế giới Khái quát và đưa rađược các khái niệm công cụ về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên; phântích được nội dung cơ bản, những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra trong xâydựng, phát triển đội ngũ giảng viên Một số công trình đã nghiên cứu chuyênsâu xây dựng mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, xây dựng đội ngũgiảng viên, quản lý đội ngũ giảng viên

Hai là, các công trình đã dành một dung lượng khá lớn bàn về chất

lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Các tác giả đã tiếp cận dưới

Trang 23

nhiều góc độ, đề cập tới nhiều khía cạnh, nhất là bàn về phẩm chất, năng lựccủa đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên KHXHNV nói riêng; vịtrí, vai trò, sự cần thiết của việc nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên Trên

cơ sở đó, khi bàn đến vấn đề NLGD của ĐNGV, mặc dù mỗi công trình đều

có cách tiếp cận riêng, song các công trình đều khẳng định đây là một yêu cầuquan trọng nhằm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT Từ đó, đề xuất cácgiải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNGV

Ba là, các công trình đã nghiên cứu khá sâu sắc, sinh động chỉ ra những

thành tích, những mặt làm được và những khuyết điểm, những mặt chưa làm đượctrong đào tạo, xây dựng ĐNGV Trong đó, đã đề cập đến một số hạn chế về nănglực giảng dạy, năng lực sư phạm của ĐNGV chưa đáp ứng được yêu cầu GD - ĐTtrong tình hình mới, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV còn có hạnchế, bất cập Các tác giả đã nêu lên một số kinh nghiệm về xây dựng, phát triểnĐNGV và nâng cao năng lực của ĐNGV hiện nay

Bốn là, dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt được, các

công trình đã đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giải pháp xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viênKHXHNV nói riêng ở các HV, TSQ quân đội thời kỳ mới

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài chothấy, mặc dù có nhiều nội dung được luận giải rất sâu sắc dưới các góc độnghiên cứu khác nhau, trên các bình diện khác nhau gắn với khách thể và đốitượng nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứumột cách có hệ thống, chuyên sâu về NLGD của ĐNGV, về nâng cao NLGDcủa đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội dưới góc độ khoahọc Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài luận án củanghiên cứu sinh là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các côngtrình khoa học đã nghiệm thu, công bố

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Trang 24

Một là, tập trung nghiên cứu và luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay như: Vị trí,vai trò, chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp tácphong công tác của đội ngũ giảng viên KHXHNV; tập trung luận giải, làm rõ đặcđiểm đội ngũ giảng viên KHXHNV, làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về NLGDcủa đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội

Hai là, xây dựng và luận giải nội hàm khái niệm NLGD của đội ngũ giảng

viên KHXHNV, phân tích những yếu tố quy định, biểu hiện NLGD của đội ngũgiảng viên KHXHNV Luận giải, làm rõ quan niệm nâng cao NLGD của đội ngũgiảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, xác định những vấn đề có tínhnguyên tắc và tiêu chí đánh giá nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viênKHXHNV ở các HV, TSQ quân đội

Ba là, tiến hành khảo sát hoạt động xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng

viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, thu thập các tư liệu, số liệu để đánhgiá NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV và thực trạng nâng cao NLGDcủa đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội những năm qua;chỉ rõ những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong nâng cao NLGD củađội ngũ giảng viên KHXHNV, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm vàhạn chế Từ thực trạng nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNVkhái quát những kinh nghiệm trong nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viênKHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, làm cơ sở để vận dụng vào hoạt độngnâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân độitrong những năm tới

Bốn là, phân tích đầy đủ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động

đến nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV; xác định những yêucầu nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quânđội nhằm định hướng cho các giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảngviên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay

Năm là, đề xuất những giải pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng

Trang 25

viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội hiện nay Các giải pháp tập trung giảiquyết những nội dung rất căn bản về: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủthể và lực lượng tham gia; sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động nâng caoNLGD của đội ngũ giảng viên KHXHNV; đổi mới nội dung, vận dụng linhhoạt, sáng tạo hình thức, biện pháp nâng cao NLGD của đội ngũ giảng viênKHXHNV; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên KHXHNVtrong tự tu dưỡng phấn đấu, rèn luyện nâng cao NLGD; phát huy vai trò, tráchnhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia nâng cao NLGD của đội ngũgiảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội.

