THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 32 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ mới được áp dụng tại Việt Nam hơn 10 năm nhưng lại bị hạn chế bởi các quy định pháp lý của Ngân hàng Nhà nước về đối tượng tham gia cũng như các quy định về loại hợp đồng được phép sử dụng. Đặc biết đối với hợp đồng tương lai tiền tệ thì hiện tại ở Việt Nam chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh cụ thể và tại Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm giao dịch chính thức của hợp đồng tương lai. Vì thế nên trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu về thực trạng sử dụng của hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn

2.2.1.1 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn

Do tính thanh khoản thấp nhưng có độ tùy biến cao hơn sơ với hợp đồng tương lai nên các hợp động được sử dụng chủ yếu với mục đích để phòng ngừa các rủi ro, đặt biệt là rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, do sự trao đổi mua bán ngoại tệ dẫn đến phát sinh trạng thái ngoại tệ trường hoặc trạng thái ngoại tệ đoản. Nếu một ngân hàng có trạng thái ngoại tệ là trường thì sẽ gặp phải rủi ro nếu ngoại tệ giảm giá và ngược lại nếu một ngân hàng có trạng thái ngoại tệ là đoản sẽ gặp phải rủi ro nếu ngoại tệ tăng giá. Điều đó có nghĩa là trên thị trường tỷ giá liên tục có biến động thì một ngân hàng có

trạng thái mở về ngoại tệ sẽ có khả năng gặp rủi ro về tỷ giá. Vì vậy nên việc áp dụng hợp đồng kỳ hạn vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng là rất cần thiết.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa vào thị trường từ năm 1998 nhưng nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều, việc sử dụng trong thì trường ngoại hối còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao, thị trường kỳ hạn hầu như chưa phát triển. Các NHTM hiện nay đồng ý mua bán hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng với mục đích hưởng phí giao dịch là chính. Một trong nhưng lý do của tình trạng này là do cơ chế tỷ giá của Việt Nam hiện nay là tỷ giá dao động trong một biên độ quy định xung quanh một tỷ giá do Ngân hàng nhà nước đưa ra dựa trên cung cầu của thị trường, điều này khiến cho tỷ giá ở Việt nam không có sự biến động mạnh. Vì vậy nên nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn để hạn chế rủi ro tỷ giá là không nhiều.

Nếu như ở các thị trường phái sinh ngoại hối phát triển, các hợp đồng kỳ hạn được niêm yết giá thường xuyên đối với từng kỳ hạn nhất định (thường là bội số của 30 ngày) thì ở Việt Nam do số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn chưa nhiều nên không có sự niêm yết giá thường xuyên. Khi có như cầu giao dịch hợp đồng kỳ hạn, khách hàng sẽ liên hệ với ngân hàng. Lúc đó, dự vào nhu cầu của khách hàng về loại ngoại tệ, kỳ hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền thì ngân hàng xác định tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng.

Tỷ giá kỳ hạn được xác định theo công thức: Ta có tỷ giá mua kỳ hạn:

Tỷ giá bán kỳ hạn:

Trong đó: Fm, Fb là tỷ giá mua kỳ hạn và bán kỳ hạn

Sm, Sb là tỷ giá mua giao ngay và bán giao ngay rcvVND, rhdVND là lãi suất cho vay và huy động VND rcvNT, rhdNT là lãi suất cho vay và huy động ngoại tệ t là thời hạn của hợp đồng kỳ hạn tính theo năm

Do các hợp đồng kỳ hạn được sử dụng tại các NHTM Việt Nam thường có kỳ hạn theo ngày nên công thức trên được áp dụng theo dạng gần đúng sau:

Trong đó n là kỳ hạn của hợp đồng tinh theo ngày

Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 và 60 ngày tương ứng với các kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu. Ngoại tệ sử dụng trong thanh toán chủ yếu là USD

2.2.1.2 Giao dịch kỳ hạn tại một số ngân hàng

Đây là loại hợp đồng phái sinh đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên việc sử dụng loại hợp đồng này tại các Ngân hàng thương mại vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, các nghiệp vụ được thực hiện chủ yếu ở các hội sở chính hoặc các chi nhánh lớn của ngân hàng mà chưa được các ngân hàng thực hiện rộng rãi.

Bảng 2.1 Tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại một số ngân hàng (đơn vị: Triệu VND) 2007 2008 2009 2010 2011 Eximbank 240.234 2.344.288 2.621.518 525.016 20.662.606 ACB 1.251.896 7.421.107 1.600.673 22.577.199 53.445.556 Sacomban k - 561.096 737.900 225.951 259.736

(Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính của các Ngân hàng)

Do chính sách điều hành của các ngân hàng là khác nhau nên sự biến động trong tổng giá trị các hợp đồng kỳ hạn đối với các ngân hàng là khác nhau. Để nhìn thấy rõ hơn sự biến động này ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ tại một số ngân hàng (đơn vị: Triệu VND)

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được đối với 2 ngân hàng Eximbank và ACB thì mặc dù có giảm nhẹ tổng giá trị vào năm 2009 với ACB và năm 2010 đối với Eximbank nhưng nhìn chung thì hợp đồng kỳ hạn tại 2 ngân hàng này có xu hướng

phát triển. Đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2011 thì giá trị giao dịch của loại hợp đồng này có sự tăng trưởng rõ rệt.

Còn đối với trường hợp của Sacombank thì ta thấy giá trị của các giao dịch này khá bé so với 2 ngân hàng trên và cũng không thay đổi nhiều qua các năm. Hơn thế nữa giá trị giao dịch của hợp đòng kỳ hạn tại Sacombank trong hai năm 2010 và 2011 còn có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ Sacombank chưa chú trọng vào việc phát triển nghiệp vụ này. Điều này có thể khiến ngân hàng mất đi một nguồn thu đáng kể từ loại hợp đồng này.

Ngoài ra, theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, khối lượng giao dịch chủ yếu tại giao dịch giao ngay chiếm khoảng 90%, giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm 8%, giao dịch hoán đổi chiếm 2% và giao dịch quyền chọn và tương lai hầu như không có. Nếu so với trên thị trường quốc tế thì các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối nói chung và giao dịch kỳ hạn nói riêng chưa phát triển.

2.2.2 Hợp đồng hoán đổi

2.2.2.1 Sử dụng hợp đồng hoán đổi

Các hợp đồng hoán đổi tại Việt Nam được các ngân hàng sử dụng với hai mục đích chính là bổ sung lượng ngoại tệ thiếu hụt của mình và thu lợi nhuận từ hợp đồng này thông qua việc giao dịch mua bán với các khách hàng là các doanh nghiệp trong nền kinh tế có như cầu sử dụng hợp đồng này để phòng ngừa rủi ro cho mình.

Trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM thường nắm giữ nhiều hợp đồng bằng nhiều loại đồng tiền có thời hạn khác nhau. Điều này khiến cho các ngân hàng luôn luôn trong trạng thái có thể gặp phải rủi ro về tỷ giá. Để giảm bớt rủi ro này các NHTM sẽ thực hiện các giao dịch hoán đổi với nhau trên Interbank trên cơ sở hoán đổi Spot-Forward Swap. Các ngân hàng sử dụng hợp đồng hoán đổi để bổ sung lượng ngoại tệ thiếu hút tạm thời cho ngân hàng, hoạt động này diễn ra chủ yếu trên thị trường Interbank giữa các ngân hàng với nhau.

Ngoài ra các ngân hàng còn thực hiện giao dịch hoán đổi với các tổ chức kinh tế theo như cầu của các tổ chức này. Đặc biệt với các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu. Tại các doanh nghiệp này luôn có các nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu và phải chi ngoại tệ cho các hoạt động nhập khẩu. Tuy vậy các hoạt động này phát sinh tại các thời điểm khác nhau và đồng thời các doanh nghiệp này luôn cần VND để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp mình. Vì vậy họ tìm đến ngân hàng để thực hiện các hợp đồng hoán đổi theo các một trong hai trường hợp sau:

- Mua giao ngay ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu hiện tại và đồng thời bán kỳ hạn ngoại tệ của các nguồn thu từ xuất khẩu sau này.

- Bán giao ngay ngoại tệ thu được từ các hoạt động xuất khẩu để có VND chi trả cho các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời mua kỳ hạn ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu sau này.

Việc mua (bán) giao ngay và bán (mua) kỳ hạn ngoại tệ tại cùng một thời điểm sẽ giúp cho các doanh nghiệp này phòng tránh được rủi ro về ty giá. Nguồn thu của các ngân hàng khi thực hiện các giao dịch hoán đổi với doanh nghiệp là từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua ngoại tệ.

2.2.2.2 Giao dịch hoán đổi tại một số ngân hàng

Tại thị trường ngoại hối Việt Nam, các giao dịch hoán đổi tiền tệ vẫn còn chưa phát triển và còn gặp nhiều hạn chế. Theo như Quyết định số 1452/2004/QĐ- NHNN thì đối tượng được phép giao dịch hoán đổi với các Ngân hàng thương mại là các tổ chức kinh tế. Các tổ chức khác và các cá nhân không được phép tham gia vào loại hình giao dịch này. Tuy nhiên nhưng giao dịch hoán đổi này được thực hiện chủ yếu trên thị trường Interbank giữa các ngân hàng với nhau, tuy vậy số lượng giao dịch cũng không thực sự nhiều.

Bảng 2.2 Tổng giá trị hợp đồng hoán đổi tại một số ngân hàng (đơn vị: Triệu VND) 2007 2008 2009 2010 2011 Eximbank 623.811 1.243.002 2.062.703 1.491.926 8.322.188 ACB 2.961.753 1.740.102 1.348.755 2.913.464 1.631.731 Sacomban k 786.076 2.451.322 9.929.204 2.510.386 9.073.127

(Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính của các Ngân hàng)

Để quan sát kỹ hơn xu hướng biến đổi của giá trị các hợp đồng ta xem biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2 Tổng giá trị hợp đồng hoán đổi tại một số ngân hàng (đơn vị: Triệu VND)

Quan sát biểu đồ trên ta thấy mặc dù hợp đồng hoán đổi không có những bước thay đổi mạnh mẽ như hợp đồng kỳ hạn nhưng giá trị của hợp đồng này cũng có nhiều biến đổi liên tục. Việc giới hạn đối tượng tham gia vào giao dịch kỳ hạn chỉ là các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế cũng góp phần khiến cho giá trị giao dịch của loại hợp đồng này chưa thể thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi lên xuống của giá trị giao dịch tại các ngân hàng là do tình trạng ngoại tệ của các ngân hàng trong giai đoạn đó. Các ngân hàng sử dụng các hợp đồng hoán đổi tiền tệ này để bổ sung ngoại tệ trong trường hợp thiếu hụt ngoại tệ tại ngân hàng mình.

Do hạn chế về đối tượng tham gia nên tốc độ tăng trưởng của hợp đồng hoán đổi chậm hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Để đánh giá cụ thể hơn mức độ phát triển của hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng hoán đổi ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ của hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng hoán đổi tại các ngân hàng qua các năm

Quan sát biểu đồ trên ta thấy trong giai đoạn đầu thì hợp đồng hoán đổi có tổng giá trị hợp đồng nhiều hơn so với hợp đồng kỳ hạn nhưng càng về sau thì hợp động kỳ hạn lại có mức độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với hợp đồng hoán đổi. Trừ trường hợp đối với Sacombank do ngân hàng này không đầu tư vào phát triển

nghiệp vụ kinh doanh các hợp đồng kỳ hạn, tổng giá trị các hợp đồng kỳ hạn của Sacombank đều rất nhỏ qua các năm.

Sự phát triển nhanh chóng của các các hợp đồng kỳ hạn so với hợp đồng hoán đổi có thể giải thích được là do quy định của nước ta về đối tượng được phép tham gia hai loại hợp đồng này. Các đối tượng là các tổ chức khác và các cá nhân không được phép tham gia vào hợp đồng hoán đổi nhưng lại được cho phép tham gia vào hợp đồng kỳ hạn. Chính vì vậy khi các ngân hàng tiến hành mở rộng phát triển việc kinh doanh hai lọa hợp đồng này thì giới hạn phát triển của hợp đồng kỳ hạn rông hơn nhiều so với hợp đồng hoán đổi. Chính điều này dẫn đến việc hợp đồng kỳ hạn có mức độ tăng trưởng mạnh hơn so với hợp đồng hoán đổi tại nước ta. 2.2.3 Hợp đồng quyền chọn

2.2.3.1 Sử dụng hợp đồng quyền chọn

Giao dịch quyền chọn ngoại tệ là giao dịch xuất hiện muộn nhất trong các giao dịch phái sinh tiền tệ đã áp dụng chính thức tại Việt Nam. Ngân hàng nhà nước đã từng bước thí điểm có thể triển khai áp dụng loại hợp đồng này tại nước ta.

Trong giao dịch quyền chọn có hai bên tham gia là người phát hạn quyền chọn và người mua quyền chọn. Người mua quyền chọn sẽ phải trả phí quyền chọn để được hưởng quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hợp đồng. Tại Việt Nam, theo Quyết định 1452/2004/QD-NHNN thì các tổ chức tín dụng nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng không được phép mua quyền chọn của các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân. Điều này có nghĩa là trong giao dịch quyền chọn với các đối tượng này các Ngân hàng thương mại luôn là người nhận phí và phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khi phải thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy khi phát hành hợp đồng quyền chọn, Ngân hàng sẽ tìm mua một hợp đồng quyền chọn đối ứng từ một ngân hàng khác để đề phòng rủi ro tỷ giá cho chính mình. Bằng cách này các ngân hàng tham gia hợp đồng quyền chọn sẽ san sẻ được rủi ro cho nhau, mức chênh lệch ròng cuối cùng sẽ là khoản thu nhập hoặc là khoản lỗ mà các ngân hàng nhận được nhưng ở một mức độ cho phép.

Dựa vào loại đồng tiền trong hợp đồng có thể chia ra làm 2 loại hợp đồng quyền chọn như sau:

Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ

Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng thương mại (NHTM) muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh

ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VNĐ kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm.

Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Viet Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và 5 ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank.

Quyền chọn ngoại tệ với VND

Tháng 4/2005 NHNN Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với VNĐ. ACB là ngân hàng đầu tiên được thí điểm nghiệp vụ này, với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VNĐ).

Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 8 triệu USD-100.000 USD và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, GPbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w