1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay TT

25 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 238 KB

Nội dung

Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn là một bộ phậnhữu cơ trong đội ngũ giảng viên nói chung, trực tiếp giảng dạy cácmôn khoa học xã hội nhân văn, có vai trò quan trọng, góp phần

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Các học viện, trường sĩ quan quân đội là những trung tâm giáo dục,đào tạo, nghiên cứu khoa học của quân đội và quốc gia, có nhiệm vụ đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp cho quân đội; đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao cho quân đội; đào tạo cán bộ cho các nước bạn, đồngthời sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao

Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quânđội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giảng viên là nhân tốtrung tâm, có vai trò trực tiếp, quyết định Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Chú trọng đào tạo, đào tạo lạiđội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”

[57, tr 232] Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020 [21] của Bộ Quốc phòng đã đề ra 8 giải pháp lớn

phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội

Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn là một bộ phậnhữu cơ trong đội ngũ giảng viên nói chung, trực tiếp giảng dạy cácmôn khoa học xã hội nhân văn, có vai trò quan trọng, góp phần quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục, đào tạo, tham gia nghiên cứu, pháttriển khoa học xã hội nhân văn trong và ngoài quân đội Phẩm chất,năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giảng viênkhoa học xã hội nhân văn ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thànhphẩm chất, nhân cách, năng lực của học viên ở các cấp học, bậc học,giúp học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcủa các đơn vị quân đội và đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảngviên khoa học xã hội nhân văn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnggiáo dục, đào tạo của các học viện, trường sĩ quan quân đội

Nhận thức đúng vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xãhội nhân văn, ý nghĩa, tầm quan trọng năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên khoa học xã hội nhân văn, những năm qua, các học viện,trường sĩ quan quân đội đã quan tâm, tập trung nâng cao năng lực giảngdạy của mỗi giảng viên và cả đội ngũ Chính vì vậy, chất lượng giảngdạy từng bước được nâng lên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản, hoạtđộng nâng cao năng lực giảng dạy vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm

Trang 2

Năng lực giảng dạy của một bộ phận giảng viên chưa đáp ứng yêu cầuchức trách, nhiệm vụ giảng dạy, còn lúng túng về phương pháp và kỹnăng giảng dạy, chưa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học viên.Một số giảng viên chưa chủ động, tích cực, tự giác trong rèn luyện, nângcao phẩm chất, năng lực, trình độ mọi mặt Chính vì vậy, còn lúng túng,thiếu linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn công tác giảng dạy,năng lực giảng dạy còn hạn chế.

Trong khi đó, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,trình độ nhận thức, tư duy lý luận, kiến thức, kinh nghiệm trên các lĩnh vựcđời sống xã hội của các đối tượng học viên ngày càng được nâng lên; yêu cầuđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, yêu cầu chuẩn hóa cũng như yêucầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, sĩ quan quân đội đã và đang đòi hỏiphải nâng cao hơn nữa năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Từ những phân tích trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận

án tiến sĩ, đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuấtgiải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoahọc xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực giảng dạy

và nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xãhội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một sốkinh nghiệm

Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở các học viên, trường sĩ quan quân đội

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn vềnăng lực giảng dạy và nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viênkhoa học xã hội nhân văn thuộc biên chế ở các học viện, trường sĩ quanquân đội Tiến hành khảo sát tại các học viện, trường sĩ quan quân đội.Các số liệu, tư liệu, tài liệu phục vụ cho luận án được giới hạn chủ yếu từnăm 2011 đến năm 2020, các giải pháp của luận án có giá trị ứng dụngđến năm 2025, định hướng đến năm 2030

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm,đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng, công tácgiáo dục, đào tạo, công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên

Cơ sở thực tiễn

Hiện thực công tác giáo dục, đào tạo, công tác xây dựng độingũ cán bộ, giảng viên của các học viện, trường sĩ quan quân đội.Các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Quân ủy Trung ương, BộQuốc phòng; báo cáo tổng kết công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứukhoa học, báo cáo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên củacác học viện, trường sĩ quan quân đội

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận

án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liênngành và chuyên ngành; trong đó chú trọng các phương pháp: phântích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát,tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm về năng lực giảng dạy và nâng cao nănglực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội

Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao năng lực giảng dạycủa đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của độingũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩquan quân đội hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơnnhững vấn đề lý luận về năng lực giảng dạy, nâng cao năng lực giảng

Trang 4

dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoahọc giúp cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chínhtrị, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng của các quân, binh chủng, tổngcục, Bộ đội Biên phòng và đảng uỷ, ban giám đốc, ban giám hiệu tronglãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viênkhoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan hiện nay Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiêncứu, giảng dạy, học tập ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danhmục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến

đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình khoa học ở nước ngoài có liên quan đến

bộ, giáo viên ở đại học cho thế kỷ XXI; Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước; Vadim Avanesov (2012), Chiến lược phát triển giáo dục của Nga trong thế kỷ XXI; Pekka Himanen (2012), Giáo dục Phần Lan, thành tựu và nguyên nhân; Vương Hồng Tài (2012), Bàn về văn hóa Trung Quốc và mô hình trường đại học của Trung Quốc; Vương Thái Bân (2014), Hiện đại hóa giáo dục; Kouyang Sisomblong (2016), Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên

F.N Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên; Badley.G (2000), Innovations in Education and Training

Trang 5

International - Đổi mới trong giáo dục và đào tạo quốc tế; P Jackson (2003), Mô hình người giáo viên; Bain, K (2004), What the best college teachers do - Giảng viên đại học giỏi nhất làm gì; Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003; Jam M.Cooper (2011), Classroom teaching skills - những kỹ năng giảng dạy lớp học; James H.Stronge (2013), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả; Qua nghiên

cứu các công trình của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy, các tácgiả đều đã chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của phẩm chất, năng lực,trình độ của đội ngũ giảng viên đối với nâng cao chất lượng dạy học

và giáo dục quốc gia

1.2 Các công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến

đề tài luận án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về giáo dục, đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên

Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ

(2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI; Bành Tiến Long (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006

- 2020; Vũ Việt (2010), Nghiên cứu kiện toàn, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường quân đội; Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay;

Lương Cường (2016), “Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT trongcác nhà trường quân đội dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội XII củaĐảng”; Một số bài báo, tham luận khoa học tiêu biểu như: NguyễnNgọc Phú (2005), “Xã hội học tập và vấn đề đổi mới dạy họctrong các trường quân đội”; Nguyễn Tiến Quốc (2006), “Phát huykinh nghiệm truyền thống, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viênkhoa học xã hội nhân văn quân sự trong thời kỳ mới”; NguyễnTrọng Thắng (2006), “Xây dựng đội ngũ nhà giáo - nhân tố quyếtđịnh nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong Quân đội đếnnăm 2010”; Hồ Kiếm Việt (2006), “Để trọn vẹn sự nghiệp trồngngười của người giáo viên khoa học xã hội nhân văn tại Học việnChính trị Quân sự”; Trần Đức Nhân (2016), “Phát triển đội ngũgiảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở Học viện Chính trị, BộQuốc phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinhthần Đại hội XII của Đảng”

Trang 6

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên

Đặng Đức Thắng (2005), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội hiện nay ; Nguyễn Hữu Châu, Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Trí (2008), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực tiễn; Lê Minh Vụ (2009), Quy trình đánh giá năng lực sư phạm quân sự của đối tượng tuyển chọn đào tạo giáo viên hiện nay; Trần Thị Tuyết Oanh (2019), Năng lực dạy học của giảng viên; Nguyễn Quang Phát (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay; Phạm Xuân Mát (2008), Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên khoa học xã hội nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay; Vũ Thanh Bình (2012), Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước

ta hiện nay; Nguyễn Hữu Lam (2017), “Đổi mới giáo dục và đào tạo

đại học và cao đẳng tại Việt nam hiện nay”; Lương Thanh Hân (2017),

“Bồi dưỡng chức danh, học vị cho đội ngũ giảng viên ở các nhà trườngquân đội hiện nay - thực trạng và giải pháp”

