0
Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN VIỆC SỰ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐ

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠ

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN VIỆC SỰ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐ

PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

3.1.1 Những lại ích mà các công cụ phái sinh mang lại

Các cộng cụ phái sinh trong quá trình hình thành và phát triển của mình đã cho thấy rất nhiều lợi ích đối với nền kinh tế, các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và đặc biệt là các Ngân hàng thương mại.

Trước hết, mục đích ra đời của các công cụ phái sinh tiền tệ là để giúp các khách hàng phòng vệ trước rủi ro về tỷ giá. Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá luôn biến động liên tục theo cung và cầu của thị trường. Bên cạnh đó, trên thị trường ngoại hối còn ẩn chưa các yếu tố về đầu cơ và chênh lệch giá ngoại tệ. Tất cả nhưng yếu tố này góp phần khiến cho tỷ giá biến động một cách khó dự đoán. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại luôn có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá để hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra đối với dòng ngoại tệ của mình.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn luôn có các dòng ngoại tệ ra và vào. Chính vì thế nên các doanh nghiệp này cần phải bảo hiểm cho các dòng tiền này của mình trước những rủi ro tỷ giá bất lợi có thể xảy ra nhằm hạn chế tối đa tổn thất. Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng trả chậm có thể sử dụng các hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ tại thời điểm thanh toán để phòng ngừa rủi rỏ tỷ giá tăng lên vào thời điểm thanh toán. Ngược lại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng trả chậm có thể sử dụng các hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể giảm xuống tại thời điểm thanh toán. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tương tự, tuy nhiên hợp đồng tương lai không có tính tùy biến cao như hợp đồng kỳ hạn nên ít được sử dụng trong phòng ngừa rủi ro.

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các hợp đồng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cho các dòng ngoại tệ của mình với một tỷ giá nhất định để bảo hiểm cho các khoản thu và chi ngoại tệ này. Tuy nhiên khác với hợp đồng kỳ

hạn và tương lai ở trên, tại thời điểm thanh toán nếu như doanh nghiệp có lợi nhuận từ biến động tỷ giá thì doanh nghiệp có quyền bỏ không thực hiện hợp đồng quyền chọn mà chỉ mất một khoản phí từ ban đầu.

Đối với các ngân hàng, với vai trò là một trung gian tài chính, các ngân hàng luôn có các luồng tiền ra vào vào, trong đó có cả các luồng tiền bằng ngoại tệ. Các luồng tiền này xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng như đầu tư, cho vay, nhận tiền gửi và cả kinh doanh ngoại hối. Chính vì vậy ngân hàng thường xuyên có trạng thái ngoại tệ mở và phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Do đó các ngân hàng cũng phải tiến hành các biện pháp để phòng ngừa rủi ro cho mình, một trong những biết pháp được các ngân hàng sử dụng là các công cụ phái sinh: vừa giúp các ngân hàng bảo hiểm rủi ro cho mình vừa cung cấp dịch vụ cho khách hàng khi có nhu cầu.

Ngoài mục đích ban đầu của các công cụ phái sinh là bảo hiểm rủi ro do sự biến động khó dự đoán của tỷ giá thì ngày nay các công cụ phái sinh tiền tệ còn được sử dụng như một công cụ để đầu cơ và kinh doanh kiếm lời từ những biến động đó. Khác với những người sử dụng công cụ phái sinh để phòng vệ rủi ro thì những người sử dụng công cụ phái sinh để đầu cơ và kinh doanh kiếm lời tại thời điểm ban đầu không chịu bất cứ rủi ro nào. Khi tham gia vào hợp đồng phái sinh tiền tệ, họ tự đặt mình vào rủi ro để có thể kiếm được lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo đúng dự đoán của họ, và ngược lại khi tỷ giá biến động theo hướng ngược lại họ sẽ phải chịu một khoản lỗ. Nếu so với việc kinh doanh bằng giao dịch giao ngay thì sử dụng các công cụ phái sinh sẽ có một số ưu điểm sau:

Các nhà kinh doanh có thể tính toán được chính xác và dễ dàng hơn hiệu quả của hợp đồng so với khi thực hiện các giao dịch giao ngay phải ký kết tại hai thời điểm khác nhau, khi đó tỷ giá có thể biến động rất phức tạp gây khó khăn trong việc xác định chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh.

Chi phí giao dịch thấp hơn do chỉ thực hiện ký kết một lần. Mức vốn ban đầu để tham gia thị trường cũng thấp hơn.

Tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể điều chỉnh dễ dàng tại bất cứ mức nào mà nhà kinh doanh mong muốn.

Chính từ các ưu điểm trên đã khiến các nhà kinh doanh có xu hướng sử dụng các công cụ phái sinh nhiều hơn. Vì vậy nên công cụ phái sinh đóng một vai trò quan trọng trước nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thế giới.

3.1.2 Sự phát triển của các công cụ phái sinh trên thế giới

Như phân tích ở trên thì các công cụ phái sinh tiền tệ có rất nhiều ưu điểm so với giao dịch giao ngay thông thường. Chính vì vậy nên các công cụ này đã xuất hiện và ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bảng 3.1 Khối lượng giao dịch ngoại hối bình quân ngày theo khu vực trên thế giới (Đơn vị: tỷ USD)

Spot Transactions Outright forwards and FX swaps Currency Swaps Options Khối lượn g giao dịch Tỷ lệ Khối lượn g giao dịch Tỷ lệ Khối lượn g giao dịch Tỷ lệ Khối lượn g giao dịch Tỷ lệ North America 491 50,82% 423 43,79% 10 1,04% 42 4,35% Western Europe 916 32,95 % 1672 60,14 % 29 1,05 % 163 5,86 % Asia- Pacific 361 31,15% 743 64,10% 16 1,37% 38 3,28% Eastern Europe 30 44,12 % 38 55,88 % 0 0% 0 0% Latin America 21 48,83% 20 46,51% 1 2,33% 1 2,33% Africa and Middle East 13 31,71% 25 60,97% 1 2,44% 2 4,88%

Qua bảng trên ta có thể thấy khu vực có khối lượng giao dịch bình quân ngày về kinh doanh ngoại hối nói chung và về các công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng là khu vực Tây Âu, sau đấy đến khu vực Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Đây cũng là khu vực có những quốc gia phát triển trên thế giới. Ngoài ra ta có thể thấy tỷ lệ các công cụ phái sinh tại các khu vực đều chiếm một tỷ lệ lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các khu vực còn lại so với những khu vực trên có khối lượng giao dịch nhỏ hơn rất nhiều.

