NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN

2.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trong quá trình hội nhập kinh tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò quá trình phát triển kinh tế để có thể vừa tận dụng được nguồn vốn quốc tế vừa có thể đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam. Việc mở ra các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ đã chứng tỏ chính sách ngoại hối ngày càng thông thoáng hơn, giúp các đối tượng tham gia tự do hơn trong khi tham gia thị trường ngoại hối và quản lý được rủi ro của hoạt động ngoại hối được chặt chẽ hơn. Tuy nhiên cho đến nay thị trường ngoại hối phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Một số nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là:

2.3.1 Cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh

Từ lúc ra đời của các hợp đồng phái sinh tiền tệ đầu tiên, Ngân hàng nhà nước đã liên tục đưa ra những văn bản phát quy điều chính và mở rộng các nghiệp vụ trong hoạt động phái sinh tiền tệ. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa đáp ứng được như cầu của các đối tượng thị trường.

Theo quy định hiện tại các đối tượng là cá nhân và các tổ chức khác không được phép tham gia vào giao dịch hoán đổi. Điều này đã hạn chế về khối lượng giao dịch của loại hợp đồng này đồng thời cũng khiến các đối tượng này không có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này. Chính điều này đã khiến cho hợp đồng hoán đổi vẫn chưa phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua.

2.3.1.2 Các hạn chế trong quy định về hợp đồng quyền chọn ngoại tệ giữa ngoại tệ và VND

Hiện nay như cầu chủ yếu của của các khách hàng khi sử dụng hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là hợp đồng quyền chọn giữa một ngoại tệ với VND để phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất mình mà rất ít có nhu cầu giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ. Tuy nhiên thì hiện tại, giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND mới dừng lại ở việc thực hiện thí điểm và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế trong quy định về quyền chọn giữa ngoại tệ và VND đã khiến cho các khách hàng chưa thực sự hứng thú với hợp đồng này. Điều này dẫn đến hợp đồng quyền chọn chưa phát triển mạnh mẽ tại nước ta.

2.3.1.3 Chưa có những quy định để phát triển hợp đồng tương lai tại nước ta

Hiện nay nước ta chưa có một quy định chính thức nào điều chỉnh về hợp đồng tương lai cũng như chưa có những quy định để có thể thành lập một thị trường giao dịch chính thức của hợp đồng tương lai. Điều nay dẫn đến trong tương lai gần, hợp đồng tương lai chưa thể phát triển tại Việt Nam.

2.3.2 Chính sách tỷ giá thiếu linh hoạt

Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là Ngân hàng nhà nước dự trên thị trường đưa ra tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các Ngân hàng thương mại dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng này ấn định tỷ giá mua bán của ngân hàng mình trong một biên độ cho phép xung quanh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Biên độ mà Ngân hàng nhà nước quy định:

Bảng 2.4 Biên độ dao động của tỷ giá ở Việt Nam qua các thời kỳ Số quyết định Ngày có hiệu lực Biên độ chophép

65/1999/QĐ- NHNN 25/02/1999 +/- 0,1% 679/2002/QĐ-NHNN 01/07/2002 +/- 0,25% 2554/QĐ-NHNN 02/01/2007 +/- 0.5% 3039/QĐ-NHNN 25/12/2007 +/- 0.75% 504/QĐ-NHNN 10/03/2008 +/- 1% 1436/QĐ-NHNN 27/06/2008 +/- 2%

2635/QĐ-NHNN 07/11/2008 +/- 3%

672/QĐ-NHNN 24/03/2009 +/- 5%

2666/QĐ-NHNN 26/11/2009 +/- 3%

230/QĐ-NHNN 11/02/2011 +/- 1%

Qua bảng trên ta có thể thấy được biên độ tỷ giá mà Ngân hàng nhà nước cho phép trong suốt giai đoạn từ năm 1999 đến nay luôn trong một phạm vi hẹp. Chính sách tỷ giá này khiến cho tỷ của nước ta chỉ biến động trong phạm vi hẹp, chưa có những biến động mạnh để các khách hàng nhận thấy được rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy nên khách hàng ít quan tâm đến vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá khiến cho thị trường ngoại hối phát sinh chưa phát triển.

2.3.3 Thiếu kiến thức kinh nghiệm về các công cụ phái sinh tiền tệ

2.3.3.1 Thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng hợp đồng phái sinh tiền tệ

Các sản phẩm ngoại hối phái sinh mới được áp dụng tại Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây, các Ngân hàng thương mại cũng như các đối tượng khác của sản phẩm mới bước đầu làm quen với nghiệp vụ này. Chính vì vậy không thể tránh khỏi việc thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm về nghiệp vụ này. Để phát triển được hoạt động này đòi hỏi các ngân hàng cần phải có một hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế chính xác và cập nhật liên tục cũng như cần có đội ngũ nhân viên quản lý, giao dịch viên có kiến thực và được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Do thực trạng này nên các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ vẫn chưa phát triển mạnh tại các ngân hàng cũng như có đối tượng khác.

2.3.3.2 Chưa có các trường lớp chính thức đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ này

Để có được đội ngũ nhân viên có kiến thực trong lĩnh vực này đòi hỏi nước ta phải có một hệ thống trường lớp đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Tuy nhiên hiện tại tại nước ta chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên ngành này. Các nghiệp vụ này mới giảng dạy tại một số môn trong ngành Tài chính Ngân hàng ở một số trường mà chưa phát triển thành một chuyên ngành riêng và nghiên cứu sâu về mọi vấn đề liên quan. Chính vì vậy các ngân hàng vẫn chưa có được đội ngũ nhân viên có chất lượng cao trong lĩnh vực này. Hầu hết các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này đều dựa trên những kiến thức tự thu thập và mò mầm của mình trong quá

trình tiếp xúc với nghiệp vụ này. Chính vì vậy mà nghiệp vụ phái sinh tiền tệ vẫn chưa thể phát triển nhanh và mạnh mẽ tại nước ta.

2.3.4 Chế độ hạch toán kế toán còn nhiều vấn đề

Chế độ hạch toán kế toán hiện tại đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và nghiệp vụ ngoại hối phái sinh nói riêng vẫn chưa hoàn thiện. Thiếu những tiêu chuẩn kế toán hợp lý để ghi nhận và đánh giá giá trị các công cụ này dẫn đến các cơ quan giám sát không có được thông tin đầy đủ chính xác để giám sát thị trường và an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay, việc hạch toán chỉ chú trọng tới phần lãi lỗ thực tế phát sinh trong khi phần lãi lỗ dự kiến lại chưa được quan tâm đúng mức, đồng thời việc ghi sổ kế toán vẫn chưa phản ảnh được sự thay đổi liên tục của giá trị hợp đồng theo thị trường. Điều này khiến cho các cơ quan giám sát ngân hàng không nắm bắt được đấy đủ thông tin dẫn để không đưa ra được các giải pháp kịp thời để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng cũng như giúp cho các ngân hàng phát triển.

2.3.5 Các nguyên nhân khác

2.3.5.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối chưa được chú trọng tại các ngân hàng

Hiện nay hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn chưa được các ngân hàng đẩy mạnh phát triển. Hầu hết các ngân hàng chỉ có phòng kinh doanh ngoại hối riêng biệt tại hội sở chính và các chi nhánh lớn. Bên cạnh đó công nghệ áp dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối của một số ngân hàng vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu trong quá trình hoạt động. Việc hoạt động kinh doanh ngoại hối chưa phát triển dẫn đến hệ quả tất yếu là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh cũng chưa thể phát triển được.

2.3.5.2 Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ “chợ đen”

Sự tồn tại một thị trường ngoại tệ “chợ đen” song song với thị trường chính thức, sự chênh lệch giữa tỷ giá của thị trường chợ đen cùng với một số hạn chế về điều kiện giao dịch trên thị trường chính thức đã dẫn đến nhiều thành phần của nền kinh tế lựa chọn việc giao dịch trên thị trường “chợ đen”. Việc tồn tại song song cả 2 thị trường như vậy khiến cho thị trường ngoại hối của Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cũng khiến cho nhiều khác hàng không muốn tham gia vào thị trường ngoại hối. Chính vì vậy nên thị trường ngoại hối nói chung và thị trường ngoại hối phái sinh nói riêng chưa thực sự phát triển.

Việc tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm phái sinh tiền tệ đến với những nhóm khách hàng mục tiêu vẫn chưa được đẩy mạnh. Nhiều khách hàng có nhu cầu trong việc sử dụng hợp đồng phái sinh tiền tệ để bảo hiểm rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng do không hiểu rõ về nghiệp vụ này nên cũng chưa tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó các dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các ngân hàng vẫn chưa hoàn thiện, do hạn chế trong kinh nghiệm và kiến thức nên hầu thế các nhân viên chỉ thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng mà chưa dám đảm nhận vai trò tư vấn hỗ trợ cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp để đảm bảo được lợi ích của khách hàng cũng như lợi ích cho ngân hàng.

Kết luận chương 2:

Tóm lại, sau hơn 10 năm xuất hiện và được sử dụng tại Việt Nam, các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đã có những thay đổi và đang dần dần hoàn thiện. Tuy nhiên do vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về cả phía thị trường lẫn các Ngân hàng Thương mại nên thị trường này vẫn chưa thực sự phát triển đúng mức so với những lợi ích mà nó có thể mạng lại. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng, nghiệp vụ giao ngay vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Chính vì vậy nên rất cần những giải phát từ cả phía nhà nước lẫn các Ngân hàng Thương mại để giúp cho thị trường này có thể phát triển trong tương lại.

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w