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học

đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án

Một là, các công trình đã tập trung phân tích, khẳng định vị trí,

vai trò của đội ngũ giảng viên trong lịch sử giáo dục thế giới Kháiquát; phân tích nội dung cơ bản, những vấn đề thực tiễn đã và đang đặt

ra trong xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên

Hai là, Các tác giả đã tiếp cận dưới nhiều góc độ, đề cập tới

nhiều khía cạnh, nhất là bàn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhàgiáo Mặc dù mỗi công trình đều có cách tiếp cận riêng, song các côngtrình đều khẳng định đây là một yêu cầu quan trọng nhằm đáp ứngmục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo Từ đó, đề xuất các giải pháp xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Ba là, các công trình đã nghiên cứu khá sâu sắc, sinh động chỉ ra

những thành tích, những mặt làm được và những khuyết điểm, nhữngmặt chưa làm được trong đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên.Trong đó, đã đề cập đến một số hạn chế về năng lực sư phạm của độingũ giảng viên, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảngviên còn có hạn chế, bất cập

Trang 7

Bốn là, dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã đạt

được, các công trình đã đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giảipháp xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Từ kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàicho thấy, mặc dù có nhiều nội dung được luận giải rất sâu sắc dưới cácgóc độ nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về nâng cao năng lực giảngdạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng và Chínhquyền Nhà nước Vì vậy, đề tài luận án của nghiên cứu sinh là công trìnhnghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đãnghiệm thu, công bố

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

Một là, tập trung nghiên cứu và luận giải làm sáng tỏ những

vấn đề lý luận về đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay như: Vị trí, vai trò, chứctrách, nhiệm vụ, yêu cầu về phẩm chất, năng lực; tập trung luận giải,làm rõ đặc điểm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn, làm cơ

sở để đi sâu nghiên cứu về năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viênkhoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Hai là, xây dựng và luận giải nội hàm khái niệm năng lực giảng

dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn, phân tích nhữngyếu tố quy định và biểu hiện Luận giải, làm rõ quan niệm nâng caonăng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn,xác định những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá

Ba là, tiến hành khảo sát hoạt động xây dựng, bồi dưỡng đội

ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn, thu thập các tư liệu, số liệu

để đánh giá năng lực giảng dạy và thực trạng nâng cao năng lựcgiảng dạy những năm qua; chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, phân tíchnguyên nhân Từ thực trạng, khái quát những kinh nghiệm, làm cơ sở

để vận dụng vào nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viênkhoa học xã hội nhân văn trong những năm tới

Bốn là, phân tích đầy đủ những yếu tố tác động đến nâng cao năng

lực giảng dạy; xác định yêu cầu nâng cao nhằm định hướng cho các giảipháp nâng cao

Năm là, đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy

của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay

Trang 8

Kết luận chương 1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước đã

nghiên cứu khá toàn diện về những vấn đề có liên quan đến cán bộ,giảng viên và nâng cao chất lượng giảng viên cả trong và ngoài quânđội Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở nước ngoài vàtrong nước có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là nguồn tài liệu cógiá trị đối với quá trình thực hiện luận án Việc tổng quan các côngtrình khoa học có liên quan đến đề tài luận án giúp tác giả xác địnhđúng những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

Mặc dù thành công của các công trình là rất to lớn, tuy nhiên,đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơbản, hệ thống, chuyên sâu về nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũgiảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quanquân đội dưới góc độ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng

và chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” mà tác giả lựa chọn làm luận án

tiến sĩ là hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ một công trình nào

đã được nghiệm thu, công bố hoặc chuẩn bị công bố

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

2.1 Các học viện, trường sĩ quan và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.1 Các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.1.1 Khái quát về các học viện, trường sĩ quan quân đội

