skkn thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học bậc THCS

24 5.6K 6
skkn thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học bậc THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2 . Mục đích nghiên cứu 3 1.3 . Nhiệm vụ của đề tài 3 1.4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 4 2.1. Thực trạng 4 2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ trên thế giới4 2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ ở Việt Nam 4 2.2. Cơ sở khoa học 5 2.2.1. Khái niệm trò chơi ô chữ 5 2.2.2. Căn cứ để thực hiện đề tài 5 2.3. Nội dung 6 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ 6 2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ 7 2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học 7 2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ 8 2.3.5. Một số ví dụ 9 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1. Kết quả đạt được 19 3.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 19 3.3. Kết luận 20 3.4. Đề xuất 20 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hóa học là một môn học tư duy trừu tượng, và đây cũng là một môn học mới mẻ đối với học sinh bậc trung học cơ sở. Môn này đối với các em chỉ là một môn học rắc rối, khô khan và lạ lẫm. Hơn nữa học sinh hiện nay phải học quá nhiều, thời gian dành cho việc tìm hiểu đào sâu nghiên cứu ở tất cả các bộ môn nói chung và bộ môn hóa học nói riêng rất hạn chế. Bên cạnh đó chưa kể sự đè nặng tâm lí bởi sự quá sức trong tiếp thu bài học, dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần và thể lực, mà hậu quả tất yếu là các em ít tìm thấy sự thích thú trong học tập, lười biếng trong tư duy, thụ động trong tiếp thu và nghiên cứu trong bài học. Ngày nay, vai trò của ngành giáo dục nước ta là hết sức quan trọng, ý thức được điều đó, các thầy cô giáo của chúng ta luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức hoạt động dạy học được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức để phát huy tinh thần say mê học tập, các hoạt động của học sinh được tích cực. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi ô chữ nói riêng trong hoạt động dạy học giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, học sinhvận dụng, giải thích các hiện tượng, các quá trình hóa học, tính toán các đại lượng: khối lượng, thể tích, số mol… một cách nhanh hơn, từ đó các em có thể đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách khoa học, đồng thời làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn. Từ những kết quả ban đầu, bản thân tôi đã nghiên cứu về cách thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học. Qua các lần ứng dụng tôi thấy học sinh rất hứng khởi, tham gia nhiệt tình, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh được làm việc nhiều, hiểu bài tốt hơn. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học bậc THCS”. Đây không phải là trò chơi đơn thuần mà còn là một hình thức học tập khả năng tư duy của người chơi nếu được thiết kế và sắp xếp phù hợp với chương trình học. Bên cạnh đó, hình thức vừa học vừa chơi này mang lại cho 3 người học sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức. Đồng thời còn giúp học sinh ôn luyện kiến thức nhanh phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm mà Bộ Giáo dục đào tạo đã lựa chọn cho việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay. 1.2 . Mục đích nghiên cứu - Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và hiệu quả. - Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn hóa học, Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh. 1.3 . Nhiệm vụ của đề tài Đề tài này có nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Chỉ rõ nguyên tắc khi thiết kế trò chơi ô chữ; 2. Thiết lập được cấu trúc của trò chơi ô chữ; 3. Hướng dẫn các bước tiến hành trò chơi ô chữ. 1.4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận; 2. Phương pháp trực quan; 3. Phương pháp điều tra; 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm; 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Phương pháp sư phạm Phạm vi: Đề tài này được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các hoạt động dạy và học trong bộ môn Hóa học ở khối 9, như: - Giới thiệu bài mới; - Kiểm tra bài cũ; - Tìm hiểu nội dung bài mới; - Ôn tập; - Và có thể chỉ để khuấy động không khí trong lớp học. 4 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng 2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ trên thế giới Ô chữ là một trò chơi ngôn ngữ trí đã trở nên thông dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Nga, trò chơi ô chữ có tên là “Kpoccbopabi”, một chuyên mục không thể thiếu trên các báo. Ở Mỹ, các cuộc thi ô chữ thường được tổ chức trực tuyến trên mạng với các giải thưởng lớn. Có đến hơn ba mươi triệu người say mê các ô chữ được in trên báo, tạp chí hay trên bìa của những quyển sách. Tờ báo nổi tiếng “New York Times” có