CÁC GIẢI PHÁT ĐỂ PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐ

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 51 - 62)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠ

3.2 CÁC GIẢI PHÁT ĐỂ PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐ

PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI

3.2.1 Các giải pháp chung

3.2.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động ngoại hối phái sinh

Như đã phân tích ở chương 2, mặc dù nhà nước ta đã liên tục ra các điều lệ quy định về hoạt động ngoại hối phái sinh nhưng hiện nay các quy định pháp lý về thị trường ngoại hối phái sinh của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện. Chưa có các quy định về các hợp đồng tương lai, các quy định về hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn còn nhiều hạn chế về nhiều mặt như đối tượng tham gia, các đồng tiền được phép giao dịch… Vì vậy, để thị trường ngoại hối phái sinh của Việt Nam có thể phát triển theo kịp các nước khác trước hết là cần hoàn thiện khung pháp lý quy

định về các hoạt động này để các đối tượng có thể tham gia thị trường một các hiệu quả nhất.

Trước hết đối với các hợp đồng đã có quy định như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn cần phải tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những thay đổi để phù hợp với điều kiện của thị trường đồng thời thúc đẩy được các hoạt động này phát triển. Các quy định hiện tại đối với các loại hợp đồng này vẫn còn nhiều hạn chế, các giao dịch hoán đổi, quyền chọn vẫn còn bị hạn chế về đối tượng tham gia. Điều này đã hạn chế một phần sự phát triển của thị trường này. Vì vậy trong tương lai Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định để mở rộng đối tượng được phép tham gia vào thị trường này. Điều này sẽ giúp cho thị trường ngoại hối phái sinh có thế phát triển hơn đồng thời cũng giúp cho các ngân hàng có thể mở rộng được phạm vi hoạt động của mình.

Đối với hợp đồng tương lai, điều kiện để loại hợp đồng này có thể phát triển và có thể giao dịch dễ dàng là cần phải có một trung tâm giao dịch đồng thời cũng phải có các hệ thống tính toán và cập nhật số liệu hàng ngày. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện tại Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu kỹ điều kiện để có thể thành lập được một trung tâm giao dịch tập trung với hợp đồng tương lai nói riêng và các loại hợp đồng phái sinh khác nói chung. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định đối với giao dịch tương lai để các ngân hàng có thể tham gia vào hợp đồng này một cách thoải mái và tự tin hơn. Điều này sẽ giúp cho thị trường tương lai ngoại hối có thể phát triển ở Việt Nam.

3.2.1.2 Hoàn thiện các chính sách điều hành tỷ giá

Hiện nay, một trong những lý do khiến cho thị trường ngoại hối phái sinh chưa thực sự phát triển được là do cơ chế tỷ giá của nước ta còn quá cứng nhắc, gây nhiều khó khăn cho các Ngân hàng khi triển khai kinh doanh trong lĩnh vực này. Cơ chế tỷ giá hiện nay của nước ta tỷ giá dao động xung quanh một tỷ giá bình quân liên ngân hàng do nhà nước đưa ra. Theo quy định hiện tại thì biên độ dao động là +/-1%. Tuy chính sách này giúp Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát được sự biến động thất thường nhưng nó cũng gây ra nhiều hạn chế cho các Ngân hàng. Với tỷ giá gần như cố định như hiện tại sẽ làm các doanh nghiệp thờ ơ trước rủi ro về biến động tỷ giá. Chính vì vậy nên sức hấp dẫn của các công cụ phái sinh rất thấp, hạn chế khả năng kinh doanh của các Ngân hàng trong lĩnh vực này.

Ngoài ra cơ chế tỷ giá hiện tại không phản ánh được đúng cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Cùng với những hạn chế trong việc giao dịch mua bán ngoại tệ đã tạo ra một thị trường “chợ đen” và hai tỷ giá khác nhau tồn tại song song. Việc này cũng ảnh hướng đến các Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và hoạt động ngoại hối phái sinh nói riêng.

Vì vậy để tạo ra môi trường thuận lợi cho các công cụ phái sinh ngoại tệ phát triển đồng thời xóa bỏ sự tồn tại của thị trường ngoại hối “chợ đen” và tiến tới hòa nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế thới giới thì cần một chính sách tỷ giá linh hoạt phản ánh đúng cung cầu của thị trường. Tuy nhiên do tính nhạy cảm cao của chính sách tỷ giá nên không thể ngay lập tức thả nổi tỷ giá vì sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Quá trình thay đổi chính sách tỷ giá cần phải thay đổi dần dần, có thể theo cách như sau: đầu tiên là nới rộng biên độ dao động để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại có thể yết tỷ giá cạnh tranh đồng thời cũng để thăm dò mức độ khách quan của tỷ giá. Sau đó nếu như ngay lập tức thị trường sử dụng hết biên độ đó thì chứng tỏ tỷ giá hiện tại chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu, cần phải điều chỉnh dần dần tỷ giá đó một cách hợp lý đến mức cân bằng mà không gây xáo trộn lớn cho thị trường. Còn nều biên độ đó không được sử dụng hết chứng tỏ tỷ giá đó đã phản ánh được đúng quan hệ giữa cung và cầu của thị trường. Đó là thời điểm thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước có thể nới rộng tiếp biên độ dao động của tỷ giá lên mức cao hơn. Về dài hạn Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng chính sách tỷ giá thả nối và chỉ tác động đến thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.

3.2.1.3 Nâng cao tinh công khai minh bạch của thị trường đồng thời đảm bảo an toàn cho thị trường.

Trước hết là chế độ kế toán đối với các công cụ phái sinh tiền tệ cần được hoàn thiện hơn nữa. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra nhưng quy định để hạch toán về các giao dịch phái sinh, hướng dẫn cụ thể về giá hạch toán, cách xác định thu nhập, chi phí… đối với nhưng hợp đồng đã đáo hạn cũng như đối với những hợp đồng chưa đến ngày đáo hạn. Những quy định cần phải phù hợp với quy ước quốc tế để giúp các Ngân hàng thương mại có thể theo dõi, quản lý nghiệp vụ kinh doanh phái sinh trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các quy chế thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với các hoạt động kinh doanh ngoại

hối phái sinh. Ngân hàng Nhà nước có thể đề ra nhưng quy định về mức tối đa của mỗi nghiệp vụ đối với ngân hàng hay mức giao dịch tối đã đối với mỗi nhóm đối tượng để có thể hạn chế được việc lạm dụng, hạn chế được rủi ro cho các Ngân hàng thương mại trong việc thực hiện hoạt động ngoại hối phái sinh. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường các hoạt động thanh tra giám sát định kỳ đối với các Ngân hàng Thương mại để có thể nắm bắt được chính xác và kịp thời những vấn đề còn tồn tại để có thể đưa ra các chính sách hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho thị trường cũng nhưng thúc đẩy các ngân hàng phát triển.

3.2.2 Các giải pháp đối với các ngân hàng

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm ngoại hối phái sinh

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải liên tục đổi mới, khắc phục các nhược điểm còn tồn tại đồng thời nâng cao năng lực quản lý và phát triển thêm các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao hơn.

Việc mở cửa thị trường tài chính, hội nhập với kinh tế quốc tế không chỉ tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng mà nó còn tạo ra cơ hội cho các ngân hàng có cơ hội mở rộng và tiếp cận các công nghệ hiện đại, trình độ chuyên môn cao. Chính vì vậy các ngân hàng cũng cần tăng cường giao lưu hợp tác để chuyển giao công nghệ và cải tiến phát triển các sản phẩm của mình trong đó có các công cụ phái sinh tiền tệ. Làm được như vậy thì các ngân hàng trong nước mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài vốn có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực phái sinh ngoại hối. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng cần nâng cao hệ thống thông tin và các hệ thống quản trị rủi ro để có thể giảm thiểu được rủi ro cũng như nâng cao lợi nhuận trong điều kiện tỷ giá và lãi suất có thể biến đổi liên tục khi nước ta hội nhập quốc tế.

Ngoài nâng cao nâng cao chất lượng và đa dạng các sản của mình thì các ngân hàng cần phải nâng cao cả các dịch vụ đối với khách hàng. Hiện tại, trong hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh tiền tệ các ngân hàng chủ yếu đóng vai trò cung cấp các hợp đồng theo yêu cầu cầu của khách hàng. Các ngân hàng cần phải nghiên cứu để tự mình tham gia thị trường nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời cũng như có thêm đóng vai trò nhà tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa thực sự hiểu rõ về hoạt động phái sinh tiền tệ. Khi đó uy tín của ngân hàng đối

với khách hàng sẽ được nâng cao tạo tiền đề cho ngân hàng phát triển không chỉ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh mà còn nhiều hoạt động khác. 3.2.2.2 Đẩy mạnh việc tuyên truyền về các công cụ phái sinh trên thị trường

ngoại hối

Tuy đã xuất hiện tại Việt Nam được hơn 10 năm nhưng các công cụ phái sinh ngoại hối vẫn còn là một sản phẩm mới tại nước ta. Vì vậy để có thể mở rộng thị trường kinh doanh sản phẩm này thì các ngân hàng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về các công cụ phái sinh ngoại hối đến nhưng đối tượng tiềm năng.

Đầu tiên đối với các đối tượng hiện tại đã biết đến và đang sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ của ngân hàng thì ngoài việc phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng cần đẩy mạnh việc tư vấn cũng như góp ý giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới. Điều này sẽ nâng cao vị thế của ngân hàng đối với khách hàng giúp các khách hàng tin tưởng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thường xuyên hơn trong đó có các công cụ phái sinh tiền tệ.

