2.2.1. Tổng quan về thị trường thẻ Việt Nam những năm vừa qua.
Từ năm 1993 thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam : 32 NHTM phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa, số lượng thẻ các ngân hàng đã phát hành xấp xỉ 8,3 triệu thẻ ( trong đó thẻ ghi nợ nội địa hay còn gọi là thẻ ATM chiếm 93,87%, tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế với 3,65%, thẻ tín dụng quốc tế chiếm 2,22%
cuối năm 2007 là 4.300 máy, hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS. Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng.
Bảng 2.4 : Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm
Năm Số lượng thẻ phát hành
Đơn vị : chiếc
Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế Đơn vị : triệu USD
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Đơn vị : triệu USD
1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,2 80 1999 2.500 1,1 70 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470 2005 1.250.000 130 600 2006 3.500.000 320 900 2007 8.300.000
( Nguồn : Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam )
Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các ngân hàng khác cũng đưa ra các sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S-Card của NHCT Việt Nam; Thẻ Vạn dặm của NHĐT&PTVN; Thẻ đa năng của NH Đông Á; Thẻ Fast Access của Techcombank; Sài gòn Bank Card của NHTMCP Sài Gòn Công Thương; ACB E-Card, Citimard của ACB; Vib values Card của NHTMCP Quốc Tế… Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, Connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút
tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM…
Hệ thống ATM của các ngân hàng mỗi năm cũng tăng lên nhanh chóng. Thí dụ như 3 NHTMNN là Vietinbank, BIDV, Agribank : trong giai đoạn đầu triển khai dịch vụ Thẻ ( năm 2003 ), mỗi ngân hàng này chỉ có từ 25 – 30 máy ATM, nay đã tăng gấp 20 lần so với số lượng máy ban đầu. Hiện nay, số máy của Vietinbank là 492 máy, của BIDV là 682 máy, của Agribank là 621 máy.
Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các NHTM phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Vì vậy đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được. Chính vì vậy mà việc liên kết của các NHTM nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻ ở Việt Nam, các ngân hàng sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu chi phí cho các ngân hàng được lợi từ hệ thống khách hàng đối tác, ngược lại ngân hàng đối tác sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống máy ATM sẵn có. Sự liên kết giữa các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ Việt Nam bởi lẽ nó tạo ra một cộng đồng đông đảo các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Chính vì những nhu cầu đòi hỏi của thị trường cũng như những lợi ích mà việc liên kết giữa các ngân hàng đem lại nên các liên minh thẻ đã lần lượt được ra đời. Đó là : liên minh thẻ của Vietcombank và một số NHTMCP ( nay là công ty Smartlink với 25 thành viên ), công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia ( Banknet ) của 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần, hệ thống VNBC của ngân hàng Đông Á và cuối cùng là liên minh thẻ ANZ/Sacombank.
Tính đến hết năm 2007, công ty Smartlink đã lắp đặt 2.056 máy ATM ( chiếm 48% ), 17.502 máy POS/EDC ( chiếm 57% ), số lượng thẻ đã phát hành là 4.721.946 ( 57% ); Liên minh thẻ Đông Á đã phát hành 1.766.053 thẻ ( chiếm 21% ), với 783 máy ATM ( chiếm 18% ), 1.682 máy POS/EDC ( chiếm 57% ); Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% ( 2.654 máy ), máy POS/EDC chiếm 46% ( 10.548 máy ) và đã phát hành 5.170.229 thẻ ( chiếm 62% ).
Có thể nói, Việt Nam là nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực, dân số trẻ, số lượng người Việt Nam đi học tập, du lịch, chữa bệnh, làm ăn, xuất khẩu lao động tăng mạnh… Ngược lại, sau hơn 1 năm ra nhập WTO người nước ngoài đến Việt Nam cũng không ngừng tăng nhanh. Thực tế trong thời gian qua, số lượng thẻ ATM và thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành tăng cao tập trung chủ yếu ở giới trẻ. Bởi vậy, chắc chắn trong thời gian tới, thị trường thẻ ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa.