1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tâm lý học một số QUAN điểm cấu TRÚC về NHÂN CÁCH

17 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu. Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể. Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý (nhân cách).

Trang 1

Một số quan điểm về cấu trúc nhân cách

Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý (nhân cách)

Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân trong cộng đồng Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người Trong cuộc sống, nhân cách tạo nên tư cách chủ thể của cá nhân trong hoạt động và quan hệ xã hội, nhân cách là đặc trưng của từng

cá nhân, là bản chất thực của con người Nhân cách càng phát triển thì con người càng có khả năng hoạt động một cách độc lập, chủ động và mở rộng các quan hệ xã hội Chính vì vậy, nhân cách phản ánh giá trị xã hội của cá nhân

1 Cấu trúc nhân cách

1.1 Khái niệm nhân cách

Trang 2

Bàn về vấn đề nhân cách có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau do dựa trên thế giới quan, phương pháp luận và lập trường giai cấp khác nhau Thời cổ đại, các triết gia Hy Lạp đã quan niệm, nhân cách là sự thể hiện và phản ánh vai trò xã hội của cá nhân trong lịch sử - xã hội Khổng Tử quan niệm nhân cách là tính người, phẩm chất xã hội của từng con người; đồng thời, có sự phân biệt giữa hai khái niệm con người và nhân cách Từ khi tâm lý học ra đời với

tư cách là một khoa học độc lập cho đến nay, cũng đã xuất hiện nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về nhân cách, nhưng nhìn chung nhân cách luôn được nhìn nhận trong mối quan hệ mật thiết với các khái niệm con người và cá nhân

Con người là thực thể sinh vật - xã hội, có ý thức, có ngôn ngữ, là chủ thể của

hoạt động lịch sử và hoạt động nhận thức Khái niệm con người chỉ ra những đặc tính chung của các cá thể thuộc chủng loại người, phản ánh sự khác biệt về chất giữa con người và con vật

Cá nhân là một cá thể người, một đơn vị người không thể chia cắt được, có

những đặc điểm riêng của mình Khái niệm cá nhân phản ánh sự khác nhau giữa người này với người khác cả về tâm, sinh lý

Mỗi người khi sinh ra đã là một cá nhân nhưng chưa phải là một nhân cách Trong quá trình sống và hoạt động, cá nhân dần gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu và biến kinh nghiệm xã hội – lịch sử thành kinh nghiệm và phẩm chất xã hội của cá nhân Qua đó, nhân cách dần được hình thành và phát triển từ thấp đến cao, từ chưa

hoàn thiện đến hoàn thiện Vì vậy, tâm lý học Mác xít quan niệm: Nhân cách là tổng

hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân đó trong cộng đồng

Nhân cách không phải là sự cộng lại giản đơn các đặc điểm xã hội của cá nhân

mà đó sự tích hợp, hoà quyện toàn bộ các phẩm chất xã hội, bao gồm cả ưu điểm, nhược điểm của mỗi con người để tạo thành “bộ mặt” xã hội của họ Phẩm chất xã hội hình thành trên cơ sở cá nhân tiếp thu các kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong quá trình tham gia vào đời sống xã hội; tác động cải tạo xã hội – lịch sử cũng như cải tạo chính bản thân mình và được cộng đồng xã hội ghi nhận, đánh giá Con người nếu tách khỏi môi trường, điều kiện xã hội sẽ không tiếp nhận và lĩnh hội

Trang 3

được những kinh nghiêm xã hội - lịch sử để phát triển các phẩm chất xã hội của mình

Phẩm chất xã hội tạo nên nhân cách chính là các phẩm chất cá nhân đã được

“xã hội hóa” Hệ thống các phẩm chất này phản ánh giá trị xã hội của mỗi nhân cách trong tập thể và cộng đồng xã hội Quá trình sống và hoạt động thực tiễn, những đóng góp, ảnh hưởng của mỗi nhân cách đối với sự phát triển xã hội nhiều hay ít sẽ nói lên giá trị xã hội của nhân cách cao hay thấp Nhìn vào hệ thống các phẩm chất xã hội và giá trị xã hội của mỗi cá nhân mà đánh giá được trình độ phát triển nhân cách cao hay thấp, tích cực tiến bộ hay tiêu cực lạc hậu Thực chất quá trình giáo dục phát triển nhân cách chính là nhằm hình thành, phát triển hệ thống các phẩm chất xã hội ở mỗi cá nhân phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội

và các lĩnh vực hoạt động cụ thể

1.2 Một số quan điểm về cấu trúc nhân cách

* Vấn đề cấu trúc nhân cách theo quan niệm phương Đông cổ đại.

Quan niệm con người là một tiểu vũ trụ và thiên - địa - nhân hợp nhất Con người là sản phẩm của tự nhiên; luôn dung hòa giữa trời và đất; trời đất và người

là một thể thống nhất Bản thân con người cũng là một vũ trụ thu nhỏ với tất cả các đặt trưng, quy luật của vũ trụ; đồng thời quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của con người luôn chịu sự tác động và chi phối của tự nhiên mà đặc trưng của nó được thể hiện trong thuyết “âm dương”, “ngũ hành” (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) Chính vì vậy, sự tác động của các quy luật tự nhiên không chỉ đến mỗi nhân cách mà còn tác động đến cộng đồng xã hội Do vây, đời sống tâm lý của con người luôn cân bằng và hài hòa không thái quá Đây là luận điểm rất đúng đắn phản ánh mối quan hệ và sự thuộc tất yếu của đời sống con người, tâm lý ý thức con người vào môi trường, điều kiện tự nhiên; tâm lý ý thức con người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan

Sự phát triển của nhân cách vừa mang tính ổn định; đồng thời vừa mang tính biến đổi mạnh mẽ theo sự tác động của quy luật tương sinh và tương khác Theo đó, cách phân chia nhân cách theo ngũ hành bao gồm các đặc điểm của mỗi kiểu nhân cách tương ứng và sự biến đổi của nhân cách

Trang 4

Trên cơ sở luận giải về quan niệm nhân cách, có thể khái quát đặc điểm nhân cách người phương Đông nói chung bao gồm: tính thiện, tính nhân và thích

sự im lặng Tính thiện, là người phương Đông đề cao tính thiện; mọi tu thân, xử thế, chính trị điều hướng tới thiện, sống có đạo đức, thanh thản, biết tự mình dưỡng tâm, từ bỏ tham vọng thấp hèn, dứt bỏ tật xấu Tính nhân, alf đề cao yêu thương con người Ẩn ý là thích im lặng hơn nói ra

* Vấn đề cấu trúc nhân cách theo quan niệm phương Tây.

Quan điểm của Hippocrate: Con người có 4 thể dịch cơ bản (máu, đờm dãi, mật đen và mật vàng) tương ứng với 4 loại tính khí (khí chất) Nhân cách của một người tùy thuộc vào tính khí (khí chất) nào chiếm ưu thế, có nghĩa là tùy thuộc vào lượng thể dịch nào trong cơ thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

Khí chất Hăng hái Điềm

đạm

Nóng nảy

Ưu tư

Biểu

hiện

Vui vẻ, chủ động

Vô cảm

và uể oải

Cáu kỉnh

và hưng phấn

Buồn rầu và ủ rũ

Thuyết nhân cách của H.J.Eysenck

Theo H.J.Eysenck, nhân cách có 3 bình diện: hướng ngoại, nhiễu tâm (ổn định hay không ổn định và loạn tâm (tư duy thực tiễn hay không thực tiễn) Sự khác biệt nhân cách dựa trên 3 bình diện này là do sự khác biệt về gien sinh học của mỗi người

Quan điểm của Sigmund Freud

Cấu trúc: Theo ông tâm lý con người được tạo bởi ba khối: Vô thức, ý thức và siêu thức (Khối vô thức là khối bản năng, trong có bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm) Ứng với 3 khối đó là cái ấy, tôi, siêu tôi Sự tác động lẫn nhau giữa 3 khối này tạo nên nhân cách, nói cách khác nhân cách gồm 3

Cái "ấy" là con người bản năng, hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn

Cái "tôi" là con người của hiện thực, được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài, đến toàn bộ khối bản năng Nó bảo đảm các chức năng tâm lý như chú ý, trí nhớ v.v Hoạt động của cái tôi theo nguyên tắc thực tại

Trang 5

Cái "siêu tôi": là con người xã hội, là những chế ước xã hội: đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo… Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt

Cả 3 khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối Con người lúc ấy ở trạng thái bình thường Nhưng cả 3 khối này luôn luôn xung đột với nhau, sự xung đột này là cơ chế của hoạt động tâm thần Từ đó Freud nêu

ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái

Động lực: động lực của sự phát triển nhân cách là mâu thuẫn xung đột nội tâm, tuy chưa đưa ra khái niệm động cơ

Các giai đoạn: Ông cũng là người đưa ra 5 giai đoạn phát triển nhân cách theo lứa tuổi

Miệng: Sơ sinh đên 1 tuổi Hậu môn: 1 - 3 tuổi Dương vật: 3 - 5 tuổi Tiềm ẩn: 5 - 1 tuổi

12 (dạy thì) - trưởng thành: tình dục

Đóng góp to lớn của S Freud là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống tâm lý của con người Ngày nay người ta đã thừa nhận vô thức là có thật trong đời sống tâm lý con người; đưa ra một số cơ chế như tự vệ, dồn nén, mặc cảm, đồng nhất hóa, giai đoạn phát triển và liên tưởng tự

do Tuy nhiên tuyệt đối hóa vô thức, sinh lý và không quan tâm gì đến yếu tố xã hội, không thấy được bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người Con người ở đây là con người sinh vật

Phân tâm học mới

Do hạn chế mà những người cộng tác và học trò của ông đã rời bỏ F và hình thành nên những học thuyết phân tâm học mới theo các hướng khác nhau, tiêu biểu là: K.Jung; A.Adler; Erich Fromm… Theo những hướng này, có cả yếu tố ý thức,

xã hội… song về cơ bản vẫn là phân tâm

Karl Jung về nhân cách.

Trang 6

Về vô thức: ông phê phán lập trường của Freud về vô thức Ông cho rằng hành vi con người được điều chỉnh bằng vô thức cả ý thức Đó là quá trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh.Ý thức được hiểu là mối quan hệ của nội dung cái tôi Ý thức không đồng nhất với tâm lý mà còn có vô thức nữa Vô thức là hiện tượng được thể hiện ở sự quên, những kinh nghiệm đã được xác định trước đây bị ức chế, che lấp chưa trở về được với ý thức

Jung không thừa nhận bản năng tình dục của Freud là quyết định tâm lý con người Nhưng ông lại thừa nhận trong con người có vô thức như Freud đã quan niệm Vì vậy, về bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết phân tâm được cải biên thành học thuyết phân tâm học mới

Cấu trúc nhân cách theo Jung Thế giới bên ngoài Nhân cách (Person)

Ý thức Tôi

Cá nhân Cái bản thân Vô thức

Phần cá nhân Nó Trong tập thể

Vô thức Nhân cách nguyên thuỷ Vô thức

Vô thức tập thể Qua cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức Nhân cách là người mẹ của

ý thức và vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân

Về nhân cách Jung cho rằng con người có 3 lớp vô thức Những vô thức này chi phối số phận con người trong việc chọn lựa tình yêu, bạn bè, nghề nghiệp, trong ốm đau, chết chóc

Lớp thứ nhất là vô thức cá nhân thể hiện trong cuộc sống hàng ngày

Lớp thứ hai là vô thức gia đình thể hiện trong động lực gây ra đồng tính luyến

ái vô thức và sự trỗi dậy của bản năng

Trang 7

Lớp thứ ba là vô thức tập thể xuất phát từ hình tượng cổ sơ có nguồn gốc văn hóa chủng tộc

Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng sâu Lý luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức Vô thức được xác định bằng những sự kiện của hành vi Những nét nhân cách và sự hư hỏng nhân cách là

do xung đột có tính chất bản năng của hành vi Đó là những bản năng trực tiếp và bản năng tức thời Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức Song điều này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người Nhân cách con người còn thể hiện ở những phẩm chất khác như năng lực, khí chất cũng như bộ mặt đạo đức trong nhân cách con người Những cái này Jung chưa đi sâu nghiên cứu

Alfred Adler (1870 - 1937).

Ông cho rằng tất cả hành vi của con người đều chịu ảnh hưởng của xã hội Nhân cách thống nhất với hoàn cảnh và môi trường xã hội Trong tư tưởng cơ bản của ông vẫn là vô thức bản năng hay là năng lượng tâm hồn là những cơ chế của tính tích cực, của xung đột và là cơ chế bảo vệ Về quan niệm nhân cách, ông cho rằng "Đời sống tâm hồn của con người là mục đích đã vạch sẵn"

Tính mục đích có các hình thức sau đây: Tính sinh vật có chức năng bẩm sinh Tính xã hội là hiện tượng đời sống có ảnh hưởng đến cộng đồng, mang tình cảm xã hội Tính hợp lý đối với ý thức đối với hành động có kế hoạch của con người Những mục đích này định hướng hành vi hoạt động của con người Trong

đó chức năng tâm hồn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách Nó

là cơ quan bảo đảm sự thích ứng của con người trong xã hội

Ông đề ra nhân cách kém cỏi và sự cố gắng bù trừ Theo ông con người bao giờ cũng cảm thấy mình kém cỏi có những thiếu sót và phải cố gắng bù đắp những thiếu sót đó Trong cuộc sống con người luôn luôn muốn mình hơn người khác: cố gắng vươn lên Sự cố gắng vươn lên đó có người vượt quá mức tạo thành siêu việt hơn người Con người còn có sự bù trừ siêu đẳng Khi có nhược điểm trong lĩnh vực này lại thành siêu đẳng trong lĩnh vực khác Ví dụ một cô gái kém cỏi về nhan sắc thì lại bù trừ trong lĩnh vực học hành Cơ chế bù trừ của Adler khác với cơ chế

Trang 8

bù trừ ở Freud là ở chỗ sự bù trù trong quan niệm của Freud xuất phát từ động cơ tình dục, còn bù trừ của Adler xuất phát từ động cơ xã hội Sự bù trừ là có thật trong đời sống con người Nhưng sự bù trừ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong

đó yếu tố xã hội có tính chất quyết định Ở đây Adler quá thổi phồng tính chất bù trừ trong đời sống con người, mà không thấy vai trò hoạt động con người trong xã hội

Erich Fromm.

Một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng hiện nay theo xu hướng Freud mới

là Erich Fromm (1901) E.Fromm sinh ở Phrăngphuốc (đầu thế kỷ 20) sau sang

Mỹ, trở thành nhà phân tâm học Mỹ Ông có ý đồ pha trộn phân tâm học của Freud

và học thuyết xã hội học của Mác vào nhau là xây dựng nên lý thuyết "chủ nghĩa nhân đạo mới" Ông cho rằng Mác và Freud đều vẽ nên một mẫu người trong xã hội tư bản Trong xã hội này con người làm ra máy móc, và đồng thời con người cũng hoạt động như một cái máy Chính vì vậy trong xã hội đó con người không có nguồn vui thật sự, con người không có tình cảm, không có lý trí và không có tình yêu Ông tìm thấy con người tự do trong nhân cách của Freud và con người tự do trong xã hội của Mác Về tâm lý học, Froom cho rằng cơ chế tự nhiên và xã hội trong con người là vô thức, đó là cái phi lý, hạt nhân của nhân cách Nó biểu hiện

sự mong muốn vươn tới cái hài hòa toàn diện của con người Ông cho rằng nhu cầu tạo ra cái tự nhiên trong con người Những nhu cầu đó là:

1) Nhu cầu quan hệ giữa người và người;

2) Nhu cầu tồn tại "cái tâm" con người;

3) Nhu cầu về sự bền vững và hài hòa;

4) Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, với giai cấp, với tôn giáo;

5) Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu

Những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách Bên cạnh thừa nhận cái

tự nhiên trong con người, ông còn nói đến yếu tố xã hội Song trong xã hội có các nhóm, các thành phần song song với nhau Ví dụ, gia đình song song với xã hội,

Trang 9

nhân cách song song với tiến bộ xã hội Chính vì vậy ông cho rằng tiến bộ xã hội

là do tâm lý con người

Ông không chỉ nghiên cứu về con người mà còn nghiên cứu môi trường xã hội Nhưng lý luận xã hội của ông đã trở thành lý luận không tưởng Ông vẽ ra mô hình con người mới giữa các đặc điểm sau:Con người mới phải từ bỏ vật chất để sống thanh thản Con người phải làm cho cuộc đời có ý nghĩa Phải có lòng yêu thương và trân trọng cuộc sống Phải trau dồi tình yêu thương vốn có Phải khắc phục được tính tự yêu mình và chấp nhận tính chất hạn chế trong cuộc sống con người Tất cả những đặc điểm này thật đáng quý nhưng đó chỉ là con người trừu tượng chung chung không thể thực hiện trong xã hội tư bản

Cái sai của Fromm là dung hòa giữa chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Mác Sự thật không thể có cơ sở tự nhiên nào do Freud tạo ra làm cơ sở cho chủ nghĩa Mác Đồng thời sự tiến bộ xã hội do động lực kinh tế quyết định chứ không do yếu tố tâm lý nào như Fromm đã giải thích

Tâm lý học nhân văn

Tâm lý học nhân bản ra đời ở Mỹ như là một khuynh hướng đối lập với tâm

lý học hành vi và phân tâm học Nếu tâm lý học hành vi và phân tâm tuyệt đối hóa yếu tố môi trường, sinh vật, quan niệm con người như những chiếc máy, không phân biệt con người hay con vật thì Tâm lý học nhân văn tiếp cận nghiên cứu nhân cách một cách nhân văn hơn Trường phái này là sự tổng hợp nhiều khuynh hướng mới và nhiều trường phái tư tưởng khác nhau Nhưng những nhà tâm lý nhân văn đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo, và trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân con người

Tiêu biểu là Maslow - chủ tịch hội tâm lý nhân văn đầu tiên ở Mỹ

Về nhân cách ông đưa ra hệ thống nhu cầu, quá trình nhận thức, triệu chứng nhân cách và năng lực Tất cả những yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy hành vi con người Động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất là nhu cầu Theo ông có thể chia ra năm loại nhu cầu:

Nhu cầu sinh lý: như nhu cầu thỏa mãn đói, khát, sinh dục, những nhu cầu này có tính chất bản năng, có cả ở động vật

Trang 10

Nhu cầu an toàn: nhu cầu về sự yên ổn, trật tự và an ninh.

Nhu cầu yêu thương, nhu cầu lệ thuộc

Nhu cầu được thừa nhận (tự trọng); nhu cầu thành đạt, kết quả, nhu cầu về niềm tin

Nhu cầu tự khẳng định, tự thực hiện như nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tri thức, nhu cầu nghệ thuật

Các loại nhu cầu này được chia làm nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao Những nhu cầu này xuất hiện theo thứ tự trong quá trình phát triển chủng loài, cũng như phát triển của cá nhân Đồng thời đây cũng là thứ tự thỏa mãn các nhu cầu đó Nếu nhu cầu cấp thấp không thỏa mãn thì nhu cầu cấp cao cũng không thể thực hiện được Nhu cầu tự thực hiện là nhu cầu cao nhất nhằm phát triển tiềm năng của cá nhân

Nhu cầu này khác nhau ở mỗi người bởi vì mỗi người đều có tiềm năng riêng khác nhau Có người có nhu cầu tự thực hiện trên lĩnh vực văn chương, người khác thì có nhu cầu lãnh đạo, v.v Những nhu cầu này không bị sự kiểm soát của xã hội Nhưng không phải ai cũng thực hiện được nhu cầu này, bởi vì còn những nhu cầu khác chưa thực hiện được

Ngày đăng: 13/04/2017, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w