1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

KỸ NĂNG sử DỤNG các PHONG CÁCH LÃNH đạo KHÁC NHAU TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH đạo QUẢN lý tiểu luận cao học

35 763 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam do khoa học chính trị ra đời khá muộn (vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX) nên nhiều vấn đề thuộc bộ môn khoa học này vẫn còn đang trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. Một trong số đó, có các vấn đề liên quan đến nội dung “phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo quản lý.” Trong phong cách lãnh đạo lại có nội dung liên quan đến kỹ năng sử dụng các phương pháp lãnh đạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Đây là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với nhà lãnh đạo quản lý nhưng ở Việt Nam hiện nay chúng ta còn ít quan tâm đến nó trong cả hoạt động nghiên cứu lý luận và giảng dạy. Chính vì vậy việc làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý là một điều vô cùng cần thiết đối với nước ta ở trong giai đoạn hiện nay. Ở trên bình diện thực tiễn, muốn thực hiện được công việc lãnh đạo quản lý thì cần phải có kỹ năng lãnh đạo quản lý, nhà lãnh đạo quản lý muốn có kỹ năng lãnh đạo quản lý thì tất nhiên cũng cần phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo quản lý thích hợp. Quả thật phong cách lãnh đạo quản lý là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của người lãnh đạo quản lí. Trong tập thể lao động phản ứng đầu tiên của mọi người đối với việc quản lí là phản ứng phong cách của người lãnh đạo. Tuy nhiên, lãnh đạo quản lý lại là một hoạt động vô cùng phức tạp của nhân loại, trong hoạt động này nhà lãnh đạo không chỉ cần phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo đặc trưng mà còn phải có sự nhận thức sâu sắc cũng như sự vận dụng linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại các phong cách lãnh đạo khác nhau trong thực tiễn công việc của mình. Việc sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau với những đặc trưng vốn có của nó để tăng thêm hiệu quả của cho quá trình lãnh đạo quản lý đang là một nhiệm vụ tất yếu, vô cùng quan trọng và đồng thời cũng thực sự bức thiết ở Việt Nam hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trên cả bình diện lý luận và thực tiễn em xin lựa chọn vấn đề “Kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý” làm đề tài tiểu luận cho môn học Kỹ năng lãnh đạo quản lý.

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam do khoa học chính trị ra đời khá muộn (vào đầu những

năm 90 của thế kỷ XX) nên nhiều vấn đề thuộc bộ môn khoa học này vẫncòn đang trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện Mộttrong số đó, có các vấn đề liên quan đến nội dung “phong cách lãnh đạocủa nhà lãnh đạo quản lý.”

Trong phong cách lãnh đạo lại có nội dung liên quan đến kỹ năng sửdụng các phương pháp lãnh đạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản

lý Đây là một vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với nhà lãnh đạoquản lý nhưng ở Việt Nam hiện nay chúng ta còn ít quan tâm đến nó trong

cả hoạt động nghiên cứu lý luận và giảng dạy Chính vì vậy việc làm rõ cácvấn đề lý luận có liên quan đến phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụngcác phong cách lãnh đạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý làmột điều vô cùng cần thiết đối với nước ta ở trong giai đoạn hiện nay

Ở trên bình diện thực tiễn, muốn thực hiện được công việc lãnh đạoquản lý thì cần phải có kỹ năng lãnh đạo quản lý, nhà lãnh đạo quản lýmuốn có kỹ năng lãnh đạo quản lý thì tất nhiên cũng cần phải xây dựng chomình một phong cách lãnh đạo quản lý thích hợp Quả thật phong cách lãnhđạo quản lý là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của người lãnhđạo quản lí Trong tập thể lao động phản ứng đầu tiên của mọi người đốivới việc quản lí là phản ứng phong cách của người lãnh đạo Tuy nhiên,lãnh đạo quản lý lại là một hoạt động vô cùng phức tạp của nhân loại, tronghoạt động này nhà lãnh đạo không chỉ cần phải xây dựng cho mình mộtphong cách lãnh đạo đặc trưng mà còn phải có sự nhận thức sâu sắc cũngnhư sự vận dụng linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại các phong cách lãnh đạokhác nhau trong thực tiễn công việc của mình Việc sử dụng các phongcách lãnh đạo khác nhau với những đặc trưng vốn có của nó để tăng thêm

Trang 2

hiệu quả của cho quá trình lãnh đạo quản lý đang là một nhiệm vụ tất yếu,

vô cùng quan trọng và đồng thời cũng thực sự bức thiết ở Việt Nam hiệnnay Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trên cả bình diện lý

luận và thực tiễn em xin lựa chọn vấn đề “Kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý” làm đề tài

tiểu luận cho môn học Kỹ năng lãnh đạo quản lý

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến phong cách lãnhđạo ở các tổ chức kinh tế với chủ thể là những doanh nhân, người lãnh đạoquản lý doanh nghiệp:

Nguyễn Hải Sản: Phong cách lãnh đạo hiệu quả và các kỹ năng quản

trị cơ bản trong kinh doanh dành cho các doanh nghiệp và doanh nhân,

Nxb Lao Động, Hà Nội, 2011

Cẩm nang hướng dẫn toàn diện và phong cách lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp doanh dành cho giám đốc và doanh nhân, Nxb Lao Động,

Hà Nội, 2010

Nguyễn Đình Cửu: Phong cách lãnh đạo - ứng xử với nhân viên, Nxb

Lao động Xã hội, Hà Nội, Hà Nội, 2008…

Nhóm các công trình đề cập đến vấn đề phong cách lãnh đạo chung:

A.Abeliaev; A.M.Omarov: Phong cách quản lý của người lãnh đạo

(dịch từ tiếng Nga), Nxb Viện Thông Tin KHXH, Hà Nội, 1985

Khoa Chính trị học, Học viện báo chí tuyên truyền: Đề cương bài

giảng kỹ năng lãnh đạo quản lý, Hà Nội 2010.

Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện báo chí và tuyên truyền: Đề cương

bài giảng tâm lý học lãnh đạo quản lý, Hà Nội 2011.

Nhóm sức sống mới: Phong cách lãnh đạo mới, Nxb trẻ, Hà Nội 2008…

Các công trình nghiên cứu trên đây dù đã đề cập khá chi tiết về vấn đềphong cách lãnh đạo, tuy nhiên lại chưa có công trình nào đề cập trực tiếp

Trang 3

đến nội dung kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau tronghoạt động lãnh đạo quản lý Vậy nên công trình của tác giả sẽ góp phần bénhỏ làm cho vấn đề này được sáng tỏ

3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Tiểu luận tập trung làm rõ một số vấn đề lý

luận có liên quan đến phong cách lãnh đạo, đồng thời chỉ ra các phươngpháp, cách thức để thực hiện kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạokhác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý cũng như đưa ra một số giảipháp mang tính gợi mở cho việc hoàn thiện kỹ năng trên

Nhiệm vụ nghiên cứu:Tiểu luận tập trung làm rõ một số vấn đề lý

luận có liên quan đến phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụng các phongcách lãnh đạo như khái niệm phong cách quản lý, đặc điểm và các yếu tốảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo, các loại hình phong cách lãnh đạo.Trong phần hai của tiểu luận cũng chỉ ra những phương thức để ápdụng kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau trong hoạt độnglãnh đạo quản lý như kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo độc đoán,dân chủ và tự do, kỹ năng sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phong cách lãnhđạo quản lý

Cuối cùng tiểu luận đưa ra một số giải pháp mang tính gợi mở choviệc hoàn thiện kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khác nhau củanhà lãnh đạo quản lý

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận chỉ tập trung làm rõ các vấn đề có

liên quan đến phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụng các phong cách lãnhđạo khác nhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu về vấn để

phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụng các phong cách lãnh đạo khácnhau trong hoạt động lãnh đạo quản lý ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận: Tiểu luận nghiên cứu và thực hiện dựa trên phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích và tổnghợp, phương pháp logic – lịch sử, gắn lí luận với thực tiễn

6.Ý nghĩa của tiểu luận

Ý nghĩa về mặt lý luận: Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ thêm hệ

thống lý luận về phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụng các phong cáchlãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo quản lý

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Tiểu luận sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai

quan tâm đến vấn đề phong cách lãnh đạo và kỹ năng sử dụng các phong cáchlãnh đạo, đồng thời tiểu luận cũng đưa ra một số giải pháp mang tính gợi mởcho việc hoàn thiện kỹ năng này cho nhà lãnh đạo quản lý

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo tiểu luận gồm có

3 chương và 6 tiết

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo, quản lý là một trong những công việc rất quan trọng củacon người Cùng với quá trình vận động liên tục của nhân loại hoạt độnglãnh đạo quản lý đã không ngừng được cải tiến và phát triển Cho đến ngàyhôm nay lãnh đạo quản lý không chỉ còn là một hoạt động mang tính nghệthuật cao nữa mà nó đã trở thành một bộ môn khoa học được nhiều ngườiquan tâm và theo đuổi Vậy tại sao nó lại thu hút được sự chú ý của nhiềungười? Đơn giản bởi lẽ hoạt động lãnh đạo quản lý là một hoạt động gắnliền với quyền lực, là công việc đặc thù của những người đóng vai trò chỉhuy, điều hành các hoạt động của xã hội Một cách thông thường có thểhiểu rằng hoạt động lãnh đạo quản lý là hoạt động đặc thù của một hay mộtnhóm người giữ vai trò chỉ huy, điều chỉnh, điều khiển các hoạt động củacon người hay các quá trình xã hội khác Như vậy có thể thấy rằng lãnh đạoquản lý là một hoạt động mà phạm vi chủ thể thực hiện nó đã bị thu hẹp,khu biệt và dĩ nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể lãnh đạo, quản lí Bởi

lẽ lãnh đạo và quản lý cần đến những phẩm chất ưu tú và kỹ năng riêngbiệt, kỹ năng “lãnh đạo quản lý” Đó không phải là những kỹ năng bìnhthường mà đó phải là loại kỹ năng đạt đến tầm khoa học và nghệ thuật như

đã kể trên Theo một số nhà chuyên môn kỹ năng lãnh đạo quản lý ít nhất

có thể là sự kết hợp của ba yếu tố sau:

- Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàncảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau

- Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trungthành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý

Trang 6

- Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra.

Nếu xét theo cách trên, có thể thấy rằng phong cách lãnh đạo quản lý

là một trong ba yếu tố cơ bản, quan trọng cấu thành nên kỹ năng lãnh đạoquản lý của chủ thể lãnh đạo quản lý Như vậy cũng có thể kết luận rằngmuốn thực hiện được công việc lãnh đạo quản lý thì cần phải có kỹ nănglãnh đạo quản lý, nhà lãnh đạo quản lý muốn có kỹ năng lãnh đạo quản lýthì tất nhiên cũng cần phải xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạoquản lý thích hợp Quả thật phong cách lãnh đạo quản lý là một nhân tốquan trọng trong việc thành bại của người lãnh đạo quản lí Trong tập thểlao động phản ứng đầu tiên của mọi người đối với việc quản lí là phản ứngphong cách của người lãnh đạo Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Để hiểu rõkhái niệm này trước hết ta phải giải thích được thuật ngữ phong cách Theo

Từ điển Tiếng Việt, phong cách là những là những lề lối, những cung cáchsinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người haymột loại người nào đó Hoặc có thể hiểu phong cách theo nghĩa là một hệthống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động ở một con người cụ thể, đượcquy định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân của chính cá nhân đó Haytheo A.I.Panov nêu: phong cách là hệ thống những biện pháp màngười ta thường dùng trong hoạt động thường ngày

Vậy có thể hiểu rằng phong cách lãnh đạo, quản lý là phương pháp,cách thức làm việc của nhà lãnh đạo quản lý, là dạng hành vi của họ thểhiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Đó là hệthống các dấu hiệu đặc trưng của nhà lãnh đạo quản lý được quy định bởiđặc điểm nhân cách của họ Phong cách lãnh đạo quản lý gắn liền với kiểulãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo quản lý con người, là kết quả của mối quan

hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cáchlãnh đạo = Cá tính x Môi trường Hoặc theo một số học giả Nga phongcách làm việc của nhà lãnh đạo quản lý là tổng thể các phương pháp đặc

Trang 7

trưng và ổn định nhất nhằm giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong quátrình thực hiện chức năng lãnh đạo quản lý Có thể nói, phong cách lãnhđạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháp lãnh đạo quản lýthường xuyên được áp dụng Từ những cách hiểu trên có thể định nghĩaphong cách lãnh đạo như sau:

Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo, quản lý được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của nhà lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý

Từ khái niệm trên ta chúng ta có thể rút ba dấu hiệu cơ bản của phongcách lãnh đạo như sau:

- Một là, hệ thống phương pháp, thủ thuật phản ánh hành động tươngđối ổn định, bền vững của cá nhân

- Hai là, hệ thống những phương pháp , thủ thuật quy định những đặcđiểm khác biệt giữa các cá nhân

- Ba là, hệ thống phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi vớimôi trường xã hội

1.1.2 Đặc điểm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là một thuật ngữ và hiện tượng rất quen thuộctrong hoạt động lãnh đạo quản lý Tuy nó mang đậm những nét độc đáo,riêng biệt của từng cá nhân nhà lãnh đạo, quản lý nhưng phong cách lãnhđạo, quản lý cũng chứa đựng trong mình những đặc điểm chung cần phảinhận biết Đó là:

Phong cách lãnh đạo là một hiện tượng đa dạng và phức tạp Như đã

trình bày ở trên muốn có kỹ năng lãnh đạo quản lý thì bất kỳ nhà lãnh đạo,quản lý nào cũng phải xây dựng được cho mình một phong cách lãnh đạophù hợp Vì vậy phong cách lãnh đạo là một hiện tượng cụ thể, mang đậmdấu ấn của mỗi cá nhân, người này khác với người khác hoặc không lặp lại

Trang 8

ở người khác một cách đầy đủ với mọi chi tiết Chính vì vậy nó làm nên sự

đa dạng trong các phong cách lãnh đạo, mà dựa trên các dấu hiệu đặc trưngcủa nó người ta có thể phân loại ra các kiểu phong cách lãnh đạo quản lýkhác nhau Hoạt động lãnh đạo quản lý có đối tượng chủ yếu là những conngười cụ thể với những đặc điểm về tâm sinh lý phong phú và khác biệt.Cộng thêm vào đó không phải bao giờ lãnh đạo quản lý cũng ở trong môitrường, điều kiện lý tưởng mà nó luôn luôn vận động biến thiên khó lường

và luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, khách quan Chính điềunày đã buộc nhà lãnh đạo quản lý phải luôn luôn biết cách điều chỉnh linhhoạt phong cách lãnh đạo của mình Có khi trong một thời điểm nhất định,nhà lãnh đạo quản lý buộc phải sử dụng phong cách lãnh đạo vốn khôngphải là đặc trưng của mình, hay cùng lúc phải sử dụng nhiều phong cáchlãnh đạo khác nhau, hoặc giả là ở những tập thể có đặc thù khác nhau lạibuộc phải sử dụng những phong cách lãnh đạo không giống nhau cho phùhợp Vì vậy ở trong những khoảnh khắc đó có thể rất khó mà xác định đượcchính xác phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo quản lý Điều này lí giảitính phức tạp trong phong cách lãnh đạo quản lý

Phong cách lãnh đạo bị chi phối bởi nhiều yếu tố.Trong những yếu tố

chi phối thì người ta thường chia ra thành nhóm các yếu tố chủ quan vànhóm các yếu khách quan Nhóm các yếu tố chủ quan thường là cá tính,định hướng giá trị, động cơ lãnh đạo, các kinh nghiệm cá nhân của ngườilãnh đạo Nhóm các yếu tố khách quan bao gồm môi trường làm việc,lịch

sử, đối tượng của hoạt động quản lý, tính chất mối quan hệ quản lý, tìnhhuống trong hoạt động quản lý…

Phong cách lãnh đạo không ổn định, thường có sự thay đổi Sự thay

đổi và không ổn định này thường bắt nguồn từ đòi hỏi đáp ứng nhu cầu củathực tiễn luôn vân động không ngừng nghỉ của hoạt động lãnh đạo quản lý.Như đã trình bày ở trên ở các thời kỳ khác nhau nhà lãnh đạo quản lý phải

Trang 9

điều hành tập thể thực hiện những mục tiêu khác nhau, sư thay đổi trong cơchế lãnh đạo quản lý của xã hội, sự xáo trộn về mặt nhân sự trong tổ chức,

sự luân chuyển công việc lãnh đạo từ tập thể này sang tập thể khác cũngbuộc người lãnh đạo phải thay đổi phong cách lãnh đạo sao cho phù hợpnhất Nhìn chung tính chất công việc mà nhà lãnh đạo, quản lý gánh vácquy định phong cách lãnh đạo của họ

Phong cách lãnh đạo thể hiện tầm nhìn, trí tuệ sáng tạo và khoa học của nhà lãnh đạo quản lý Hiểu biết tận tường lý luận về phong cách lãnh

đạo cũng như các phong cách lãnh đạo quản lý cũng là một biểu hiện củatrí tuệ của người lãnh đạo quản lý Tuy nhiên vận dụng nó trong thực tiễnnhư thế nào và làm sao để xây dựng được cho mình một phong cách lãnhđạo đặc trưng đó mới là điều thể hiện tầm nhìn xa, trí tuệ sáng tạo củangười lãnh đạo quản lý Thông qua sự áp dụng các phong cách lãnh đạokhác nhau vào các tình huống khác nhau mà người ta thấy được sự linhhoạt và nhạy bén trong trí tuệ và tư duy của nhà lãnh đạo quản lý Phongcách lãnh đạo cũng chính là hệ thống các phương pháp, thủ thuật, phươngtiện mà nhà lãnh đạo sẽ áp dụng vậy nên hiệu quả của nó thì sẽ rất dễ nhậnthấy Một phương pháp làm việc khoa học đến từ một phong cách lãnh đạophù hợp sẽ là tiền đề vững chắc cho sự phát triển của tổ chức trong giaiđoạn hiện tại và tương lai

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, nó đượcxem xét như một quá trình luôn luôn phát triển dưới tác động của nhiều yếu

tố khách quan và chủ quan Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hìnhthành phong cách không chỉ để biết tại sao người lãnh đạo này lại có phongcách này mà không dùng phong cách lãnh đạo khác, mà còn giúp cho cácnhà lãnh đạo, quản lý cơ sở để chọn lựa một phong cách lãnh đạo thíchhợp Trước hết phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi nhóm các yếu tố chủ

Trang 10

quan như cá tính, định hướng giá trị, động cơ lãnh đạo, năng lực, các kinhnghiệm cá nhân của người lãnh đạo.

Tùy thuộc vào cá tính, mỗi người thích sử dụng lối lãnh đạo nào đó.Trong nhiều trường hợp cá tính của người lãnh đạo là nguyên nhân làmngười lãnh đạo, quản lý cảm thấy thích phương pháp lãnh đạo này hơnphương pháp lãnh đạo khác Nếu người lãnh đạo có tính quyết đoán, dámnghĩ dám làm chịu mọi trách nhiệm với tập thể sẽ chọn phong cách mệnhlệnh Còn người lãnh đạo quản lý nào sẵn sàng lắng nghe ý kiến của quầnchúng, tôn trọng quần chúng, phát huy tính sáng tạo của quần chúngthường thiên vê phong cách dân chủ

Định hướng giá trị của cá nhân người lãnh đạo quản lý cũng là mộtyếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến phong cách lãnh đạo mà họ sử dụngtrong hoạt động của mình Sự lựa chọn một phong cách lãnh đạo là phảnánh các giá trị cá nhân, niềm tin, lý tưởng mà người lãnh đạo đang gắn bó

và theo đuổi Mỗi người lãnh đạo quản lý trong thực tế có thể định hướnggiá trị khác nhau và nó phản ánh lên trong phong cách hoạt động của họ.Động cơ lãnh đạo cũng là một yếu tố cần phải tính đến trong việc nhàlãnh đạo quản lý sẽ lựa chọn phong cách lãnh đạo quản lý nào Bởi lẽ chính

sự lựa chọn đó sẽ góp phần quyết định làm thỏa mãn và hiện thực hóa động

cơ của người lãnh đạo quản lý Chẳng hạn như động cơ lãnh đạo của ngườilãnh đạo quản lý là muốn thâu tóm và tập trung quyền lực về tay mình thìlựa chọn phong cách lãnh đạo độc đoán là hợp lý nhất Hoặc như động cơcủa người lãnh đạo là muốn thử thách, rèn luyện nhân tài thì tất phải mạnhdạn trao quyền cho họ, để họ tự do hành động trong khuôn mục tiêu màmình đã vạch ra Lúc đó lựa chọn phương pháp lãnh đạo, quản lý tự do làhay nhất

Ngoài ra phong cách lãnh đạo cũng bị ảnh hưởng nhiều từ năng lực vàkinh nghiệm cá nhân của nhà lãnh đạo quản lý Năng lực cá nhân là thành

Trang 11

tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo quản lý có thể xây dựng được phong cáchhành động, phương pháp làm việc khoa học và hiệu quả Năng lực càng caothì lại có phong cách hành động, phương pháp lãnh đạo càng tốt và ngượclại Ngoài ra năng lực cá nhân cũng là khả năng giúp cho nhà lãnh đạo quản

lý nhận diện được chính xác tình hình thực tiễn để quyết định mình sẽ lựachọn phương pháp lãnh đạo nào cho phù hợp Phong cách lãnh đạo chủ đạocũng có thể là một phần lớn của kết quả kinh nghiệm trong quá trình hoạtđộng của người lãnh đạo, quản lý Họ thiên về áp dụng phong cách lãnhđạo này chứ không dùng phong cách lãnh đạo khác là do trong quá khứ họ

đã quen thuộc với phong cách lãnh đạo đó

Các yếu tố khách quan tác động đến phong cách lãnh đạo quản lý gồmcó: môi trường làm việc,lịch sử, đối tượng của hoạt động quản lý, tính chấtmối quan hệ quản lý, tình huống trong hoạt động quản lý…

Môi trường trong hoạt động lãnh đạo quản lý cũng tồn tại các cácquan hệ sản xuất, chính trị xã hội Tính chất của các mối quan hệ lãnh đạoquản lý sẽ quyết định đến tính chất của phong cách lãnh đạo Nếu trong tậpthể mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo quản lý với nhân viên diễn ra tốt đẹphợp tác thì thường nó là dấu hiệu của việc sử dụng phong cách dân chủ.Còn nếu bầu không khí trong tập thể căng thẳng ngột ngạt thì có lẽ đó làdấu hiệu của việc sử dụng phong cách độc đoán, mệnh lệnh một cách cao

độ Ngoài ra phong cách lãnh đạo còn bị chi phối bởi yếu tố hoàn cảnh lịch

sử Ví dụ như ở nước ta trước đây, trong xã hội phong kiến phong cáchlãnh đạo quản lý gia trưởng, quyết đoán mệnh lệnh gia trưởng là chủ yếubởi vì chế độ phong kiến là chế độ tập quyền Còn ngày nay sở dĩ phongcách lãnh đạo dân chủ được đề cao là bởi nó phản ánh xu thế phát triển củanhân loại, khi mà quá trình dân chủ hóa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế đãnhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, ăn sâu bám

rễ vào tận trong lòng xã hội thì có lẽ nào cái cơ chế lãnh đạo, quản lý xã hội

Trang 12

này lại không phải là cơ chế lãnh đạo quản lý dân chủ Từ đó nó đòi hỏinhà lãnh đạo quản lý phải sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ nhiều hơnnữa trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

Tính chất hoạt động, đặc điểm của tập thể cũng ảnh hưởng đến phongcách lãnh đạo Ví dụ như trong tập thể tri thức có trình độ học vấn cao thìthường phong cách dân chủ sẽ chiếm ưu thế trong hoạt động của ngườilãnh đạo Hay trong quân đội để đảm bảo kỷ luật và sự thống nhất ý chíngười lãnh đạo thường sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, mệnh lệnh.Như vậy mỗi phong cách lãnh đạo bao giờ cũng đòi hỏi với một tính chấttương ứng của đối tượng lãnh đạo quản lý, tính chất hoạt động của một tậpthể

Sự xuất hiện những tình huống trong lãnh đạo quản lý cũng sẽ ảnhhưởng đến phong cách lãnh đạo Những tình huống khác nhau xảy rathường ảnh hưởng ít nhiều đến sự lãnh đạo Nếu trong hoạt động lãnh đạo,quản lý mọi sự diễn ra bình thường, những yếu tố đặc tính của nhóm, đặcđiểm cá tính của người lãnh đạo sẽ đóng vai trò quyết định trong việc lựachọn phong cách lãnh đạo Nhưng những thay đổi về tình huống lãnh đạo

sẽ kéo theo những thay đổi khác Để ứng phó với những thay đổi đó có khinhà lãnh đạo phải thay đổi hẳn phong cách lãnh đạo đặc trưng của mìnhcho phù hợp và phải sẵn sàng tiếp tục áp dụng nó trong một khoảng thờigian dài nữa

1.2 CÁC LOẠI HÌNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Hiện nay cũng xuất hiện nhiều cách phân loại về các phong cách lãnhđạo Tuy nhiên nhìn chung các cách phân loại đó đều dựa trên cơ sở cáchchia truyền thống do K Lêwin đề xướng Theo ông phong cách lãnh đạoquản lý có thể chia thành ba loại: Phong cách độc đoán, phong cách dânchủ, phong cách tự do

1.2.1 Phong cách lãnh đạo quản lý độc đoán

Trang 13

Đây là phong cách mà người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ vàthông tin, tập trung quyền lực trong tay Cấp dưới chỉ được cấp trên cungcấp thông tin tối thiểu, cần thiết để để thực hiện nhiệm vụ Các quyết định,mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnhđạo, không quan tâm tới ý kiến của của người dưới quyền Người dướiquyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính xác,người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới quyền.Mọi việc được tổ chức và sắp xếp theo dự chỉ đạo của người lãnh đạo saocho công việc được tiến hành một cách trôi chảy và đạt được hiệu quả caonhất, do đó các nhân viên phải chấp hành để thực hiện nhiệm vụ của mình

mà không cần phải suy nghĩ, bàn bạc hay lựa chọn gì nữa Có thể tóm gọnnhững đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán này như sau:

Nhân viên ít thích lãnh đạo

Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặtlãnh đạo

Không khí trong tổ chức: gây hấn, căng thẳng phụ thuộc vào địnhhướng cá nhân người lãnh đạo

Ưu điểm của phong cách này là cho phép giải quyết nhanh chóng cácnhiệm vụ của trên cơ sở kinh nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo,quản lý Nhược điểm là việc độc quyền ra quyết định có thể xuất phát từ sự

tự tin, tự chủ nhưng cũng có thể do tính cứng nhắc máy móc trong tính khínhà lãnh đạo quản lý hay cũng do trình độ, năng lực lãnh đạo quản lý cònhạn chế hoặc bị chủ nghĩa cá nhân chi phối Do không để cấp dưới tập thểtham gia vào quá trình bàn bạc và quyết định cho nên phong cách nàykhông tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của người dưới quyền, gâynên tình trạng lãng phí nguồn nhân lực trong tổ chức

1.2.2 Phong cách lãnh đạo quản lý dân chủ

Trang 14

Đây là kiểu phong cách lãnh đạo mà người lãnh đạo thu hút đượcđược đông đảo những người dưới quyền tham gia vào việc thảo luận và lựachọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể.Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có dự thamgia của tập thể Người lãnh đạo có phong cách dân chủ thường xuyên lắngnghe ý kiến phê bình đóng góp của mọi người để tự điều chỉnh chươngtrình, kế hoạch và hành vi của bản thân Chính vì vậy với phong cách lãnhđạo dân chủ thì nhà lãnh đạo quản lý sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi đểcấp dưới được phát huy sáng kiến, hăng hái tham gia vào việc lập kế hoạch

và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí thoải mái, phấn khởitrong quá trình quản lý Đặc điểm khi áp dụng phong cách lãnh đạo này là:

Nhân viên thích lãnh đạo hơn

Bầu không khí thân thiện, hợp tác trong tâp thể là chủ yếu, địnhhướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng

Năng suất lao động cao, kể cả khi không có mặt của nhà lãnh đạo

Ưu điểm của phong cách này là phát huy được trí tuệ, sáng kiến củatập thể, củng cố tinh thần đoàn kết Nhược điểm là gây tốn kém, mất nhiềuthời gian Trong nhiều trường hợp việc bàn bạc kéo dài mà không đi tớiđược quyết định Ngoài ra, việc dân chủ quá mức cũng gây ra tình trạngtranh luận lộn xộn, đấu đá giữa các nhân viên nếu người lãnh đạo khôngsớm đưa ra quyết định cuối cùng

1.2.3 Phong cách lãnh đạo, quản lý tự do

Sử dụng phong cách này, nhà lãnh đạo quản lý cho phép các thànhviên trong tổ chức được quyền ra quyết định, nhưng họ vẫn chịu tráchnhiệm đối với đối với những quyết định được đưa ra Họ chỉ đặt ra nhữngmục tiêu chung cho tập thể rồi sau đó giao hết quyền hạn và trách nhiệmmọi người, các thành viên được phép tự do hoạt động theo điều họ nghĩ,theo cách thức mà họ cho là tốt nhất Mọi công việc của tập thể đều đem ra

Trang 15

tự do bàn bạc, ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cá nhân.Phong cách lãnh đạo này thường được sử dụng khi có đội ngũ nhân viêngiỏi chuyên môn, có ý thức tự giác cao, họ có khả năng phân tích tìnhhuống và xác định những gì cần làm, và làm như thế nào Khi sử dụngphương pháp này thì có những đặc điểm sau đây:

Nhân viên ít thích lãnh đạo hoặc đánh giá không cao lãnh đạo

Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướngvui chơi sôi nổi

Chỉ đạt năng suất cao ở một số tập thể có trình độ cao, còn lại chủyếu năng suất lao động thấp vì người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên

Ưu điểm của phong cách này là nó phát huy tối đa năng lực sáng tạocủa người dưới quyền Song phong cách này dễ dẫn đến hỗn loạn vô chínhphủ trong tổ chức do thiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo

Ngoài ra theo một số giáo trình ở các trường đại học có liên quan đếnvấn đề kỹ năng lãnh đạo quản lý còn phân ra thêm một loại phong cáchlãnh đạo nữa đó là phong cách lãnh đạo quản lý biến đổi Đây thực chất chỉ

là kỹ năng sử dụng 3 loại phong cách đã kể trên vào trong từng trường hợp

cụ thể, nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của lịch sử để đạt mục tiêu mà tổchức đã đề ra Vì vây theo ý kiến của cá nhân tôi thì không thể xếp nó làmột phong cách lãnh đạo cụ thể được mà phải gọi nó là một “kỹ năng sửdụng các phong cách lãnh đạo” trong hoạt động lãnh đạo quản lý