Có thể nói sự phát triển của các công cụ phái sinh tiền tệ luôn đi liền với sự phát triển của của thị trường ngoại hối. Trong những năm gần đây thị trường ngoại hối phát triển không ngừng kéo theo các công cụ phái sinh tiền tệ cũng phát triển.

Bảng 3.2 Khối lượng giao dịch ngoại hối bình quân ngày trên thế giới qua các năm (Đơn vị: tỷ USD)

1998 2001 2004 2007 2010 Spot transactions 568 386 631 1005 1490 Outright forwards 128 130 209 362 475 Foreign exchange swaps 734 656 954 1714 1765 Currency swaps 10 7 21 31 43 Options và các loại khác 87 60 119 212 207 Tổng cộng 1527 1239 1934 3324 3981

(Nguồn: theo báo cáo của BIS năm 2010 về thị trường ngoại hối)

Qua bảng trên ta có thể thấy trong giai đoạn 1998-2001 thị trường ngoại hối có sự suy giảm về khối lượng giao dịch bình quân ngày kéo theo khối lượng giao dịch của các công cụ phái sịnh cũng suy giảm theo. Ngoài giai đoạn này thì các giai

đoạn còn lại thị trường ngoại hối liên tục phát triển, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2004 đến 2007 khối lượng giao dịch đã tăng lên 70%. Ngoài ra, từ bảng trên ta có thể thấy được tỷ lệ giữa các loại hình giao dịch trong kinh doanh ngoại hối qua các năm, để quan sát rõ tỷ lệ đó ta theo dõi biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ giữa các loại hình giao dịch trong thị trường ngoại hối qua các năm

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy qua các giai đoạn thì tỷ lệ của giao dịch giao ngay trong thị trường ngoại hối chỉ chiếm từ 30% đến 40% tổng khối lượng giao dịch, các giao dịch phái sinh tiền tệ chiếm từ 60% đến 70% tổng khối lượng giao dịch. Từ đó ta có thể thấy trên thế giới các công cụ phái sinh đã thể hiện được những lợi thế của mình và luôn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

3.1.3 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Ngày 11-1-2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO và là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Để đáp ứng được nhu cầu hội nhập chung với nền kinh tế thời giới thì nước ta cần có nhiều chuyển biến trong nhiều lĩnh vực trong đó có cả việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ. Việc gia nhập WTO đã tạo ra nhưng cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và việc sử dụng các công cụ phái sinh nói riêng.

Đầu tiên, các chính sách cơ chế của nước ta sẽ thông thoáng hơn để phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế. Thị trường tài chính sẽ dần dần được tự do hóa cùng với chính sách tỷ giá sẽ dần linh hoạt hơn sẽ khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngoại hối phải đối mặt với nhiều hơn với rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá. Chính điều này đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phát triển các sản phẩm phái sinh trong kinh doanh ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như phòng vệ cho chính ngân hàng.

Thứ hai, khi gia nhập WTO thì môi trường kinh tế nước ta sẽ có nhiều cạnh tranh hơn. Việt Nam gần như hoàn toàn mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng, gỡ bỏ hầu hết các bảo hộ đối với các ngân hàng trong nước. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng

nước ngoài, đặt biệt là các ngân hàng lớn, đã có lịch sử phát triển lâu dài. Cụ thể trong lĩnh vực sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ, nhiều ngân hàng nước ngoài lớn đã có kinh nghiệm sử dụng tại nước mình. Khi Việt Nam tiến hành mở cửa hội nhập và cho phép thực hiện các loại hợp đồng này nếu các ngân hàng trong nước không nắm bắt được thời cơ đáp ứng nhu cầu của các khách hàng thì rất dễ bị các ngân hàng nước ngoài thâu tóm lĩnh vực kinh doanh này.

Thứ ba, sự tăng lên mạnh mẽ của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi gia nhập WTO. Những nguồn vốn này đều bằng ngoại tệ nên các doanh nghiệp cần đổi ra VND để phục vụ sản xuất kinh doanh sau đó là quá trình chuyển lợi nhuận về nước và luân chuyển vốn đầu tư. Chính quá trình như vậy sẽ khiến cho các doanh nghiệp phải đối với rủi ro về sự biến động của tỷ giá. Vì vậy các doanh nghiệp có nhiều nhu cầu phòng vệ trước những rủi ro đấy, và các công cụ phái sinh là một biện pháp rất tốt để giúp các doanh nghiệp phòng vệ rủi ro này. Vì vậy đã tạo ra cơ hội cho các ngân hàng phát triển hình thức kinh doanh này.

Tóm lại, khi Việt Nam tham gia vào sân chơi toàn cầu, các yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng được đòi hỏi cao hơn cùng với những vấn đề về tự do hóa và minh bạch thông tin ngày càng khắt khe hơn. Những điều đó đòi hỏi nền kinh tế nói chung và việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ phải ngày một phát triển, hiện đại và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy cá ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 46 -51 )

×