một ủy viên hội đồng biên tập đặc trách và rất nhiều biên tập viên chuyên thiết kế những bảng ô chữ mới để phục vụ cho các độc giả. Ở Nhật, trò chơi này cũng rất đa dạng, điển hình là các ô số “Sudoku” được nhiều đọc giả trên thế giới quan tâm. Trên thế giới có nhiều website có những mục riêng dành cho trò chơi ô chữ và những phần mền tạo riêng cho việc thiết kế trò chơi ô chữ được bán qua internet, điển hình là các website: www.crosswordweaver.com, www.solrobots.com, … 2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ ở Việt Nam Trò chơi ô chữ du nhập vào Việt Nam từ rất sớm: Ô chữ đầu tiên được xuất hiện vào ngày 17 tháng 3 năm 1933 trên báo Phong Hóa, và sau đó ô chữ xuất hiện đều đặn trên tờ báo này. Trong những năm gần đây, những “game show” quen thuộc và khá hấp dẫn khán giả như: “Chiếc nón kỳ diệu”, “Ai là triệu phú”, hoặc “Đường lên đỉnh olympia”… đã sử dụng trò chơi ô chữ hoặc biến tấu từ trò chơi ô chữ. Ngoài ra, còn có rất nhiều báo, tạp chí… sử dụng loại hình giải trí này để thu hút sự theo dõi của độc giả cũng như tạo dấu ấn riêng biệt cho ấn phẩm của mình, có thể đơn cử như: Áo trắng, tuổi trẻ, thanh niên, mực tím, hoa học trò… đã xuất hiên những ô chữ với nhiều lĩnh vực khác nhau. 5 Đặc biệt, hiện nay đã xuất hiện những cuốn sách nói về trò chơi ô chữ như: Trò Chơi Ô chữ của Trần Phiêu và Trần Thị Kim Thoa biên soạn được nhà xuất bản trẻ ấn hành. Hay như quyển: “Tiếng việt – hành trình qua các ô chữ” của TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình biên soạn … Trong dạy học, một số giáo viên cũng đã thiết kế trò chơi ô chữ phục vụ cho việc củng cố bài học và dùng trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ. Tuy nhiên, việc đưa trò chơi ô chữ vào trong các hoạt động dạy học trong trường phổ thông chưa được phổ biến, hình thức ô chữ kém đa dạng do việc thiết kế mất nhiều thời gian, đồng thời nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc thiết kế và ứng dụng trò chơi ô chữ vào các tiết dạy một cách linh hoạt. 2.2. Cơ sở khoa học 2.2.1. Khái niệm trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một “chìa khóa”. Căn cứ vào “chìa khóa” và năng lực của bản thân người chơi có thể hoàn thành ô chữ. 2.2.2. Căn cứ để thực hiện đề tài Theo Luật giáo dục thì “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp, từng môn học… tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, cốt lõi của phương pháp dạy học là tạo cho học sinh tính năng động, cải biên hành động học tập, chống lại thói quen thụ động, học vẹt, học lý thuyết suông. Trong lý luận phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề đặt lên hàng đầu. Nghĩa là: người học có quyền sáng tạo, tự giác… điều này cần thể hiện thông qua phương pháp dạy học của từng giáo viên. Hóa học là một môn học mới mẻ đối với học sinh bậc trung học cơ sở. Môn này đối với các em chỉ là một môn học rắc rối, khô khan và lạ lẫm. 6 Mặt khác trong chương trình giảng dạy bộ môn hóa ở bậc trung học cơ sở thì các tài liệu chỉ chú trọng cung cấp cho học sinh những cơ sở khoa học của hóa học. Đó là những khái niệm cơ bản, các hệ thống kiến thức về cấu tạo chất, về phản ứng hóa học, các định luật, lí thuyết hóa học, còn về sự liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tự nhiên và cuộc sống đời thường của con người, những ứng dụng hóa học trong thực tiễn còn sơ sài, khiếm khuyết và hết sức giới hạn. Cho nên, các em không hiểu rõ được thực chất và tầm quan trọng của hóa học. Từ đó sự hứng thú học tập bộ môn hóa học của các em sẽ giảm dần. Vì vậy học sinh thường gặp nhiều khó khăn khi học tập bộ môn hóa học. Thiết nghĩ, yêu cầu xã hội đối với tầng lớp trí thức trẻ ngày càng cao. Giáo dục đào tạo cần phải đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy, giúp cho học sinh tiếp thu bài học nhanh, đầy đủ và sâu sắc, đồng thời tạo được bầu không khí thoải mái, hứng thú, bổ ích cho học sinh khi học tập và nghiên cứu bộ môn hóa học. Từ những vấn đề trên cho ta thấy rằng: nghiên cứu “thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học cấp trung học cơ sở” là hướng đi đúng và có ý nghĩa thực tiễn. 2.3. Nội dung 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ Khi tổ chức trò chơi ô chữ cho học sinh chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện, thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi phù hợp với kiến thức bài học và trình độ nhận thức của học sinh. Song, muốn tổ chức một trò chơi ô chữ có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Xác định đúng mục tiêu của bài học 2. Chọn ô chữ phải phù hợp với kiến thức cần cung cấp cho học sinh 3. Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi ô chữ phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn 7 4. Ô chữ phải được chuẩn bị chu đáo, sử dụng ngôn từ phải tuyệt đối chính xác 5. Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian 6. Ô chữ phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, gây được hứng thú cho học sinh 7. Không quá lạm dụng trò chơi này trong dạy học 8. Khi tổ chức trò chơi giáo viên luôn phải động viên học sinh có thể bằng cách cho điểm hoặc ngợi khen các em trước lớp. 2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ Một trò chơi ô chữ thông thường có cấu trúc như sau: 1. Chủ điểm ô chữ (từ khóa của ô chữ) 2. Các câu hỏi tương ứng với từng ô chữ 3. Mục tiêu: Mục tiêu của trò chơi ô chữ trau dồi kiến thức về vấn đề gì 4. Cách chơi: Chỉ rõ quy tắc, quy định trong khi chơi 2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học Bước 1: Chuẩn bị 1. Xác định mục tiêu bài học; 2. Phân tích các kiến thức cơ bản; 3. Liệt kê các khái niệm, định nghĩa; 4. Liệt kê các từ khóa cho mỗi khái niệm, định nghĩa để làm nguyên liệu cho việc xây dựng ô chữ. Cần phải chú ý: Từ khóa được chọn phải là từ thể hiện nội dung bao quát của bài, các từ xung quanh phải có liên quan đến từ khóa, việc giải đáp các từ xung quanh là manh mối để tìm ra từ khóa. Bước 2: Sắp xếp các từ để tạo ô chữ Các từ khóa đã chọn và các từ xung quanh từ khóa (định nghĩa, khái niệm, sự vật, quá trình…) đã xác định được sắp xếp thành một ô chữ. Sau khi lựa chọn được từ khóa, viết từ khóa thành một hàng dọc. Mỗi chữ cái trong từ khóa sẽ được đối chiếu với các từ xung quanh có liên quan trong danh sách từ đã lập. Nếu một trong các từ xung quanh có chữ cái trùng với từ khóa thì sẽ được lựa chọn làm từ hàng ngang và viết vào ô chữ theo 8 hàng ngang. Tiếp tục đối chiếu cho đến khi chọn được các từ hàng ngang đủ với số chữ cái trong từ khóa hàng dọc. Bước 3: Viết gợi ý cho mỗi từ trong ô chữ Căn cứ vào các từ ngữ đã được lựa chọn, nội dung bài học và trình độ của học sinh để viết gợi ý. Gợi ý phải ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ rõ ràng, không đánh đố nhưng đòi hỏi người chơi phải tư duy để tìm ra đáp án. Bước 4: Xây dựng ô chữ Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng giáo viên mà ta có thể xây dựng ô chữ thủ công hay bằng các phần mềm hỗ trợ dạy học. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người giảng dạy dễ dàng tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học như: Phần mềm MS power Point; phần mềm Violet; Phần mềm Crossword forge; hay là phần mềm Multimedia Buider. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm này để xây dựng trò chơi ô chữ nhằm tăng thêm sự sinh động trong bài giảng. 2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ thường tổ chức theo các bước sau: Bước 1: Giới thiệu ô chữ - Nêu chủ điểm ô chữ - Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi Bước 3: Tổng kết 2.3.5. Một số ví dụ Ví dụ 1: Hóa 9, Bài ôn tập hóa 8 9 1 T I K H O I 2 H O N H O P 3 H O A T R I 4 O X I 5 N G U Y E N T U 6 E L E C T R O N 7 N U O C 8 Đ O N C H A T 9 D U N G D I C H 10 K H O N G K H I Từ chìa khóa: (10 chữ cái) Có chủ đề là chào năm học mới.(Khai trường) Hàng ngang số 1: (6 chữ cái) Là một đại lượng để so sánh độ nặng hay nhẹ của chất khí này so với chất khí khác. (Tỉ khối) Hàng ngang số 2: (6 chữ cái) Đây là khái niệm được định nghĩa là “gồm những chất trộn lẫn với nhau”. (Hỗn hợp) Hàng ngang số 3: (6 chữ cái) Điền vào … “… của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)”. (Hóa trị) Hàng ngang số 4:(3 chữ cái) Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, có NTK=16, PTK=32. (Oxi) Hàng ngang số 5:(8 chữ cái) Là từ chỉ hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. (Nguyên tử) Hàng ngang số 6:(8 chữ cái) Hạt cấu tạo nên nguyên tử mang giá trị điện tích -1. (Electron) 10 Hàng ngang số 7:(4 chữ cái) Chất có công thức hóa học là H 2 O. (Nước) Hàng ngang số 8:(7 chữ cái) Những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học gọi là gì? (Đơn chất) Hàng ngang số 9:(8 chữ cái) Điền vào … “… là hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan” (Dung dịch) Hàng ngang số 10:(8 chữ cái) Một hỗn hợp trong đó 21%O 2 , 78%N 2 , 1% khí khác là gì? (Không khí) Ví dụ 2: Hóa 9, Bài 10: Một số muối quan trọng Áp dụng trò chơi ô chữ trên vào phần giới thiệu bài mới 1 N H 3 2 T R A O Đ O I 3 C O 2 4 A G C L Từ chìa khóa: (4 chữ cái) Đây là công thức một loại muốí quan trọng.(NaCl) Hàng ngang số 1: (2 chữ cái) Công thức một chất khí có mùi khai khi choNH 4 NO 3 + NaOH là gì? (NH 3 ) Hàng ngang số 2: (7 chữ cái) Phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng nào?CuSO 4 + 2NaOHCu(OH) 2 + Na 2 SO 4 (Trao đổi) Hàng ngang số 3: (2 chữ cái) Công thức chất khí không màu, không mùi khi cho Na 2 CO 3 + HCl là gì? (CO 2 ) Hàng ngang số 4:(4 chữ cái) Công thức chất kết tủa trắng khi choAgNO 3 + KCl là gì? (AgCl) Ví dụ 3: Hóa 9, Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại Dùng trò chơi ô chữ này để chuyển ý vào bài tính chất hóa học của kim loại [...]... nội dung cho mỗi lần thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ - Trau dồi kỹ năng tin học để ứng dụng các phần mềm nhằm thiết kế trò chơi sinh động hơn - Nhà trường cần trang bị nhiều hơn nữa máy chiếu và máy vi tính để giáo viên giảng dạy và thiết kế, tổ chức trò chơi vào thực tiễn dạy học ở nhà trường nhằm góp phần đổi mới phương pháp daỵ học 19 - Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và thực nghiệm trên... 17 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết quả đạt được Tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học đã có sự thay đổi nhiều theo chiều hướng tích cực về chất lượng dạy học, với sự chuẩn bị chu đáo về thiết kế, tổ chức trò chơi của giáo viên, giờ học đã không còn cứng nhắc, đơn điệu, truyền đạt kiến thức một chiều mà giờ học đã trở nên sinh động, học sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài Kết quả thực... nhàng, sinh động, lôi cuốn học sinh luôn tham gia vào các hoạt động của giờ học - Học sinh tự tin xây dựng bài, không còn rụt rè, có tinh thần tự giác - Giáo viên hài lòng, tự tin vào bài giảng 3.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài Trong hoạt động dạy học tổ chức trò chơi ô chữ có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng: - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt... khi vận dụng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học cho thấy: - Phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học - Học sinh ngày càng yêu thích môn học - Học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, đa số các em thuộc và hiểu bài ngay tại lớp -Những học sinh trước kia còn yếu thì giờ cũng đã nắm được các kiến thức quan trọng trong nội dung bài học - Giờ học diễn ra... chọn cho việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay Việc vận dụng linh hoạt trò chơi ô chữ sẽ giúp cho không khí lớp học vui tươi, học sinh có cảm giác nhẹ nhàng, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và sâu sắc Tóm lại: Sử dụng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ 3.4 Đề xuất Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi có một số kiến nghị như sau: -... NXB Giáo Dục 2 Ngô Ngọc An, (2002), Hóa học nâng cao THCS, NXB Giáo Dục 3 Ngô Ngọc An, (2004), Rèn luyện kỹ năng giảo toán hóa học 8, NXB Giáo Dục 4 Ngô Ngọc An, (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học THCS 9, NXB Đại học sư phạm 5 Dương Văn Đảm, Võ Minh Kha, Lê Trường, Phạm Việt Bằng, (1982), Hóa học trong nông nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật 6 Hoàng Nhâm, (2001), Hóa học vô cơ – Tập 2, NXB... (2005), Chuyên đề hóa học trung học cơ sở Hướng dẫn giải bài tập hóa học 9, tập 1, tập 2, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 8 Quan Hán Thành, (2005), Hóa học cơ bản và nâng cao 9, NXB Hà Nội 9 Lê Xuân Trọng (chủ biên), Ngô Ngọc An, Ngô Văn Vụ, (2007), Bài tập hóa học 9, NXB Giáo Dục 10 Huỳnh Văn Út (2010), Phương pháp giải bài tập hóa học 9, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 12 Và các tài liệu thiết kế ô chữ trên mạng... 7:(8 chữ cái) Tên gọi của một hiđrocacbon trong công thức cấu tạo có 2 nguyên tử C và 1 liên kết ba trong phân tử (Axetilen) Hàng ngang số 8:(4 chữ cái) Tên gọi của loại phản ứng hóa học xảy ra ở hợp chất có liên kết đôi và liên kết ba trong phân tử (Cộng) Hàng ngang số 9:(6 chữ cái) Tên gọi của một hiđrocacbon trong công thức cấu tạo có 6 nguyên tử C liên kết tạo thành vòng 6 cạnh có 3 liên kết đôi... hỗ trợ hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học Đây không phải là trò chơi đơn thuần mà còn là một hình thức học tập khả năng tư duy của người chơi nếu được thiết kế và sắp xếp phù hợp với chương trình học Bên cạnh đó, hình thức vừa học vừa chơi này mang lại cho người học sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức Đồng thời còn giúp học sinh ôn luyện kiến thức nhanh phù hợp... trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học Do năng lực có hạn nên đề tài có thể chưa bao quát hết các dạng, các ví dụ đưa ra chưa thực sự điển hình nhưng vì lợi ích của học sinh khi được tiếp cận với phương pháp này nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với đồng nghiệp và học sinh Xin chân thành cảm ơn !!! Người viết Nguyễn Thị Minh Nguyệt 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và đào tạo,(2007), Hóa học . Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ 6 2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ 7 2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học 7 2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ 8 2.3.5 cứu thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học cấp trung học cơ sở” là hướng đi đúng và có ý nghĩa thực tiễn. 2.3. Nội dung 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ Khi. hơn. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài Thiết kế và tổ chức trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học bậc THCS . Đây không phải là trò chơi đơn thuần mà còn là một hình thức học tập khả năng

