Đặt vấn đề: Trong hoạt động lãnh đạo quản lý người lãnh đạo, quản lý luôn đối mặt với vấn đề thực tiễn nảy sinh, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời đạt hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào năng lực ra quyết định của người lãnh đạo quản lý. Để quyết định của người lãnh đạo quản lý bảo đảm tính khách quan, khoa học, thiết thực, pháp lý và quần chúng, đòi hỏi người lãnh đạo quản lý cần phải có phương pháp, cách thức tác động tâm lý tới đối tượng thực hiện quyết định một cách phù hợp.
Trang 1CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Đặt vấn đề: Trong hoạt động lãnh đạo quản lý người lãnh đạo, quản lý
luôn đối mặt với vấn đề thực tiễn nảy sinh, đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời đạt hiệu quả Điều đó phụ thuộc vào năng lực ra quyết định của người lãnh đạo quản lý Để quyết định của người lãnh đạo quản lý bảo đảm tính khách quan, khoa học, thiết thực, pháp lý và quần chúng, đòi hỏi người lãnh đạo quản lý cần phải có phương pháp, cách thức tác động tâm lý tới đối tượng thực hiện quyết định một cách phù hợp
Nội dung
I Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Có thể nói vấn đề ra quyết định là một khâu rất quan trọng trong công tác lãnh đạo quản lý Do đó, có nhiều cách góc độ tiếp cận khác nhau, có thể khái quát các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước bàn về vấn đề này như sau:
1 Quan điểm của các tác giả nước ngoài.
- V G A Fana xev; Quyết định là giai đoạn đầu tiên trong thực hiện bất kỳ chu kỳ quản lý nào, là giai đoạn cực kỳ quan trọng, việc quản lý có kết quả hay không, và có đạt được hay không là phụ thuộc vào chỗ quyết định chuẩn bị tốt đến đâu Năng lực chuẩn bị và ra quyết định là hình thức chủ yếu của công tác quản lý Từ đó tác giả đưa ra yêu cầu với người ra quyết định là phải phát hiện ra vấn đề, phân tích vấn đề một cách tỷ mỉ, khoa học, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, thu thập và xử lý thông tin, trình bày vấn đề một cách chính xác xây dựng và đánh giá những phương án có thể lựa chọn, phát hiện
và đánh giá nhưng hiệu quả có thể xẩy ra của quyết định, xây dựng thực hiện các quyết định
Trang 2- V.I.Me Khe Ev: coi quyết định quản lý là điều kiện then chốt của quản lý, đó là hoạt động sáng tạo nhất trong tất cả các hoạt động, nó sáng tạo
ra phương hướng cách thức và nội dung lao động của tập thể Để ra quyết định chính xác, yêu cầu người lãnh đạo quản lý phải xây dựng được hàng loạt các phương án, phải có các phẩm chất như tự tin, quyết đoán, biết quy tụ các chuyên gia, phải biết thừa nhận những sai lầm và dũng cảm gạt bỏ những quy định không đúng
- A.I.Ki Tov: Quá trình ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định của người quản lý điều có sự tham gia của năng lực chuẩn đoán, năng lực sáng tạo
và năng lực tổ chức Trong đó năng lực chuẩn đoán cho phép tạo ra khái niệm
rõ ràng về các tổ chức hiện tại và tương lai, năng lực sáng tạo cho phép khải thảo những quyết định thích hợp với nhiệm vụ và mục tiêu quản lý, năng lực
tổ chức bảo đảm thực hiện được những quyết định ấy