Kết luận chương 1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu

khá toàn diện về những vấn đề có liên quan đến cán bộ, công tác bộ; về giảngviên và nâng cao chất lượng giảng viên cả trong và ngoài quân đội Các côngtrình đã tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ, phạm vi, đối tượng, mục đích khácnhau về đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung, đội ngũ giảng viên cũng nhưđội ngũ giảng viên KHXHNV trong quân đội nói riêng Kết quả nghiên cứucủa các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước có giá trị lý luận vàthực tiễn sâu sắc, là nguồn tài liệu có giá trị đối với quá trình thực hiện luận

án Việc tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận ángiúp tác giả xác định đúng những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giảiquyết, đồng thời còn giúp tác giả nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứuthành công luận án

Mặc dù thành công của các công trình là rất to lớn, tuy nhiên, do mụcđích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của các công trình khoa họctrên đây khác nhau, do đó, đến nay chưa có một công trình khoa học nàonghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về nâng cao NLGD củađội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội dưới góc độ khoa học

Trang 26

chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề

tài “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các

HV, TSQ quân đội hiện nay” mà tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ là hoàn

toàn mới, không trùng lặp với bất cứ một công trình nào đã được nghiệm thu,công bố hoặc chuẩn bị công bố

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO

NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC

XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN

QUÂN ĐỘI 2.1 Các học viện, trường sĩ quan và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.1 Các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.1.1 Khái quát hệ thống các học viện, trường sĩ quan trong quân đội

Hiện nay, trong QĐND Việt Nam có 21 HV, TSQ, trong đó có 10 học viện

và 11 trường sĩ quan Các học viện gồm: Học viện Quốc phòng (trực thuộc Chínhphủ, do Bộ Quốc phòng quản lý, chỉ đạo); Học viện Lục quân, Học viện Chính trị,Học viện Hậu cần, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự (trực thuộc BộQuốc phòng); Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Hải quân, Họcviện Khoa học quân sự, Học viện Biên phòng (trực thuộc các quân chủng, tổngcục và tương đương) Các trường sĩ quan gồm có: Trường Sĩ quan Lục quân 1,Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Chính trị (trực thuộc Bộ Quốcphòng); Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quanTăng - Thiết giáp, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường

Trang 27

Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Phòng hóa, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự(trực thuộc các quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương).

Các HV, TSQ quân đội là một bộ phận trong hệ thống các học viện, trườngđại học của quốc gia, một thành phần khăng khít của quân đội, đã hoàn thành tốtnhiệm vụ GD - ĐT, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu củaquân đội trong kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Các HV, TSQ quân đội chịu sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục

và Đào tạo; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của QUTƯ, BQP, Bộ Tổng Tham mưu,Tổng cục Chính trị, đảng ủy và thủ trưởng cấp trên; sự quản lý và hướng dẫnnghiệp vụ của các cơ quan chức năng; thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ,

sĩ quan quân đội có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng quân độihùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi Đồng thời, các

HV, TSQ quân đội là những trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học

và công nghệ, khoa học quân sự, KHXHNV và các khoa học khác nhằm phục vụnhiệm vụ của quân đội, góp phần xây dựng nền tảng lý luận vững chắc cho việcxây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (một sốlực lượng tiến thẳng lên hiện đại) Học viên ở các HV, TSQ quân đội được đào tạo

cơ bản, toàn diện để trở thành những sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, chuyênmôn kỹ thuật, nghiệp vụ; có trình độ cao đẳng, cử nhân trở lên theo chuyên ngànhđào tạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp quân

sự tốt, có kiến thức cơ bản và năng lực công tác tốt, hoàn thành chức trách, nhiệm

vụ theo mô hình, mục tiêu đào tạo sau khi ra trường

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các học viện, trường sĩ quan quân đội

Căn cứ Điều lệ công tác nhà trường QĐND Việt Nam và Điều lệnh tác chiếnQĐNDVN, các HV, TSQ quân đội có chức năng: tổ chức thực hiện nhiệm vụ GD-

ĐT, NCKH, xây dựng nhà trường Quân đội chính quy, cấp văn bằng, chứng chỉtheo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng và có các nhiệm vụ sau:

Một là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan chỉ huy tham mưu, chính

trị, hậu cần, kỹ thuật các cấp của quân đội; cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học

Trang 28

có trình độ đại học, sau đai học theo quy chế văn bằng của Nhà nước Đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, chuyên môn nghiệp vụ.

Hai là, nghiên cứu, ứng dụng, phát triển hoạt động khoa học và công

nghệ, khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chuyên ngànhphục vụ quân sự; hợp tác trao đổi khoa học trong giáo dục, đào tạo, kết quảnghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật quân sự

Ba là, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn

luyện kỷ luật; chấp hành điều lệnh, điều lệ và các chế độ, quy định củaquân đội Xây dựng các HV, TSQ quân đội vững mạnh toàn diện Phòngchống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, cùng với các đơn vị kháctrong quân đội làm nòng cốt trong củng cố quốc phòng, giữ vững ổn địnhchính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Bốn là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật

của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của QUTƯ, Bộ Quốc phòng và của cấp trên.Nhận và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao cho

