skkn thiết kế một số trò chơi dạy yếu tố hình học ở lớp 4

22 3.3K 1
skkn thiết kế một số trò chơi dạy yếu tố hình học ở lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 4 2 A - PHẦN MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Xuất phát từ vai trò môn Toán ở trường Tiểu học: Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực phẩm chất, trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu trên được thực hiện thông qua việc dạy học các môn học và thực hiện theo định hướng giáo dục nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc trung học cơ sở. Cùng với các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói, Toán học đóng một vai trò quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán mà còn phát triển năng lực tư duy, khả năng duy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Môn Toán góp phần phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo kích thích trí tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, những đức tính tốt như cần cù, chịu khó, nhẫn nại trong học tập cũng như trong cuộc sống. 2 Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong việc đổi mới môn Toán ở Tiểu học: Văn kiện hội nghị lần 4 Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII (2/1993) khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội". Thật vậy trong công cuộc đổi mới của đất nước cần có những người có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ và dám làm, thích ứng với đời sống xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi. Thực tiễn này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi nội dung và phương pháp dạy học, cách thức đánh giá học sinh. Hiện nay khi mục tiêu giáo dục đã được xác định rõ ràng, chương trình sách giáo khoa tương đối ổn định về nội dung thì phương pháp càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thể hiện rõ quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 3 Đặc điểm của cách dạy cũ là sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Giáo viên lên lớp truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải theo tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy. Học sinh thụ động tiếp thu theo cách "Thầy giảng - trò nghe và ghi nhớ". Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh ít có khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Tiêu chuẩn để đánh giá học sinh là kết quả ghi nhớ, tái hiện những điều giáo viên giảng. Cách dạy này có hạn chế là học sinh học tập thụ động, kiến thức tiếp thu được không bền vững, hạn chế trình độ tư duy và quá trình nhận thức của học sinh, khó thích ứng với yêu cầu học tập cao hơn ở các lớp trên, càng khó thích ứng với hoạt động muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống xã hội sau này. Vì vậy một trong những hướng đổi mới quan trọng nhất cần được tiến hành sâu rộng hơn nữa trong daỵ học nói chung và dạy học Toán nói riêng là nhanh chóng chuyển từ hình thức “Thầy giảng - trò nghe” sang hình thức “Thầy tổ chức - trò hoạt động”. Dạy học Toán cần được tiến hành dưới dạng tổ chức các hoạt động học. Theo đó, học sinh được đặt vào các tình huống học tập để tự khám phá, lĩnh hội các tri thức, các mối quan hệ, liên hệ giữa những yếu tố, những tính chất toán học bằng các hoạt động của mình. Hiện nay nhiều trường tiểu học đã vận dụng phương pháp và hình thức dạy học mới. Thực tế cho thấy những phương phap dạy học mới đã phát huy tối đa mặt tích cực hoạt động của học sinh. Học sinh tự lĩnh hội tri thức một cách chủ động, tự giác qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp. Nhiều phương pháp dạy học đã kích thích học sinh huy động mọi khả năng sẵn có, rèn luyện thao tác tư duy để rút ra một sản phẩm cụ thể đó là tri thức mới, kỹ năng thao tác tư duy. Một trong những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới đó là tổ chức trò chơi học tập. Không ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập mang lại sau mỗi tiết dạy, học sinh tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái và có chất lượng. Trên quan điểm đó, để giúp các em học tốt môn Toán thì giáo viên cần biết lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để phát huy hiệu quả nhất trong từng bài học. Đặc biệt phải đưa các trò chơi 4 vào dạy học nhằm kích thích hứng thú ở học sinh, giúp cac em biết vận dụng những điều đã học vào đời sống thực tiễn bằng hoạt động trò chơi, từ đó làm nảy sinh hoạt động sáng tạo trong học sinh. 3/ Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học: Cùng với học tập, vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu của học sinh Tiểu học. Vào Tiểu học các em bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, ham chơi, ưa hoạt động bằng chân tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan, tư duy trên trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể. Các em rất khó có thể “Khoanh tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng, nghe cô giáo giảng” một cách nghiêm túc suốt 40 phút của tiết học nếu như giáo viên áp dụng cứng nhắc một phương pháp truyền thụ kiến thức. Hơn nữa, ở giai đoạn này chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chưa cao, những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em. Đặc biệt cuối giờ học, học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý. Vì vậy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập thì phải biết làm cho giờ học hấp dẫn và lý thú thông qua trò chơi học tập. Trò chơi tạo nên những trận cười sảng khoái, làm cho học sinh quên đi những giây phút căng thẳng. Chúng góp phần làm cho học sinh nhanh tay, nhanh mắt, nhanh trí hơn, hoạt bát hơn, giờ học sôi nổi hơn; đặc biệt trò chơi còn tạo cho những học sinh cá biệt dễ hoà đồng với tập thể. Trên tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học”, “Chơi vui, học càng vui” nhằm thoả mãn được nhiều loại nhu cầu cho học sinh với ưu thế như vậy. Trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không dập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh. Do vậy, giáo viên cần vận dụng tốt các trò chơi trong dạy học nhằm làm cho học sinh hứng thú, vui vẻ, hăng hái trong học tập, say mê với môn học, bầu không khí học tập nhẹ nhàng, tự nhiên; học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Khi say mê và sống hết mình cho trò chơi, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui sướng thực sự và được sống trong thế giới của cảm giác dạt dào dấu ấn của những cuộc chơi. Có thể nói: "Trò chơi sẽ lắng đọng mãi trong tâm trí trẻ và làm nên nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt hơn, học tốt hơn và phát triển tốt hơn. Với sức mạnh như vậy, trò chơi luôn luôn là một phương tiện dạy học và giáo dục phù 5 hợp với đặc điểm học sinh tiểu học". 4/ Xuất phát từ thực trạng dạy học yếu tố hình học ở Tiểu học: Như chúng ta đã biết, dạy yếu tố hình học không những giúp các em có kiến thức hình học mà còn phát triển các năng lực trí tuệ cho các em như: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. Song để đạt hiệu quả cao trong dạy học yếu tố hình học không phải là dễ. Nó đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp đối tượng học sinh phù hợp với từng nội dung bài học, đặt biệt là phải biết kích thích hứng thú học sinh học tập. Nhưng trên thực tế, qua điều tra, dự giờ, thăm lớp tôi thấy một bộ phận giáo viên năng lực còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong việc thiết kế bài dạy, phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn, ít có sáng tạo, hình thức dạy học còn đơn điệu dẫn đến sự nhàm chán, uể oải của học sinh trong giờ học. Bên cạnh đó, mặc dù đa số giáo viên đã nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của hình thức tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Song nhìn chung vẫn chưa thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi để hoàn thành mục tiêu dạy học. Giáo viên chưa có hệ thống trò chơi đầy đủ, chặt chẽ. Họ mới chỉ thiết kế được một số trò chơi đơn giản như trò chơi tìm đúng - sai, trò chơi nối kết quả với phép tính đúng, các trò chơi đó hạn chế về nhiệm vụ nhận thức hoặc ít, hoặc thấp về lượng kiến thức và kỹ năng cần đạt tới. Giáo viên mới chỉ dừng lại trò chơi với mục đích củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, chưa tổ chức được các trò chơi để dẫn dắt hình thành tri thức, kỹ năng hay để phát triển và bồi dưỡng năng khiếu Toán. Các trò chơi đưa ra thường có cấu trúc lỏng lẻo, cốt trò - luật trò - cách tiến hành - thưởng phạt chưa chặt chẽ làm cho hiệu quả dạy học không cao, sức hấp dẫn thấp. Họ chưa có trò chơi hay, sự chuẩn bị cho trò chơi chưa tốt nên không kịp xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc chơi, ở bước tiến hành, giáo viên còn thả nổi cuộc chơi đến tính tự nhiên át đi tính mục tiêu, trò chơi không diễn ra theo dự kiến. Giáo viên tổng kết cuộc chơi còn hời hợt, chỉ chú ý đến cho điểm cho đội thắng, ít chú ý đến việc làm nổi bật ý nghĩa cuộc chơi. Phần lớn giáo viên thường tổ chức trò chơi chủ yếu ở các môn như Tiếng việt, Tự nhiên xã hội còn đối với môn Toán giáo viên rất ngại dùng bởi vì tài liệu giới thiệu trò chơi toán học ở lớp 4 - 5 còn ít (đặc biệt trò chơi dạy yếu tố hình học lại càng ít hơn, việc thực hành đang mới mẻ. Hơn nữa để tổ chức trò chơi toán 6 học sao cho hiệu quả thì quả là một điều không đơn giản. Bởi nó cần nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi rồi chuẩn bị đồ dùng. Mặt khác, để tổ chức trò chơi sao cho sinh động, hấp dẫn lại phụ thuộc vào khả năng tổ chức của giáo viên. Chính vì những lý do đó mà giáo viên đứng lớp thường ngại, chưa nhiệt tình trong việc sáng tác và tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi toán học. Do vậy, thực hành chủ trương của Bộ giáo dục trong việc khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên trong dạy học cũng như để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, việc có thêm hệ thống trò chơi giúp giáo viên bổ sung thêm vào dạy học là cần thiết để góp phần thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học. Tóm lại, xuất phát từ những lý do thực tế ở trên và cũng phần nào hỗ trợ cho việc dạy học mạch kiến thức hình học ở lớp 4 đạt hiệu quả, tôi đã chọn đề tài "Thiết kế một số trò chơi dạy yếu tố hình học ở lớp 4". Tôi không tham vọng đưa ra những vấn đề lớn mà chỉ mong muốn được góp phần nhỏ nhằm nâng cao tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc học Toán, góp phần phát triển tư duy cho các em. II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học yếu tố hình học trong chương trình toán lớp 4, từ đó thiết kế một số trò chơi toán học phục vụ việc dạy và học mạch kiến thức hình học góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở lớp 4. III - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1/ Nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học Toán. - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách hướng dẫn để tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Toán, trên cơ sở đó thiết kế những trò chơi phù hợp. 2/ Dạy thực nghiệm: IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực trạng dạy mạch kiến thức hình học ở lớp 4 - 5. - Phương pháp thực nghiệm. 7 B - PHẦN NỘI DUNG 1/ Thế nào là trò chơi học tập: Trò chơi học tập là trò chơi được tổ chức nhằm thông qua hoạt động chơi mà đạt tới mục tiêu dạy học. Qua đó, bằng phương pháp “Học mà vui - vui mà học” học sinh có thể lĩnh hội tri thức, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện được hành động chơi. Do đó, nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dung đối với các em. Trò chơi học tập và trò chơi thông thường có nhiều điểm tương đồng, song về căn bản chúng khác nhau ở chỗ: Trò chơi thông thường bao gồm yếu tố giải trí và yếu tố giáo dục chung còn trò chơi học tập bao gồm yếu tố vui chơi và yếu tố mục đích học tập. Trò chơi toán học khác với trò chơi “phi toán học” ở chỗ ít nhiều phải đưa vào trò chơi một yếu tố kiến thức toán học nào đó. * Phân loại trò chơi học tập: Các loại trò chơi học tập trong dạy học ở Tiểu học rất phong phú, đa dạng và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Có nhiều cách phân loại trò chơi; có thể kể ra một số cách như sau: + Phân loại trò chơi theo quy mô tổ chức: Trò chơi lớn, trò chơi nhỏ (theo Lê Vĩ). + Phân loại trò chơi theo số lượng người tham gia: Trò chơi cá nhân, trò chơi hai người, trò chơi tập thể (theo Lê Vĩ). + Phân loại trò chơi theo hình thức vận động: Trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ (theo Lê Ngọc Lan) Phổ biến trong cách phân loại trò chơi ở Tiểu học là: Trò chơi trí tuệ và trò chơi kết hợp trí tuệ với vận động. Trò chơi toán thường là trò chơi mà tính trí tuệ và vận động được kết hợp hài hoà để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Ở các lớp dưới trò chơi có tính vận động cao hơn, càng lên lớp trên tính vận động giảm, tính trí tuệ tăng. 2/ Tác dụng của trò chơi học tập: - Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn thư thái, dễ chịu và khoẻ mạnh hơn. 8 - Giúp học sinh rèn luyện, củng cố tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi: - Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn. - Trò chơi học tập có quy tắc, quy luật nên có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục cho học sinh tính nghiêm túc kỹ thuật, tính trung thực, tính tự giác, kiên trì vượt khó khăn để tiếp nhận các tri thức, phát hiện các tri thức. Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập cũng như trò chơi toán học nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. 3/ Những phản ứng tâm lý của học sinh khi tham gia trò chơi: Phản ứng tích cực Phản ứng tiêu cực - Hăng say chơi hết mình - Người mạnh lấn át người yếu - Tôn trọng kỷ luật - Chơi gian lận để được thắng - Dễ bỏ qua sai phạm của người khác - Sẵn sàng trừng phạt người thua. Dễ ganh tị dẫn đến ghét nhau - Giúp đỡ, gắn bó với đồng đội nhóm mình. - Chia bè, nhóm Như vậy, khi giáo viên tổ chức trò chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích, động viên, khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực. 4/ Thế nào là trò chơi toán học: Trò chơi toán học được hiểu là hình thức học tập môn Toán theo hứng thú vui chơi dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ toán mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học toán mà việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức, kỹ năng phương pháp toán đã học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. Một trò chơi toán học tối thiểu cần có những đặc trưng sau: + Trò chơi phải là một tình huống mang vấn đề toán học, hướng đích vào việc dạy học, giáo dục và phát triển học sinh ở bậc Tiểu học. 9 + Trò chơi được thực hiện nhằm hướng học sinh vào hoạt động toán học, hoạt động trí tuệ, tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinh. + Trò chơi ở mức độ nhất định là cầu nối giữa các kiến thức toán học và thực tiễn cuộc sống, bước đầu hình thành năng lực toán học hoá các tình huống thực tiễn. - Xét về mục đích phục vụ dạy học, trò chơi toán học có thể là: + Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới + Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá. - Đặc điểm của trò chơi toán học: + Nội dung chơi khá phong phú nhưng cần chú ý yêu cầu dự tính đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh, dự tính các kiến thức kinh nghiệm đã có của học sinh để nắm bắt các vấn đề toán học tiềm ẩn trong nội dung trò chơi hoặc vận dụng vào tình huống mới đối với học sinh qua nội dung trò chơi. + Luật của trò chơi: Cần diễn đạt luật chơi ngắn gọn, chính xác để học sinh nắm vững luật chơi. Cần đặc biệt chú ý duy trì đúng đắn các thao tác của trò chơi vì nếu ngược lại trò chơi chỉ mang đặc trưng là một bài tập bình thường, không thể hướng việc tổ chức trò chơi vào việc khai thác sâu sắc các chủ đề toán và mục đích của các bài học toán. Thiếu sự kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện luật chơi dẫn đến học sinh sẽ hoài nghi đối với các trò chơi như vậy. + Thời