- E.Ph Xu Li Mov: Coi quản lý bộ đội là công tác của con người và đối với con người Hoạt động quản lý bộ đội được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật, chủ yếu thông qua giải quyết mối quan hệ giữa các quân nhân
Vì vậy, người lãnh đạo quản lý với tư cách là chủ thể của hoạt động quản lý
bộ đội cần có năng lực nhận thức – nhận thức luận, năng lực tổ chức sáng tạo
và năng lực tác động xã hội
2 Quan điểm của các tác giả trong nước:
- Giáo sư Mai Hữu Khuê: “ Những khía cạnh tâm lý của quản lý” cho rằng ra quyết định là vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý, khía cạnh tâm
lý học quan trọng nhất của ra quyết định là phải làm sáng tỏ vấn đề: người lãnh đạo quản lý đang gặp khó khăn gì trong quá trình tư duy, người đó đang trải qua những cảm xúc và tình cảm nào Người lãnh đạo quản lý dùng ý chí mình ra sao? điều quan trọng là người lãnh đạo phải tìm giải pháp để quản lý tình huống trong điều kiện có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoàn cảnh (tư duy,
Trang 3cảm xúc, tình cảm) ý chí, yếu tố tình huống có vai trò quan trọng đối với quá trình ra quyết định của người lãnh đạo quản lý
- Giáo sư Đỗ Hoàng Toàn: đã nghiên cứu về quyết định, nguyên tắc cơ bản ra quyết định, yêu cầu đối với các quyết định và các yếu tố tác động đến việc ra quyết định quản trị kinh doanh Tác giả cho rằng: hiệu quả của các quyết định phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, bản lĩnh, uy tín và trách nhiệm của người quản lý Các yếu tố khách quan tác động đến quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của giám đốc doanh nghiệp là tình đồng
bộ, tính hợp lý của hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước, khả năng của chủ thể và thị trường
- Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát: “cơ sở tâm lý học của công tác quản lý trường học” Đã nghiên cứu bản chất của quyết định quản lý, phân loại các quyết định, các giai đoạn của quá trình ra quyết định và cho rằng: Hoạt động người lãnh đạo quản lý muốn có chất lượng hiệu quả cao người lãnh đạo quản lý phải có các phẩm chất như óc sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn xa trông rộng, có nghệ thuật quy
tụ và khai thác trí tuệ của các chuyên gia
Tóm lại: Các quan điểm trong và ngoài nước, bằng cách tiếp cận khác nhau, song tiu chung lại đều khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc
ra quyết định trong hoạt động lãnh đạo quản lý, là quan điểm đầu tiên, giai đoạn trung tâm của hoạt động quản lý, là khâu then chốt quyết định tới chất lượng, hiệu quả, mục tiêu của hoạt động quản lý; quyết định đó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan (chủ quan đó là động cơ, bản lĩnh,
uy tín, trách nhiệm, là tư duy, cảm xúc, tình cảm, ý chí…), ( khách quan là tính chất của tình huống, điều kiện môi trường hành lang pháp lý…); đặt ra yêu cầu với người ra quyết định phải phát hiện ra vấn đề, thu thập xử lý thông
Trang 4tin, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, xác định các phương án để lựa chọn người thực hiện
* Trên đây là những quan điểm, tư tưởng của các tác giả Nghiên cứu về ra quyết định trong hoạt động người lãnh đạo quản lý Vậy ra quyết định là gì? thể hiện rõ khái niệm dưới đây.
Theo V.G.A Fa Na Xev: Quyết định quản lý là hành vi của cơ quan quản lý, hoặc của người lãnh đạo (viết hoặc nói), trong đó xác định mục tiêu
đề ra nhiệm vụ cho khách thể quản lý Theo tác giả con người của quyết định thể hiện: nói lên ý chí của mọi thành viên; được cơ quan quản lý, hoặc những người lãnh đạo quản lý được giao những quyền hạn con người; có sức mạnh bắt buộc đối với những người được chỉ định thực hiện; tính phong phú đa dạng: có nhiều kiểu loại quyết định khác nhau; có tính định hướng xã hội: định hướng vào con người, phát triển con người toàn diện, liên quan tới nhu cầu, lợi ích Những quyết định đó phải khách quan, khoa học, thiết thực, phong phú, quần chúng
- Theo Ha Rold Kôtz và các cộng sự trong tác phẩm “ những vấn đề cốt yếu của quản lý” họ cho rằng: ra quyết định là sự lựa chọn một trong số các phương án hành động, là cốt lõi của việc xây dựng kế hoạch, ra quyết định có hiệu quả … người lãnh đạo quản lý phải biết lựa chọn phương án hành động tối ưu, trong nhiều phương án được đưa ra
- Pen Ten Druc Ke (người Anh) cho rằng: Bản chất của ra quyết định quản lý là sự nhận xét và lựa chọn trong số các phương án hành động, trong
đó không có phương án nào hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai Vì trong tổ chức thực hiện nó mới bộc lộ ra vấn đề sai sót mà trước đây ra quyết đinh không tính đến
- Jo Na Than Ba Ron (người Anh) trong tác phẩm “ suy nghĩ và ra quyết định” quan niệm: Trước mỗi tình huống đặt ra trong cuộc sống đòi hỏi
Trang 5con người phải suy nghĩ quyết định cần làm gì và làm như thế nào? bản chất của việc ra quyết định là sự lựa chọn hành động, nó được quy định bởi niềm tin, mục đích của chủ thể và quá trình tư duy của người quản lý
- F.F Au Na Pu quan niệm: ra quyết định quản lý là chức năng quan trọng nhất trong số các chức năng cơ bản của người lãnh đạo quản lý, mọi công việc của người lãnh đạo quản lý đều dẫn tới việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định ấy
- V.I Me Khe Ev cho rằng: Ra quyết định quản lý là điều then chốt trong quản lý, ra quyết định quản lý là hoạt động tư duy sáng tạo của chủ thể quản lý Nó sáng tạo ra phương hướng, phương pháp, hình thức và nội dung lao động của tập thể đông đảo, ra quyết định quản lý chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan mới trong quản lý
- Theo từ điển Tâm lý học, ra quyết định là hành động ý chí hình thành theo trình tự của những hành động, nhằm thực hiện mục đích Trên cơ sở biến đổi thông tin ban đầu theo tình huống bất định
( quá trình ra quyết định là khâu trung tâm của các giai đoạn biến đổi
thông tin và điều chỉnh tâm lý trong hệ thống hoạt động có mục đích Nhưng bước cơ bản của ra quyết định quản lý là chuẩn bị thông tin, phân tích thông tin, xây dựng mô hình thông tin)
- Giáo sư Đỗ Hoàng Toàn: ra quyết định quản lý là hành vi sáng tạo của chủ doanh nghiệp (giám đốc) nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp để giải quyết một vấn đề chín mười
- Nguyễn Hữu Sơn: Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình hành động thích hợp trong số nhiều chương trình hành động khác nhau đẫ được chuẩn bị nhằm đáp ứng những nhu cầu của tình huống
Trang 6- Theo các nhà tâm lý học quân sự thì: Quyết định trong hoạt động lãnh đạo quản lý chính là phương án tối ưu của nhà lãnh đạo quản lý nhằm xử
lý mâu thuẫn giữa diễn biến của tình huống và hoàn cảnh, các đòi hỏi nhiệm
vụ của đơn vị phải hoàn thành cùng các khả năng thực hiện chúng
Thực chất: Việc ra quyết định là tìm được phương án tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị một cách có hiệu quả
Tóm lại: Từ nghiên cứu các quan niệm của các tác giả về khái niệm ra quyết định có thể khái quát thành các nội dung sau:
