Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel tại công ty Cổ phần Hoàng Long 2011
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanhnghiệp Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng quyếtliệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanhnghiệp phù hợp Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất,tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệvề doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới Songthực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụsản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động củamôi trường cạnh tranh Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảmbảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càngphức tạp và nặng nề.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải đẩynhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh tốc độtiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân tích vàđánh giá mọi mặt của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường, kháchhàng kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp đểtìm hướng đi đúng đắn.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán cái mà thị trườngcần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có Việc xác định cái mà thịtrường cần là một bước rất quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứngvững trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tụcphát triển vươn lên, đạt được những mục tiêu, chính sách mà doanh nghiệp đãđặt ra Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mấtđi thị phần, dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh
Trang 2Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệphiện nay đã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiênviệc áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ lại hoàn toànkhông giống nhau ở các doanh nghiệp Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốnhư: đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện cócủa doanh nghiệp, nền kinh tế,… Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biệnpháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ Cónhư vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao và giúpdoanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đề ra.
Công ty Cổ phần Hoàng Long là một doanh nghiệp sản xuất Do vậy việc đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng Trong 2 năm vừa qua, công ty đã chútrọng đến công tác tiêu thụ song kết quả tiêu thụ của công ty chưa đạt hiệuquả cao, chưa được nhiều khách hàng quan tâm Trong năm 2011, công ty đãđặt mục tiêu về doanh thu tiêu thụ là 50 tỷ đồng gấp 1,67 lần năm 2010 Vậyđể đạt được kết quả đó công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rất quan trọngđối với công ty Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hoàng Long,trên cơ sở những lý luận đã được học ở Trường Đại học kinh tế & Quản trịkinh doanh kết hợp với những kiến thức đã học được trong thực tế của côngty Được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo công ty và sự hướng dẫn, chỉ bảo tậntình của thầy Trần Quang Huy em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài cho khóa luậntốt nghiệp của mình đó là:
“Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel tại công ty Cổphần Hoàng Long”.
Em mong rằng đề tài khóa luận này trước hết có thể giúp bản thân em tổnghợp được tất cả những kiến thức đã học được trong nhà trường vừa qua và sauđó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sảnphẩm gạch xây Tuynel tại công ty Cổ phần Hoàng Long.
2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 3-Khảo sát thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch xây Tuynel và kết quảhoạt đông tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Hoàng Long
-Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại, nguyên nhân, kiếnnghị một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch xâyTuynel tại công ty.
3 Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận chủ yếu tập chung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạchxây Tuynel tại công ty Cổ phần Hoàng Long Đứng trên góc độ của ngườiphân tích để đưa ra các luận giải, đề xuất các biện pháp, các ý kiến nhằm đẩymạnh hoạt động tiêu thụ tại công ty.
6 Kết cấu của khóa luận:
Khóa luận của em gồm ba nội dung đó là:
Chương I : Lý luận về tiêu thụ sản phẩm tại các Doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường.
Chương II : Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch xây Tuynel tạiCông ty Cổ phần Hoàng Long
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch xâyTuynel tại Công ty Cổ phần Hoàng Long
Trang 41.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung giangiữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thụchiện Giữa sản xuất và tiêu dùng, quyết định bản chất cuả hoạt động lưu thôngvà thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp Việc chuẩn bịhàng hóa trong sản xuất trong lưu thông, các nghiệp vụ sản xuất ở các khâubao gồm:phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng đểbán, và vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng Để thực hiện các quy trìnhliên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm, hàng hóa đòi hỏi phải tổ chứchợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tácnghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sảnphẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tếvà kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường.Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị bán hàng, tổ chức mạng lướibán hàng, xúc tiến bán hàng, …, cho đến các dịch vụ sau bán hàng.
1.1.1.2 Thực chất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp được hiểu là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau từviệc tìm hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc
Trang 5tiến bán hàng…cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặtbảo hành, bảo dưỡng,…
Tóm lại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm hai quátrình có liên quan:
Một là các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loạibao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, vận chuyển theo yêu cầu của kháchhàng.
Hai là các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩmnghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồ dưỡng và quản trị lựclượng bán hàng.
1.1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
Công tác tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bấtcứ một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào Có thểnói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sảnphẩm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu, các nghiệp vụ khác.Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục vànhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiềunhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lạiphục thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ sản phẩm Do đó nếu như hoạt độngtiêu thụ mà diễn ra liên tục, đạt hiệu quả thì làm cho số ngày trong một vòngquay của vốn rút ngắn lại Khi đó một đồng vốn sẽ tạo ra nhiều đồng doanhthu hay lợi nhuận hơn.
Hoạt động tiêu sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khisản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc thiếtbị, nhiên liệu động lực,… để sản xuất ra sản phẩm Như vậy vốn tiền tệ củadoanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa Khi sản phẩm được tiêu thụ,doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho các chu kỳ tiếp theovà có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụsản phẩm.
Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của các hoạt độngtiêu thụ sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng cao, hoàn
Trang 6thiện quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong quá trình sản xuất Nếu côngtác tiêu thụ sản phẩm tốt nghĩa là doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng hànghóa lớn, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp Việc tổ chức hợplý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loạichi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khảnăng cạnh tranh cùa doanh nghiệp trên thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp,nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chấtlượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch, thanh toán thuận tiện,đơn giản, dịch vụ bán hàng và hậu mãi tốt,… Thực hiện tốt các khâu cuả quátrình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sảnphẩm lớn và lôi cuốn thêm khách hàng không ngừng mở rộng thị phần.
Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần làviệc đem sản phẩm của mình ra bán trên thị trường mà trước khi sản phẩmđược người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫnsức lao động của người cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từviệc điều tra nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, trang thiết bị máy móchiện đại, dây chuyền công nghệ tiên tiến đáp ứng năng suất và chất lượng sảnphẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chàohàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức độingũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, có trình độ hiểu biết cầnthiết để đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng,là thước đo để đánh giá độ tin cậy cảu người tiêu dùng đối với nhà sản xuất.Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũinhau hơn, nhà sản xuất tìm được cách đáp ứng nhu cầu tốt hơn và thu đượclợi nhuận cao hơn.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng Nếu thựchiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở
Trang 7vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong và ngoàinước Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạnchế hàng nhập khẩu, nâng cao vị thế hàng nội địa.
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất quantrọng đối với các doanh nghiệp Nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đãđịnh trước đó là:
Thứ nhất là mục tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh
nghiệp hạch toán kinh doanh:
∑Lợi nhuận = ∑Doanh thu- ∑Chi phí
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm màkhông tiêu thụ được hoặc ít tiêu thụ được thì lợi nhuận sẽ thấp hoặc có thểhòa vốn hoặc lỗ.
Thứ hai là mục tiêu vị thế của doanh nghiệp:
Vị thế của doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượnghàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường Tiêu thụ sàn phẩm có ý nghĩaquyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Tiêu thụ mạnh làmtăng vị thế của doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp sẽ không có vị thếtrên thịtrường nếu như sản phẩm của doanh ngiệp không tiêu thụ được.
Thứ ba là mục tiêu an toàn:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm được sản xuấtra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phảiđược diễn ra liên tục có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.Do vậy, thị trường đảm bảo sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Thứ tư là mục tiêu đảm bảo tái sản xuất:
Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêudùng Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi Nó là một bộ
Trang 8phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất Do đó, thị trường có ý nghĩa quantrọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.
1.2 NỘI DUNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢNXUẤT KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm1.2.1.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hóa, là nơi mà người bán và người mua tácđộng qua lại để định giá cả và lượng hàng mua bán Như vậy thị trường làtổng thể các quan hệ về lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và dịch vụ.Để thành công trên thị trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phảithực hiện công tác nghiên cứu, thăm dò và thâm nhập thị trường nhằm mụctiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng thâm nhập vào thị trường củadoanh nghiệp mình từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập và thích ứngvới thị trường và làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó Quátrình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước đó là:
- Thu thập thông tin- Xử lý thông tin- Ra quyết định
1.2.1.2 Nghiên cứu người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua sắm hàng hóa để phục vụ nhu cầutiêu dùng cá nhân, gia đình, hoặc của tập thể vì nhu cầu sinh hoạt Nghiên cứungười tiêu dùng sẽ làm rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua hàngvà quá trình ra quyết định của người tiêu dùng, qua đó doanh nghiệp biếtthêm về khách hàng của mình để có thể ứng xử phù hợp, phục vụ tốt hơn,nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Cácnhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng được phân chia làmbốn nhóm chính đó là:
- Những nhân tố mang tính chất văn hóa bao gồm nền văn hóa và địa vịgiai tầng xã hội Văn hóa là nguyên nhân cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa
Trang 9thích và thói quen, hành vi ứng xử của người tiêu dùng thể hiện thông quaviệc mua sắm hàng hóa của họ Những người có trình độ văn hóa cao thì yêucầu của họ đối với sản phẩm có sự khác biệt so với những người có trình độthấp hơn Những người chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sựgiống nhau
- Những yếu tố mang tính chất xã hội: Bao gồm các nhóm tham khảo,gia đình, vai trò và địa vị của các cá nhân trong nhóm và trong xã hội ảnhhưởng tới hành vi mua của một cá nhân, cá nhân nào càng hòa đồng thì càngchịu ảnh hưởng của dư luận nhóm Gia đình là yếu tố có ảnh hưởng nhiềunhất tới hành vi của người mua vì sự biến động của nhu cầu tiêu dùng luôngắn liền với sự hình thành và biến động của gia đình và quyết định mua sắmcủa những cá nhân luôn chịu tác động từ các cá nhân trong gia đình.
- Các nhân tố thuộc về bản thân cá nhân như tuổi tác, nghề nghiệp,hoàn cảnh kinh tế, lối sống, cá tính, với những quan điểm của bản thân mangtính chất quyết định đến hành vi tiêu dùng, sản phẩm tiêu dùng.
- Những yếu tố thuộc về tâm lý như động cơ, nhận thức Niềm tin vàthái độ cũng ảnh hưởng tới quá trình quyết định mua và lựa chọn sản phẩmcủa từng cá nhân.
Đối với người tiêu dùng, việc mua sắm luôn diễn ra từng ngày và đểquyết định mua gì, mua như thế nào, mua ở đâu thường phải trải qua một tiếntrình bao gồm 5 giai đoạn và thể hiện qua sơ đồ sau:
Quá trình này có thể diễn ra rất nhanh khoi hành vi tiêu dùng mang tínhlặp lại hay đối với các sản phẩm quá quen thuộc và ngược lại nó lại rất dài khingười tiêu dùng tiếp cận với những hàng hóa mới, giá trị thường lớn và chịusự tác động từ nhiều phía mọi người xung quanh.
Nhận biết nhu cầu
Trang 10Năm giai đoạn của quá trình quyết định mua đã mô tả tổng quát và đầyđủ diễn biến của hành vi mua, song nhiều trường hợp như phân tích ở trênngười mua không nhất thiết phải đảm bảo trải qua đầy đủ các bước trên.
Việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về người tiêu dùng, những yếu tố ảnhhưởng đến hành vi mua của họ sẽ rất cần thiết khi doanh nghiệp muốn tiêuthụ hàng hóa Người tiêu dùng là người sử dụng các sản phẩm và sẽ trả tiềncho các sản phẩm đó Do vậy phản ứng của họ mua hàng hay từ chối mua sẽảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải cóchiến lược thích nghi sao cho tạo ra những ưu thế cho sản phẩm của doanhnghiệp mình Kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời sử dụng cácbiện pháp công cụ trong tiêu dùng đồng thời sử dụng các biện pháp công cụtrong tiêu thụ đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng.
1.2.2 Chính sách giá bán
Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu thịtrường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như:tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thịtrường,…Bởi vậy, chính sách giá bán của doanh nghiệp phù hợp với xu thếthị trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tạicũng như trong tương tai Chính sách giá hướng chủ yếu vào các vấn đề sau:
* Các chính sách giá bán
- Chính sách định giá theo thị trường: Đây là cách định giá khá phổbiến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là định giá bán sản phẩm xoay quanhmức gái thị trường của sản phẩm đó Ở đây, do không sử dụng yếu tố giá làmđòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanhnghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị Áp dụng chính sách giá bán này đòihỏi doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sảnxuất kinh doanh.
- Chính sách định giá thấp: Là chính sách định giá thấp hơn mức giá thịtrường, có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau tùy theo tình hình sản phẩm
Trang 11và thị trường Do vậy, định giá thấp có thể đưa ra các cách khác nhau nhưsau:
Thứ nhất: Định giá bán thấp hơn giá thống trị trên thị trường nhưng caohơn giá trị sản phẩm( tức là có mức lãi thấp nhất) Nó được ứng dụng trongtrường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khốilượng lớn, hoặc dùng để chiếm lĩnh thị trường.
Thứ hai: Định giá thấp hơn giá trị thường và cũng thấp hơn giá trị sảnphẩm(doanh nghiệp chấp nhận lỗ) Cách định giá này áp dụng trong giai đoạnkhai trương của hàng hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn.
- Chính sách định giá cao: Tức là chính sách định giá cao hơn mức giáthống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm Cách định giá này có thểchia ra:
Thứ nhất: Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùngchưa biết rõ chất lượng sản phẩm của nó, chưa có cơ hội đẻ so sánh về giá,doanh nghiệp áp dụng mức giá cao sau đó giảm dần.
Thứ hai: Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độcquyền áp dung giá cao( giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền.
Thứ ba: Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng tuy không thuộcloại cao cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt, tâm lý người tiêu dùng thíchphô trương giàu sang, do vậy áp dụng mức giá cao sẽ tốt hơn giá thấp.
Thứ tư: Trong một số trường hợp đặc biệt, định mức giá bán rất cao đểhạn chế người mua, để doanh nghiệp tìm đến sản phẩm thay thế hoặc tìm nhucầu thay thế.
- Chính sách ổn định giá bán: Tức là không thay đổi giá bán sản phẩmtheo cung cầu từng thời kỳ, hoặc dù bán sản phẩm đó ở nơi nào trong phạm vitoàn quốc Cách định giá ổn định giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững vàmở rộng thị trường.
- Chính sách bán phá giá: Mục tiêu của bán phá giá là để toous thiểuhóa rủi ro hay thua lỗ Bán phá giá chỉ áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá
Trang 12Kênh 1 cấp Kênh 2 cấp Kênh 3 cấp Kênh trực tiếp
nhiều và bị cạnh tranh gay gắt, sản phẩm đã bị lạc hậu trên thị trường, sảnphẩm mang tính thời vụ khó bảo quản, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn.
1.2.3 Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiệnbằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từcác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng.
Mặt khác cũng có rất nhiều hình thức tiêu thụ nhưng đại đa số các sảnphẩm là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, …, trongquá trình tiêu thụ, nói chung đều thông qua một số kênh chủ yêú Việc thựchiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thông qua hai hình thức, đó là tiêu thụ trựctiếp và tiêu thụ gián tiếp Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụsản phẩm Trong mỗi kênh đều có những ưu và nhược điểm riêng, do vậy việclựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín, các
Nhà sản suất
Người tiêu dùng
Nhà bán lẻ
Nhà bán buôn
Đại lý bán buôn
Nhà sản suất Nhà sản suất Nhà sản suất
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Nhà bán lẻNhà bán buôn
Nhà bán lẻ
Trang 13mặt hàng, …, của doanh nghiệp Trên đây là hệ thống kênh phân phối sảnphẩm
- Kênh trực tiếp: Người tiêu dùng mua hàng trực tiếp thông qua cửahàng giới thiệu sản phẩm Kênh này khối lượng tiêu thụ sản phẩm thấp xonglại mang ý nghĩa quan trọng Bởi vì doanh nghiệp đối thoại trực tiếp vớingười tiêu dùng thông tin nhận được là hoàn toàn chính xác, doanh nghiệp cóđiều kiện và cơ hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và giả đáp thắc mắctrực tiếp của người tiêu dùng về sản phẩm của mình, điều này góp phần củngcố uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Kênh 1 cấp: Quá trình tiêu thụ sản phẩm đi qua một khâu trung gianlà người bán lẻ, trung gian này trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng,đây chính là bộ phận có đóng góp quan trọng cho việc quảng bá sản phẩm, tạođiều kiện thuận lợi cho hành vi mua của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng một cách nhanh nhất
- Kênh 2 cấp: Kênh tiêu thụ này trải qua hai khâu trung gian là ngườibán buôn và người bán lẻ, trong cơ chế thị trường hiện nay thì có hai loại đạilý là đại lý tư nhân và đại lý quốc doanh Các đại lý tư nhân thường có vốn ítnên phải thế chấp tài sản hay thanh toán chậm Kết quả kinh doanh luôn gắnvới lợi ích của bản thân nên họ luôn nhiệt tình, năng động tìm các biện phápkinh doanh tốt nhất, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp Còn các đại lý quốcdoanh mang nặng tính chất của thành phần kinh tế quốc doanh nên vẫn cònthờ ơ với quá trình kinh doanh, chi phí bán hàng còn cao do ý thức tráchnhiệm của nhân viên bvans hàng, quản lý còn kém làm cho số lượng tiêu thụkhồng cao Tuy nhiên, các đại lý quốc doanh có hệ thống của hàng phongphú, tiện lợi, có uy tín với thị trường, khách hàng Đó chính là điều kiện thuậnlợi cho cho các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh có lợi hơn Vì trực tiếpgiao dịch với doanh nghiệp là người bán buôn nên ưu điểm của kênh tiêu thụnày là khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, kết quả tiêu thụ nhiều hay ít ảnhhưởng đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc thu
Trang 14hút khách hàng, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ thường được giải quyết bằngnhững kỹ thuật yểm trợ như: giảm giá, khuyến mại, hỗ trợ vận chuyển, chiếtkhấu thanh toán, bán hàng… công tác chuẩn bị sản phẩm của doanh nghiệpphải nhanh, chính xác, kịp thời Điều này sẽ góp phần tạo lập uy tín củadoanh nghiệp đối với bạn hàng trong việc thực hiện hợp đồng được hai bênký kết.
- Kênh 3 cấp: Đây là kênh tiêu thụ mà doanh nghiệp khó quản lý vàkhó theo dõi nhất Trong kênh có 3 khâu trung gian đó là: đại lý,người bánbuôn và người bán lẻ Do đó, tính chính xác của những thông tin phản hồi màdoanh nghiệp nhận được bị hạn chế, và không chính xác vì thế nếu mà doanhnghiệp không kịp thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường thì rất dễ bị mấtthi trường Tuy nhiên , đây là kênh thị trường sản phẩm có số lượng lớn, ảnhhưởng trực tiếp, quan trọng đến hoạt động tiêu thụ và sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Để đạt hiệu quả cao đối với kênh này doanh nghiệp cần ápdụng nhiều biện pháp đối với công tác tài chính như phải xác định tư cáchpháp nhân của các đại lý một cách đích thực nhằm tạo uy tín doanh nghiệpvới khách hàng gián tiếp thông qua đại lý, thường xuyên theo dõi, thu thậpthông tin về các hoạt động tài chính của đại lý.
Trang 15+ Mua đứt bán đoạn: Là hình thức mà bên bán chủ động bán hàng,chào hàng, phá giá, bên mua căn cứ theo khả năng tiêu thụ, giá bán tính toánvà các rủi ro Nếu mua được sẽ thỏa thuận với người bán để ký kết hợp đồngmua bán Hình thức này có thể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất có thể theomột kế hoạch sản xuất ổn định, hiệu quả Bên mua hoàn toàn chủ động trongviệc định giá bán và số lượng bán ra.
+ Mua bán theo hình thức ký gửi đại lý: Đây là hình thức có ý nghĩa bổsung cho hình thức mua đứt bán đoạn trong trường hợp vì lý do nào đó màkhông thể đáp ứng được hình thức trên Với hình thức này, hai bên sẽ thốngnhất với nhau về giá cả và các chi phí phát sinh trong quá tình tiêu thụ cũngnhư phần lợi nhuận mà đại lý được hưởng.
+ Mua bán theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Hợptác doanh nghiệp có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khai thác tạothêm nguồn hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm hàng hóa góp phầnđiều tiết thị trường, đảm bảo hai bên cùng có lợi.
Phương thức bán buôn có ưu điểm đó là: Tiêu thụ ổn định, thời gianlưu thông hàng hóa nhanh, khối lượng tiêu thụ hàng lớn tạo điều kiện chodoanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lưu thông, thu hồi vốn nhanh.
Nhược điểm của phương thức bán buôn này là: Sản phẩm trải quanhiều khâu trung gian rồi mới tới tay người tiêu dùng cuối cùng Do vậy,người sản xuất phải phân chia lợi nhuận, không kiểm soát được giá, thông tinthực tế về khách hàng cuối cùng thường bị mờ, không chính xác.
** Phương thức bán lẻ trực tiếp: Đây là hình thức người sản xuất bánsản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian phânphối Doanh nghiệp trực tiếp mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, đồngthời tổ chức các dịch vụ kèm theo Để thực hiện tốt phương thức này doanhnghiệp phải hoàn thiện và tăng cường bổ sung hệ thống tiêu thụ cả về conngười và khả năng hoạt động, đồng thời phát tiển các hoạt động dịch vụ đốivới khách hàng.
Trang 16Ưu điểm của phương thức bán lẻ trực tiếp đó là hệ thống của hàng tiệnlợi cho khách hàng, doanh nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh, chính xácmong muốn và nguyện vọng của người tiêu dùng, từ đó đề ra biện pháp tốthơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nhược điểm đó là: Với hình thức tiêu thụ này có tổ chức phức tạp, thờigian chu chuyển vốn chậm, thời gian lưu thông hàng hóa kéo dài làm cho chukỳ sản xuất kéo dài, quan hệ thị trường bị bó hẹp.
1.2.5 Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Để đạt hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp có rất nhiềubiện pháp để hỗ trợ tiêu thụ như quảng cáo, những hình thức quảng cáo bêntrong mạng lưới thương mại, chào hàng, hội chợ, triển lãm, khuyến mại, giảmgiá, chiết khấu thương mại,…
Quảng cáo: Là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin chocác phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng khônggian và thời gian nhất định Thực chất của quảng cáo là thông tin đến côngchúng, người tiêu dùng về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩmấy Mục tiêu của quảng cáo là đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ cũng như làm tăngkhả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, lôi kéo ngày càng nhiều kháchhàng về phía doanh nghiệp Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm mới hoặcnhững sản phẩm được cải tiến cho khách hàng, làm cho khách hàng biết đếnnhững sản phẩm của doanh nghiệp,những điểm khác biệt tốt hơn của doanhnghiệp, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp so với cácđối thủ cạnh tranh Phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú, baogồm:
+ Báo chí: Là phương tiện quảng cáo nhằm vào đối tượng trên phạm virộng, nội dung của báo chí bao gồm ba bộ phận hợp thành: chữ, trang vẽquảng cáo, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Đài phát thanh: Là phương thức quảng cáo thông dụng, có khả năngthông báo nhanh, rộng rãi Để nâng cao hiệu quả quảng cáo bằng radio cần
Trang 17chú ý đến thời điểm thông tin, số lần lặp lại thông tin và thời gian dành chomột thông tin.
+ Vô tuyến truyền hình: Là phương tiện quảng cáo chuyên dụng nhấthiện nay, thông qua hình ảnh sản phẩm ở góc độ có lợi nhất( nhờ kỹ xảo điệnảnh) để các hộ gia đình bị kích thích, lôi cuốn và quan tâm đến sản phẩm,nhất là những sản phẩm mới.
+ Áp phích: Là hình thức cho phép khai thác tối đa, lợi về kích thướchình ảnh, màu săc, vị trí, chủ đề quảng cáo, áp phích quảng cáo bao gồm bảngquảng cáo và các tờ rơi quảng cáo.
+Bao bì và nhãn hiệu hàng hóa: Đây là phương tiện quảng cáo hànghóa quan trọng và thông dụng, có hiệu quả cao Phương tiện quảng cáo nàylàm cho khách hàng tập trung chú ý vào hàng háo Nó vừa góp phần nâng caochất lượng hàng hóa vừa đảm bảo giá trị sử dụng caiur hàng hóa.
+ Quảng cáo bằng bưu điện: Đây là hình thức quảng cáo mà doanhnghiệp liên hệ với khách hàng quan trọng, gửi cho họ catalo, thư chúc tếtquảng cáo, mẫu hàng và các ấn phẩm quảng cáo qua bưu điện Hiệu quả củaphương tiện này không lớn do chỉ tập trung vào một lượng khách hàng cụ thể.
- Những hình thức quảng cáo bên trong mạng lưới thương mại:
+ Biển đề tên cơ sở sản xuất kinh doanh: Yêu cầu tên cơ sở phải rõràng, viết bằng chữ lớn đảm bảo cho mọi người có thể nhìn thấy được và đặtgiưa lối vào cửa chính của cơ quan.
+ Tủ kính quảng cáo: Là hình thức quảng cáo chính và phổ biến của hệthống của của hàng giới thiệu sản phẩm Tủ kính có nhiều loại: tủ kính của sổ,tủ kính giữa gian… mỗi loại phù hợp với vị trí và công dụng riêng.
+ Bày hàng ở nơi bán hàng: Là hình thức quảng cáo phổ biến trong mọiloại hình thương nghiệp có quy mô cơ cấu mặt hàng và địa điểm doanhnghiệp khác nhau Nó thích hợp cho cả mạng lới thương nghiệp bán buôn vàbán lẻ.
Trang 18+ Quảng cáo thông qua người bán hàng: Thông qua người bán hàngthông báo cho khách hàng bằng miệng và bằng chữ về hàng hóa, nội quy bánhàng, phương thức thanh toán,… Người bán hàng phải có kiến thức chuyênmôn về hàng hóa, các nghệ thuật bán hàng, chào hàng, biết trình bày sảnphẩm và những kiến thức khác về thị trường.
Các hoạt đông hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác:
+ Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề, mời ăn, tặngquà với mục đích xây dựng mối quan hệ cộng đồng, mối quan hệ thân thiệngiữa doanh nghiệp với khách hàng, gây dựng lòng tin cho khách hàng Từ đótạo sự ủng hộ của khách hàng đối với doanh nghiệp trên khía cạnh nào đó tạosự ràng buộc giữa khách hàng và doanh nghiệp.
+ Chào hàng: Là biện pháp sử dụng nhân viên bán hàng đến giới thiệuvà bán trực tiếp cho khách hàng và công chúng.
+ Hội chợ triển lãm: Nhằm giới thiệu sản phẩm hàng hóa của doanhnghiệp với khách hàng Hội chợ là nơi các doanh nghiệp gặp gỡ nhau trao đổivà tìm kiếm thông tin, tìm kiếm nguồn hàng mới, bạn hàng mới và ký kết hợpđồng mua bán.
+ Xúc tiến bán hàng: Là tập hợp các biện pháp có thể làm tăng lượnghàng bán ra nhờ tạo a được một lợi ích vật chất bổ sung cho người mua Cácbiện pháp xúc tiến bán hàng được áp dụng là trích thưởng cho người bán vớisố lượng bán vượt mức quy định, gửi phiếu mẫu hàng, bán với giá ưu đãi đặcbiệt cho một lô hàng, tặng khách hàng mua hàng có phiếu mua hàng giảm giáđặc biệt hoặc quay số mở thưởng, …
+ Khuyến mại: Nhằm thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường Các kỹthuật sử dụng thường bao gồm bán có thưởng, bốc thăm, bán trả góp, quàtặng, …
+ Phương thức thanh toán linh hoạt: Ngoài việc hỗ trợ khách hàng chiphí vận chuyển, thì doanh nghiệp cho khách hàng hưởng tỉ lệ chiết khấu nhấtđịnh theo từng loại sản phẩm và theo tổng sản phẩm mà khách hàng đã mua
Trang 19trong một quý, một năm Ngoài ra, doanh nghiệp cho khách hàng là các đại lýtrả chậm, thanh toán chuyển đổi hàng- hàng.
+Luận chứng riêng biệt của từng mặt hàng: Kết cấu, chủng loại mặthàng kinh doanh, giá cả, bao bì, nhãn mác, điều kiện bán hàng.
+ Luận chứng mô tả lý do mua của khách hàng+ Chuẩn bị những câu trả lời,bác bỏ của khách hàng
Trang 20“ thắng- thắng”, trên nguyên tắc là phải làm vui lòng khách đến vùa lòngkhách đi, tạo ấn tượng tốt cho những lần sau Bán hàng sẽ kết thúc bằng hànhvi nhận tiền và nhận hàng ở của hàng bán lẻ hay siêu thị hoặc một bản hợpđồng,…Quản lý bán hàng là việc bán hàng đi đến xử lý một đơn đặt hàng quacác bộ phận của doanh nghiệp.
Giai đoạn cuối cùng của việc bán hàng là giao hàng cho khách hàng,người bán hàng phải đảm bảo giao đúng, giao đủ hang, tuân thủ thời gian giaohàng và kiêm tra nghiệp vụ về sự hoang tất hàng hóa được giao Nghiệp vụgiao hàng phải thực hiện song song với nghiệp vụ thanh toán thông thường.Nên giao cho người bán hàng theo dõi việc tiến hành thanh toán của ngườimua.
** Các dịch vụ sau bán hàng
Người bán hàng cần phải đảm bảo cho người mua hưởng đầy đủ quyềnlợi của họ khi đã mua hàng Dịch vụ sau bán có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,tạo bước tiến bền vững cho doanh nghiệp Đối với những mặt hàng sử dụnglâu bền, yêu cầu kỹ thuật cao cần có những dịch vụ sau bán như: vận chuyển,lắp đặt, hướng dẫn sư dụng, tư vấn miễn phí, vận hành chạy thử, bảo dưỡngđịnh kỳ, bảo hành miễn phí trong thời gian nhất định,…
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤCỦA DOANH NGHIỆP.
1.3.1 Nhân tố ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
** Các nhân tố về mặt kinh tế: Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rấtquan trọng, quyết định việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh,đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Các nhân tốkinh tế gồm có:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn địnhsẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng lên dẫn đến sức mua hàng hóavà dịch vụ tăng lên Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời
Trang 21nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định sẽ kéo theohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năngtích tụ và tập trung sản xuất cao.
+ Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc tớitừng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mởcửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khâu và khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp tong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa Các doanhnghiệp trong nước sẽ mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuấtkinh doanh và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá đẫn đến xuất khẩu tăng cơhội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnhtranh cao hơn ở trị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóatrong nước giảm hơn so với đối thủ canh tranh ở nước ngoài.
+ Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay của ngân hàngcao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khảnăng cạnh tanh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lựcvốn sở hữu mạnh.
+ Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sảnxuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mớicông nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảovề mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữarủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất cao.
+ Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinhtế của nhà nước có tác dụng ủng hộ hoặc cản trở lớn đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Có khi một chính sách chính sách kinh tế củanhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng lại làm mất đi cơ hộikinh doanh của doanh nghiệp khác.
** Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật: Một thể chế chính trị, mộthệ thống luật pháp chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cho các
Trang 22doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho các doanhnghiệp và xã hội Thể hiện rõ nhất là chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, chínhsách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trìnhquốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động… Các nhântố này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sảnphâm của doanh nghiệp.
** Các nhân tố thuộc về khoa học công nghệ: Nhóm nhân tố thuộc vềkhoa học công nghệ quyết định một cách trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản nhấttạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩmcua doanh nghiệp trên thị trường, đó là yếu tố chất lượng và yếu tố giá bán.Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phầnlàm tăng chất lượng hàng hóa dịch vụ, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất( tănghiệu suất) dẫn tới hạ giá thành sản phẩm.
** Các yếu tố về văn hóa- xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thịhiếu, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đếnmức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Những khu vục khácnhau có văn hóa- xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ các mặt hàng,các hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ nhữngyếu tố thuộc về văn hóa- xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược phù hợpvới từng khu vực.
** Các yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra những thuậnlợi và khó khăn cho việc phát triển các hoạt động sản suất kinh doanh củadoanh nghiệp Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địalý, khí hậu,… Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm thiểu các chi phí về bán hàng, giớithiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển, … Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạođiều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vàocho quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo
Trang 23điều kiện cho thuận lợi cho doanh nghiệp trong haotj động sản xuất kinhdoanh.
1.3.1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô
** Khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ vàlà yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại cảu doanh nghiệp Bởikhách hàng tạo nên thị trường, quy mô cảu khách hàng tạo nên quy mô thịtrường Những biến động tâm lý của khách hàng biểu hiện qua sự thay đổi vềsở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm san xuất hay tiêu thụtăng nên hay giảm đi Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướngvào nhu cầu khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạothói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lýtiêu dùng là biện pháp hữu hiệu năng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sảnphẩm Một nhân tố đặc biệt quan trong là múc thu nhập và khả năng thanhtoán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ củadoanh nghiệp Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và ngược lại khi thu nhậpgiảm thì nhu cầu giảm Do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá,chính sách sản phẩm hợp lý.
** Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh củangành: Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tácđộng rất lớn đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp cóquy mô lớn, khả năng canh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủkhác trong ngành Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hộiđến với doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫnđến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng ít hơn Do vậy, việc nghiên cứu đối thủcanh tranh là cần thiết đê giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗidoanh nghiệp
** Các đơn vị cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp: Các nhàcung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của mộtdoanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các
Trang 24chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung ứng Các nàh cung ứng có thể gâykhó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong các trường hợp:
+ Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một và côngty có khả năng cung cấp.
+ Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quantrọng nhất cảu doanh nghiệp.
Từ các yếu tố trên thì các nhà cung cấp có thể ép buộc các nhà doanhnghiệp mua nguyên liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giáthành đơn vị sản phâm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệpmất đi thị trường, lợi nhuận giảm Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu từ các nhàcung cấp các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng,tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính có uy tín, bên cạnh đó cần ngiên cứuđể tìm ra nguyên vật liệu thay thế.
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Những nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến tìnhhình tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất vềmặt chất lượng và số lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thịtrường, xác định giá bán hợp lý, uy tín cua doanh nghiệp,… Trong đó nhân tốgiá bán là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanhnghiệp.
1.3.2.1.Giá bán sản phẩm
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sảnphẩm, về nguyên tắc giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và xoayquanh giá trị hàng hóa Theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hìnhthành tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắcbén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giáphù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận,doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình Ngược lại, nếu định giá
Trang 25quá cao người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp không tiêu thụđược sản phẩm hàng hóa mà chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trongkho Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thànhsản phẩm thấp thì khi đó doanh nghiệp có thể bán với mức giá thấp hơn mặtbằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường Đây là một lợi thế trongcạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được ca khách hàng của đốithủ cạnh tranh Từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp trên thị trường.Đối với thị trường mà sức mua có hạn, trình độ tiêu thụ ở mức thấp thì giá cảcó ý nghĩa đặc biệt quan trong trong tiêu thụ sản phẩm Với mức giá chỉ thấphơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉnhỉnh hơn một ít đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rõ rệt Điều này dễ dàngnhân thấy ở thị trường nông thôn, miền núi, hay nói rộng ra là ở thị trườngcủa những nước phát triển chậm
1.3.2.2 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãmhoạt động tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sảnphẩm là một vũ khí canh tranh sắc bén có thể đè bẹp các đối thu cạnh tranhcùng ngành Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm củacông ty thường đưa chất lượng sản phẩm lên hàn đầu :” Chất lượng tốt nhất”,“ Chất lượng vàng”,… Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được kháchhàng làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho doanhnghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường đồng thời còn nâng cao giábán một cách hợp lý mà không làm giảm lượng tiêu thụ, vẫn thu hút đượcđông đảo khách hàng Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụsẽ gặp nhiều khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khidoanh nghiệp bán giá rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận Đặc biệttrong ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp chất lượng sản phẩm cóảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Trang 26Việc đảm bảo chất lượng lâu dài với phương châm “trước sau như một”còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, là uy tín củadoanh nghiệp đối với khách hàng Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vôhình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ củadoanh nghiệp diễn ra thuận lợi, lâu dài.
1.3.2.3 Tổ chức bán hàng của doanh nghiệp
Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quantrọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm công ty cao hay thấp.Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt:
** Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu kết hợp tổng hợp cáchình thức bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thôngqua đại lý,…, tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều hơn một doanh nghiệp chỉ ápdụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó Để mở rộng và chiếm lĩnhthị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối sảnphẩm Nếu các đại lý này được mỏ rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng caodoanh thu cho doanh nghiệp, còn nếu thu hẹp hoặc thiếu vắng đại lý, hoặc đạilý hoạt động kém hiệu quả thì sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thu sản phẩm.
** Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ápdụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt,thanh toán chậm, thanh toán nhanh,…, và như vậy khách hàng có thể lựachọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất Để thuhút đông đảo khách hàng đến với doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên áp dụngnhiều phương thức thanh toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, làm đònbẩy để kích thích tiêu thụ sản phẩm.
** Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lơivà cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụsản phẩm các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo như dịch vụvận chuyển, bảo dưỡng, lắp ráp, vận hành chạy thử, sửa chữa, bảo dưỡng,…Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy
Trang 27thuận lợi, yên tâm, tin tưởng về sản phẩm, cảm thấy thoải mái hơn khi sửdụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩmtiêu thụ của doanh nghiệp không ngừng tăng lên nhanh chóng.
1.3.2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm
Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấpcho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sảnphẩm để khách hàng có thể biết tới sản phẩm, chức năng, công dụng, hiệuquả,…, để so sánh với những sản phẩm trước khi đi đến quyết định là nênmua sản phẩm nào Đối cới những sản phẩm mới, quảng cáo sẽ giúp chokhách hàng biết, làm quen với sản phẩm, hiểu được tính năng, công dụng củasản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sảnphẩm của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu Quảng cáo là nguồn thôngtin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do đó có thể sản phẩmcủa doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó.
Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trungthực trong quảng cáo, gắn với chữ”tín” Nếu doanh nghiệp không tôn trọngkhách hàng, quảng cáo không đúng sự thục, quá tăng bốc sản phẩm so vớithực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối và quay lưng lại đối với sản phẩm củamình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2.5 Một số nhân tố khác
** Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có nảh hưởngtrực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ Nếu doanhnghiệp xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn vớithực tế thị trường thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tănglên, tránh tình trạng tồn, ứ đọng sản phẩm hay thiếu hàng hóa cung cấp chokhách hàng trên thị trường.
** Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp: Thành hay bại của hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cong người( nguồn nhânlực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư
Trang 28tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanhnghiệp mới vững, mới có đủ sức cạnh tranh Bên cạnh đó, Nguồn vốn đầu tưtrang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệpđẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và nâng cao uy tíncho doanh nghiệp.
Trang 29Nhận thấy nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển trong lĩnh vựckinh doanh gạch cũng như khai thác đất đá, kinh doanh vận tải hành khách vàhàng hoá tại Tứ Kỳ- Hải Dương nên ông Ngô Văn Thanh đã thành lập công tyCổ phần Hoàng Long Công ty được thành lập ngày 02 tháng 11 năm 2006theo đăng ký kinh doanh số 0800345349 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh HảiDương cấp ngày 02 tháng 11 năm 2006 với chức năng ngành nghề chính như:Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản,…Hiện tại Công ty Cổ phần Hoàng Long đã đầu tư và đưa vào vận hành mộtdây chuyền sản xuất gạch ngói đất sét nung theo công nghệ lò Tuynel vớicông suất 50 triệu viên QTC/ năm, dễ vận hành, tiêu hao nhiên liệu thấp Đặcbiệt hệ thống lò nung của Hoàng Long được thiết kế cải tiến với chiều dài104m có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cùng lúc như: gạch đặc,gạch rỗng lỗ, gạch rỗng 6 lỗ, gạch lát nền, ngói lợp với chất lượng cao và ổnđịnh.
Trang 30Với phương châm” Khách hàng là thượng đế”, toàn thể cán bộ côngnhân viên công ty Cổ phần Hoàng Long quyết tâm năng cao hơn nữa chấtlượng, đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, để sảnphẩm của Hoàng Long không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong các khuvực lân cận mà còn đáp ứng nhu cầu rộng khắp trong nước
2.1.2 Quy mô hiện tại của công ty
Công ty Cổ phần Hoàng Long có số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, đượchuy động bằng hình thức phát hành cổ phiếu Trong đó, số cổ phiếu và giá trịvốn cổ phần đã góp :
+ Số cổ phần đã góp : 50.000 (cổ phần)+ Giá trị vốn cổ phần đã góp : 5.000.000.000 (đ)
Với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi tứccủa các cổ đông, mở rộng sản xuất, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế xã hội của đất nước Cách thành phố Hải Dương10 km, công ty Cổphần Hoàng Long hiện có diện tích 8ha, với 170 cán bộ công nhân Năm2010, doanh thu của công ty đạt 30 tỷ đồng Sản phẩm của công ty luôn đạtchất lượng cao và ngày một uy tín trên thị trường không chỉ trong các tỉnh HảiDương mà dần khẳng định vị trí trên các tỉnh bạn như Hải Phòng, Thái Bình,Hà Nội.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Số cấp quản lý của công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển, để phù hợp với nền kinh tế thịtrường đồng thời để quản lý dễ dàng, có hiệu quả Bộ máy quản lý của Côngty Cổ phần Hoàng Long có ba cấp quản trị: cấp quản trị cao nhất là Chủ tịchHội đồng quản trị, tiếp đến là Giám Đốc thường trực kiêm Phó Giám Đốc sảnxuất và cấp quản trị các phòng ban.
Chủ tịch hội đồng quản trị ra các quyết định quản trị chỉ đạo giám đốctrong công ty.
Trang 31Giám đốc thường trực kiêm phó giám đốc sản xuất ra quyết định quảntrị trực tiếp đến trưởng các phòng ban, các tổ đội sản xuất trong toàn công ty.
Trưởng các phòng ban trong toàn công ty ra các quyết định quản trịtrực tiếp tới nhân viên của phòng ban mình phụ trách.
Việc tổ chức quản lý các bộ phận như vậy tương đối đơn giản và hiệuquả vì không phải qua nhiều khâu trung gian,tránh được sự trùng lặp trongquản lý, bộ máy đơn giản, gọn nhẹ; tuy nhiên, kiểu tổ chức này chỉ phù hợpvới phân xưởng có ít công nhân vì phạm vi quản lý của nó tương đối hẹp.
2.1.3.2 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Mô hình quản trị của Công ty hiện nay được tổ chức theo mô hình trựctuyến chức năng dưới sự lãnh đạo cao nhất là chủ tịch đồng quản trị và 2Tổng giám đốc Giữa các phòng ban có quan hệ chức năng với nhau dưới sựlãnh lạo trực tiếp của giám đốc thường trực Giữa các tổ đội sản xuất cũng cóquan hệ chức năng với nhau dưới sự giám sát của giám đốc sản suất Mốiquan hệ giữa các thành viên trong công ty được thực hiện theo đường thẳng.Số cán bộ làm công tác quản lý là 24 người trong tổng số 170 cán bộ côngnhân viên toàn công ty ( chiếm 11,76 %).
Chi bộ Đảng, đoàn thanh niên và công đoàn họat động thống nhất, cóhiệu quả cao.
Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Trang 32Sơ đồ 01: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Hoàng Long:
Nguồn: Phòng Tổng hợp
2.1.2.3 Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý
Chủ tịch Hội đồng quản trị là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh đại họcIRWIN(Hoa Kỳ), đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vật liệuxây dựng của Tổng công ty Viglacera Ông là người quản lý của công ty cótoàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG LONG
tæ than
Tæ chÕ biÕn
t¹o h×nh
Tæ vÖ sinh c«ng nghiÖp
Tæ xÕp gßng
Tæ sÊy nung
Tæ ra lß
Tæ bèc xÕpTæ
b¶o vÖ
Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năng
Trang 33đích, quyền lợi, nghĩa vụ của công ty phù hợp với luật pháp, có nhiệm vụquyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư tài chính của công ty, bổnhiệm, miễn nhiệm các chức danh giám đốc phó giám đốc, các chức danh cánbộ quản lý trong công ty Chỉ đạo hỗ trợ và giám sát việc điều hành của giámđốc và các chức danh do chủ tịch hội đồng quản trị trực tiếp quản lý
-Phòng tổng Giám đốc thường trực có một Giám đốc thường trực kiêm phógiám đốc sản xuất và hai phó giám đốc thường trực, có trình độ đại học, chịusự lãnh đạo của Chủ tịch hội đồng quản trị, điều hành,quản lý trực tiếp cácphó giám đốc thường trực, các tổ đội sản xuất, ra các quyết định cho cácphòng ban, tổ đội sản xuất.Giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển củacông ty.
- Phòng tổng giám đốc sản xuất có 1 người là phó giám đốc sản xuất chính làGiám đốc thường trực.
- Phòng tổng hợp: 2 người,trong đó có 1 phó phòng và 1 nhân viên Phóphòng có trình độ đại học và làm việc nhiều năm trong ngành Có nhiệm vụquản lý nhân sự, theo dõi và đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự, quản lý về chế độchính sách như: khen thưởng, kỹ luật, lương bổng, tổ chức đời sống và cácmặt sinh họat cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty…Đảm trách côngviệc mang tính chất phục vụ, tiếp khách khi có những liên hệ thuần tuý vềhành chính, quản trị, tiếp nhận và xử lý các công văn đến và đi, nhằm tổ chứccán bộ quản lý gọn nhẹ đạt hiệu quả cao.
- Phòng kế toán: 1 người là trưởng phòng kế toán có trình độ kế toán và làmviệc nhiều năm trong ngành Có nhiệm vụ giải quyết những quan hệ tài chínhhoàn thành trong quá trình luân chuyển vốn trong sản xuất kinh doanh; tổchức thực hiện công tác kế toán; quản lý vốn, tài sản, hàng hoá, kinh phí;hướng dẫn các bộ phận trong việc thanh toán, chế độ biểu mẫu, sổ sách theođúng qui định
Trang 34- Phòng kinh doanh: 12 người trong đó có một trưởng phòng kinh doanh, mộtphó phòng,một kế toán bán hàng, bốn thủ kho gồm 2 thủ kho vật tư và hai thủkho thành phẩm,còn lại là cán bộ thị trường đều có trình độ đại học và cónăng lực tốt Có trách nhiệm giúp Ban Giám Đốc về mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, kế hoạch sản xuất, cân đốinhu cầu tiêu thụ mua bán, dự trữ vật liệu và công cụ lao động đáp ứng kịpthời cho sản xuất, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, lập kếhoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với khách hàng, chuẩn bị mọithủ tục để Giám Đốc ký hợp đồng kinh tế Quản lý, nâng cao chất lượng máymóc, thiết bị, quản lý kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp Nghiên cứu, cảitiến máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tổ chế tạo hình: 40 công nhân chia làm 2 tổ, trong đó có 2 tổ trưởng:Vận hành thiết bị công nghệ tạo ra sản phẩm gạch mộc Tham mưu giúpphòng kế hoạch kỹ thuật xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu.
- Tổ cơ khí:8 người trong đó có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc và 5 nhân viên cơkhí.Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp các thiết bị để phục vụ sảnxuất Chịu trách nhiệm vận hành an toàn các thiết bị cơ điện trong công ty.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, mua bán, gia công, lắp đặt máy móc thiết bịvà phụ tùng thay thế;
- Hoàn thiện trang trí nội thất, ngoại thất công trình xây dựng;- Kinh doanh bất động sản;
- Cho thuê: mặt bằng; văn phòng, nhà ở, kho, bãi,; kinh doanh nhà hàng ănuống, khách sạn nhà nghỉ;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển khách bằng ô tô, khai thác và mua bánnước sạch cho sinh hoạt;
- Khai thác cát đất đá;
Trang 35- Sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, tấm lợp xi măng;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh( trừ hàng hóa phápluật cấm)
2.1.3.2 Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà hiện tại công ty đang sảnxuất, kinh doanh
- Sản xuất các loại gạch phù hợp tiêu chuẩn TCVN 1450: 1998; TCVN1451:1998
+ Gạch đặc D60 KT : 210 x 100x 60mm+ Gạch rỗng 2lỗ R60 KT: 210 x 100x 60mm
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển khách bằng ô tô, khai thác và mua bánnước sạch cho sinh hoạt;
- Khai thác cát đất đá;
- Sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, tấm lợp xi măng
2.1.4 Công nghệ sản xuất gạch Tuynel của công ty2.1.4.1 Giới thiệu quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất gạch xây Tuynel Hoàng Long được chia thànhnhiều công đoạn khác nhau:
Trang 36Sơ đồ 01: Quy trình công nghệ sản xuất gạch của công ty
Băng tải 2Máy ủi D41-3
Phơi tự nhiênCắt tự độngVận chuyển
bằng xe bánh hơi
Dôn sấyDôn nungDôn làm nguội
Phân loại sản phẩmVận chuyển
bằng xe bánh hơi
Vận thăng đưa gạch mộc lên dôn sấyBăng tải 3
Trang 37(Nguồn: Phòng kinh doanh)
2.1.4.2 Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty gồm nhiều công đoạn, nhưng đượcchia làm 4 công đoạn lớn:
- Khai thác và dự trữ nguyên liệu: Đất được khai thác tại chỗ, tập kết trongbãi hoặc kho chứa, tại đây, đất được ngâm ủ, phong hóa ít nhất là 3 tháng.Các hạt sét có điều kiện ngâm nước trương nở thể tích làm tăng tính dẻo,đồng đều về độ ẩm, về thành phần hạt, các tạp chất hữu cơ có thời gian đểphong hóa làm tăng chất lượng của đất, chủ động nguyên liệu trong nhữngngày mưa, thời tiết xấu.
- Gia công nguyên liệu tạo hình sản phẩm: Nguyên liệu trong kho chứa saukhi ngâm ủ được máy ủi đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, thanđược nghiền mịn (cỡ hạt khoảng 0,5 - 1mm) được pha trộn với tỷ lệ khoảng50 - 70kg/1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn, sau đó qua máy đùn hút chânkhông nhờ khuôn tạo hình mà bàn cắt qua các sản phẩm tạo hình sản xuấtđược tạo hình tùy theo kích thước, hình dáng đã định Gạch mộc sau tạo hìnhđược công nhân xếp lên xe chuyên dùng vận chuyển đi phơi.
- Phơi sản phẩm gạch mộc: Đối với gạch mộc sau khi tạo hình có độ ẩm từ 22- 23%, được phơi từ 2 - 7 ngày tùy theo nhiệt độ, tốc độ gió từng ngày đểgiảm độ ẩm xếp goòng còn từ 18 - 20% Việc xếp cáng và phời đảo gạch mộctrên sân phải tuân thủ theo đúng quy trình để giảm tối thiểu thời gian trên sâncũng như phế phẩm ở khâu này.
Sản phẩm gạch mộc sau khi phơi được vận chuyển tập kết lên xe chuyên dùngđể tập kết tại vị trí vận thăng Nhờ có cơ cấu tời gạch mộc với độ ẩm từ 3 -
Phế thải rắn được nghiền sàng đúng cỡ hạt đưa về trộn vào đất thay phụ gia gầy
Trang 385% sau khi phơi, sấy được hệ vận thăng đưa lên sàn thao tác lò nung và đượcxếp vào lò nung Nhiệt độ lò nung ở giôn nung từ 950 - 10500C.
- Ra lò, phân loại sản phẩm: Sản phẩm sau khi ra khỏi vùng nung được làmnguội ở cuối lò nhờ chênh lệch áp suất giữa thân lò và buồng đáy lò nung cóhệ vít me vô lăng hạ khung goòng Sản phẩm sau khi ra lò được tập kết tại bãisản phẩm và được phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.1.5 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm của công ty2.1.5.1 Hình thức sản xuất ở công ty
Hình thức tổ chưc sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự phát triển củadoanh nghiệp Công ty Cổ phần Hoàng Long lựa chọn cho mình hình thức tổchức sản xuất dây truyền gạch khép kín.
Máy móc thiết bị được trang bị đồng bộ, hiện đại đã tạo ra sản phẩm gạchchất lượng cao, tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.Hình thức tổ chức sản xuất của công ty theo phương thức sản xuất côngnghiệp, các phân xưởng, phòng ban và tổ sản xuất được bố trí hợp lý và cóquan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một dây truyền sản xuất đồng bộ, sảnphẩm chất lượng cao.
Công nhân làm việc theo ca sản xuất, mỗi ca có một trưởng ca phụ trách vềquản lý sản xuất, mỗi phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật Trong phân xưởng,quản đốc trực tiếp điều hành sản xuất.
2.1.5.2 Kết cấu sản xuất của công ty
Kết cấu sản xuất của công ty được chia thành từng bộ phận cụ thể khác nhau- Bộ phận khai thác và dự trữ nguyên vật liệu đầu vào: Bộ phận này có tráchnhiệm khai thác, dự trữ nguyên vật liệu (đất) đảm bảo yêu cầu chất lượng, sốlượng.
- Bộ phận chế biến tạo hình: Đất đảm bảo yêu cầu được chuyển tới máy nhào,trộn, tạo ra sản phẩm gạch mộc, sau đó được vận chuyển ra sân để phơi hoặc
Trang 39vào lò sấy để giảm bớt tỷ lệ nước trong viên gạch trước khi đưa vào lò nung.Đây là bộ phận sản xuất chính của công ty.
- Bộ phận xếp đốt, phân loại sản phẩm: Gạch sau khi phơi được vận chuyểnvào lò nung ở nhiệt độ từ 950 đến 1050oC, sau đó được chuyển xuống cuối lòđể làm nguội, tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH TUYNEL CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG LONG
2.2.1 Môi trường kinh doanh của công ty Cổ phần Hoàng Long
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của công ty chính là cácnhân tố tạo điều kiện hoặc gây khó khăn cho công ty trong việc đáp ứngnhu cầu thị trường và sự cạnh tranh của các đối thủ khác.
2.2.1.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài công ty
٭٭ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ caodẫn đến khả năng thanh toán của khách hàng tăng và sức mua cũng lớnhơn Đây chính là cơ hội cho công ty Cổ phần Hoàng Long có điều kiệnđẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để tăng khảnăng cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận.
٭٭ Nhóm nhân tố về chính trị pháp luật
Sự ổn định về chính trị cùng với việc ban hành luật pháp, chính sách trongnước tạo ra khuôn khổ pháp lý hướng bước đi của xã hội Đường lối kinhtế mở cho phép công ty có điều kiện tiếp xúc với nước ngoài, tìm kiếm thịtrường công nghệ kỹ thuật mới, thu thập thông tin, mua bán trao đổi, họctập kinh nghiệmđể áp dụng vào thực tiễn của công ty
٭٭ Các nhân tố về khoa học, công nghệ
Nhờ áp dụng tiến bộ của công nghệ thông tin mà công việc thu thập sốliệu, xử lý thông tin, tìm kiếm bạn hàng nhanh hơn và chính xác hơn.Công ty đã nắm bắt nhu cầu từ phía thị trường cũng như mọi biến độngcủa môi trường kinh doanh từ đó vạch ra những kế hoạch, quyết định đúng