Đối với các đối tượng chưa có điều kiện biết đến hoặc là đã biết đến nhưng chưa hiểu hết được hoạt động này nên chưa tự tin trong việc sử dụng thì ngân hàng cần thực hiện các biện pháp để cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết đến với nhóm đối tượng này như về cách thức định giá các công cụ phái sinh, cách sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro. Một trong nhưng biện pháp mà ngân hàng có thể thực hiện đó là tổ chức các buổi hội thảo để cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về các công cụ phái sinh cũng như những lợi ích của các công cụ phái sinh đối với doanh nghiệp và nhưng thời điểm mà doanh nghiệp nên sử dụng các hợp đồng này, phương pháp sử dụng các hợp đồng này một cách hiệu quả… Ngoài ra các ngân hàng có thể đưa ra những cuốn cẩm nang về các sản phẩm phái sinh ngoại hối đến với các doanh nghiệp. Khi đó những doanh nghiệp này có thể hiểu sâu hơn về những lợi ích cũng như cách sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối, các doanh nghiệp lúc này sẽ tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động này và trở thành khách hàng của các ngân hàng. Việc này sẽ giúp có các ngân hàng có thể mở rộng được đối tượng của mình trong lĩnh vực ngoại hối phái sinh đồng thời cũng giúp cho thị trường ngoại hối phái sinh có thể phát triển được ở nước ta.

Một nhóm đối tượng khác mà các ngân hàng cũng nên quan tâm đến đó là các sinh viên khối ngành kinh tế. Đây là những đối tượng sau này có thể sẽ làm việc trong các tổ chức kinh tế khác trở thành đối tác, khách hàng của của ngân hàng hoặc

cũng có thể làm việc trong chính ngân hàng. Chính vì vậy các ngân hàng cũng nên quan tâm và tạo điều kiện cho các đối tượng này có thêm hiểu biết về các công cụ phái sinh tiền tệ. Một phương pháp có thể được sử dụng đó là tổ chức các buổi hội thảo tại các trường để cung cấp cho sinh viên về thực trạng của hoạt động này tại Việt Nam cũng nhưng hướng phát triển và tương lai của các công cụ phái sinh tiền tệ tại nước ta. Khi đó các sinh viên sẽ có những định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu và sau này sẽ trở thành những đối tác, khách hàng cũng như nhân viên của ngân hàng và sẽ giúp cho việc sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối tại nước ta được dễ dàng hơn và thị trường này có điều kiện phát triển hơn.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngoài các biện pháp đưa thông tin trực tiếp đến các nhóm đối tượng như trên thì các ngân hàng còn có thể cung cấp các thông tin này đến với khách hàng của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng báo, đài và cả trên trang web của ngân hàng. Như vậy khi những đối tượng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này có thể tự tìm kiếm thông tin về các công cụ phái sinh tiền tệ. Như vậy thị trường của các công cụ phái sinh tiền tệ có thể được mở rộng ngày càng lớn hơn.

3.2.2.3 Nâng cao việc đào tạo các đội ngũ chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối phái sinh

Con người cũng là một yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào, đặc biết với hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh vốn phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro thì nhân tố con người càng đóng vị trí quan trọng. Chính vì vậy để có phát triển được hoạt động này thì các ngân hàng cần phải tạo dựng cho mình được một đội ngũ nhân viên không những am hiểu về nghiệp vụ mà còn cần phải năng động nhạy bén với những thay đổi của thị trường, có khả năng phân tích được những yếu tố tác động lên hoạt động phái sinh tiền tệ. Ngoài ra đội ngũ nhân viên này cũng cần phải có đầy đủ đạo đức nghề nghiệp và trung thực trong kinh doanh.

Trước hết đối với đội ngũ nhân viên có sẵn, ngân hàng cần tổ chức những chương trình đào tạo nhằm trang bị cho họ những kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ cũng như các kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh. Tùy vào điều kiện của từng ngân hàng mà có thể mời các chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài ở lĩnh vực kinh doanh ngoại hối phái sinh về giảng dạy, thậm chí có thể cử một số nhân viên đi nghiên cứu thực tế hoạt động tại thị trường nước ngoài để có thể nâng cao được khả năng cũng như tiếp thu được những kinh nghiệm trong lĩnh

vực này. Ngoài ra đối với những nhân viên thực sự quan tâm đến lĩnh vực này cũng như có nhu cầu học tập thêm và nâng cao trình độ của mình thì các ngân hàng có thể có những chính sách hỗ trợ về kinh phí cũng như những chế độ khen thưởng xứng đánh đối với những nhân viên có kết quả tốt và áp dụng tốt trong thực tiễn hoạt động tại ngân hàng.

Bên cạnh đó các ngân hàng cũng cần có các hoạt động, những chính sách để thu hút thêm nhân tài về hoạt động cho ngân hàng mình. Một đối tượng tiềm năng là những sinh viên sắp và mới ra trường, các ngân hàng có thể tổ chức các hội thảo

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w