Ngày đăng: 23/01/2015, 17:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2

  • 1.2 . Mục đích nghiên cứu 3

  • 1.3 . Nhiệm vụ của đề tài 3

  • 1.4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

  • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

  • 2. NỘI DUNG 4

  • 2.1. Thực trạng 4

    • 2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ trên thế giới 4

    • 2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ ở Việt Nam 4

  • 2.2. Cơ sở khoa học 5

    • 2.2.1. Khái niệm trò chơi ô chữ 5

    • 2.2.2. Căn cứ để thực hiện đề tài 5

  • 2.3. Nội dung 6

    • 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ 6

    • 2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ 7

    • 2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học 7

    • 2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ 8

    • 2.3.5. Một số ví dụ 9

  • 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2 . Mục đích nghiên cứu

  • 1.3 . Nhiệm vụ của đề tài

  • 1.4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài

  • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 2. NỘI DUNG

  • 2.1. Thực trạng

    • 2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ trên thế giới

    • 2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ ở Việt Nam

  • 2.2. Cơ sở khoa học

    • 2.2.1. Khái niệm trò chơi ô chữ

    • 2.2.2. Căn cứ để thực hiện đề tài

  • 2.3. Nội dung

    • 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức trò chơi ô chữ

    • 2.3.2. Cấu trúc của trò chơi ô chữ

    • 2.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học

    • 2.3.4. Các bước tổ chức trò chơi ô chữ

    • 2.3.5. Một số ví dụ

  • 3.1. Kết quả đạt được

  • 3.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài

  • 3.3. Kết luận

  • 3.4 Đề xuất

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan