1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học tiểu học HOẠT ĐỘNG là ĐỘNG lực và PHƯƠNG THỨC của sự PHÁT TRIỂN tâm lý TRẺ EM THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG học ở TRƯỜNG TIỂU học MINH HƯNG, HUYỆN CHƠN THÀNH

17 18 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 56,37 KB

Nội dung

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA TIỂU LUẬN TÊN MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC TIỂU HỌC ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG LÀ ĐỘNG LỰC VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HƯNG, H.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA………….

TIỂU LUẬN

TÊN MÔN HỌC:

TÂM LÝ HỌC TIỂU HỌC

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG LÀ ĐỘNG LỰC VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HƯNG, HUYỆN CHƠN THÀNH

BÌNH PHƯỚC NĂM 2021

PHẦN I MỞ ĐẦU

Trang 2

Trong cuộc sống hàng ngày, con người tham gia hoạt động Thông qua những hoạt động với đồ vật, hoạt động người với người mà bản thân con người hình thành nên nhận thức – tình cảm về thế giới xung quanh Từ đó, con người

có tác động trở lại để cải tạo thế giới Đây là quá trình hình thành và phát triển tâm lý

Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều kiện bởi mục đích tự giác và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị Học tập có hai phương thức là học một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày và học tập theo phương thức chuyên biệt – phương thức nhà trường Tuy nhiên, hoạt động học chỉ có thể phát huy hiệu quả trong môi trường giáo dục sư phạm với phương thức nhà trường Việc hình thành hoạt động học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi người giáo viên đứng lớp và những cán bộ quản lý trường học song chủ yếu là người giáo viên chuyên trách

Học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 10 – 11 tuổi Các em học ở trường tiểu học Người ta còn gọi là tuổi Nhi đồng, lứa tuổi đầu tuổi học Đến trường thực hiện hoạt động học tập là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ ở lứa tuổi này Giờ đây, các em đã trở thành một học sinh thực sự Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất giúp các em tích lũy kiến thức Khi đến trường, các

em bước vào những mối quan hệ mới và phức tạp hơn đó là quan hệ với thầy, cô giáo, quan hệ với bạn Nhà trường hình như mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ Trong môi trường hoạt động mới sẽ tạo nên ở các em một thế giới nội tâm phong phú Chính vì vậy, Hoạt động là động lực và phương thức của sự phát triển tâm lý trẻ em Thực trạng hoạt động học ở Trường Tiểu học Minh Hưng, huyện Chơn Thành hiện nay là vấn đề có ý nghĩa thiết thực

PHẦN II NỘI DUNG

Trang 3

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG LÀ ĐỘNG LỰC VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA

SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM

1.1 Khái niệm hoạt động

Hoạt động là động lực phát triển tâm lí của trẻ Hoạt động là phương thức tác động qua lại giữa con người và thế giới, qua đó làm thay đổi thế giới và biến đổi cả con người Cuộc sống của con người là một dòng hoạt động, chính ở đó tâm lí nhân cách con người được hình thành và phát triển

Hoạt động của trẻ bao giờ cũng diễn ra trong xã hội và dưới sự hướng dẫn của người lớn để hình thành nên tâm lí của mình

Có hai loại hoạt động:

- Hoạt động đối tượng

- Hoạt động giao tiếp (hay giao tiếp)

Khi nói đến hoạt động là nói đến cả hai loại hoạt động: hoạt động đối tượng và hoạt động giao tiếp (hay gọn hơn là giao tiếp) Trong chuỗi hoạt động của con người lúc này thì hoạt động đối tượng nổi lên hàng đầu, lúc khác thì giao tiếp lại nổi lên hàng đầu Chỉ thông qua hoạt động và bằng thoạt động trẻ mới chuyển được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người thành kinh nghiệm và năng lực của bản thân để hình thành và phát triển tâm lý

- Cơ chế nhập tâm (sự chuyển hóa từ hoạt động bên ngoài vào hoạt động bên trong) tạo nên sự phát triển tâm lí của trẻ

Cơ chế nhập tâm là con đường cơ bản để thế hệ sau tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ trước để lại Sự nhập tâm ấy được thực hiện bắt đầu từ hoạt động đối tượng bên ngoài hoặc sự giao tiếp giữa cá nhân (giữa trẻ em với người lớn) Nhờ

đó, kết quả là tâm lí được hình thành trong cá thể (trẻ em) Do đó khi nói về tâm

lí thì trước hết phải nghiên cứu các hoạt động có đối tượng bên ngoài và tiếp đó bằng sự chuyển hóa mà có hoạt động tâm lí Theo Vưgôtxki thì hoạt động tâm lý (hoạt động bên trong) của mỗi người được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài Hoạt động bên trong được thực hiện nhờ các phương tiện trung gian

là ngôn ngữ, hệ thống tín hiệu và dấu hiệu (âm thanh) và tâm lý A N

Trang 4

Lêônchiev khẳng định bằng thực nghiệm sự phụ thuộc đa dạng của tâm lý vào các hình thức hoạt động trên đối tượng bên ngoài theo cơ chế chuyển vào trong(nhập tâm)

- Tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lí Nhân cách được tạo ra bởi hoàn cảnh khách quan thông qua hoạt động của cá nhân để thực hiện các quan hệ của nó với thế giới Những đặc điểm của hoạt động này cũng tạo thành các quy định kiểu loại của nhân cách, vì con người tác động đến thế giới khách quan không như nhau

"Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" (C Mác) Chính vì vậy, con người càng tích cực tác động tới thế giới khách quan bao nhiêu hay càng tích cực hoạt động bao nhiêu thì thế giới khách quan tác động trở lại con người càng tích cực bấy nhiêu, tức là tâm lí càng phát triển phong phú và đa dạng Hoạt động của con người càng đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, quan hệ xung quanh mình thì con người càng hiểu sâu sắc thế giới ấy, sự phát triển tâm lí càng bền vững

- Hoạt động chủ đạo

Có những hoạt động giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc Nhưng sự phát triển tâm lí phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có những đặc điểm sau đây:

a) Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lí, tức là tạo ra sự phát triển (theo đúng nghĩa của thuật ngữ này)

b) Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ Những quá trình tâm lí của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này

c) Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển Tóm lại, "Hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định

Trang 5

những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó" (A.N Lêônchiev)

Vì vậy, nếu trong giai đoạn hoặc thời kì phát triển nào đó, hoạt động chủ đạo không được thực hiện tốt thì dù các hoạt động khác có thể được tổ chức tốt đến mấy cũng không bù đắp được sai sót của giai đoạn ấy và ảnh hưởng cả đến

sự phát triển của giai đoạn sau

1.2 Hoạt động là động lực và phương thức của sự phát triển tâm lý trẻ em

Động cơ học tập không có sẵn và cũng không thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần trong chính quá trình học của học sinh ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên Nếu trong dạy học, giảng viên luôn luôn thành công trong việc tổ chức cho học sinh

tự phát hiện ra những điều mới lạ (cả bản thân tri thức lẫn cách thức giành tri thức đó), giải quyết thông minh các nhiệm vụ học tập, tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần làm nảy sinh nhu cầu và đam me của các

em đối với việc học tập ở trường của tâm lý trẻ em hiện nay Học tập dần trở thành nhu cầu không thể thiếu được của các em Muốn có được điều này phải làm sao cho những nhu cầu được gắn liền với một trong những mặt của hoạt động học tập (mục đích, quá trình hay kết quả) hay với tất cả các mặt đó Khi

đó, những mặt này của việc học sẽ biến thành các động cơ và bắt đầu thúc đẩy hoạt động học tập tương ứng đối với lứa tuổi của các em Nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn để giành lấy kiến thức trong quá trình học tập

Giống như sự hình thành động cơ, mục đích của hành động cũng được hình thành dần trong quá trình diễn ra hành động Mục đích thật sự chỉ có thể có khi chủ thể bắt đầu hành động Tất nhiên, khác với con vật, trước khi bắt tay vào hành động thì hình ảnh về sản phẩm tương lai đã có trong đầu con người Thực

ra đó chưa phải là mục đích, nó mới chỉ là biểu tượng đầu tiên về mục đích đó,

do trí tưởng tượng tạo ra để định hướng cho hành động Kể từ thời điểm hành

Trang 6

động bắt đầu xảy ra, biểu tượng ấy bắt đầu có nội dung thực của mục đích Vậy trong quá trình hoạt động thì mục đích học tập của các em được hình thành như thế nào

Bản chất của hoạt động học là hướng vào làm thay đổi chính chủ thể Sự thay đổi này biểu hiện ở sự thay đổi mức độ làm chủ những kiến thức, những nội dung học tập, những kiến thức mới lạ ở tâm lý của các em bắt đầu được hình thành, những phương thức hành vi, hành động trong quá trình học của các em bắt đầu được hình thành có mục đích, có sự hướng dẫn của giáo viên, có kỷ luật… Chính những cái đó hình thành nội dung của mục đích học tập ở tâm lý của trẻ em Mục đích này chỉ bắt đầu được hình thành khi các em bắt tay vào thực hiện hành động học tập Lúc đó chủ thể xâm nhập vào đối tượng thì nội dung của mục đích học tập mới ngày càng được thể hiện rõ Nội dung của mục đích học tập càng rõ lại càng định hướng cho hành động và nhờ đó chủ thể chiếm lĩnh được tri thức mới, năng lực mới

Tâm lý trẻ em trong việc tìm tòi, khám phá những tri thức đều là những điều mới lạ xen lẫn sự tò mò Các em vừa làm quen với môi trường học tập các bậc học học khác nhau nên hoạt động học của các em cũng dần dần được hình thành và có nền nếp hơn Hoạt động học của các em các được hình thành nhờ có

sự hướng dẫn của giáo viên và gia đình Các em dần dần được làm quen với môi trường học tập mới, có những mối quan hệ với thầy cô, bạn bè Ngoài việc học trên lớp các em còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, các kỹ năng sống… Chính vì lẽ đó mà mục đích cuối cùng sẽ được hình thành một cách tất yếu trong quá trình thực hiện một hệ thống các hành động học tập

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH HƯNG, HUYỆN CHƠN THÀNH HIỆN NAY

2.1 Những kết quả đạt được

Trang 7

Trong những năm qua trường tiểu học Minh Hưng đã phát động nhiều phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong cán bộ, giáo viên và học sinh Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn chú trọng đến việc tổ chức, sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm phát huy hoạt động học của học sinh một cách hiệu quả nhất Các phong trào thi đua được duy trì thường xuyên, việc tổ chức đánh giá chất lượng phong trào đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên và học sinh tích cực tham gia, thực hiện phong trào Để tạ động lực học tập cho các em trong những năm qua giáo viên trường Minh Hưng đã không ngừng cố gắng phát huy năng lực chuyên môn, vận dụng nhiều phương pháp giảng bài để học sinh nắm được kiến thức hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêm đề ra trong năm học, đặc biệt là tạo đam mê, hứng thú cho học sinh khi đến trường với khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” hoạt động học của trường tiểu học Minh Hưng đã đạt được nhiều kết quả:

Với mục tiêu lấy người học làm trung tâm, giáo viên không chỉ là người truyền tải kiến thức mà luôn phát huy tính chủ động, phản biện từ phía học sinh

để có sự phân tích định hướng và khuyến khích khả năng sáng tạo ở các em

“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, tự rèn và sáng tạo Đặc biệt, Ban giám hiệu trường liên tục quán triệt đến giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh

và đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt” Ngoài giờ học trên lớp trường tiểu học Minh Hưng còn tổ chức một số hoạt động ngoài giờ nhằm: Phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình giáo dục toàn diện Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác,

và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể ) Tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, yêu quê hương, đất nước… Hiểu được điều đó trong

Trang 8

năm học vừa qua liên đội trường tiểu học Minh Hưng đã tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa để phát huy tối đa khả năng của các em học sinh và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, bổ ích Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã tạo được sự hứng khởi cho các em học sinh giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp và có động lực để học tập và rèn luyện tốt hơn

Trường tiểu học Minh Hưng đã đạt được những thành tích nổi bật về dạy

và học Tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm đạt gần 100%, học sinh được khen thưởng hơn 74%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% Nhiều năm liền trường dẫn đầu huyện về tỷ lệ giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh

Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trường tiểu học Minh Hưng thực hiện nhiệm vụ kép: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp vừa triển khai Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1 Và thực hiện giảng dạy các khối 2,3,4,5 bằng hình thức trực tuyến Việc học trực tuyến bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ cả thầy cô và trò, nhưng được tập huấn đầy đủ, chuẩn bị kỹ lưỡng bài giảng

và sự giúp đỡ của gia đình trong quá trình các con học trực tuyến bước đầu đã khắc phục được những khó khăn trong quá trình dạy trực tuyến

Để đạt được những kết quả trên, Ban giám hiệu luôn tạo tâm lý thoải mái

để cán bộ, giáo viên làm việc, phát huy sở trường, tính sáng tạo Lãnh đạo trường luôn lắng nghe đồng nghiệp, cấp dưới, không áp đặt giáo viên mà phát huy cao độ ý thức tự giác của mỗi người Tinh thần dân chủ, đoàn kết và đổi mới được trường chú trọng thực hiện

Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường luôn có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và có tinh thần tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên được chú trọng và từng bước được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu tiếp cận, đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, đào tạo đồng thời chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính sáng tạo

Trang 9

trong truyền đạt bài giảng Mỗi giáo viên trong nhà trường có những cách thức khác nhau cho phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh ở các khối lớp, áp dụng các phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm trung tâm

Ðối với học sinh, triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy phong trào “học tốt", hạn chế tối đa học sinh yếu, kém trong năm học Trong đó, nhà trường chú trọng việc phân loại học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp cũng như tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu, kém Việc phát huy tính tích cực của từng học sinh trong giờ học luôn được giáo viên ở các khối lớp chú trọng thực hiện

Trong những năm qua trưởng tiểu học Minh Hưng luôn thực hiện theo

Nghị quyết 29/TW của Đảng: “… Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Về các giải pháp: “Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ

năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học …” Thực hiện câu khẩu hiệu: "Tất cả vì học sinh thân yêu" - cùng nhau khắc phục mọi khó khăn trước mắt, tập thể cán bộ giáo viên và học sinh trường tiểu học Minh Hưng quyết tâm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, xứng đáng trở thành 1 trong những lá cờ đầu của huyện trong công tác giáo dục

2.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Tuy nhiên, trong quá trình dạy – học ở trưởng tiểu học Minh Hưng vẫn còn tôn tại một số hạn chế sau:

Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục như nhau nhưng mỗi học sinh những mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ, điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc của gia đình nhưng thái độ và khả năng tiếp thu của các em khác nhau Có một số em tiếp thu bài chậm, thậm chí không hiểu bài, ít tương tác, thời gian cả lớp làm bài các em này thường không tập trung học bài

Trang 10

Một số em có quá trình ghi nhớ chậm, không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác Dễ quên với cái gì không liên, không phù hợp với nhu cầu mong đợi của trẻ, khó nhớ những gì có tính khái quát, trừu tượng, quan hệ lôgic

Sự phát triển tâm sinh lý của các em đang có sự giao thời của lứa tuổi sau nhi đồng và lứa tuổi thiếu niên Đặc biệt là lớp 4, 5 ở lứa tuổi này tư duy cụ thể của các em đang chuyển dần sang tư duy trừa tượng Song sự phát triển tâm lý, tri thức, kinh nghiệm chưa được nhiều, chưa nhận thức đầy đủ, khái quát mà các

em vẫn thiên về nhận thức trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể

Nhiều giáo viên còn lúng túng nhất là khâu đổi mới phương pháp dạy học, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài, học sinh không biết, không nắm và tiếp thu được bài,… cứ như thế là vào tiết học giáo viên thao thao giảng bài, đọc cho học sinh chép những nội dung cần ghi nhớ, cần biết yêu cầu các em về học thuộc lòng, có những giáo viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học động não, tự tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn

Ngoài ra, điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dực phổ thông thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đặc biệt là cấp tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn Trong dư luận xã hội vẫn còn một bộ phận đưa ra một số ý kiến chưa thực sự tin tưởng vào quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông

- Nguyên nhân

Một số học sinh vẫn còn có thái độ thờ ơ với việc học, chưa tạo được động cơ trong học tập Bên cạnh đó bố mẹ vẫn chưa đầu tư thời gian để cùng con học tập Điều kiện cho các em học tập chưa đồng đều nên còn ảnh hướng đến tinh thần học tập của các em

Ngày đăng: 17/08/2022, 11:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w