1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

70 654 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 249,82 KB

Nội dung

Tên bảng TrangBảng 1.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối theo các đồng tiền năm 2010 9Bảng 1.2 So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn 16 Bảng 2.1 Tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại t

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

-CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI

-1.3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG

-CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG

-2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM - 25 -

Trang 2

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 30

-2.3.3 Thiếu kiến thức kinh nghiệm về các công cụ phái sinh tiền tệ 44

-2.3.4 Chế độ hạch toán kế toán còn nhiều vấn đề 44

-CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC

CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

-3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN VIỆC SỰ DỤNG CÁC CÔNG

CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 47

-3.1.1 Những lại ích mà các công cụ phái sinh mang lại 47

-3.1.2 Sự phát triển của các công cụ phái sinh trên thế giới 49

-3.1.3 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO 51

-3.2 CÁC GIẢI PHÁT ĐỂ PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG

CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 53

Trang 3

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế

Eximbank Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

SWIFT Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới

Sacombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín

TCTD Tổ chức tín dụng

Trang 4

Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối theo các đồng tiền năm 2010 9Bảng 1.2 So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn 16

Bảng 2.1 Tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại một số ngân hàng 33

Bảng 2.2 Tổng giá trị hợp đồng hoán đổi ngoại tệ tại một số ngân hàng 36

Bảng 2.3 Tổng giá trị hợp đồng quyền chọn ngoại tệ tại một số ngân hàng 40Bảng 2.4 Biên độ dao động của tỷ giá ở Việt Nam qua các thời kỳ 43Bảng 3.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối bình quân ngày theo khu vực

Trang 5

Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 1.1 Sơ đồ phân loại các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối 10Biểu đồ 1.2 Khối lượng giao dịch ngoại hối theo các hình thức giao dịch 12Biểu đồ 1.3 Lợi nhuận thu được từ hợp đồng kỳ hạn 14Biểu đồ 1.4 Lợi nhuận thu được từ hợp đồng quyền chọn 21Biểu đồ 2.1 Tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại một số ngân hàng 33Biểu đồ 2.2 Tổng giá trị hợp đồng hoán đổi tại một số ngân hàng 36Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ của hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng hoán đổi tại các

ngân hàng qua các năm

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO

đã liên tục phát triển mạnh mẽ, không ngừng thực hiện các chính sách mở cửa vàdần dần đã hội nhập với nền kinh tế thế giới Để đáp ứng được sự phát triển và hộinhập quốc tế đòi hỏi hoạt động kinh doanh ngoại hối phải phát triển để phục vụđược cho các hoạt động kinh tế quốc tế khác Hoạt động kinh doanh ngoại hối đãxuất hiện từ rất lâu và trở thành một hoạt động kinh doanh quan trọng đối với bất kỳngân hàng nào trong đó có các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Các nghiệp vụkinh doanh ngoại hối vô cùng đa dạng phong phú, khối lượng giao dịch lớn và cóthể mang lại doanh thu rất lớn cho các ngân hàng Trong đó các hoạt động kinhdoanh ngoại hối sử dụng các công cụ phái sinh đã phát triển mạnh mẽ với nhiều loạinghiệp vụ đa dạng vừa giúp các ngân hàng phòng ngừa được những rủi ro do sựbiến động của thị trường cũng như giúp các ngân hàng có thể kinh doanh để manglại lợi nhuận

Tuy nhiên từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tạiViệt Nam vẫn còn chưa phát triển đúng với vai trò của nó trong thị trường ngoạihối, khối lượng giao dịch còn thấp chỉ khoảng 10% so với toàn bộ khối lượng giaodịch trên thị trường ngoại hối Trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam thì cácnghiệp vụ kinh doanh ngoại hối sẽ là một lĩnh vực kinh doanh rất hiệu quả của cácngân hàng Tuy nhiên đi cùng với nó là sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoàivốn đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và cụ thể là việc

sử dụng các công cụ phái sinh Vì vậy nên để giữ vững được vị thế của các Ngânhàng Thương mại Việt Nam cũng như để nâng cao khả năng hoạt động của cácngân hàng đòi hỏi phải có những thay đổi để khắc phục các hạn chế vẫn đang tồn tạitrong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối

sử dụng các công cụ phái sinh nói riêng

Chính vì vậy nên em chọn đề tài: “Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”

Trang 7

làm khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm góp thêm cái nhìn tổng quan về thực trạnghiện tại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động kinhdoanh ngoại hối sử dụng các công cụ phái sinh tại thị trường ngoại hối của ViệtNam.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá thực trạng củacác hoạt động kinh doanh ngoại hối sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Namtrong thời gian qua để tìm ra nhưng mặt tích cực cũng như những hạn chế còn tồntại Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp để góp phần giúp các hoạt động sử dụngcông cụ phái sinh tiền tệ tại Việt Nam ngày càng phát triển

Khóa luận tập trong nghiên cứu các công cụ phái sinh ngoại hối và việc sửdụng các công cụ phái sinh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động kinh doanh ngoại hối sửdụng các công cụ phái sinh tại các ngân hàng trong giai đoạn gần đây và cụ thể làgiai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản phươngpháp tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh kết hợp và đối chiếu tài liệu bảngbiểu đồ thị để phân tích…

Kết cấu của khóa luận ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu

đồ thị, mục lục, danh sách tài liệu tham khảo thì chia làm 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh ngoại hối và công cụ phái sinh: phân tích cơ sở lý thuyết về hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như

đặc điểm của các công cụ phái sinh tiền tệ để thấy được những ưu điểm, nhượcđiểm và lợi ích của việc sử dụng các công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanhngoại hối

Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh trong việc kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: dựa trên cơ sở lý

thuyết đã phân tích ở chương một đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ pháisinh tiền tệ trong kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 8

Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển việc sử dụng các công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam: dựa trên thực trạng tại Việt

Nam đã phân tích ở chương hai, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giúp choviệc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tạiViệt Nam phát triển

Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệmcũng như những hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không tránhkhỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô vàbạn đọc

Em xin chân thành cám ơn.

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI PHÁI SINH

1.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và đồng tiền quốc gia

do người không cư trú nắm giữ

Trên thực tế, người ta thường chỉ giao dịch mua bán bằng ngoại tệ Các giấy

tờ có giá ghi bằng ngoại tế cần phải bán (chiết khấu) để có ngoại tệ mới có thể giaodịch trên thị trường ngoại hối Bên cạnh đó vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể,chính vì vậy mà ngày nay ngoại hối cũng được hiểu tương đương là ngoại tệ

1.1.1.2 Tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế hay các quan hệ tàichính quốc tế khác đều đỏi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Hầu hết cácquốc gia đều có một đồng tiền riêng của mình, chính vì vậy đã dẫn đến việc trao đổimua bán các đồng tiền với nhau Tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền với nhau gọi là tỷgiá Vì vậy ta có thể định nghĩa: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thịqua đồng tiền khác”

Trong tỷ giá có hai loại đồng tiền:

 Đồng tiền yết giá: Là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị

 Đồng tiền định giá: Là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vàoquan hệ cung cầu trên thị trường

Trên thế giới có hai cách yết tỷ giá:

Trang 10

 Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp: Đây là phương yết tỷ giá mà trong

đó ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá còn nội tệ đóng vai trò là đồng tiền địnhgiá

 Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: Đây là phương pháp yết tỷ giá màtrong đó nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá còn ngoại tệ đóng vai trò là đồngtiền định giá

Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh ngoại hối không phải lúc nào nội tệcũng tham gia vào giao dịch Như vậy những tỷ giá không có nội tệ tham gia sẽkhông thuộc phương pháp yết tỷ giá trực tiếp hay gián tiếp Vì vậy để thống nhấtngười ta quy ước phương pháp yết tỷ giá kiểu châu Âu và kiểu Mỹ:

 Phương pháp yết tỷ giá kiểu châu Âu: là phương pháp trong đó USDđóng vai trò là đồng tiền yết giá

 Phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ: là phương pháp trong đó USD đóngvai trò là đồng tiền định giá

1.1.1.3 Ngày giá trị trong giao dịch ngoại hối

Trong các giao dịch ngoại hối thì ngày ký kết hợp đồng (contract date - CD)

và ngày các bên tham gia thực sự thanh toán cho nhau thường là khác nhau Ngày

mà các bên thực sự thanh toán cho nhau gọi là ngày giá trị (value date - VD)

Các ngày giá trị trên thị trường ngoại hối:

 Ngày giá trị giao ngay (spot value date - SVD): đây là ngày giá trịquan trọng nhất trên thị trường ngoại hối Theo thông lệ thì ngày giá trị giao ngay làngày làm việc thứ hai sau khi ký kết hợp đồng Nếu ngày ký kết hợp đồng là T thì ta

có SVD = T + 2

 Ngày giá trị kỳ hạn (forward value date - FVD): những giao dịchngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch kỳ hạn Theothông lệ thì ngày giá trị kỳ hạn là ngày làm việc thứ hai sau ngày hợp đồng kỳ hạnđến hạn Nếu kỳ hạn của hợp đồng là n ngày thì ta có: FVD = T + n + 2

 Ngày giá trị ngày mai (tomorrow value date - tom): những giao dịchngoại hối có ngày giá trị là một ngày sau ngày ký kết hợp đồng gọi là ngày giá trịngày mai (T + 1)

Trang 11

 Ngày giá trị hôm này (today value date - tod): nhưng giao dịch ngoạihối có ngày giá trị trùng với ngày ký kết hợp đồng gọi là ngày giá trị hôm nay (sameday value date = T)

1.1.1.4 Trạng thái luồng tiền, trạng thái ngoại tệ và rủi ro trong hoạt động kinh

doanh ngoại hối

a Trạng thái luồng tiền và rủi ro lãi suất

Luồng tiền dương (positive cash flow - PCF) là các khoản thu nhận tiền từngười khác Luồng tiền dương được tính cho một khoảng thời gian xác định, ví dụnhư doanh số của ngân hàng trong một ngày, một tuần

Luồng tiền âm (negative cash flow - NCF) là các khoản chi trả tiền chongười khác Luồng tiền âm được tính cho một khoảng thời gian xác định, ví dụ nhưdoanh số chi của ngân hàng trong một ngày, một tuần …

Trạng thái luồng tiền ròng (net cash flow position - NETCF) là chênh lệchgiữa luồng tiền dương và luồng tiền âm tại một thời điểm Nó phản ảnh số dư tạimột thời điểm

Trạng thái của ngân hàng là trạng thái luồng tiền ròng dương khi luồng tiềnvào lớn hơn luồng tiền ra trong kỳ tính toán Lượng tiền phụ trội này sẽ phát sinh lãikhi lãi suất trên thị trường tăng và phát sinh lỗ khi lãi suất thị trường giảm Vàngược lại, trạng thái luồng tiền ròng âm khi luồng tiền ra lớn hơn luồng tiền vàotrong kỳ tính toán Khoản tiền thiếu hụt này sẽ làm phát sinh lỗ khi lãi suất thịtrường tăng và phát sinh lãi khi lãi suất thị trường giảm Trạng thái luồng tiền ròngcân bằng khi luồng tiền vào bằng luồng tiền ra, lúc này những thay đổi trong lãi suấtthị trường sẽ không làm phát sinh lãi hay lỗ Như vậy, khi trạng thái luồng tiền ròngcủa một ngân hàng khác 0 thì sẽ phải chịu rủi ro lãi suất, khi lãi suất của thị trườngthay đổi sẽ làm phát sinh một khoảng lãi hay lỗ cho ngân hàng

b Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá

Trạng thái ngoại tệ xuất hiện khi có các giao dịch làm phát sinh sự chuyểngiao về quyền sở hữu ngoại tệ

Trang 12

Doanh số ngoại tệ trường (hay doanh số ngoại tệ dương) khi có các giao dịchlàm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ Doanh số ngoại tệ trường được tính chomột thời kỳ nhất định, nó phản ánh doanh số tăng quyền sở hữu của ngoại tệ trong

kỳ đó

Doanh số ngoại tệ đoản (hay doanh số ngoại tệ âm) khi có các giao dịch làmgiảm quyền sở hữu về một ngoại tệ Doanh số ngoại tệ âm được tính cho một thời

kỳ nhất định, nó phản ánh doanh số giảm quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ đó

Trạng thái ngoại tệ ròng là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (nội vàngoại bảng) của một ngoại tệ tại một thời điểm Khi tài sản có lớn hơn tài sản nợ thìngoại tệ ở trạng thái dòng dương và ngược lại thì ngoại tệ ở trạng thái ngoại tệdương Trạng thái ngoại tệ ròng phản ảnh số dư của ngoại tệ tại thời điểm tính toán

Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại tệ là ngay tại thời điểm ký kết hợp đồngchứ không phải là tại thời điểm thanh toán

Khi trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ lớn hơn 0 thì khi tỷ giá tăng sẽ làmphát sinh khoản lãi ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ làm phát sinh khoản lỗ ngoại hối.Ngược lại, khi trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ nhỏ hơn 0 thì khi tỷ giá tăng sẽlàm phát sinh khoản lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh khoản lãi ngoại hối.Khi trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ bằng 0 thì những thay đổi trong tỷ giá sẽ

ko làm phát sinh lãi hay lỗ cho ngân hàng

Rủi ro tỷ giá là một rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngoại hối doviệc biến động thường xuyên của tỷ giá Rủi ro này phát sinh khi ngân hàng ở trạngthái ngoại tệ mở (trạng thái ngoại tệ ròng khác 0), khi đó những thay đổi trong tỷgiá sẽ làm cho ngân hàng phát sinh một khoản lãi hay lỗ Chính vì vậy ngân hàngcần có nhưng biện pháp phù hợp để hạn chế rủi ro tỷ giá

1.1.2 Thị trường ngoại hối

1.1.2.1 Khái niệm

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau.Trên thực tế, do các hoạt động mua bán diễn ra chủ yếu giữa các ngân hàng nên

Trang 13

theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nới mua bán ngoại tệ giữa các ngân hànghay là thị trường Interbank.

1.1.2.2 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối:

Thị trường ngoại hối rất rộng lớn và có nhiều đối tượng khác nhau tham giavới các mục đích khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể chia các thành viên tham giathị trường ngoại hối thành bốn nhóm chính là các khách hàng bán lẻ, các ngân hàngthương mại, các nhà môi giới ngoại hối và ngân hàng trung ương

Đầu tiên là nhóm khách hàng bán lẻ bao gồm các công ty nội địa và đa

quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hốinhằm mục đích chuyển đổi tiền tệ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá Nhóm khách hàngnày mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình là chính chứkhông nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối

Nhóm thứ hai là các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong các

thành viên tham gia thị trường ngoại hối Nhóm này tham gia thị trường ngoại hốivới hai mục đích:

 Cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách mua hộ và bán hộ chonhóm khác hàng mua bán lẻ

 Kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãikhi tỷ giá thay đổi

Nhóm thứ ba là những nhà môi giới ngoại hối tham gia trên Forex với tư

cách là trung gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khácnhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch

Cuối cùng là Ngân hàng trung ương tham gia thị trường ngoại hối nhằm các

mục đích:

 Can thiệp lên tỷ giá

 Mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữngoại hối quốc gia

 Đóng vai trò là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại hối cho chínhphủ

Trang 14

1.1.2.3 Đặc điểm của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối không diễn ra tại một vị trí địa lý hữu hình nhất định

mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau Điều nàydẫn đến thị trường này là một thì trường không ngủ, diễn ra suốt ngày đêm do sựkhác nhau giữa các múi giờ của các khu vực khác nhau trên thế giới

Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng

Thông tin trong thị trường truyền đi rất nhanh qua điện thoại, mạng vi tính,telex và fax nên cho dù các thành viên ở rất xa nhau về mặt địa lý nhưng vẫn cócảm giác đang cùng hoạt động

Thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch cựclớn, công nghệ hoàn hảo, hàng hóa đồng nhất dẫn đến chi phí giao dịch cực thấp vàthị trường trở nên hiệu quả, tỷ giá niêm yết trên các thị trường hầu như là thống nhấtvới nhau

Các đồng tiền được sử dụng trong kinh doanh ngoại hối rất đa dạng, tuynhiên tập trung chủ yếu ở các đồng tiền mạnh như Euro, Yen và đặc biệt là USD.Bảng sau đây thể hiện rõ hơn điều này:

Bảng 1.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối theo các đồng tiền năm 2010

(Nguồn: theo báo cáo của BIS năm 2010 về thị trường ngoại hối)

Do mỗi giao dịch ngoại hối có sự tham gia của 2 đồng tiền nên tổng tỷ lệ củacác đồng tiền trong giao dịch ngoại hối là 200% Từ bảng trên ta có thể thấy USDchiếm 85,60% chứng tỏ phần lớn các giao dịch ngoại hối có sự tham gia của USD

Trang 15

Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,tâm lý… nhất là chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển Bất kể những thayđổi nào trong các yếu tố trên cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thị trườngngoại hối.

Đây là thị trường lớn nhất có doanh số giao dịch rất lớn Theo thống kê củaBIS năm 2010 thì khối lượng giao dịch bình quân ngày lên đến 4000 tỷ USD

1.1.2.4 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

Biểu đồ 1.1 Sơ đồ phân loại các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

Căn cứ vào tính chất của giao dịch thi các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

có thể chia thành như sau:

 Nghiệp vụ giao ngay

 Nghiệp vụ kỳ hạn

 Nghiệp vụ hoán đổi

 Nghiệp vụ quyền chọn

 Nghiệp vụ tương lai

Theo biểu đồ trên ta có thể thấy thị trường ngoại hối được chia thành hai loạihoạt động chính là hoạt động cơ bản và hoạt động phái sinh Trong đó hoạt động cơ

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

HOẠT ĐỘNG

SỞ GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG - OTC

Trang 16

bản là các giao dịch giao ngay, còn hoạt động phái sinh bao gồm 4 loại giao dịch là

kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai Các giao dịch này được thực hiện trênthị trường phi tập trung – OTC và sở giao dịch Trong đó các giao dịch quyền chọn

và tương lai được thực hiện trên sở giao dịch, còn thị trường phi tập trung – OTCbao gồm các giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và cả quyền chọn

1.2 CÔNG CỤ PHÁI SINH

1.2.1 Sự ra đời của công cụ phái sinh

Công cụ phái sinh được hiểu là những công cụ có giá trị phụ thuộc vào giá trịcủa một công cụ gốc nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợinhuận hoặc tạo ra lợi nhuận

Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối bắt đầu hình thành khoảng

4000 năm trước khi xuất hiện việc sử dụng các đồng xu có dán tem của ngân hàng,nhà buôn và của nhà vua Các giao dịch kỳ hạn và tương lai xuất hiện muộn hơn,bắt đầu tại các hội chợ thương mại vào thời Trung cổ ở Châu Âu Lúc này các tàisản cơ sở chủ yếu là các mặt hàng đơn giản như lúa mỳ hay cà phê

Nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn được sử dụng phổ biến trong nhưng năm đầusau chiến tranh thế giới lần thứ nhất do giai đoạn này thị trường ngoại hối biến độngmạnh nên các giao dịch thương mại quốc tế thường có mức rủi ro cao và các biệnpháp phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạnt rở nên phổ biến

Kể từ những năm 1970 cho đến nay, bắt đầu từ sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá

cố định Bretton Woods, tỷ giá các đồng tiền trên thế giới được thả nổi và dao độngmạnh, dẫn đến đã kích thích được sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động đầu cơcũng như nhưng biện pháp phòng ngừa rủi ro Thị trường hợp đồng tương lai đã dầnđược hoàn thiện và phát triển Hợp đồng tương lai tiền tệ xuất hiện lần đầu tiên vàongày 16 tháng 5 năm 1972 tại sở giao dịch Chicago

Hợp đồng hoán đổi xuất hiện vào đầu thập kỷ 1980, các ngân hàng dàn xếpcác giao dịch hoán đổi cho các bên cụ thể có nhu cầu cần bổ sung cho nhau, cácngân hàng thu được khoản phí do làm đại diện trong các giao dịch này

Giao dịch quyền chọn bán và quyền chọn mua được ghi nhận là xuất hiện ởcác quốc gia châu Âu và MỸ vào đầu thế kỷ 18 Vào đầu những năm 1900 hiệp hội

Trang 17

nhưng nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn đã ra đời tại London với mục đíchđưa các người mua và người bán lại với nhau Tuy nhiên thị trường phi tập trungnày vẫn còn nhiều khuyết điểm nên chưa thực sự phát triển.

Tháng 4 năm 1973, Chicago Board of Trade lập thị trường mới, ChicagoBoard Options Exchange dành cho các trao đổi quyền chọn về cổ phiếu Sàn thựchiện mở cửa quyền chọn mua vào ngày 26 tháng 4 năm 1973 và quyền chọn bánvào tháng 6 năm 1977 Tiếp theo đó là thị trường chứng khoán mỹ và thị trườngchứng khoán Philadelphia bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chon vào năm 1975 vàthị trường Pacigic thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1976

Giao dịch quyền chọn tiền tệ xuất hiện lần đầu tiên năm 1983 tại thị trườngchứng khoán Philadelphia và cho đến nay nó đã được phép giao dịch trên tất các cóthị trường lớn

Ngày nay trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa, các công cụ phái sinh ngàycàng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối thếgiới

Biểu đồ 1.2 Khối lượng giao dịch ngoại hối theo các hình thức giao dịch

Currency swaps Option and others

(Nguồn: theo báo cáo của BIS năm 2010 về thị trường ngoại hối)

1.2.2 Các loại hợp đồng phái sinh

1.2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn

Trang 18

F=S+S ×(r Tr C)×t

1+r C × t

Trong đó: F là tỷ giá kỳ hạn

S là tỷ giá giao ngay

rT là lãi suất/năm của đồng tiền định giá

rC là lãi suất/năm của đồng tiền yết giá

t là thời hạn tính theo nămThông thường với thời hạn tương đối ngắn và mức lãi suất nhỏ thì công thứctrên có dạng gần đúng như sau:

F=S+S ×(r Tr C)× t

Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn dạng gần đúng trên thường được các Ngânhàng thương mại sử dụng do tính đơn giản, phản ảnh trực quan sự chênh lệch giữalãi suất của hai đồng tiền đồng thời cũng không làm thay đổi đáng kể tỷ giá kỳ hạn

Tùy theo mức độ biến động của tỷ giá trong tương lai mà lợi nhuận thu được

từ hợp đồng kỳ hạn là khác nhau Ta có thể quan sát mức độ thay đổi lợi nhuận thuđược theo tỷ giá trong tương lai tại biểu đồ sau:

Trang 19

Biểu đồ 1.3 Lợi nhuận thu được từ hợp đồng kỳ hạn

Về đối tượng giao dịch: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được ký kết giữa ngânhàng với khách hàng hoặc giữa hai ngân hàng với nhau

Về hình thức giao dịch: Hợp đồng kỳ hạn diễn ra trên thị trường phi tập trungcủa các ngân hàng và các nhà môi giới được liên kết với nhau bằng điện thoại,telex, vi tính và hệ thống SWIFT

Trong hợp đồng kỳ hạn thì khối lượng giao dịch, đồng tiền giao dịch, ngàyđáo hạn hợp đồng đều được theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khác hàng Mẫu hợpđộng cũng tùy theo từng ngân hàng Chính vì vậy mà hợp đồng kỳ hạn sẽ đáp ứngđược các nhu cầu của khách hàng

Thông thường hợp đồng kỳ hạn có thời hạn ngắn, phổ biến là các kỳ hạn 30ngày, 60 ngày, 90 ngày, 360 ngày nhưng ngân hàng vẫn chấp nhận thực hiện cáchợp đồng có kỳ hạn khác theo nhu cầu của khách hàng

Các hợp đồng kỳ hạn được sử dụng với mục đích bảo vệ rủi ro tỷ giá đồngthời cũng là một công cụ để đầu cơ tỷ giá Ví dụ như một người xuất khẩu có mộtkhoản thu ngoại tệ tại một thời điểm xác định trong tương lai, tuy nhiên nếu trongtương lai ngoại tệ bị giảm giá so với nội tệ thì tại thời điểm nhận tiền họ sẽ nhậnđược ít hơn so với thời điểm hiện tại Để phòng ngừa rủi ro này họ có thể ký một

Giá

Hợp đồng mua kỳ hạn

Trang 20

hợp đồng kỳ hạn tại thời điểm hiện tại cho khoản thu trong tương lai, như vậy dùcho tỷ giá trong tương lai có biến động như thế nào thì họ vẫn đảm bảo được khoảnthu của mình Một ứng dụng khác của hợp đồng kỳ hạn là một công cụ đầu cơ tỷgiá Ví dụ như một nhà đầu cơ dựa trên tình trạng của thị trường phán đoán là trongtương lai tỷ giá của ngoại tệ sẽ tăng lên và họ sẵn sàng chịu rủi ro Họ tiến hành đầu

cơ bằng các ký ngay một hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ, nếu đến ngày đáo hạnngoại tệ mà tỷ giá của ngoại tệ tăng lên thì học sẽ nhận ngoại tệ theo hợp đồng kỳhạn đã ký và bán lại với tỷ giá giao ngay lúc đó và thu được một khoản lãi Tuynhiên nếu tỷ giá trong tương lai giảm xuống thì nhà đầu cơ này sẽ phải chịu mộtkhoản lỗ

Ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn là đáp ứng được nhu cầu cầu của hai bên mua

và bán về quy mô giao dịch, ngày giao dịch Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng linhhoạt, có thể tùy biến theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng

Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn cũng có hạn chế là tính thanh khoản không cao

Do tính tùy biến của mình nên khi muốn thanh lý bán lại hợp đồng kỳ hạn sẽ rất khótìm được đối tượng cần đúng với những đặc điểm trong hợp đồng đã ký kết Khi đãtham gia hợp đồng thì cả hai bên buộc phải thực hiện hợp đồng dù cho có nhận cóđiều kiện bất lợi cho mình Hợp đồng kỳ hạn khó thanh lý hay chuyển nhượng trướchạn để hạn chế thiệt hại do khó tìm được đối tượng có nhu cầu giống như vậy Bêncạnh đó hợp đồng kỳ hạn không chịu sự chi phối của bất cứ một quy chuẩn nào nênkhông có nhiều điều kiện pháp lý rằng buộc hai bên phải thực hiện hợp đồng Từ đódẫn đến một trong hai bên cố tình vi phạm phá vỡ nghĩa vụ của mình, nhất là trongtrường hợp thị trường biến động quá mạnh

1.2.2.2 Hợp đồng tương lai

a Khái niệm

“Hợp đồng tiền tệ tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một số lượngngoại tệ đã biết tại một mức tỷ giá cố định trong tương lai” (Nguyễn Văn Tiến,

2010, Giáo trình Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, tr 305) Có thể

nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về loại ngoại tệ, lượngngoại tệ, kỳ hạn hợp đồng

Trang 21

Tuy hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn đều là những hợp đồng được kýkết tại hiện tại để thỏa thuận mua bán một lượng ngoại tệ với một mức giá xác địnhtrước nhưng do được chuẩn hóa nên hợp đồng tương lai có một số điểm khác so vớihợp đồng kỳ hạn như sau:

Tập trung trên sàn của các sở giaodịch, các thành viên giao dịch vớinhau theo phương thức mặt đốimặt

Giá trị một

hợp đồng

Không được tiêu chuẩn hóa và

là một giá trị tùy ý, giá trị giaodịch được thỏa thuận giữangười mua và người bán

Được tiêu chuẩn hóa, cố định vàkhông thương lượng được Cácgiao dịch có độ lớn bằng bội sốcủa giá trị một hợp đồng

Đồng tiền

giao dịch

Tất cả các đồng tiền đều có thểmua bán được

Hầu hết chỉ là các đồng tiềnmạnh

Mức biến động tỷ giá hàng ngày

có thể được giới hạn bởi sở giaodịch

Trang 22

Những ngày đến hạn được tiêuchuẩn hóa, thường là vào ngàythứ 4 của tuần thứ 3 của tháng 3,

6, 9, 12Thời hạn

Rủi ro tín dụng gắn với sở giaodich Rủi ro được phòng ngừabằng phương pháp ký quỹ Tàikhoản ký quỹ được điều chỉnhhàng ngày theo mức lãi hay lỗcủa hợp đồng

Luồng tiền Luồng tiền không phát sinh cho

đến khi hợp đồng đến hạn

Hàng ngày các luồng tiền lãi hay

lỗ phát sinh đều được phản ánhtrên tài khoản ký quỹ Sử dụngphương thức gọi là ký quỹ bổsung và được rút lãi ra khỏi tàikhoản ký quỹ

Giờ giao

dịch 24 giờ/ngày

4-8 giờ/ngày Các sở giao dịchtạo thành thị trường toàn cầu

Các thành

viên đủ đủ

tư cách

Về mặt chính thức không cóhạn chế nào

Phải là thành viên của sở giaodịch Những người không phải làthành viên của sở giao dịch muốngiao dịch phải sử dụng nhà môigiới

Tương tự như hợp đồng kỳ hạn thì hợp đồng tương lai có thể được sử dụng

để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và đầu cơ ngoại tệ

Ưu điểm của hợp đồng tương lai là có thể thanh lý vào chuyển nhượng bất

kỳ lúc nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng do đã được tiêu chuẩn hóa Ngoài

ra do hợp đồng tương lai được giao dịch trên sở giao dịch tập trung nên mức độ rủi

ro của hợp đồng tương lai thấp hơn so với hợp đồng kỳ hạn Chính vì vậy hợp đồngtương lai có tinh thanh khoản cao hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn

Trang 23

Nhược điểm của hợp đồng tương lai khi sử dụng làm công cụ phòng ngừa rủi

ro tỷ giá, do số lượng giao dịch tiêu chuẩn của mỗi hợp đồng là cố định nên trongnhiều trường hợp không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tạo ra một phần lẻkhông được phòng ngừa rủi ro Chính vì vậy các hợp đồng tương lai được dùng vớimục đích đầu cơ nhiều hơn là phòng ngừa rủi ro so với hợp đồng kỳ hạn Mộtnhược điểm khác của hợp đồng tương lai là các đối tượng khi tham gia sẽ phải kýquỹ một khoản tiền dẫn đến mất chi phí cơ hội cho khoản tiền đó

- Spot-Forward Swap bao gồm một vế là giao ngay và một vế là kỳ hạn

- Forward-Forward Swap bao gồm cả hai vế đều là kỳ hạn được ký kếtngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau

Thời hạn của hợp đồng hoán đổi có thể từ 3 ngày cho đến 6 tháng Nếu ngàyđáo hạn rơi vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngàyđáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế

Hợp đồng hoán đổi giúp các ngân hàng cân bằng được trạng thái ngoại tệ củamình nhằm tránh rủi rỏ tỷ giá Mặt khác khi thực hiện hợp đồng hoán đổi với kháchhàng thì cả hai bên đều đạt được những lợi ích nhất định Khách hàng sẽ thỏa mãn

Trang 24

được nhu cầu ngoại tệ của mình tại thời điểm hiện tại cũng nhưng trong tương lai.

Về phía các ngân hàng, lợi nhuận thu được từ chênh lệch giữa giá mua và giá bánngoại tệ, đồng thời việc đáp ứng được như cầu của khách hàng cũng sẽ nâng cao uytín cũng nhưng chất lượng thương hiệu cho ngân hàng

Ưu điểm của hợp đồng hoán đổi là khác khắc phục được một số nhược điểmcủa hợp đồng giao ngay là thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàngtrong tương lai và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là thỏa mãn nhu cầu mua bánngoại tệ tại thời điểm hiện tại

Tuy nhiên hợp đồng hoán đổi cũng có một số nhược điểm sau:

 Khi đáo hạn hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện bất kể tỷ giá giaongay tại thời điểm đó như thế nào

 Hợp đồng hoán đổi chỉ quan tâm đến hai thời điểm là thời điểm hiệulực và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốtquãng thời gian giữa hai thời điểm

Chính vì vậy hợp đồng hoán đổi phù hợp với nhu cầu phòng ngừa rủi ro hơncho khách hàng hơn là nhu cầu đầu cơ kiếm lời từ sự biến động của tỷ giá

1.2.2.4 Hợp đồng quyền chọn

a Khái niệm

“Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người muahợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này vớimột đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời

gian nhất định” (Nguyễn Văn Tiến, 2010, Giáo trình Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, tr 337).

Trang 25

 Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng trong đó người muahợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định

Xét về cách chọn thời điểm kết thúc hợp đồng có thể chia thành hợp đồngquyền chọn kiểu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ

 Hợp đồng quyền chọn kiểu Âu chỉ cho phép thực hiện giao dịch tạithời điểm hợp đồng đáo hạn Vì vậy nên mục đích chính của quyền chọn kiểu Âu làphòng ngừa rủi ro do thời điểm kết thúc hợp đồng là cố định nên có thế phòng ngừađược những rủi ro vào một thời điểm mà doanh nghiệp đó cần

 Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vàobất kỳ ngày làm việc hợp pháp nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng và trướckhi hợp đồng đáo hạn Vì vậy nên mục đích chính của quyền chọn kiểu Mỹ là nhằmđầu cơ kiếm lời do có thế kết thúc hợp đồng vào bất cứ lúc nào có lợi

Trong hợp đồng quyền chọn thì người mua phải trả một khoản phí cho ngườibán hợp đồng, khoản phí này được trả ngày từ lúc ký hợp đồng Trong khi đó ngườibán hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã thỏathuận cho dù giá cả thị trường có diễn biến như thế nào nếu người mua muốn thựchiện hợp đồng

Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào tỷ giá thực hiện và sự biến động tỷ giátrên thị trường Tỷ giá biến động có thể là có thể làm cho quyền chọn sinh lời (Inthe money), hòa vốn (At the money) hoặc lỗ vốn (Out of the money) Nếu E là tỷgiá thực hiện còn S là tỷ giá giao ngay trên thị trường thì ta có các trường hợp sau:

 Quyền chọn mua: S > E hợp đồng sinh lời

Trang 26

mà các hợp đồng quyền chọn mang lại cần phải tính đến các khoản phí quyền chọncủa các hợp đồng Với C và P lần lượt là phí quyền chọn của hợp đồng quyền chọnmua và hợp đồng quyền chọn bán ta có biểu đồ biểu diễn lợi nhuận thu được từ cáchợp đồng quyền chọn trong các trường hợp sau:

Biểu đồ 1.5 Lợi nhuận thu được từ hợp đồng quyền chọn

Khi hợp đồng quyền chọn được thực hiện thì tỷ giá được áp dụng là tỷ giáquyền chọn Không giống như tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn thì tỷ giá quyềnchọn không những phụ thuộc và cung cầu của thị trường mà còn phụ thuộc vào mứcphí quyền chọn

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn là có tính linh hoạt cao giúp cho người sửdụng hợp đồng có thể đạt được cả hai mục tiêu là phòng ngừa rủi ro và đầu cơ

Lợi nhuận

Giá

Bán quyền chọn bán

Trang 27

Nhược điểm của hợp đồng quyền chọn là người mua vẫn phải bỏ phí để muaquyền chọn cho dù có thực hiện hay không.

1.3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

1.3.1 Đối với nền kinh tế

Thị trường phái sinh đã góp phần giúp cho việc tăng trưởng kinh tế thôngqua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính Nó giúp các công cụ tàichính giảm thiểu rủi ro, tăng tính thanh khoản và là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư

1.3.2 Đối với khách hàng

Lợi ích đầu tiên của các công cụ phái sinh là giúp khách hàng phòng ngừađược rủi ro tỷ giá: Trong quá trình hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế cácdoanh nghiệp luôn đối mặt với rủi ro lãi suất Tỷ giá biến động có thể biến mỗikhoản lãi của doanh nghiệp thành một khoản lỗ Bên cạnh đó những biến động về tỷgiá sẽ khiến các doanh nghiệp không xác định được chính xác các khoản thu thập vàchi phí của mình, từ đó dẫn đến các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khôngđược chính xác Vì vậy việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá là biệnpháp tối để bảo đảm các khoản thu nhập cũng như chi phí của mình, tránh sự ảnhhưởng bởi biến động của tỷ giá

Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh ngoại tệ còn giúp các doanh nghiệp, đặcbiệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động được nguồn ngoại tệ của mình.Việc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được nguồn ngoại tệ để thanh toán,tránh tình trạng thiếu hụt ngoại tệ thanh toán cũng nhưng phải chịu những khoản chiphí tăng thêm do chậm thanh toán

Ngoài ra khách hàng còn có thể sử dụng các công cụ phái sinh để kinh doanhtrên cơ sở chênh lệch giá Doanh nghiệp có thể khai thác chiều hướng biến động cólợi của tỷ giá để thu được lợi nhuận

1.3.3 Đối với ngân hàng

Trang 28

Đầu tiên, các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp các ngân hàng kiểm soát đượcnguồn vốn khả dụng của mình: Các Ngân hàng thương mại có thể ký kết các hợpđồng hoán đổi ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để điểu tiết lượng ngoại tệ khảdụng nhằm phục vụ có hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh đó các ngân hàngcũng có thể ký kết các hợp đồng hoán đổi với nhau nhằm sử dụng nguồn ngoại tệmột cách có hiệu quả nhất.

Lợi ích tiếp theo của các công cụ phái sinh tiền tệ là tạo ra liên kết giữa ngânhàng với khách hàng qua việc đạp ứng các như cầu cần thiết của khách hàng trongcác hoạt động ngoại hối Các gói sản phẩm tốt cùng dịch vụ chất lượng cao sẽ giúpcho các ngân hàng nâng cao vị thế và độ tín nhiệm của mình đối với khách hàng

Ngoài ra các công cụ phái sinh ngoại tệ còn giúp ngân hàng nâng cao thunhập của mình thông qua nguồn thu là phí và chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán

ra Ngoài ra việc bán chéo các sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho cácngân hàng nếu khai thác một cách triệt để

Các lợi ích trên của công cụ phái sinh đối với ngân hàng đã góp phần tạo lênmột chuỗi liên kết giúp cho ngân hàng có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanhcủa mình Điều này giúp các ngân hàng ngày càng lớn mãnh và có chỗ đứng vữngchắc trên thị trường

Kết luận chương 1:

Qua phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các công cụ phái sinh tiền

tệ ta có thể thấy đây là sản phẩm có nhiều lợi thế trong việc phòng ngừa rủi ro cũngđầu cơ để kiếm lời Hiện nay trên thế giới các công cụ phái sinh đã được sử dụng vàchiếm một vị trí quan trọng trong thị trường ngoại hối đặc biệt tại các quốc gia pháttriển Việt Nam cũng đang nghiên cứu và đưa vào áp dụng các công cụ phái sinhtiền tệ trong hơn 10 năm qua, chương tiếp theo chúng ta sẽ phân tích thực trạng sửdụng các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam để thấy được xu hướng của sảnphẩm này tại nước ta trong thời gian qua

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Nền kinh tế Việt Nam từ sau khi đất nước được thống nhất năm 1975 trải quanhiều giai đoạn Đầu tiên là mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp được ápdụng thống nhất trong cả nước, đến năm 1986 Đảng và Nhà nước đã quyết địnhchuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Đó lànhưng yếu tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trườngtài chính Việt Nam nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng Thị trường ngoạihối Việt Nam cũng giống như trên thế giới được hình thành cùng với sự phát triểncủa hoạt động ngoại thương Trước nhu cầu trao đổi ngoại hối phục vụ cho hoạtđộng ngoại thương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 161-HĐBT ngày18/10/1988 về Điều lệ quản lý ngoại hối của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Đấy là dấu mốc cho sự hình thành của thị trường ngoại hối Việt Nam Ngaysau khi Nghị định 161 được ban hành, Ngân hàng nhà nước đã cấp giấy phép hoạtđộng kinh doanh ngoại hối cho hầu hết các Ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn đầu mới hình thành, các Ngân hàng thương mại chưa cónhiều kinh nghiệm đối với sản phẩm mới này, trang thiết bị, hạn chế về trình độchuyên môn nên các Ngân hàng thương mại chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ muabán ngoại tệ phục vụ cho các khác hàng có nhu cầu của khách hàng, lợi nhuận củangân hàng trong lĩnh vực này chỉ là hưởng phí trong các giao dịch mua bán ngoại tệnày, nói các khác là ngân hàng chưa có các nghiệp vụ kinh doanh dựa trên sự biếnđộng của tỷ giá để thu được lợi nhuận trên thị trường nội địa và quốc tế Tuy nhiênchỉ sau một thời gian, các ngân hàng đã phát triển các nghiệp vụ trong kinh doanhngoại hối, trong đó có bao gồm cả nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh

Trang 30

Năm 1991 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 107/QĐ-NHNNngày 16/8/1991 về việc “Trung tâm giao dịch ngoại tệ” đã đánh dấu sự hình thànhcủa một thị trường ngoại hối có tổ chức Sau đó vào năm 1994, với quyết định số203/QĐ-NH ngày 20/9/1994 thì “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” đã ra đời thaythế cho trung tâm giao dịch ngoại tệ trước kia.

Từ khi thị trường ngoại hối hình thành cho đến trước năm 1998, các giaodịch chủ yếu trên thị trường là các giao dịch giao ngay Đến năm 1998 với quyếtđịnh 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/1/1998 về việc “Quy chế hoạt động giao dịch hốiđoái” thì hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi đã chính thức được đưa vào sửdụng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối Đến năm 2004, các Ngân hàng thươngmại Việt Nam thực hiện các giao dịch quyền chọn tiền tệ theo quyết định số1452/2004 QĐ-NHNN ngày 10/11/2004

2.1.2 Cơ chế pháp lý

Trong quá trình hình thành và phát triển của các công cụ phái sinh tại thịtrường ngoại hối của nước ta, các quy định pháp lý để điều chỉnh lại nghiệp vụ nàyliên tục được nhà nước ta đưa ra và điều chỉnh để có thế đáp ứng được nhu cầu sửdụng và phù hợp với sự thay đổi của tình hình kinh tế của nước ta Cụ thể các quyđịnh này như sau:

2.1.2.1 Quy định về hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi

a Quy định về đối tượng tham gia

Theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN thì những đối tượng được phéptham gia vào hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là:

- Các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Đầu tư và phát triển có giấyphép giao dịch kỳ hạn

- Ngân hàng nhà nước

- Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có nguồn thu ngoại tệhoặc nhu cầu giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối hiệnhành

Theo như quy định trên thì các cá nhân và tổ chức không phải là pháp nhânkhông được phép ký kết hợp đồng kỳ hạn Tuy nhiên với xu hướng hội nhập kinh tế

Trang 31

quốc tế, khối lượng ngoại tệ đc giao dịch qua các các nhân và tổ chức ngày càngtăng, quy định như trên sẽ làm mất một thị trường tiềm năng của giao dịch hợp đồng

kỳ hạn Chính vì vậy, ngày 10/11/2004 quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN đã ra đờicho phép nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động này Cụ thể là quyết định này chophép các tổ chức tín dụng kinh doanh ngoại hối, các tổ chức kinh tế, các tổ chứckhác, cá nhân và Ngân hàng nhà nước được phép tham gia giao dịch giao ngay, kỳhạn và quyền chọn Còn đối với giao dịch hoán đổi thì vẫn giới hạn không cho các

tổ chức khác và các cá nhân tham gia vào giao dịch này

b Quy định về đồng tiền giao dịch

Theo Quyết định số 17/2008/QĐ-NHNN thì các giao dịch kỳ hạn được phéptiến hành giữa ngoại tệ với VND hoặc giữa các ngoại tệ với nhau và trong trườnghợp cần thiết, Ngân hàng nhà nước sẽ quy định những đồng tiền không được phépgiao dịch

Trong Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN thì: “Tổng giám đốc (giám đốc)các tổ chức tín dụng được phép quy định các loại ngoại tệ được phép giao dịch tạiđơn vị mình và các tỷ giá giao dịch của các ngoại tệ phù hợp với quy định hiện hànhcủa Ngân hàng nhà nước” Điều này là một thay đổi giúp các tổ chức tín dụng cóthể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng sẽ tự quyếtđịnh phương hướng kinh doanh cho mình Bên cạnh đó việc được giao dịch tự donhiều loại tiền sẽ giúp các khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng, từ

đó nâng cao khối lượng giao dịch của các hợp đồng

lệ quốc tế, giúp cho các khách hàng thoải mái trong việc sử dụng các hợp đồng này,thúc đấy các khách hàng sử dụng nhiều hơn các loại hợp đồng này

d Quy định về chứng từ giao dịch

Trang 32

Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN có quy định về chứng từ giao dịch: “Tổchức kinh tế, tổ chức khác và các cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ củaTCTD được phép qua các giao dịch giao ngay hoặc kỳ hạn phải xuất trình cácchứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanhtoán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối” Quy địnhnày giúp cho nhà nước quản lý được việc sử dụng ngoại tệ của các khách hàng Bêncạnh đó quy định này cũng nhằm mục đích bảo vệ giá trị của VND.

f Quy định về tỷ giá giao dịch

Trước năm 2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngaycộng với một biên độ giao động tùy theo kỳ hạn của hợp động kỳ hạn Các xác địnhnày khác hoàn toàn so với thông lệ quốc tế, điều này trong quá trình hội nhập quốc

tế sẽ khiến cho một số chủ thể tham gia hợp đồng này không muốn tham gia Ngoài

ra thì hợp đồng này mở rộng ra với nhiều loại ngoại tệ khác nhau và nhiều kỳ hạnkhác nhau, vì vậy nên Ngân hàng nhà nước không thể quy định biên độ cho mỗi kỳhạn và mỗi loại ngoại tệ

Chính vì vậy ngày 28/5/2004, Thống đốc ngân hàng đã ra quyết định648/2004/QĐ-NHNN quy định lại các xác định tỷ giá của hợp đồng kỳ hạn như sau:

“Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận mức tỷgiá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam vớí Đôla Mỹ Tỷ giá kỳ hạn này không được vượt

Trang 33

quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng

kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bảncủa Đồng Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vàlãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed FundsTarget Rate); và (iii) kỳ hạn của hợp đồng” Điều này đã đưa các tính tỷ giá kỳ hạncủa các NHTM Việt Nam đến gần hơn với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho thịtrường ngoại hối Việt Nam phát triển và hội nhập với thị trường quốc tế Dẫn đếnthúc đẩy các khách hàng sử dụng các hợp đồng này để nâng cao hiệu xuất kinhdoanh của mình

g Quy định về phương thức giao dịch

Theo Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN có quy định: “Các bên tham giagiao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hìnhthức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị trườngngoại hối và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành” Quy định nàynhằm đa dạng các phương thức giao dịch cho khách hàng cũng như ngân hàng, từ

đó dẫn đến nâng cao hiệu quả việc sử dụng các hợp đồng phái sinh

Ngày 18/4/2005 với công văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ACB thựchiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa VND với ngoại tệ Cùng với đó, Ngânhàng nhà nước cũng đưa ra các quy định về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở

Trang 34

tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch… Đây là những cơ sởtiền đề để Ngân hàng nhà nước cho phép những NHTM khác thực hiện thí điểmnghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ với VND.

Ngày 29/8/2006, Ngân hàng nhà nước ban hành công văn số KTTC hướng dẫn cụ thể về các nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các hợpđồng phái sinh tiền tệ nói chung và hợp đồng quyền chọn tiền tệ nói riêng nhằm giảiquyết vấn đề hạch toán kế toán các nghiệp vụ phái sinh tại các Ngân hàng thươngmại

7404/NHNN-Tuy nhiên, ngày 18/3/2009, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành vănbản số 1820/NHNN-QLNH dừng việc thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng tạicác Ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thươngmại đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyềnchọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ chấm dứt việc thực hiện nghiệp vụ này kể từngày 23/3/2009 Các hợp đồng quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ đã kýtrước ngày 23/3/2009 vẫn được thực hiện như đã ký kết Thông qua việc thực hiệnthí điểm nghiệp vụ này của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước tiếnhành tổng hợp tình hình và có những đánh giá cả mặt được, mặt chưa được, nhữngthuận lợi và vướng mắc, khó khăn, từ đó nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế

áp dụng đối với nghiệp vụ này để các ngân hàng thương mại triển khai, thực hiện

2.1.2.3 Quy định về hợp đồng tương lai

Hiện nay tại Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể cho cáchợp đồng tương lai Bên cạnh đó do đặc điểm của hợp đồng tương lai là có tínhthanh khoản cao, có thể thanh lý cũng như chuyển nhượng bất cứ lúc nào Vì vậy

mà các hợp đồng tương lai thường được sử dụng vào mục đích chính là đầu cơnhằm thu lợi dựa trên cơ sở chênh lệch giá Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại ở ViệtNam thì nghiệp vụ này vẫn chưa phát triển Hy vọng trong tương lai Việt Nam cóthể hoàn thiện các cơ sở pháp lý để để hợp đồng này có thể phát huy uy thế và lợiích của nó tại Việt Nam

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

Trang 35

Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ mới được áp dụng tại Việt Nam hơn 10 nămnhưng lại bị hạn chế bởi các quy định pháp lý của Ngân hàng Nhà nước về đốitượng tham gia cũng như các quy định về loại hợp đồng được phép sử dụng Đặcbiết đối với hợp đồng tương lai tiền tệ thì hiện tại ở Việt Nam chưa có văn bản pháp

lý điều chỉnh cụ thể và tại Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm giao dịch chínhthức của hợp đồng tương lai Vì thế nên trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu vềthực trạng sử dụng của hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tiền tệ tại cácNgân hàng thương mại Việt Nam

2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn

2.2.1.1 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn

Do tính thanh khoản thấp nhưng có độ tùy biến cao hơn sơ với hợp đồngtương lai nên các hợp động được sử dụng chủ yếu với mục đích để phòng ngừa cácrủi ro, đặt biệt là rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh ngoạihối của ngân hàng, do sự trao đổi mua bán ngoại tệ dẫn đến phát sinh trạng tháingoại tệ trường hoặc trạng thái ngoại tệ đoản Nếu một ngân hàng có trạng tháingoại tệ là trường thì sẽ gặp phải rủi ro nếu ngoại tệ giảm giá và ngược lại nếu mộtngân hàng có trạng thái ngoại tệ là đoản sẽ gặp phải rủi ro nếu ngoại tệ tăng giá.Điều đó có nghĩa là trên thị trường tỷ giá liên tục có biến động thì một ngân hàng cótrạng thái mở về ngoại tệ sẽ có khả năng gặp rủi ro về tỷ giá Vì vậy nên việc ápdụng hợp đồng kỳ hạn vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng là rất cầnthiết

Tuy nhiên, ở Việt Nam hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa vàothị trường từ năm 1998 nhưng nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều,việc sử dụng trong thì trường ngoại hối còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệuquả cao, thị trường kỳ hạn hầu như chưa phát triển Các NHTM hiện nay đồng ýmua bán hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng với mục đích hưởng phí giao dịch làchính Một trong nhưng lý do của tình trạng này là do cơ chế tỷ giá của Việt Namhiện nay là tỷ giá dao động trong một biên độ quy định xung quanh một tỷ giá doNgân hàng nhà nước đưa ra dựa trên cung cầu của thị trường, điều này khiến cho tỷgiá ở Việt nam không có sự biến động mạnh Vì vậy nên nhu cầu sử dụng hợp đồng

kỳ hạn để hạn chế rủi ro tỷ giá là không nhiều

Ngày đăng: 28/02/2016, 04:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w