Hiện nay, Quân đội có 21 học viện, trường sĩ quan trực thuộc bộ,trực thuộc các quân chủng, binh chủng, cơ quan tổng cục và Bộ đội Biên

phòng Trong đó có 9 nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng và 12 trường

trực thuộc các quân chủng, binh chủng, tổng cục và Bộ đội Biên phòng

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các học viện, trường sĩ quan quân đội

Chức năng: tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên

cứu khoa học, xây dựng nhà trường Quân đội chính quy, cấp văn bằng,chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng

Nhiệm vụ: Một là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan chỉ

huy tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật các cấp của quân đội; cán bộ

Trang 9

giảng dạy, nghiên cứu khoa học có trình độ đại học, sau đai học theo quychế văn bằng của Nhà nước Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, chuyên mônnghiệp vụ.

Hai là, nghiên cứu, ứng dụng, phát triển hoạt động khoa học và công

nghệ, khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chuyênngành phục vụ quân sự; hợp tác trao đổi khoa học trong giáo dục, đào tạo,kết quả nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật quân sự

Ba là, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn

luyện kỷ luật; chấp hành điều lệnh, điều lệ và các chế độ, quy định củaquân đội Xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội vững mạnhtoàn diện Phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, cùng vớicác đơn vị khác trong quân đội làm nòng cốt trong củng cố quốc phòng,giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN

Bốn là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp,

pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương,

Bộ Quốc phòng và của cấp trên Nhận và thực hiện các nhiệm vụ khác

do Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao cho

Năm là, tăng gia sản xuất, tiến hành công tác dân vận; phòng,

chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn; thựchiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách an sinh xã hội…

2.1.1.3 Tổ chức, biên chế của các học viện, trường sĩ quan quân đội

Tổ chức, biên chế ở các học viện, trường sĩ quan quân đội gồm:

ban giám đốc (ban giám hiệu); cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo; khoa,

bộ môn; đơn vị quản lý học viên; cơ quan, đơn vị, cơ sở phục vụ giáo dục,đào tạo (nếu có), một số học viện có các trung tâm, viện nghiên cứu Một số đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội là đảng bộ cấptrên cơ sở, trực thuộc Quân ủy trung ương; còn lại trực thuộc đảng ủyquân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương

Các tổ chức quần chúng ở các học viện, trường sĩ quan quân độibao gồm: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Phụ nữ; Côngđoàn được thành lập ở các đơn vị cơ sở Hội đồng quân nhân được thànhlập ở các cơ quan chức năng, khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên

2.1.2 Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.1.2.1 Quan niệm giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Trang 10

Giảng viên khoa học xã hội nhân văn là sĩ quan (cán bộ) chính trị

có đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, sắp xếp vào cácchức danh theo biên chế của các khoa khoa học xã hội nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội, đảm nhiệm giảng dạy và nghiên cứukhoa học theo chức trách, nhiệm vụ quy định

2.1.2.2 Chức trách, nhiệm vụ của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Chức trách: Là lực lượng trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu

khoa học, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm bộ môn và cán

bộ khoa; chịu trách nhiệm trước cấp ủy, cán bộ khoa, bộ môn vềthực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và mọi hoạtđộng được giao

Nhiệm vụ:

1 Thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệcủa Quân đội, các quy chế, quy định về giáo dục, đào tạo, kế hoạchgiảng dạy, nghiên cứu khoa học, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật,ngành, lĩnh vực đảm nhiệm;

2 Giảng dạy đầy đủ, có chất lượng, đúng mục tiêu, chương trình,nội dung đào tạo; hướng dẫn học viên làm tiểu luận, khóa luận, luận văn,luận án, thực hành, thực tập, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học;xây dựng đề thi, đáp án; tham gia coi thi, chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bàithi, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp khi được phân công;

3 Chủ trì hoặc tham gia các đề tài, công trình nghiên cứu khoahọc, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biên soạn giáo trình, sách, tài liệu phục

vụ đào tạo; giáo dục, huấn luyện, rèn luyện học viên; sẵn sàng nhận vàthực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Quốc phòng;