Tiểu kết chương 1: Lãnh đạo, quản lý là một trong những công việc

rất quan trọng của con người Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thểlãnh đạo quản lý, muốn làm được công việc lãnh đạo quản lý cần phải có

kỹ năng lãnh đạo quản lý Trong kỹ năng lãnh đạo quản lý thì nhà lãnh đạoquản lý lại cần phải xây dựng cho mình được phong cách lãnh đạo đặctrưng Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo,quản lý được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại

Trang 16

biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của nhà lãnh đạo và yếu tố môitrường xã hội trong hệ thống quản lý Phong cách lãnh đạo có bốn đặcđiểm nổi bật đó là: Phong cách lãnh đạo là một hiện tượng đa dạng và phứctạp, phong cách lãnh đạo bị chi phối bởi nhiều yếu tố, phong cách lãnh đạokhông ổn định, thường có sự thay đổi, phong cách lãnh đạo không ổn định,thường có sự thay đổi Phong cách lãnh đạo cũng bị ảnh hưởng bởi nhómcác yếu tố chủ quan và khách quan như là cá tính, định hướng giá trị, động

cơ lãnh đạo, các kinh nghiệm cá nhân của người lãnh đạo, môi trường làmviệc,lịch sử, đối tượng của hoạt động quản lý, tính chất mối quan hệ quản

lý, tình huống trong hoạt động quản lý…Có ba phong cách lãnh đạo lớn đó

là phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cáchlãnh đạo tự do

Trang 17

2.1.1 Kỹ năng sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán là một phương pháp được sử dụng kháphổ biến trong hoạt động lãnh đạo quản lý Tuy nhiên trên thực tiễn cũng

có những người rất thành công với nó nhưng cũng vì nó mà không ít ngườiphải chịu thất bại nặng nề Vậy vấn đề đặt ra ở đây là nhà lãnh đạo quản lýphải có kỹ năng sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán sao cho phù hợpvới các tình huống thực tiễn sẽ xảy ra trong hoạt động lãnh đạo quản lý.Vậy trong những trường hợp nào thì cần phải áp dụng phong cách lãnh đạođộc đoán? Để sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán thì trước hết cần phải

có kỹ năng nhận diện các tình huống thích hợp cho việc sử dụng phongcách lãnh đạo độc đoán:

Thứ nhất, phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có mộtmệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thếnào Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúngnhững gì được yêu cầu, không bàn bạc thảo luận gì thêm Lúc này sử dụngphong cách lãnh đạo độc đoán là thích hợp nhất bởi lẽ mọi sự thảo luận bànbạc, thảo luận đã được hoàn thành ở cấp trên rồi do những bộ phận chuyênmôn rất chuyên nghiệp đảm nhiệm (thậm chí cũng đã tham khảo ý kiến củacấp dưới), nên giờ đây đã được thông qua là thể hiện ý chí của cả một hệthống, nếu có bất kỳ một ai, một hành động nào đi ngược lại thì tức là đingược lại với lợi ích của cả hệ thống Ví dụ như việc thực hiện nghị quyếtđại hội đảng, đại hội đã ra nghị quyết thế nào thì các tổ chức đảng ở cáccấp phải tổ chức triển khai thực hiện đúng như tinh thần nghị quyết đại hội,

Ngày đăng: 05/07/2016, 17:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.Abeliaev; A.M.Omarov: Phong cách quản lý của người lãnh đạo (dịch từ tiếng Nga), Nxb Viện Thông Tin KHXH, Hà Nội, 1985 Khác
2. Cẩm nang hướng dẫn toàn diện và phong cách lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp doanh dành cho giám đốc và doanh nhân, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2010 Khác
3. Nguyễn Đình Cửu: Phong cách lãnh đạo - ứng xử với nhân viên, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, Hà Nội, 2008 Khác
4. Khoa Chính trị học, Học viện báo chí tuyên truyền: Đề cương bài giảng kỹ năng lãnh đạo quản lý, Hà Nội 2010 Khác
5. Khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện báo chí và tuyên truyền: Đề cương bài giảng tâm lý học lãnh đạo quản lý, Hà Nội 2011 Khác
6. Nguyễn Hải Sản: Phong cách lãnh đạo hiệu quả và các kỹ năng quản trị cơ bản trong kinh doanh dành cho các doanh nghiệp và doanh nhân, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2011 Khác
7. Nhóm sức sống mới: Phong cách lãnh đạo mới, Nxb trẻ, Hà Nội 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w