Năm là, tăng gia sản xuất, tiến hành công tác dân vận; phòng, chống,

khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn; thực hiện chính sáchhậu phương quân đội, chính sách an sinh xã hội…

Hiện nay, các HV, TSQ quân đội đang đẩy mạnh quá trình đổi mới cănbản và toàn diện GD - ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; xây dựng nhàtrường thông minh, chính quy, tiên tiến, mẫu mực Tập trung đổi mới toàndiện, xây dựng nhà trường vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng caonăng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng cán

bộ, đảng viên; tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện GD - ĐT và NCKH

2.1.1.3 Tổ chức, biên chế của các học viện, trường sĩ quan quân đội

Tổ chức biên chế của các HV, TSQ quân đội được thực hiện theo quyđịnh thống nhất của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam Các HV, TSQquân đội có ba lực lượng cơ bản: Đội ngũ những người làm công tác lãnh đạo,chỉ huy, quản lý, phục vụ; đội ngũ giảng viên và đội ngũ học viên

Trang 29

Về tổ chức, biên chế, các HV, TSQ quân đội được tổ chức: 1) Ban giámđốc (ban giám hiệu), số lượng từ 5 đến 7 đồng chí gồm có: giám đốc (hiệutrưởng), chính ủy, các phó giám đốc (phó hiệu trưởng) và phó chính ủy; 2) Các cơquan chức năng như Văn phòng (một số HV và TSQ là phòng Tham mưu - hànhchính), Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ Thuật, Phòng(Ban) Đào tạo Sau đại học, Phòng Khoa học quân sự, Phòng Thông tin Khoa họcquân sự, Phòng (Ban) Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, Ban Tàichính, Tạp chí, Thông tin khoa học, đối với Học viện Quốc phòng là các Cục thaycho Phòng, nhiều Học viện có các Viện, Trung tâm nghiên cứu; 3) Các khoa giáoviên: gồm có khoa quân sự chung, các khoa quân sự chuyên nghành, các khoachiến thuật, chiến dịch, chiến lược, các khoa khoa học xã hội nhân văn, các khoakhoa học cơ bản, khoa học cơ sở, ngoại ngữ; 4) Các đơn vị quản lý học viên: gồm

có các Hệ, Tiểu đoàn; dưới Hệ có các Lớp; dưới Tiểu đoàn có các Đại đội, Trungđội quản lý học viên Ngoài ra một số trường có Trung tâm huấn luyện thực hành;trường Sĩ quan Không quân có 3 trung đoàn bay

Các đảng bộ HV, TSQ quân đội là đảng bộ cấp trên cơ sở, trong đóĐảng bộ Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học viện Lục quân, Họcviện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y, Trường Sĩ quanLục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Chính trị là cácđảng bộ trực thuộc QUTƯ; các đảng bộ Học viện PK- KQ, Học viện Hảiquân, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Biên phòng, Trường sĩ quanKhông quân, Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp, Trường sĩ quan Công binh,Trường sĩ quan Thông tin, Trường sĩ quan Pháo binh, Trường sĩ quan Phònghóa, Trường sĩ quan Đặc công, Trường sĩ quan Kĩ thuật quân sự là đảng bộtrực thuộc đảng ủy quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương

Ban chấp hành đảng bộ HV, TSQ quân đội là cơ quan lãnh đạo của Đảng

bộ giữa 2 kỳ đại hội thường có số lượng từ 9 - 17 ủy viên; thường vụ đảng ủy

có số lượng là 5 đồng chí Chính ủy HV, TSQ được bầu làm bí thư đảng ủy.Giám đốc học viện, hiệu trưởng trường sĩ quan được bầu làm phó bí thư đảng

ủy Tổ chức cơ sở đảng ở các HV, TSQ quân đội được thành lập ở các cơ quan

Trang 30

chức năng, các khoa giáo viên và các đơn vị quản lý học viên Hệ thống tổchức cơ sở đảng gồm tổ chức cơ sở đảng hai cấp và một cấp.

Các tổ chức quần chúng ở các HV, TSQ quân đội bao gồm: Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Phụ nữ; Công đoàn được thành lập ở các đơn

vị cơ sở Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan chức năng, khoagiáo viên, đơn vị quản lý học viên; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủyđảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị, chính trị viên, chỉ huy các

cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên

Các khoa giáo viên KHXHNV ở Học viện Chính trị và trường Sĩ quanChính trị gồm khoa Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị; Chủ nghĩa xã hội khoahọc; Nhà nước và pháp luật; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Hồ Chí Minh học;Tâm lý học quân sự; Sư phạm quân sự và Công tác đảng, công tác chính trị Còncác HV, TSQ khác có hai khoa là khoa Lý luận Mác - Lênin và khoa CTĐ, CTCT.Các trường sĩ quan trực thuộc quân chủng, binh chủng chỉ có một khoa là khoaKHXHNV Trong mỗi khoa có chủ nhiệm Khoa, phó chủ nghiệm Khoa, chủ nhiệm

Bộ môn, phó chủ nghiệm Bộ môn, giảng viên và trợ giảng

2.1.2 Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.2.1 Quan niệm giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Giảng viên: 1 Tên gọi chung người làmcông tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn luyện, cáctrường trên bậc học phổ thông 2 Học hàm của người làm công tác giảng dạy ởtrường đại học” [138, tr 376] Điều 70, Khoản 3, Luật Giáo dục 2005 đã xácđịnh thống nhất về tên gọi nhà giáo: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dụcđại học gọi là giảng viên” [119, tr 25] Theo quyết định số 01/QĐ-QP ngày 03tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về ban hành tiêu chuẩn vàquy chế xét công nhận chức danh của ngành chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ

Trang 31

trong quân đội, những người trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các học viện,nhà trường bậc đại học đựơc gọi là giảng viên

Cũng theo Từ điển tiếng Việt: Khoa học xã hội nhân văn, tên gọi chungcác khoa học nghiên cứu những qui luật hình thành, hoạt động và phát triển của

xã hội và con người, như chính trị học, sử học, văn học, kinh tế học, luật học,ngôn ngữ học … Như vậy, giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ gồm nhữnggiảng viên giảng dạy các môn lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngành như: Triếthọc Mác- lênin, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước phápluật, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý họcquân sự, Giáo dục học quân sự và Công tác đảng, công tác chính trị…

Hoạt động của giảng viên là lao động sư phạm ở lĩnh vực đặc thù, lĩnh vựcđào tạo con người với các giá trị xã hội đích thực theo chuyên ngành, chuyên mônđào tạo, đòi hỏi giảng viên phải cả phẩm chất và năng lực, ngoài nhiệm vụ giảngdạy, giảng viên còn có nhiệm vụ NCKH Đây là một trong những nhiệm vụ trựctiếp đặt ra ở các trường đào tạo bậc đại học Với lẽ đó, giảng viên là trí thức,

là lực lượng “lao động trí óc có chuyên môn sâu, có trình độ học vấn cao”, lànhững người có văn hoá và đạo đức cao, tích cực tham gia vào đời sống xãhội Giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội đều có trình độ học vấn

cử nhân trở lên đang sử dụng tri thức được đào tạo vào lao động trí tuệ vớilương tâm nghề nghiệp cao, họ thực sự là trí thức KHXHNV của đất nước vàcủa quân đội

Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan được phânđịnh thành 5 nhóm ngành sau: “1 Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: 2 Sĩ quanchính trị; 3 Sĩ quan hậu cần; 4 Sĩ quan kĩ thuật; 5 Sĩ quan chuyên mônkhác” [118, tr.13] Trong nhóm ngành sĩ quan chính trị bao gồm: Sĩ quanlàm công tác lãnh đạo, trực tiếp chỉ đạo, tiến hành CTĐ, CTCT; sĩ quan làmcông tác nghiên cứu và giảng dạy các môn KHXHNV; sĩ quan làm công tácvăn hoá, văn nghệ…

Như vậy có thể quan niệm: giảng viên KHXHNV là sĩ quan (cán bộ) chính trị có đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, sắp xếp vào các

Trang 32

chức danh theo biên chế của các khoa KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội, đảm nhiệm giảng dạy và NCKH theo chức trách, nhiệm vụ quy định.

2.1.2.2 Chức trách, nhiệm vụ của giảng viên khoa học xã hội nhân văn

ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Căn cứ Luật sĩ quan QĐND Việt Nam ban hành năm 1999, sủa đổi bổsung một số điều năm 2014; Nghị định 104/2008/NĐ-CP quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQP; Tiêu chuẩn chức vụ cán bộtrong QĐND Việt Nam; Điều lệ công tác nhà trường QĐND Việt Nam banhành ngày 20/4/2016 có thể khái quát chức trách, nhiệm vụ cơ bản của giảngviên KHXHNV như sau:

Chức trách: Là lực lượng trực tiếp giảng dạy và NCKH, chịu sự chỉ

đạo trực tiếp của chủ nhiệm bộ môn (trưởng bộ môn) và cán bộ khoa; chịutrách nhiệm trước cấp ủy, cán bộ khoa, bộ môn về thực hiện nhiệm vụ giảngdạy, NCKH và mọi hoạt động được giao

Nhiệm vụ:

1 Thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ củaQuân đội, các quy chế, quy định về giáo dục, đào tạo, kế hoạch giảng dạy,NCKH, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật, ngành, lĩnh vực đảm nhiệm;

2 Giảng dạy đầy đủ, có chất lượng, đúng mục tiêu, chương trình, nộidung đào tạo; hướng dẫn học viên làm tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án,thực hành, thực tập, phương pháp học tập, NCKH; xây dựng đề thi, đáp án;tham gia coi thi, chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi, khóa luận, luận văn,luận án tốt nghiệp khi được phân công;

3 Chủ trì hoặc tham gia các đề tài, công trình NCKH, sáng kiến cảitiến kỹ thuật, biên soạn giáo trình, sách, tài liệu phục vụ đào tạo; giáo dục,huấn luyện, rèn luyện học viên; đề xuất với nhà trường, các cơ quan quản

lý đào tạo các cấp về các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạotrong nhà trường và quân đội; sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụkhác theo quy định của Bộ Quốc phòng;

4 Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy và cấp trên về nội dung bài giảng

Trang 33

đảm nhiệm; trong giờ lên lớp là người chỉ huy, quản lý lớp cao nhất; luôn giữgìn uy tín, danh dự, nêu gương tốt trước học viên; đối xử công bằng, tôn trọngnhân cách và bảo vệ lợi ích chính đáng của học viên; xây dựng môi trường giáodục lành mạnh; thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao thể chất, phẩm chấtchính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm;

5 Tham gia giảng dạy và NCKH tại cơ sở đào tạo khác khi đã thựchiện đầy đủ nhiệm vụ tại trường và được chỉ huy nhà trường cho phép Kýhợp đồng thỉnh giảng theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng

2.1.2.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Một là, giảng viên KHXHNV phải có phẩm chất chính trị tốt.

Có trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị cao, có bản lĩnh chính trị kiên

định, vững vàng Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Luôn phấn đấu cho mụctiêu lý tưởng của Đảng, mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội, không daođộng, nao núng tư tưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào; luôn nói, viết và làm theođúng đường lối của Đảng, nghị quyết của tổ chức đảng, giữ đúng kỷ luật phátngôn Mọi suy nghĩ và hành động luôn hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụcách mạng, nhiệm vụ quân đội, nhà trường và chức trách, nhiệm vụ của ngườigiảng viên KHXHNV Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách và luật pháp của Nhà nước, kỷ luật của quân đội Luôn sẵn sàng nhận

và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm cao với nhà trường, với

khoa, bộ môn, biết đặt nhiệm vụ, lợi ích chung lên trên lợi ích của cá nhân

Hai là, giảng viên KHXHNV phải mẫu mực về đạo đức, lối sống

Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng Người cán bộ, đảngviên phải hội tụ cả đức và tài, trong đó, đạo đức là gốc Đối với giảng viênKHXHNV thì phẩm chất đạo đức càng cần phải được chú trọng hơn Đây chính

là cơ sở, nền tảng để giảng viên KHXHNV phấn đấu hoàn thiện mình, nâng cao

và phát triển năng lực giảng dạy, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời còn

Trang 34

là tấm gương sáng để học viên noi theo.

Phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên KHXHNV bao gồm nhữngchuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, người quân nhân cách mạng vànhững chuẩn mực của đạo đức nhà giáo được ban hành kèm theo Quyết định số16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Những phẩm chất đó phải được thể hiện rõ nét ở lòng nhiệt tình cách mạng, đạođức cách mạng trong sáng, sống có lý tưởng, có kỷ luật, lành mạnh, trung thực, cólòng nhân ái với mọi người, có tinh thần chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu,vươn lên cầu tiến bộ Có đạo đức nhà giáo, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản

dị, mẫu mực, mô phạm, phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy, hết lòng, hếtsức say mê với nghề nghiệp dạy học; có tinh thần đoàn kết, hợp tác trong giảngdạy và nghiên cứu khoa học; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; trung thựcthẳng thắn, không cục bộ bản vị, không tham vọng cá nhân, không tham nhũng,kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, không cơ hội và chống mọi biểu hiện cơhội; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái, những biểu hiệntiêu cực trong dạy và học; phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và NCKH.Giảng viên KHXHNV đồng thời phải là những người khiêm tốn, cầu thị, hòa nhã;gương mẫu, tôn trọng nhân cách người học Đoàn kết tốt, có tình yêu thương đồngchí, đồng đội, giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng chí, đồng đội, với nhân dân

Ba là, giảng viên KHXHNV có năng lực toàn diện, giỏi về chuyên môn.

Yêu cầu đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ phải có năng lựcnắm vững nghị quyết, chỉ thị, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của QUTƯ trên các lĩnhvực, các mặt công tác, như công tác GD-ĐT, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xãhội; có khả năng nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cụ thể hóa vào quá trình dạy học

Có NLGD, vận dụng tốt các phương pháp dạy học Muốn vậy, phải cókiến thức toàn diện cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội…, có kiếnthức vững chắc, chuyên sâu về chuyên ngành đảm nhiệm giảng dạy, đồng thời

có hiểu biết nhất định về kiến thức liên ngành Biết sử dụng có hiệu quả cácphương tiện kỹ thuật dạy học Có kiến thức về ngoại ngữ theo quy định và khả

Trang 35

năng sử dụng công nghệ thông tin, công cụ hỗ trợ khác vào nâng cao chất lượng,hiệu quả trong quá trình dạy học

Có năng lực NCKH, có khả năng nghiên cứu nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, tham gia các đề tài khoa học các cấp, các chuyên đề khoa học ở

bộ môn, khoa, tham gia các hoạt động khoa học, viết bài đăng trên tạp chíchuyên ngành phản ánh kết quả nghiên cứu, học tập và tự học tập

Có năng lực quản lý chuyên môn, chuyên ngành để sẵn sàng nhận vàhoàn thành mọi nhiệm vụ do yêu cầu của tổ chức phân công Có kinh nghiệmthực tiễn hoạt động xây dựng, huấn luyện chiến đấu của đơn vị

Điều quan trọng là đội ngũ giảng viên KHXHNV cần phải có năng lựctuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, phát huy được tính tích cực củangười học Biết xác định rõ mục tiêu giáo dục, phát triển nhân cách học viênthông qua việc trang bị kiến thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng cho người học.Biết khai thác nội dung môn học vào việc giáo dục học viên phù hợp với điềukiện thực tế dạy học của nhà trường; biết cách xử lý tình huống sư phạm nảysinh trong giờ dạy vào việc giáo dục phát triển nhân cách của học viên Biết sửdụng phương pháp thuyết phục để giáo dục, định hướng tư tưởng cho người học,làm cho người học luôn trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; đấutranh với các quan điểm và biểu hiện sai trái để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bốn là, giảng viên KHXHNV có phương pháp, tác phong công tác khoa

học

Mỗi người đều có phương pháp, tác phong công tác, cách ứng xử, giao tiếpphù hợp với địa vị xã hội, cương vị công tác, chức trách, nhiệm vụ, môi trườnghoạt động Phương pháp, tác phong phản ánh phẩm chất của con người, thể hiệnnét riêng, độc đáo của mỗi người trong cuộc sống, hoạt động xã hội Vì vậy, cùngmột môi trường xã hội, điều kiện, hoàn cảnh sống giống nhau, cùng giữ nhữngcương vị, có chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn như nhau nhưng mỗi người lại cómột phương pháp, tác phong công tác khác nhau

Yêu cầu về phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viênKHXHNV ở các HV, TSQ quân đội trên một số nội dung như sau: Người giảng

Trang 36

viên KHXHNV phải có tính đảng, tính nguyên tắc cao; linh hoạt, sáng tạo trongcông việc; đề cao tính giáo dục, thuyết phục, nêu gương, nói đi đôi với làm Luônnắm vững và gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của Nhà trường Thành thạo công tácchuyên môn, làm việc có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học, cầu thị vàsáng tạo để không ngừng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ Một yêu cầu nữa là phảibình tĩnh, tự tin trong thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, giải quyết tốt các vấn

đề trong giảng dạy Mẫu mực về tác phong quân nhân, đúng điều lệnh, điều lệ,các quy định, cử chỉ đĩnh đạc, phong thái đàng hoàng, tự tin, văn minh, luôn tôntrọng nhân cách của học viên Người giảng viên KHXHNV phải ứng xử có vănhoá, khiêm tốn, giản dị, lịch sự, tế nhị, giải quyết hài hoà các mối quan hệ

2.1.2.4 Quan niệm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Đội ngũ giảng viên KHXHNV gồm những giảng viên giảng dạy các môn

lý luận cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, là bộ phận đảm nhiệm toàn bộ nội dung,chương trình đào tạo KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội theo mô hình, mụctiêu đào tạo Các môn học được tổ chức, biên chế ở các khoa, trong mỗi khoa cóchủ nhiệm khoa, phó chủ nghiệm khoa, chủ nhiệm bộ môn, phó chủ nghiệm bộmôn và giảng viên Xét theo chức danh chuyên môn kỹ thuật thì có giảng viêncao cấp, giảng viên chính và giảng viên; còn theo chức danh khoa học có giáo

sư, phó giáo sư; theo trình độ học vấn có tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân; theo chức danhchỉ huy, quản lý có cán bộ khoa, bộ môn; theo cấp bậc quân hàm thì có giảngviên cấp tướng, giảng viên cấp tá, giảng viên cấp úy; theo danh hiệu được phong

có nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân Xét theo loại cán bộ có sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, viên chức quốc phòng Bên cạnh đó, ngoài giảng viên cơ hữuhiện có trong biên chế còn có giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm nhiệm

Như vậy, có thể quan niệm: Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ

là những sĩ quan, cán bộ chính trị có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng được bổ nhiệm, sắp xếp chức danh giảng viên ở các khoa KHXHNV, đảm nhiệm công tác giảng dạy và

Trang 37

NCKH các bộ môn, chuyên ngành KHXHNV; là lực lượng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT và NCKH, xây dựng các HV, TSQ quân đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

2.1.2.5 Đặc điểm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội là

những cán bộ chính trị được đào tạo cơ bản, chính quy, có trình độ học vấn,nhiều người đã trải qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị

Ở các HV, TSQ quân đội, đội ngũ giảng viên KHXHNV là những ngườiđược đào tạo cơ bản, chính qui Nguồn chủ yếu được đào tạo tại trường Sĩ quanChính trị, Học viện Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và một sốtrường đại học KHXHNV ngoài quân đội Cơ bản đội ngũ giảng viên KHXHNV

có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghệ nghiệp quân sự tốt, là

bộ phận có trình độ học vấn khá cao trong ĐNGV của các HV, TSQ quân đội và cónhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, NCKH và giảng dạy

Ngoài kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo thuộc KHXHNV,đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội có hệ thống kiến thức

cơ bản, toàn diện về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước,yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, các kiến thức về chính trị - xã hội, nghệ thuậtquân sự, về khoa học kỹ thuật quân sự Đội ngũ giảng viên KHXHNV có thếgiới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa, có phẩm chất đạo đức cáchmạng, lòng yêu nghề nghiệp quân sự, trung thành với Đảng, với Nhà nước, vớichế độ XHCN Kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, sự nghiệp đổi mớiđất nước, có năng lực tư duy nhạy bén, sắc sảo; là lực lượng nòng cốt, tiênphong tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, bảo vệ chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sáchpháp luật Nhà nước, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội Mặtkhác, các HV, TSQ quân đội vừa đào tạo theo trình độ học vấn, vừa đào tạotheo chức danh, nên giảng viên KHXHNV không chỉ có trình độ học vấn

Trang 38

chuyên ngành, mà có cả hệ thống tri thức, kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉhuy ở cấp đào tạo Nhiều người đã trải qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị,

có đồng chí đã từng là cán bộ trung, lữ, sư đoàn trước khi về công tác ở HV,TSQ, điều đó sẽ tạo ra thuận lợi cho việc thực hiện phương châm: lý luận liên

hệ với thực tiễn; nhà trường gắn liền với đơn vị

Thứ hai, đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ đa dạng về tuổi

đời, tuổi quân, cấp bậc quân hàm, trình độ học vấn và chức vụ

Đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội có sự chênhlệch khá lớn về tuổi đời, tuổi quân, quân hàm và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉhuy, quản lý đơn vị Đội ngũ giảng viên có tuổi đời từ 23 đến 60 tuổi; tuổiquân từ 5 năm đến 40 năm Về quân hàm, có quân hàm từ thiếu uý đến thiếutướng; về chức vụ có chủ nhiệm Khoa, phó chủ nhiệm Khoa, chủ nhiệm Bộmôn, phó Chủ nhiệm Bộ môn; giảng viên và trợ giảng Trình độ học vấnkhông đồng đều, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ Số cán bộ khoa, bộ môn đa số

có quân hàm cao và có bề dày kinh nghiệm công tác Về chức danh khoa học

và danh hiệu, có giảng viên là giáo sư, phó giáo sư; danh hiệu được phong lànhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân

Trong đội ngũ giảng viên KHXHNV có những đồng chí tốt nghiệp đào tạocán bộ chính trị cấp phân đội được giữ lại ở nhà trường làm giảng viên nên kiếnthức, kinh nghiệm thực tiễn quân sự còn nhiều hạn chế Bên cạnh những đồng chí

có trình độ học vấn cao vẫn còn một số giảng viên mới qua đào tạo hoàn thiện đạihọc Quá trình tích lũy, trải nghiệm thực tiễn, đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ rấtkhác nhau Điều này đặt ra vấn đề khó khăn cần giải quyết trong công tác đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, về thời gian giữ các chức vụ, thời gian phục

vụ tại ngũ và ưu tiên xét thăng quân hàm cho ĐNGV ở các HV, TSQ quân đội

Mặt khác, đội ngũ giảng viên KHXHNV được đào tạo từ các trườngtrong và ngoài quân đội, một số được chuyển loại cán bộ chính trị, chuyểnloại chuyên môn kỹ thuật thuộc các quân chủng, binh chủng và ngành chuyênmôn kỹ thuật, làm cho đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quânđội có sự phong phú, đa dạng về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ

Trang 39

Thứ ba, trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV,

TSQ quân đội chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa; chưa chủ động hòanhập với đội ngũ cán bộ giảng dạy và NCKH của quốc gia

Đội ngũ giảng viên KHXHNV đang sử dụng tri thức vào lĩnh vực công tácrất đa dạng, nhưng chuyên gia đầu ngành các lĩnh vực KHXHNV trong quân độicòn thiếu; các bộ môn KHXHNV là đơn vị học thuật cơ bản nhưng đội ngũ chủnhiệm bộ môn giỏi còn ít Số lượng giảng viên KHXHNV có trình độ sau đại học

tỉ lệ thấp, trình độ năng lực của một số giảng viên KHXHNV chưa đáp ứng đượcyêu cầu chuẩn hóa theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và BQP Trongthời kỳ mới, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ, đòi hỏi đội ngũ giảng viên KHXHNV không ngừng nâng cao trình độ kiếnthức, kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, biết làm chủ các phương pháp,phương tiện NCKH hiện đại, do đó cần được mở rộng giao lưu với các trườngtrong và ngoài quân đội Do đặc điểm của các HV, TSQ quân đội có những yêucầu riêng, công tác quản lý rất chặt chẽ cho nên hoạt động sư phạm cũng mangtính đặc thù, thực tế trong thời gian qua các HV, TSQ quân đội chưa hoà nhập với

hệ thống giáo dục đại học quốc gia, chưa tạo điều kiện cho việc giao lưu học hỏi,trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà trường trong và ngoài quân đội; mặt khác trình

độ của giảng viên KHXHNV cũng còn có mặt hạn chế, đây là những lực cản hạnchế sự giao lưu hoà nhập với các trường trong và ngoài quân đội

Thứ tư, trình độ ngoại ngữ và tin học của giảng viên KHXHNV còn những

bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu giảng dạy và NCKH trong tình hình mới

Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ số và sự hội nhập quốc tế,quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT đặt ra yêu cầu ĐNGV nói chung,đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQ quân đội phải có trình độ ngàycàng cao về ngoại ngữ và tin học Mục tiêu đào tạo của các HV, TSQ là đào tạođội ngũ cán bộ các cấp, các chuyên ngành có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩmchất đạo đức tốt; có trình độ cao, năng lực toàn diện Do vậy, đội ngũ giảng viêncác HV, TSQ phải có kiến thức nhất định về ngoại ngữ, tin học phải biết ứngdụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin trong giảng

Trang 40

dạy và NCKH; tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ cho quá trình giảngdạy mới theo kịp được trình độ phát triển của xã hội, đáp ứng với yêu cầuthực tiễn đặt ra Với số giảng viên lớn tuổi, không được đào tạo ngoại ngữ

và tin học cơ bản, do đó khả năng tiếp thu hạn chế, vật chất, điều kiện bảođảm cho học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học còn khó khăn Mặtkhác, không tiếp xúc, sử dụng thường xuyên đến ngoại ngữ, dẫn đến kiếnthức ngoại ngữ bị mai một dần Công tác bồi dưỡng ngoại ngữ và tin họccủa các trường đã được tiến hành trong nhiều năm nay, song kết quả chưacao do môi trường giao tiếp ngoại ngữ hạn chế, phương tiện tin học cònthiếu; do đó trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên chưa đápứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trong thời kỳ mới

Thứ năm, hoạt động đặc thù của giảng viên KHXHNV là hoạt động

giảng dạy và NCKH trong môi trường sư phạm quân sự, gắn liền với tính đadạng, phong phú của đối tượng đào tạo ở các HV, TSQ quân đội

Hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên KHXHNV ở các HV, TSQquân đội bao gồm những hoạt động trước bài giảng, giảng bài, sau bài giảng

và những hoạt động sư phạm khác Hoạt động NCKH như hội thảo, tọa đàmkhoa học; viết báo, viết sách; viết giáo khoa, giáo trình; đề tài NCKH, hướngdẫn học viên NCKH Nhiệm vụ và kết quả lao động của giảng viên được kếttinh trong những hoạt động đó Do đó, đòi hỏi đội ngũ giảng viên KHXHNVphải có tính khoa học, kế hoạch, mô phạm, kỷ luật nghiêm mới có thể hoànthành được nhiệm vụ Hoạt động sư phạm của đội ngũ giảng viên KHXHNV

ở các HV, TSQ gắn liền với hoạt động GD - ĐT của nhà trường trong môitrường sư phạm quân sự; bị qui định bởi các điều lệnh, điều lệ quân đội và quiđịnh riêng của mỗi HV, TSQ quân đội

Tính đặc thù hoạt động sư phạm của đội ngũ giảng viên KHXHNV ởcác HV, TSQ quân đội còn được biểu hiện ở sự đòi hỏi cao của yêu cầu quản

lý, sự chặt chẽ, nghiêm túc trong tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình,nội dung và chất lượng giảng dạy Cường độ lao động của đội ngũ giảng viênKHXHNV cao, ngoài nhiệm vụ giảng day còn nhiệm vụ NCKH và các nhiệm

Ngày đăng: 17/07/2021, 05:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w