gian quy định cho mỗi trò chơi: Dự tính thời gian cho mỗi trò chơi tương ứng với việc xác định kiến thức trong nội dung trò chơi. Cần quan tâm đến tiến độ đúng đắn của việc thực hiện mỗi trò chơi, vì nếu tốc độ thực hiện trò chơi quá nhanh thường dẫn đến thay cho việc giải tính toán cẩn thận học sinh sẽ trả lời bằng dự đoán. Ngược lại tốc độ chơi quá chậm sẽ làm cho trò chơi nhạt nhẽo, khô khan, giảm hẵn hứng thú cho học sinh đối với trò chơi. + Tính thi đua của trò chơi: Học sinh tham gia việc thực hiện trò chơi phải tìm tòi chiến lược chơi để giành phần thắng. Việc tìm tòi chiến lược chơi để thắng được giải quyết câu hỏi “đi theo cách nào sẽ thua” đòi hỏi học sinh phải biết toán học hoá các tình huống, phải biết thao tác tư duy đặc biệt hoá, khái quát hoá. Khó khăn lớn trong việc tìm chiến lược để thắng là việc tìm thuật toán, thuật giải tương ứng. Nhiều trò chơi sư phạm trong dạy học toán để giành phần thắng, người chơi cần phải biết các “thế” của trò chơi dễ thắng (nhân của trò chơi). 10 5/ Thiết kế trò chơi cần đảm bảo yêu cầu sau: - Trò chơi phải đảm bảo phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học, phải đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung bài học. - Trò chơi phải đảm bảo phù hợp với năng lực, trình độ, hứng thú của học sinh. Đảm bảo vừa sức, không quá khó cũng không quá dễ. Trò chơi phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia. Không để thời gian chơi quá dài ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú. - Trò chơi cần đảm bảo tính an toàn cho học sinh, thiết kế trò chơi dưới dạng tiếp sức hoặc theo nhóm khi thực hiện để học sinh không xô đẩy nhau. - Phải có luật chơi, hành động chơi, có tính thi đua giữa những người chơi. Phải có yếu tố sáng tạo để học sinh vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, linh hoạt và sáng tạo hơn. - Ngôn ngữ diễn đạt trong trò chơi phải đầy đủ, ngắn ngọn, mạch lạc và dễ hiểu, tránh hiểu lầm. - Trò chơi được lựa chọn phải là một môi trường có dụng ý sư phạm (có ý thức dạng tri thức ở bậc tiểu học) phải là tình huống có vấn đề để việc thực hiện trò chơi dẫn đến kiến thức. Còn việc thực hiện trò chơi là kết qủa của sự ham muốn, hứng thú, tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh. - Trò chơi phải phù hợp với loại hình giờ học: Giờ học hình thành khái niệm quy tắc, giờ luyện tập thực hành, giờ học ngoại khoá. - Đối với trò chơi toán học, trò chơi được lựa chọn chứa đựng những kiến thức toán học phù hợp với nội dung chương trình hoặc những kiến thức có thể mở rộng khái quát từ các kiến thức toán học đã được học theo từng tiết hay từng chương. Một trò chơi được viết theo cấu trúc sau: + Mục đích: Nêu rõ mục đích mà trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Ví dụ: Củng cố kỹ năng nhận dạng hình, Mục đích của trò chơi quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Luật chơi: Chỉ rõ các quy định đối với người chơi, quy định thắng thua trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi. Ví dụ: Hình, bàn cờ, xúc xắc. [...]...+ Số người tham gia chơi: Chỉ rõ số người tham gia trò chơi, những trò chơi có thể tổ chức cho nhiều người chơi (chẳng hạn 2 hoặc 4 người chơi cần được chỉ rõ + Cách phát triển trò chơi: Chỉ ra số cách biến thể trò chơi, dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có sẵn ta có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt, tạo ra nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù... KHI VẬN DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO GIẢNG DẠY Từ việc kiểm chứng sự tiếp thu và nắm vững kiến thức về hình học trong chương trình Toán 4 của học sinh, tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp tôi đang trực tiếp phụ trách và giảng dạy là lớp 4/ 3 - sĩ số: 34 em Chất lượng về học lực môn Toán đầu năm: - Khá-Giỏi: 20 em (58,8%) - Trung bình -Yếu: 14 em (41 ,2%) Khi dạy các bài về yếu tố hình học trong học kỳ I, tôi... phần tăng cường hình thức dạy học mới vào quá trình dạy học môn Toán Bằng việc xây dựng hệ thống lý luận về sử dụng trò chơi trong dạy học Toán và thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng, chúng tôi cho rằng: Việc dạy học Toán dưới dạng trò chơi toán học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học Nếu giáo viên tổ chức tốt trò chơi học tập thì hiệu quả dạy học rất cao, học sinh tham gia... vui, hát một bài hát hoặc nhảy lò cò MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH HỌC CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 4 1/ Yếu tố hình học cơ bản ở lớp 4: - Góc nhọn, góc tù, góc bẹt - Nhận dạng góc trong các hình đã học - Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông gióc với nhau, song song với nhau - Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi - Giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao) hình thoi... Diện tích hình bình hành; Diện tích hình thoi 19 Trên đây là một số trò chơi tôi đã thiết kế và vận dụng trong việc giảng dạy các bài về yếu tố hình học trong chương trình Toán lớp 4 Tuy nhiên các trò chơi có thể thay đổi và lựa chọn sao cho phù hợp với từng bài học cụ thể cũng như phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thì chất lượng dạy và học mới đạt hiệu quả cao KẾT QUẢ... bị tốt các phương tiện (dụng cụ, vật liệu, mẫu vật đồ chơi) phục vụ cho trò chơi; có kế hoạch thể hiện ở bài soạn một cách khoa học Đặc biệt khi lựa chọn trò chơi cần dự kiến cách chơi, những khó khăn, những tình huống xảy ra trong khi học sinh chơi - Trò chơi phải thu hút được học sinh tham gia: Học sinh tham gia trò chơi học tập cần: + Nhiệt tình, tích cực, hào hứng + Nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi. .. học tập trong khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 4 nói riêng Tôi đã thấy tự tin hơn trong mỗi bài giảng, giúp học sinh tiếp thu và nắm vững kiến thức về hình học nói riêng và toán học nói chung Từ đó các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học lên các lớp trên 20 C - PHẦN KẾT LUẬN I - NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN VÀ ĐỒNG NGHIỆP SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Trong nhà trường Tiểu học hiện nay, học. .. giữ nghiêm 12 ngặt các luật chơi - Thưởng - phạt: + Trong trò chơi thưởng phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh + Thưởng những học sinh, nhóm học sinh tham gia nhiệt tình, chơi đúng luật và “thắng” trong cuộc chơi Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản như: Chào... tiếp học sinh trong lớp sau mỗi bài học và nhận thấy việc vận dụng trò chơi học tập trong khi giảng dạy đã đạt kết quả tốt Trò chơi học tập Tiếp thu và nắm vững Tiếp thu và nắm vững kiến thức nhanh kiến thức chậm Không vận dụng 20 em 58,8% 14 em 41 ,2% Vận dụng phù hợp 31 em 91,2% 3 em 8,8 % Trong 2 năm học qua, tôi đã áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy Toán nói chung cũng như đã vận dụng trò chơi. .. tự tin trong học tập” - Khi nghiên cứu bài, giáo viên phải luôn nhìn bài giảng trên quan điểm “động” tức là với bài giảng cụ thể nên chọn phương pháp và hình thức dạy học nào là hợp lý với trình độ học sinh lớp mình phụ trách - Nên xem việc tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học hữu hiệu trong quá trình dạy học môn Toán - Tăng cường tổ chức trò chơi một cách có mục đích, có kế hoạch, bằng . dạy học yếu tố hình học trong chương trình toán lớp 4, từ đó thiết kế một số trò chơi toán học phục vụ việc dạy và học mạch kiến thức hình học góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở lớp. NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 4 2 A - PHẦN MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Xuất phát từ vai trò môn Toán ở trường Tiểu học: Bậc Tiểu học là bậc học rất. trò chơi học tập bao gồm yếu tố vui chơi và yếu tố mục đích học tập. Trò chơi toán học khác với trò chơi “phi toán học ở chỗ ít nhiều phải đưa vào trò chơi một yếu tố kiến thức toán học nào

Ngày đăng: 14/07/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan