1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tâm lý học một số vấn đề tâm lý của việc hình thành kỹ năng tự học CHO học VIÊN các NHÀ TRƯỜNG QUÂN sự HIỆN NAY

28 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, con người muốn tồn tại và phát triển thì cần phải chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại để làm hành trang bước vào cuộc sống. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì quan niệm về học tập suốt đời là vấn đề quan trọng nhất, là chìa khóa để chúng ta mở ra những cánh cửa bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học và công nghệ. Chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, kém cỏi về sự hiểu biết nếu chúng ta không tích cực học tập và học cách học.

Trang 1

CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ

MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công

nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanhchóng Chính vì vậy, con người muốn tồn tại và phát triển thì cần phải chiếmlĩnh những tri thức của nhân loại để làm hành trang bước vào cuộc sống Để đápứng được yêu cầu đó thì quan niệm về học tập suốt đời là vấn đề quan trọng nhất,

là chìa khóa để chúng ta mở ra những cánh cửa bước vào kỷ nguyên mới, kỷnguyên của khoa học và công nghệ Chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, kém cỏi về sựhiểu biết nếu chúng ta không tích cực học tập và học cách học

Quá trình giáo dục - đào tạo hiện nay đang có những bước chuyển quan

trọng: Từ quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm” sang quan điểm

“lấy người học làm trung tâm” Đây là cuộc cách mạng về giáo dục Thực chất là chuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung tâm” sang chỗ lấy “việc học làm trung tâm” Nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy sáng tạo của

người học Do đó, vấn đề phương pháp học tập, tự học cũng như kỹ năng tựhọc của học viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm giàu tri thứccủa chính họ

Nghị quyết đại hội IX của Đảng ta đã nhấn mạnh: “…Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học… Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” Nghị quyết số 86 của

ĐUQSTW về “Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới” cũng chỉ rõ :

“…Đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện

Trang 2

năng lực hoạt động thực tiễn cho người học… ” Những quan điểm đó được Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết đại hội XI: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học…Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”.

Bên cạnh đó, chất lượng quá trình giáo dục, đào tạo ở nhiều trường đạihọc quân sự hiện nay vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu mới, tính năng độngtrong đổi mới phương pháp còn nhiều hạn chế, việc bồi dưỡng phương pháphọc tập cho học viên chưa thật sự được quan tâm và đầu tư thỏa đáng Kỹ năng

tự học của học viên chưa được hình thành hoặc hình thành chưa vững chắc Mộttrong những nguyên nhân của hạn chế đó là, chưa có sự quan tâm, đầu tư thỏađáng cho việc nghiên cứu, trang bị, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về việchọc và phương pháp học, nhất là kỹ năng tự học cho học viên

Hiện nay, trong xu thế đổi mới toàn diện nền giáo dục, trong đó đổimới phương pháp đang được tiến hành một cách mạnh mẽ Song, rất nhiềunội dung đề cập còn tập trung chủ yếu về đổi mới phương pháp dạy mà ít bànđến phương pháp học, hình thành kỹ năng tự học Vấn đề đặt ra là đồng thờivới việc đổi mới phương pháp dạy là đổi mới phương pháp học, dạy cho họcviên biết cách học, rèn luyện hình thành kỹ năng tự học một cách bền vững

Xuất phát từ những lý do trên, trong phạm vi tiểu luận này, tác giả

lựa chọn nghiên cứu: “ Một số vấn đề tâm lý học của việc hình thành kỹ năng tự học cho học viên các trường đại học quân sự ”.

Trang 3

Từ trước tới nay, chúng ta vẫn cho rằng “học” là “học kiến thức”,

“học kĩ năng”, nhưng ít ai nghĩ đến “học bằng cách nào để đạt được mụctiêu” Chính vì lẽ đó mà người học ít động não suy nghĩ, dẫn đến việcngười dạy ít quan tâm đến dạy phương pháp, mà chỉ chú trọng đến dạykiến thức

“Học” là quá trình diễn ra trong đầu óc con người nên không thể quansát trực tiếp được, mà chỉ có thể nhận biết được thông qua sự biến đổi hành vicủa con người trong quá trình hoạt động Quá trình học rất khó thông hiểunhưng kết quả của nó lại dễ nhận biết và có thể định lượng thông qua việckiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ, khả năng giải thích vàhành vi ứng xử… Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về việc “Học”nhưng chung qui lại việc “học” diễn ra theo hai cách sau:

Một là, Học là sự thu nhận, ghi nhớ, tích lũy số lượng thông tin càng

nhiều càng tốt để sử dụng khi cần Đây là cách sơ đẳng của nhận thức nó chỉdừng lại ở việc ghi nhớ và tái hiện

Hai là, Thể hiện cách tiếp cận đi vào chiều sâu, vào bản chất, thiên về

định tính, đó là học là thông hiểu bản chất thông tin, liên kết thông tin cũ vàmới, lí giải và kiểm nghiệm các giá trị trong thực tiễn, biến đổi nhận thức, cảitạo hoàn cảnh qua đó biến đổi chính bản thân chủ thể

Từ đó chúng ta có thể quan niệm:

Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó người học tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng

Trang 4

cách thu nhận và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong của chính mình.

Học của học viên trong nhà trường quân sự là một hoạt động diễn ra cómục đích, có tổ chức gắn liền với nhiệm vụ, cơ chế, qui trình và sự biến đổi cấutrúc thu nhận thông tin Ở nhà trường quân sự không chỉ học sự kiện, không chỉbiết, chỉ hiểu mà còn phải phân tích, học đánh giá và nhất là học phương pháphọc tập (học có kế hoạch, học có tư duy, sáng tạo, để học một biết mười, để cónăng lực tự học suốt đời)

Hoạt động học là hoạt động mang tính tích cực của chủ thể (người học) tácđộng vào đối tượng học nhằm đạt được mục tiêu nhất định của việc học đề ra

Hoạt động học không có giới hạn, chúng ta chỉ có thể liệt kê và phânloại một số hoạt động học thông thường đó là: Học cá nhân hay tự nghiêncứu; học bạn, học thầy hay học hợp tác; học từ thông tin phản hồi hay tự kiểmtra, tự điều chỉnh

Quá trình học là quá trình tác động vào đối tượng học Đối tượng học là nộidung học, vấn đề học hay kiến thức, tri thức của xã hội loài người Chủ thể tác độngđến đối tượng có thể bằng con đường trực tiếp học cá nhân, tự nghiên cứu hoặc conđường gián tiếp như qua thầy, qua bạn,.v.v

Khái niệm về tự học

Tự học là một hình thức tổ chức dạy học Tự học là cách học tự mình lĩnhhội kiến thức mới, đào sâu, mở rộng kiến thức đã được học, là quá trình tự mìnhlàm việc với các tài liệu, phương tiện, công cụ học tập, là quá trình độc lập trongnghiên cứu Vì vậy:

Tự học là một hoạt động cải thiện nhận thức của bản thân về thế giới xung quanh, trong hoạt động đó thiếu sự trợ giúp trực tiếp của đội ngũ giảng viên

Tự học có thể phân thành hai mức:

Thứ nhất: là quá trình cải thiện nhận thức của bản thân, mà ở đó có

giảng viên dẫn dắt người học trên một đoạn đường nhất định trong cả quátrình nhận thức thế giới xung quanh Trong quá trình này, người học cần phải

Trang 5

có một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng mghe và ghichép; kỹ năng tìm thông tin…Ở mức này, được áp dụng cho những học viênđang tham gia những khóa học, huấn luyện một công việc nào đó với sựhướng dẫn của giảng viên.

Thứ hai: là quá trình cải thiện nhận thức của bản thân, mà ở đó người

học tự mình đi tới nhận thức, khám phá thế giới xung quanh trên cơ sở cáckiến thức đã lĩnh hội trước đó Tự học ở mức này, đòi hỏi người phải có đượcnhững kỹ năng cơ bản như: kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng xác định và lựachọn tình huống; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng thu thập thông tin; kỹnăng làm việc theo nhóm; kỹ năng lập kế hoạch…đây chính là quá trình hoạtđộng sáng tạo của cá nhân

Khái niệm về kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là những hành động học được rèn luyện đạt được mức độ

tự động hóa cao, thể hiện sự vận dụng cách học hợp lí tác động đến đối tượng đem lại hiệu quả cao trong học tập Nó chính là khả năng sử dụng phương pháp học một cách hợp lí, thuần thục cao trong quá trình học tập.

Kỹ năng tự học cũng được chia thành hai loại cơ bản sau:

Một là: Xây dựng kế hoạch tự học; nghe và ghi chép bài giảng; đọc tài

liệu và ghi chép; học nhóm; ôn tập, kiểm tra và thi

Hai là: Sáng tạo và tư duy sáng tạo; xác định và lựa chọn tình huống;

thu thập thông tin; giải quyết vấn đề; tích cực hóa tư duy

Như vậy, để hình thành kỹ năng tự học cho học viên, cần căn cứ vàođối tượng học tập, khả năng trình độ nhận thức, đặc điểm đối tượng hoạtđộng, khối lượng kiến thức cần lĩnh hội để giáo dục, rèn luyện hình thành kỹnăng tự học cho học viên

2 Hình thành kỹ năng tự học cho học viên các trường đại học quân sự

Nói đến hoạt động học (bao gồm cả tự học) là nói đến việc tiếp thu trithức khoa học và việc này không phải lúc nào cũng xảy ra, không phải là việchọc một cách ngẫu nhiên Hoạt động học chỉ diễn ra khi được chỉ đạo chặt chẽ

Trang 6

với các điều kiện nhất định như có giảng viên, có chương trình nội dung, kếhoạch, tài liệu, phương tiện kỹ thuật và các điều kiện đặc thù Thông qua hoạtđộng học, người học tiếp thu được tri thức khoa học thực sự, đồng thời thamgia tích cực vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầumục tiêu đào tạo

Từ cơ sở trên, chúng ta có thể khẳng định:

Hoạt động học là hoạt động của người học diễn ra dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của người dạy nhằm chủ động lĩnh hội nền văn hóa – xã hội – lịch

sử và phát triển tâm lý của chính mình.

Ngày nay với sự bùng nổ thông tin, người học học tập trong xã hộithông tin diễn ra quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và tích lũythông tin, làm cho người học tự biến đổi về trí tuệ, làm phong phú thêmtri thức của mình

Trong xu thế bùng nổ thông tin, người ta chia tri thức thành 2 loại:Một là, tri thức “nổi” hay “nhìn thấy” được, đó là tri thức qua các vănbản, qua hình, qua tiếng, đó là loại hàng hóa có thể mua bán được

Hai là, tri thức “ngầm”, đó là khả năng tri giác, khả năng sáng tạo, óc phêphán, kinh nghiệm xử lí các tình huống trong thực tiễn Loại tri thức này không dễ

gì mua bán trực tiếp được mà chỉ có thể mua bán gián tiếp thông qua đào tạo

Trong đó loại tri thức “ngầm” là quan trọng nhất, nó chỉ có thể đạtđược khi người dạy biết dạy cho người học cách học và người học phát triểnđược năng lực học hỏi liên tục Đó chính là phương pháp học tập

Để hình thành được kỹ năng tự học cho học viên nhà trường quân sự,

cả người dạy và người học đều cần phải nghiên cứu và nắm chắc các đặctrưng tâm lý cơ bản của hoạt động học của học viên, đó là:

Thứ nhất, hoạt động học là hoạt động lĩnh hội nền văn hóa – xã hội – lịch

sử của loài người biến nó thành kinh nghiệm của bản thân người học.

Thứ hai, đối tượng của hoạt động học là các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng tương ứng với nghề nghiệp tương lai được chọn lọc và mang tính khái quát cao.

Trang 7

Thứ ba, hoạt động học là hoạt động làm thay đổi chính bản thân chủ thể (người học)

Thứ tư, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên, người học hình thành được phương pháp học tập tích cực, phù hợp ngay trong quá trình học tập

Bên cạnh đó, để có kỹ năng tự học tốt, học viên phải xác định và trả lờicho được những vấn đề sau:

Học cái gì? Câu hỏi trả lời đơn giản nhất là: học kiến thức, học kĩ năng;

học để củng cố kiến thức và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và hoạt động

Học để đạt được mục tiêu bằng cách nào? Kiến thức và kĩ năng là mục

tiêu cần đạt tới của việc học, muốn đạt được mục tiêu của việc học, người họcphải học cách học, học cách tư duy, học cách rèn luyện

Học như thế nào để nắm vững bản chất của vấn đề học tập? Điểm mấu

chốt của việc học được thể hiện ở chất lượng và hiệu quả của việc nắm thựcchất vấn đề học tập, điều đó không phụ thuộc vào thời gian mất nhiều hay mất

ít, mà phụ thuộc vào trình độ sâu sắc của quá trình tư duy Được biểu hiện ởkhả năng suy nghĩ thấu đáo về những vấn đề cần nắm và biết chuyển nó vào

hệ thống vốn hiểu biết của mình Như vậy, để nắm vững bản chất của vấn đềhọc tập, học viên phải học cách tư duy, học cách đặt vấn đề và giải quyết vấn

đề, học cách sử dụng vốn hiểu biết để lí giải vấn đề học tập…

Lựa chọn cái gì để học? Như chúng ta biết, sức lực của con người có

giới hạn, mà lượng thông tin tác động đến con người như vũ bão, điều đó dễlàm mất phương hướng học tập Cho nên phải học cách lựa chọn thông tin,tức là phải lựa chọn cái gì để học, phải phân biệt được cái chính, cái phụ, cáicần trước mắt, cái cần lâu dài, cái phải nghiền ngẫm nghiên cứu…Điều đầutiên của việc học là phải biết cách “lựa chọn” thông tin Để lựa chọn thông tinđúng, phù hợp phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bài học, môn học, yêucầu đòi hỏi của thực tiễn, khả năng và trình độ nhận thức của bản thân

Làm thế nào để cùng nhau học tập tốt? Để chuẩn bị cho thực hiện tốt

nhiệm vụ ở đơn vị sau này, mỗi học viên không chỉ biết cách tự mình họctập tốt mà còn phải biết cách học tập hợp tác, cùng nhau giải quyết những

Trang 8

tình huống, những vấn đề học tập đặt ra Vì vậy, học tập trong nhà trườngđại học, sự cần thiết phải trang bị cho học viên cách thức “học tập nhóm”.Đây là một hình thức dạy học tiên tiến trong xu thế đổi mới phương phápdạy học hiện nay

Ngoài ra, hình thành kỹ năng tự học cho học viên các trường đại họcquân sự còn phải nắm chắc phương châm học tập ở bậc đại học đó là:

+ Lấy tự học làm chính kết hợp với thảo luận nhóm và có sự hướng dẫncủa giảng viên

+ Phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của người học là phẩm chấtquan trọng trong cả quá trình dạy và học

+ Tham khảo nhiều tài liệu, tìm hiểu bài cho thật sâu, bình luận đánh giá

và thực hành cho thật nhiều, có quyết tâm thật cao, cầu tiến và không tự ti

3 Những yêu cầu cơ bản hình thành kỹ năng tự học cho học viên các trường đại học quân sự

3.1 Yêu cầu về khối lượng và chất lượng kiến thức cần trang bị cho học viên trong quá trình đào tạo

Yêu cầu về khối lượng kiến thức

Khối lượng kiến thức ở bậc đại học nói chung và các trường đại họcquân sự nói riêng thường được tính theo đơn vị qui ước là tín chỉ hay đơn vịhọc trình Bản thân số lượng đơn vị học trình không phản ánh chất lượng củachương trình mà là nội dung và trình độ của chương trình Nội dung kiến thứcđược đào tạo ở bậc đại học phải phản ánh được chất lượng mong muốn theomục tiêu đào tạo Vì vậy, khối lượng kiến thức ở bậc đại học phải đáp ứngđược yêu cầu giúp học viên sau khi được đào tạo đạt được những tiêu chí cơbản sau:

- Thực hiện tốt những yêu cầu chuẩn mực, trên cơ sở đó có sự sáng tạo

và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh

- Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thànhvới chức trách được đào tạo

Trang 9

- Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ nhữngđiều đã định sẵn.

- Biết đặt ra những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lờigiải đúng

- Có khả năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứkhông tuân thủ máy móc trong thực hiện nhiệm vụ

- Có khả năng quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm, tưtưởng… Có trình độ cảm nhận và sáng tạo văn hóa nghệ thuật

- Có hoài bão để trở thành nhà lãnh đạo, chỉ huy giỏi

- Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụngnhững kiến thức đã biết

- Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần túy chấp nhận

- Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai

- Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc

- Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động

- Biết chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ biết tuân thủ điều đơn nhất

- Biết phát triển chứ không chỉ biết chuyển giao

Yêu cầu về chất lượng đào tạo

- Về trình độ kiến thức, trên cơ sở kiến thức đã học ở phổ thông trung học

đòi hỏi kiến thức phải được nâng cao, mang tính toàn diện đáp ứng được nhiệm

vụ học chữ, học nghề, học phương pháp, học làm người phát triển nhân cách sĩquan Vì vậy, chất lượng kiến thức ở đại học không chỉ học sự kiện hay hiệntượng, không chỉ học biết, học hiểu, học vận dụng mà còn phải học phân tích, họctổng hợp, học đánh giá và nhất là học phương pháp học tập, tức là học có kếhoạch, học có tư duy, học có sáng tạo, học để có năng lực tự học suốt đời

- Về năng lực nhận thức

+ Biết: nhớ các sự kiện, thuật ngữ, nguyên lý.

+ Hiểu: hiểu được các tư liệu và có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt

thông tin thu nhận được

Trang 10

+ Áp dụng: biết áp dụng các thông tin, kiến thức vào tình huống khác

với tình huống đã học

+ Phân tích: biết phân tích tổng thể thành bộ phận và liên hệ giữa các thành

phần đó với nhau theo cấu trúc mới để vận dụng vào thực hiện chức trách

+ Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng

thể đã có ban đầu

+ Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá

trên cơ sở các tiêu chí xác định

+ Chuyển giao: có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp

thu được cho đối tượng khác

+ Sáng tạo: biết sáng tạo ra giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp

thu, ĩnh hội được

- Về năng lực tư duy:

+ Tư duy lôgic: suy luận có trình tự, khoa học và hệ thống.

+ Tư duy trừu tượng: suy luận một cách khái quát hóa, hệ thống hóa + Tư duy phê phán: suy luận một cách có hệ thống, có nhận xét, có tính

phản biện chặt chẽ và lôgíc

+ Tư duy sáng tạo: suy luận các vấn đề một cách mở rộng ngoài khuôn

khổ định sẵn, tạo ra những cái mới

- Về năng lực xã hội:

+ Có khả năng hợp tác: Sẵn sàng cùng đồng chí, đồng đội, đồng

nghiệp chia sẻ và thực hiện các nhiệm vụ được giao

+ Có khả năng thuyết phục: Biết thuyết phục mọi người chấp nhận ý tưởng,

kế hoạch của mình để cùng thực hiện một cách có chất lượng và hiệu quả cao

+ Có khả năng quản lí: Biết tổ chức, điều phối và vận hành một tổ

chức mà mình quản lí thực hiện cho được mục tiêu đã đề ra

- Về năng lực vận hành

Được thể hiện ở các cấp độ sau:

+ Bắt chước: Có khả năng quan sát và lập lại những kĩ năng được đào tạo.

Trang 11

+ Thao tác: Hoàn thành được kĩ năng theo sự chỉ dẫn của giảng viên

không mang tính máy móc

+ Chuẩn hóa: Thực hiện các kĩ năng một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng

đắn một cách độc lập, không có sự chỉ đạo trực tiếp của giảng viên

+ Phối hợp: Kết hợp được nhiều kĩ năng theo thứ tự xác định một cách

nhịp nhàng, ổn định

+ Tự động hóa: Hoàn thành được một hay nhiều kĩ năng một cách dễ

dàng, tự nhiên, mang tính tự động hóa

3.2 Yêu cầu đối với giảng viên

Thứ nhất, dạy học có nội dung chọn lọc

Thời đại thông tin đã tạo ra những cơ hội mới, nhưng cũng đặtngười giảng viên trước những thách thức mới Điều đó, đòi hỏi ngườigiảng viên phải biết tiếp nhận những thông tin có ích, cập nhật và chọnlọc một cách khoa học những thông tin phù hợp với mục tiêu đào tạo Bởinhững giảng viên ở đại học hiện nay không còn là người truyền thụ kiếnthức đơn thuần, mà là người hỗ trợ, hướng dẫn tìm, chọn và xử lí thôngtin Những thông tin mà người dạy truyền đạt cho người học có ý nghĩađặc biệt quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tự học hiện thời

và hiệu quả công tác tương lai Vì vậy, chọn lọc nội dung dạy học là mộtyêu cầu cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu giáodục – đào tạo trong tình hình mới

Thứ hai, dạy học có phương pháp phù hợp

Phương pháp dạy học có rất nhiều và rất đa dạng, ở đây không thể liệt

kê cụ thể các phương pháp mà chỉ đề cập đến các tiêu chí làm cơ sở cho việclựa chon phương pháp phù hợp với quan niệm dạy cho học viên phương pháphọc Vì thế , tác giả chỉ xin đề cập những tiêu chí cơ bản sau:

+ Mọi phương pháp sử dụng phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tựgiác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo,

Trang 12

rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho học viên tham gia nghiên cứu,thực nghiệm, ứng dụng.

+ Mọi phương pháp dạy, phương pháp học đều phải xuất phát từ yêucầu, mục tiêu học tập của học viên, phải bám vào tiêu chí trang bị kiến thứcnền tảng, kĩ năng cơ bản và dạy cách học cho học viên, tạo cho họ khả năng,thói quen và niềm say mê học tập suốt đời

+ Mọi phương pháp sử dụng phải phát huy tính chủ động của ngườihọc, coi đây là phẩm chất quan trọng để đạt được mục tiêu đào tạo Quá trình

sử dụng phương pháp phải luôn lấy người học làm trung tâm, hướng vàongười học làm cho người học tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằngcách chọn nhập và xử lí thông tin

+ Trong thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ thông tin và truyềnthông, nên việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là giải phápquan trọng cần khai thác triệt để sử dụng các phương pháp dạy học

Thứ ba, dạy học phải đáp ứng mục tiêu tạo cho người học có tiềm năng phát triển

Sản phẩm đào tạo phải đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệpcách mạng trong giai đoạn mới, đó chính là sự phát triển tiềm năng cho ngườihọc ngay trong quá trình đào tạo Vì lẽ đó, người dạy giữ vai trò đặc biệt quantrọng trong thực hiện nhiệm vụ này Trong quá trình đào tạo cần chú trọngphát triền các tiềm năng cơ bản sau:

+ Phát triển các tiềm năng để học tập, nghiên cứu suốt đời, đối với tiềmnăng này khi lựa chọn nội dung, sử dụng phương pháp phải giúp cho người học

có được: năng lực nhận biết; phát triển óc phê phán và thông hiểu vấn đề họctập; khả năng đề xuất và giải quyết vấn đề; khả năng đổi mới tư duy và cập nhậtkiến thức mới; hình thành thói quan và niềm say mê học tập suốt đời

+ Phát triển các kĩ năng cá nhân gắn kết với xã hội: hình thành cho họcviên lòng tự tin; ý chí quyết tâm cao; bản lĩnh vững vàng; có phẩm chất tôn

Trang 13

trọng các giá trị đạo đức; có hiểu biết và tầm nhìn rộng đối với xã hội và thếgiới; có tính nhân văn.

+ Phát triển các kĩ năng sáng tạo (sáng nghiệp): phát triển các tiềmnăng đáp ứng cả việc lãnh đạo, chỉ huy, phát triển trí tuệ nghề nghiệp và khảnăng làm việc nhóm; làm chủ công nghệ thông tin và các phương tiện khoahọc công nghệ khác; phát triển khả năng sáng tạo, sáng chế, cải tiến, đặc biệt

là kĩ năng vận dụng

Thứ tư, người giảng viên phải là nhà khoa học chân chính

Lao động nghiên cứu khoa học là lao động sáng tạo Trước đây do quanniệm dạy là truyền thụ kiến thức nên trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, côngtác nghiên cứu khoa học bị coi nhẹ Bây giờ người giảng viên phải là người thiết

kế và thi công phát triển cho được trí thông minh của người học Trước sự tácđộng của công nghệ thông tin làm cho vai trò của giảng viên thay đổi, nhưng vị trícủa họ hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao, nếu giảng viên thỏa mãn đượcnhững đòi hỏi của thời đại mới Giảng viên đại học hiện nay có sứ mạng đi đầu đểchuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục Vai trò tiên phong đó nâng vịtrí của giảng viên đại học lên tầm cao mới Tuy nhiên, việc có giữ vững và nângcao được vị trí đó hay không còn tùy thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từnggiảng viên Để làm được việc đó người giảng viên phải là nhà khoa học chânchính, càng giỏi càng tốt, nhưng phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.Trướchết người giảng viên phải có khả năng sư phạm và biết sử dụng phương pháp phùhợp, phải tự nguyện đầu tư công sức trí tuệ cho việc nghiên cứu đổi mới nội dung,phương pháp, phải có sự thích ứng nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và lựachọn phương pháp và điều đặc biệt là có thái độ trách nhiệm hết mình, hứng khởi

và tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo

II Biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho học viên các trường đại học quân sự

Để hình thành kỹ năng tự học cho học viên các trường đại học quân sự,cần tiến hành đồng bộ một số biện pháp cơ bản sau đây:

Trang 14

1 Tích cực hóa hoạt động học tập của học viên

Quá trình học tập có đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vàoviệc phát huy tính tích cực của người học Để tích cực hóa hoạt động học tậpcủa học viên cần thực hiện tốt những việc sau đây:

1.1 Hình thành các động cơ học tập đúng đắn cho học viên

Hình thành các động cơ học tập đúng đắn cho học viên là một trongnhững nội dung cốt lõi đảm bảo cho hoạt động học có hiệu quả

Việc hình thành động cơ học tập phải được tiến hành ngay trong quátrình học tập, trong quá trình học viên tiếp thu và lĩnh hội đối tượng học tậpdưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người dạy, là quá trình hình thành những nhucầu liên quan đến hoạt động học như: mong muốn tiến bộ trưởng thành, mongmuốn được hoàn thiện kiến thức, mong muốn làm chủ nghề nghiệp quân sựtheo chức trách, mong muốn hoàn thiện nhân cách, mong muốn đạt đượcnhững lợi ích, hứng thú riêng của cá nhân…

Để hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học viên cần tập trung vàonhững vấn đề cơ bản sau:

- Hình thành thái độ ham học hỏi, cầu tiến bộ, hứng thú, say mê trong học tập và nghiên cứu.

Trong quá trình học tập cần tạo cho học viên sự thích thú, say mê, hìnhthành cho học viên thái độ phê phán khoa học, không bằng lòng với những cái

đã có, thích tìm hiểu, thích đặt ra những câu hỏi: Tại sao? Vì sao?, thích đisâu tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng và tìm cách trả lời theo ý hiểu củamình Vì vậy, người dạy cần phải làm tốt công tác chuẩn bị, biên soạn bàigiảng, chuẩn bị các tình huống một cách chu đáo, sử dụng các phương phápkích thích tư duy tạo cho người học sự hứng thú làm xuất hiện nhu cần giảiquyết nội dung học tập

- Hình thành cho học viên có được những mong muốn thích đem lý luận vận dụng vào thực tiễn

Ngày đăng: 16/07/2021, 10:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w