4 Chịu trách nhiệm trước người chỉ huy và cấp trên về nộidung bài giảng đảm nhiệm; trong giờ lên lớp là người chỉ huy, quản

lý lớp cao nhất; luôn giữ gìn uy tín, danh dự, nêu gương tốt trước họcviên; đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách của học viên; xây dựngmôi trường giáo dục lành mạnh; thường xuyên học tập, rèn luyệnnâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

5 Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại cơ sở đào tạo kháckhi đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại trường và được chỉ huy nhà trường chophép

2.1.2.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Trang 11

Một là, phải có phẩm chất chính trị tốt.

Hai là, phải mẫu mực về đạo đức, lối sống

Ba là, có năng lực toàn diện, giỏi về chuyên môn.

Bốn là, có phương pháp, tác phong công tác khoa học.

2.1.2.4 Quan niệm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan là những sĩ quan, cán bộ chính trị có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng được bổ nhiệm chức danh giảng viên ở các khoa khoa học xã hội nhân văn, đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học các bộ môn, chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn; là lực lượng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

2.1.2.5 Đặc điểm đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn

ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Thứ nhất, là những cán bộ chính trị được đào tạo cơ bản, chính

quy, có trình độ học vấn, nhiều người đã trải qua thực tiễn lãnh đạo,chỉ huy đơn vị

Thứ hai, đa dạng về tuổi đời, tuổi quân, cấp bậc quân hàm,

trình độ học vấn và chức vụ

Thứ ba, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa.

Thứ tư, trình độ ngoại ngữ và tin học còn những bất cập, chưa đáp

ứng với yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong tình hình mới

Thứ năm, hoạt động đặc thù là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu

khoa học trong môi trường sư phạm quân sự, gắn liền với tính đa dạng,phong phú của đối tượng đào tạo

2.1.2.6 Vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn

ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Thứ nhất, là nhân tố quyết định chất lượng giảng dạy các môn

khoa học xã hội nhân văn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo

Thứ hai, là lực lượng trực tiếp nghiên cứu, phát triển khoa học xã hội

nhân văn, khoa học xã hội nhân văn quân sự của quân đội và quốc gia

Thứ ba, là lực lượng trực tiếp góp phần xây dựng hệ thống

phẩm chất, nhân cách người cán bộ cho học viên theo mô hình, mụctiêu đào tạo

Trang 12

Thứ tư, là lực lượng trực tiếp, nòng cốt tham gia đấu tranh trên

mặt trận tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tưtưởng của Đảng

Thứ năm, là lực lượng trực tiếp xây dựng chi bộ, đảng bộ các

khoa, góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường trong sạch vữngmạnh, xây dựng các khoa, Nhà trường vững mạnh toàn diện

2.2 Những vấn đề cơ bản về năng lực giảng dạy và nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.2.1 Quan niệm, yếu tố quy định và biểu hiện năng lực giảng dạy của giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

2.2.1.1 Quan niệm năng lực giảng dạy của giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Năng lực giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội là năng lực chuyên biệt, phảnánh khả năng, trình độ thực tế, được tạo nên từ hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nhữngphẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục,đào tạo của các học viện, trường sĩ quan quân đội theo chức trách,nhiệm vụ quy định

2.2.1.2 Những yếu tố quy định năng lực giảng dạy của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.

Hai là, kĩ năng - kĩ xảo.

Ba là, phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp Bốn là, phương pháp, tác phong công tác.

Năm là, công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng.

Sáu là, tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện năng lực giảng dạy của

mỗi giảng viên

Bảy là, tố chất của người giảng viên.

Tám là, sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý, điều

hành của ban giám đốc, ban giám hiệu, ban chỉ huy khoa, bộ môn

Chín là, môi trường văn hóa sư phạm, cơ sở vật chất bảo đảm cho giảng dạy.

2.2.1.3 Biểu hiện năng lực giảng dạy của giảng viên khoa học

xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Ngày đăng: 15/07/2021, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w