Quan điểm hành vi, tiếp cận vấn đề ra quyết định ở góc độ hành vi và hoạt động cho rằng; ra quyết định là sự đánh giá, lựa chọn phương án hành động của người lãnh đạo quản lý, khi xuất hiện tình huống có vấn đề trong hoạt động lãnh đạo chỉ huy Quan niệm này chưa đi sâu nghiên cứu việc ra quyết định một cách toàn diện, không xem xét các yếu tố và các khâu của quá trình ra quyết định
Quan điểm chức năng: Coi ra quyết là chức năng quan trọng nhất trong
số các chức năng cơ bản của người lãnh đạo quản lý Quan niệm này tập trung phân tích vai trò của ra quyết định, chưa nghiên cứu sâu bản chất ra quyết định của người lãnh đạo quản lý
Quan niệm hoạt động: Nghiên cứu ra quyết định một cách toàn diện,
có hệ thống, coi ra quyết là hoạt động sáng tạo nhất trong các hoạt động của người lãnh đạo quản lý Nó sáng tạo ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp và chương trình hành động của mỗi tập thể Ra quyết định được thực hiện ở tất
cả các cấp của hệ thống lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và là hoạt động chủ đạo của người lãnh đạo quản lý chỉ huy
Tóm lại: Quyết định là một quá trình phức tạp và nhiều nhất, bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ liên quan tới hành động, thao tác khác nhau
Trang 7Về vấn đề này có rất nhiều các ý kiến khác nhau về sự phân chia các giai đoạn của chuẩn bị và ra quyết định
+ Theo O.V En Trani Nôva đưa ra 7 giai đoạn
Sự quy định của nhiệm vụ, mục tiêu; sự quy định của số lượng và chất lượng thông tin cần thiết cho việc ra quyết định; thu thập và xử lý (hệ thống hoá, thông tin; xây dựng các mô hình thông tin; xây dựng các phương án giải quyết nhiệm vụ; đánh giá các phương án, chọn phương án ra quyết định; điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện
Theo A.G Ven Đê Lin: có 8 giai đoạn: Phân tích tình huống, phát hiện nêu ra vấn đề; xác định và trình bày các sự kiện; soạn thảo các phương án giải quyết; phát hiện ưu và nhược của cách giải quyết mà phương án đã chọn; đánh giá các phương án giải quyết vấn đề; tính xắc xuất những hiệu quả của quyết định; thông qua quyết định; vạch kế hoạch thực hiện quyết định
Theo F.F Au Na Pu: cũng chia thành 8 giai đoạn: Nêu sơ bộ nghiên cứu; chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của quyết định; thu thập các số liệu bổ sung để chính xác nhiệm vụ; nêu chính xác nhiệm vụ; xây dựng các phương
án có thể có của quyết định; xây dựng mô hình toán học; so sánh các phương
án quyết định; ra quyết định
Theo A Rap Pô Poto người Mỹ: gồm 7 giai đoạn: Nêu vấn đề; chia vấn đề phức tạp ra thành các vấn đề nhỏ; xây dựng một loạt mục tiêu; tìm kiếm các tình huống tương tự và cách giải quyết chúng; khảo sát các chỉ số có lợi cho việc giải quyết vấn đề; đưa ra một hệ thống gọi tên và ghi các tỷ số hệ thống; “làm giàu” hay “đơn giản” hoá mô hình
Theo Đ Cli Lan và Kinh: gồm 5 giai đoạn nối tiếp nhau: đặt vấn đề; phân tích vấn đề; xây dựng các phương án quyết định; chọn quyết định tốt nhất; biến quyết định thành các hoạt động có hiệu quả
Trang 8Theo I Cơ Khôn: cũng chia làm 5 giai đoạn: Tìm hiểu rõ vấn đề và tích luỹ thông tin; xử lý thông tin; xây dựng những phương án quyết định; chọn quyết định tối ưu và công bố quyết định; thực hiện quyết định
Tóm lại: Có bao nhiêu giai đoạn và là các giai đoạn nào hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau Nhưng chung quy lại cách cơ bản nhất là quy trình thu thập và xử lý thông tin về trạng thái bên trong của hệ thống và môi trường bao quanh nó vẫn là chủ yếu, là xuất phát điểm trong việc chuẩn bị quyết định Việc phân chia các giai đoạn chỉ là tương đối, tuy nhiên trong thực tế nó diễn ra đan xen, … có giai đoạn không thực hiện được Thí dụ: thiếu, không
có thông tin, khó có khả năng xây dựng phương án lựa chọn, mà quyết định quan trọng nhất là kinh nghiệm vốn sống của người lãnh đạo quản lý
II Các vấn đề tâm lý cần chú ý trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.
1 Các yếu tố tâm lý xã hội cần phải tính đến khi ra quyết định
+ Phải nắm được đặc điểm tâm lý, nhất là nhu cầu lợi ích, trình độ tâm trạng và khả năng của những người trực tiếp thực hiện quyết định
Các quyết định của người lãnh đạo quản lý đưa ra bao giờ cũng vì con người, cho con người, nó liên quan đến nhu cầu, lợi ích của các thành viên trong tập thể và xã hội
đây là nguồn sức mạnh tinh thần rất lớn bảo đảm cho tính khả thi của quyết định
+ Nắm chắc được đặc điểm tâm lý của người tham gia vào việc ra quyết định
Nếu những người cùng tham gia quyết định mà tâm đầu ý hợp, tương đồng về tâm lý nhất là tính cách và khí chất thì các quyết định đó đưa ra sẽ nhanh chóng, chính xác, kịp thời và ngược lại
Trang 9Những quyết định có liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của người tham gia quyết định cần phải chú ý tới mục tiêu của việc ra quyết định và thái
độ của những người cùng tham gia
Khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện độc đoán, gia trưởng trong vấn
đề ra quyết định
+ Phải đạt mình vào vai trò của người thực hiện để xem xét, kiểm tra khả năng thực thi của quyết định
Là khâu quyết định được thực hiện thuận lợi và có kết quả
Phát huy tích tích cực, chủ động, sở trường cấp dưới
Phải tính trước được những khó khăn, trở ngại phải giải quyết
Những quyết định mà bản thân người lãnh đạo quản lý cũng cảm thấy khó thực hiện càng phải đặc biệt chú ý, tìm kiếm lực lượng và điều kiện khả thi trước khi ra quyết định
+ Tính đến hiệu quả giáo dục của các quyết định
Phải cân nhắc thận trọng, chính xác nhất là khâu khen thưởng và kỷ luật, phải đúng người, đúng tội
Thực tế có những quyết định đưa ra của người lãnh đạo quản lý phản giáo dục (khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, bổ nhiệm, đi học…)
+ Ký ban hành quyết định với tâm lý tự tin, lạc quan và tinh thần trách nhiệm cao
Nó thể hiện quyết định được chuẩn bị chu đáo, có chất lượng tốt và có khả năng thực thi
Là bước kết thúc của ra quyết định nhưng mở đầu cho trách nhiệm của người lãnh đạo quản lý tránh biểu hiện tuỳ tiện, thơ ơ, thiếu tin tưởng, không kiểm tra, thiếu trách nhiệm
Trang 10Chữ ký của người lãnh đạo quản lý ban hành quyết định chính là dấu hiệu đặc trưng của chính họ, tính khả thi và … Khi ra quyết định “bút sa gà chết”
Tóm lai: chất lượng các quyết định ban hành sẽ được nâng cao và có khả năng thực thi nếu bảo đảm tốt các yếu tố trên đây Ra quyết định là một khâu rất quan trọng của quá trình lãnh đạo quản lý Nội dung được tổ chức thực hiện quyết định đó có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi và hiệu quả của quyết định
2 Các yếu tố tâm lý xã hội phải tính đến khi tổ chức thực hiện quyết định
+ Phải chuẩn bị quyết tâm và ý thức sẵn sàng, chủ động, tích cực, sáng tạo cho người thi hành quyết định
Lựa chọn người thực hiện quyết định ( những người có đủ khả năng, tính tới sự tổng hợp về tâm lý)
Phải có nghệ thuật và kinh nghiệm truyền đạt quyết định Đề biến quyết tâm của người ra quyết định thành quyết tâm của người thực hiện quyết định
Yêu cầu: nội dung, đầy đủ, chính xác, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, ai thực hiện, thời gian, kết quả, yêu cầu
Phương pháp rõ ràng, mạch lạc, tác động mạnh mẽ vào hệ thống động
cơ người dưới quyền, tạo ra sự hướng thú, đề cao trách nhiệm, kích thích sự thi đua, ganh đua với nhau gồm các bộ phận
+ Người lãnh đạo quản lý phải giữ vai trò trọng tài trong việc phân công, giao nhiệm vụ cho người thực hiện quyết định
Tuân theo nguyên tắc công khai, công bằng và tự nguyện
Phát huy khả năng sở trường của từng người, từng bộ phận