Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc có tiêu thụ dược sản phẩm hay không.
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Quá trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc có tiêu thụ dược sản phẩm hay không. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hàng sang tiền nhằm thực hiện việc đánh giá giá trị của hàng hoá sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu hiện nay mà các doanh nghiệp theo đuổi là lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động thành công làm ăn có lãi trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, tài nguyên khan hiếm như hiện nay, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không tiêu thụ được, sản phẩm các doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng, doanh nghiệp không thu được vốn, không có lợi nhuận, hoạt động tái sản xuất kinh doanh không được thực hiện dẫn đến thua lỗ và phá sản. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn chưa chú trọng và quan tâm đúng mức công tác tiêu thụ sản phẩm, do đó việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng năm lượng tồn kho rất nhiều,vốn không thu hồi được. Chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội cũng là một trong số đó. Ngành Dược Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác đang đứng trước những áp lực mạnh mẽ nạn thuốc nhập lậu, thuốc giả kém chất lượng trôi nổi trên thị trường, ngày càng có nhiều Công ty, Xí nghiệp nước ngoài liên doanh và đăng ký kinh doanh Dược tại Việt Nam dẫn đến môi trường cạnh tranh trên thị trường thuốc đang diễn ra rất gay gắt Tình hình đó đòi hỏi chi nhánh Công ty cổ phần y dược phẩm VIMDIMEX chi nhánh tại Hà Nội phải có những chính sách, biện pháp phù hợp và hiệu quả để đẩy Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 1 Chuyên đề tốt nghiệp nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, để khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường, để chiến thắng trong cạnh tranh, đưa Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là một trong những con chim đầu đàn của ngành Dược Việt Nam. Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Với phạm vi kiến thức được trang bị trong nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuôí khoá tại Chi nhánh công ty cổ phân Y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Giới thiệu chung và sự cần thiết phải đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty cổ phần VIMEDIMEX tại Hà Nội. CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội. CHƯƠNG III: Một số giải pháp chủ yểu để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty cổ phần VIMEDIMEX tại Hà Nội. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình, em nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo GS.TS.Nguyễn Đình Phan trong quá trình em hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó em còn được các cán bộ lãnh đạo của công ty, các cán bộ của các phòng ban chức năng, đặc biệt là các cô, các chú, các anh ở phòng kinh doanh nhập khẩu đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình em thực tập và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành bài viết của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY NHANH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX TẠI HÀ NỘI I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Sơ lược về tổng công ty Công ty cổ phần Y dược phẩm VIMEDIMEX là tiền thân của công ty xuất nhập khẩu y tế II TP.HCM do ông Nguyễn tiến Hùng làm Tổng giám đốc với số vốn điều lệ là 25.000.000.000. - Công ty cổ phần Y dược phẩm VIMEDIMEX được chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có tên là công ty xuất nhập khẩu y tế II TP.HCM, được thành lập vào ngày 15/05/1993 do trọng tài kinh tế cấp với số đăng ký kinh doanh là 102680. - Công ty cổ phần Y dược phẩm VIMEDIMEX đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 12/06/2006 và đăng ký này thay đổi lần thứ 4 vào ngày 17/08/2007, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo số 4103004872. - Công ty cổ phần Y dược phẩm VIMEDIMEX có tên giao dịch quốc tế là VIMEDIMEX MEDI - PHARMA JOINT STOCK COMPANY; tên viết tắt: VIMEDEMEX. - Địa chỉ trụ sở chính: 246 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 TP.HCM. - Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex có 2 địa điểm kinh doanh và 3 nhà thuốc. - Tổng công ty được thành lập bởi 200 cổ đông lớn nhỏ trong đó có 3 cổ đông lớn và 197 cổ đông khác. Bao gồm: Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 3 Chuyên đề tốt nghiệp + Đại diện nhà nước Ông Nguyễn Tiến Hùng và Ông Lê Thanh Long với tổng số cổ phần là 1.275.000. + Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung với số cổ phần là 2.500. + Bà Hoàng Thị Thu với số cổ phần là 140.000. + Và 197 cổ đông khác chiếm tổng số cổ phần là 1.082.000. 1.2. Sự hình thành và hoạt động của chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội Chi nhánh công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex là một nhánh nhỏ của Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex. Do Bà Trương Thị Lan làm Giám đốc chi nhánh. Tên chi nhánh: Chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Công ty XNK Y Tế II được thành lập theo quyết định số 454/QĐ ngày 18/061997 của Giám đốc Công ty XNK Y Tế II , Quýêt định số 2693/QĐ-UB ngày 11/07/1997 của Uỷ ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 308341 ngày 04/08/1997 của Sở Kế hoạc đùa tư thành phốHà Nội. Địa chỉ chi nhánh: Số 260 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Điện thoại: 048293907. Fax : 8293907 Chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX có 4 nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội - Nhà thuốc chi nhánh công ty cổ phần y dựơc phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội. Địa chỉ: 15A Phương Mai, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. - Nhà thuốc số 2 –Phòng 3C1, trung tâm hội chợ triển lãm thường xuyên chuyên ngành Dược và thiết bị y tế, 148 Giảng Võ. Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 4 Chuyên đề tốt nghiệp - Nhà thuôc số 3- Bệnh viện bưu điện số 1 Yên Bái phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng. Hà Nội. - Nhà thuốc số 4: 228 Lê Trọng Tấn, Phường Định Công , Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vì là công ty con nên chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội không có vốn điều lệ. II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HIỆN NAY Chi nhánh công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex đã có nhiều năm kinh nghiệm chuyên làm nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển thuốc trang thiết bị, dụng cụ y tế, hoá chất . cho các đơn vị trong ngành, các chương trình nội bộ quốc tế về y tế, chương trình Y tế Quốc gia. Đặc biệt là nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng dùng cho Y tế như: thuốc, trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất thuốc, hoá chất dùng trong y tế không gây độc hại . Như vậy, chức năng chủ yếu của chi nhánh công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex tại Hà Nội từ khi thành lập đến nay là xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế với các nhiệm vụ cụ thể sau: Nhập khẩu các loại dược phẩm, dược liệu, nguyên liệu dược. Nhập khẩu các loại tinh dầu, hương liệu và mỹ phẩm. Nhập khẩu các loại máy móc thiết bị y tế. Liên doanh khám chữa bệnh, sản xuất và chế biến thuốc. Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký. Bảo tồn và phát triển ngành Y tế. - Sứ mệnh : VIMEDIMEX xây dựng thương hiệu với tư cách một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng qua việc chăm sóc và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất cho sức khoẻ của con người. Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 5 Chuyên đề tốt nghiệp - Giá trị: “Bảo vệ chất lượng sản phẩm như nhân cách của mình”. Đó chính là phương châm hoạt động của VIMEDIMEX. Ngoài ra, việc kinh doanh minh bạch, sẵn sang lắng nghe, bày tỏ, tôn trọng uy tín và danh dự đã giúp Công ty luôn nhận đựơc sự tin cậy của khách hàng. III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường Mỗi năm việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới luôn đựơc chị nhánh quan tâm đặc biệt, trên tất cả các lĩnh vực mà chi nhánh kinh doanh chứ không chỉ riêng kĩnh vực y tế. Chính vì vậy số lượng sản phẩm mà chi nhánh sản xuất cũng như kinh doanh ngày càng tăng. Riêng về lĩnh vực y tế hàng năm chi nhánh đều cho ra đời các sản phẩm mới, phù hợp với thị trường và đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của người tiêu dung. Chi nhánh đang ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang nhiều ngành nghề khác bên cạnh mặt hàng kinh doanh chính là dược và thiết bị y tế. Nên có thể nói sản phẩm mà chi nhánh kinh doanh là rất phong phú, đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực. Từ mua bán nguyên liệu dựơc, thiết bị y tế, hàng thủ công mỹ nghệ, tinh dầ nông sản, thiết bị vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đến đồ dùng cá nhân và gia đình. Chi nhánh còn mở rộng sang lĩnh vực nuôi trồng dược liệu và các cây công nghiệp khác để cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất của mình. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về nuôi trồng, chế biến và sản xuất thuốc từ dược liệu là một ngành mới mà chi nhánh mới tham gia. Đây là một hình thức kinh doanh chất xám mới và đòi hỏi trình độ hiểu biết và nghiên cứu sâu mới có thể làm đựơc. Hiện nay chi nhánh đã gia mắt các sản phẩm như: Dưỡng tâm an thần trà, trà hoa cúc, Hepotinic (bảo vệ các tế bào gan và chức năng của gan), viên xông Hương tràm, nguyên liệu Mangiferin 98%( đặc biệt dùng kháng các loại virus) đã và đang được thị trường quốc tế đón nhận. Các sản phẩm này hiện đang được phân phối trong khu vực Châu Á. Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 6 Chuyên đề tốt nghiệp Để tạo nguồn hàng cho nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu, công ty coi trọng thị trường nội địa tăng cường bám sát và tìm mọi cơ hội để kinh doanh, linh hoạt gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế để tổ chức kinh doanh có hiệu quả. Đối với thị trường nước ngoài, hiện nay chi nhánh nói riêng cũng như tổng công ty nói chung đang có một hệ thống bàn hạng đông đảo, và là đối tác chiến lược phân phối của hơn bảy mươi hãng dược phẩm danh tiếng trên thế giới như: Glaxo SmithKline - Úc, Bristol Myers Squibb - Pháp, Boehringer Ingelheim GbmH - Đức, Allergan - Mỹ, Hoffmann - La Roche - Đức, Merck Lipha Sante S.A.S - Pháp, Ranbãy - Ấn Độ, Unico - Đức, Givaudan - Pháp, Develing - Hà Lan . Đối với thị trường trong nước, Công ty là một trong những đơn vị chủ lực, hiện nay nhập khẩu được các loại dược liệu, trang thiết bị y tế cho các cơ quan y tế trong nước nhằm đảm bảo chất lượng cao, đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu về phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân, về quốc phòng,về dự trữ quốc gia và bình ổn giá trên thị trường. Bên cạnh thị trường truyền thống và trong khu vực công ty vẫn thường xuyên mở rộng tìm kiếm thị trường mới mà nổi bật trong giai đoạn này là công ty đã mở mở rộng quan hệ mua bán trực tiếp với thị trường Mỹ, sắp tới công ty sẽ có quan hệ buôn bán với thị trường EU. 2. Đặc điểm công nghệ máy móc và thiết bị Công cụ lao động là phương tiện mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động, tăng sản lượng. chất lượng sảnp phẩm, hạ giá thành. Như thế cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị… Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 7 Chuyên đề tốt nghiệp Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật còn hết sức kém yếu: máy móc thiết bị còn hết sức lạc hậu và không đồng bộ. Đồng thời trong những năm qua việc quản lý, sử dụng cơ sở vạt chất cũng không được chú trọng nên nhiều doanh nghiệp không sử dụng và phát huy hết năng lực hiện có của mình. Thực tế trong những năm qua cho thấy những doanh nghiệp nào được chuyển giao công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì phát triển được sản xuất kinh doanh, đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, tạo được lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng nghành và có khả nang phát triển. Ngược lại doanh nghiệp nào vẫn sử dụng công nghệ, thiết bị cũ hoặc được chuyển giao công nghệ lạc hậu, không thể tạo ra sản phẩm đáp ửng đòi hỏi của thị trường về giá cả và chất lượng, nên sản xuất ở doanh nghiệp đó thường bị chững lại, đi xuống và trong nhiều trường hợp có thể nhìn thấy trước sự đóng góp của sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Những tiến bộ công nghệ trong những năm gần đây đã đưa lại những cơ hội để các doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Mặt khác, nó cũng tạo ra khó khăn mới đối với doanh nghiệp. Đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, nhất là sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế. Ngày nay, công nghệ kĩ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết đinh đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm được giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực làm chủ được công nghệ kĩ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ kĩ thuật mới,…làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngành Dược có công nghệ sản xuất trong nước ngày càng phát triển, tuy nhiên nhập khẩu vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Ngày càng có nhiều công ty và xí nghiệp đầu tư cho hệ thống kho đạt tiêu chuẩn thực hành bảo quản thuốc tốt. Điều này làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do chất lượng thuốc được bảo quản tốt, giảm Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 8 Chuyên đề tốt nghiệp chi phí khấu hao nhà xưởng làm lợi nhuận kinh doanh thuốc nhập khẩu của doanh nghiệp cũng tăng lên. Bên cạnh đó, do nên kinh tế ngày càng mở cửa, đươc giao lưu với các nước có nền công nghệ hiên đại, do đó dây chuyền sản xuất trong nước cũng đã được cải tiến, hiện đại hơn góp phần nâng cao chất lượng sản xuất ra từ các nguồn nguyên liệu trong nước hay nguyên liệu ngoại nhập. 3. Đặc điểm lao động Tổng số cán bộ công nhân viên là 53 người, được bố trí ở hai hiệu thuốc và 2 phòng ban. Trong đó trình độ Đại học là 20 người, có 40 cán bộ là nữ. Tình hình thu nhập công nhân viên Tổng quỹ lương: 666.051.761 Tiền thưởng, khác: Tiền ăn ca: 55.535.000 Tổng thu nhập: 721.586.761 Tiền lương bình quân: 1.585.838 Thu nhập bình quân: 1.718.064 Toàn chi nhánh có 1 giám đốc và 52 nhân viên, trong đó có 22 người có trình độ đại học, 10 người trình độ trung cấp hoặc sơ cấp trở lên, 20 nhân viên kỹ thuật và công nhân. Mức lương cũng như thu nhập bình quân của nhân viên trong chi nhánh theo số liệu bảng trên so với mực lương trung bình của thị trường ở thời điểm đó là khá cao. Hàng năm chi nhánh vẫn đầu tư cho công nhân viên tham gia các khoá học nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Khi có hội thảo về những sản phẩm mới chi nhánh luôn tạo điều kiện cho nhân viên của mình tham gia. Khuyến khích các nhân viên sáng tạo trong công việc, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình luôn là mục tiêu mà chi nhánh hướng tới. Nhân viên làm việc trong chi nhánh đựơc hưởng đẩy đủ các chính sách mà Nhà nước qui định cũng như các chế độ ưu đãi riêng của chi nhánh. Trong sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn trong việc Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 9 Chuyên đề tốt nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính nguồn nhân lực sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được, tạo ra cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn nhân lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…), do đó nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một nhân tố quan trọng, cần được đánh giá khách quan và chính xác. Khi nghiên cứu nhân tố này, các doanh nghiệp cần phải làm rõ các khía cạnh: tổng nhân lực hiện có của doanh nghiệp, cơ cấu nhân lực, trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề của lực lượng nhân lực, tình hình phân bổ và sử dụng lực lượng nhân lực, vấn đề phân phối thu nhập, các chính sách động viên người lao động, khả năng thu hút nhân lực của doanh nghiệp, mức độ thuyên chuyển và bỏ việc… Trong doanh nghiệp dược, cán bộ công nhân viên đa số là dược sĩ, có trình độ chuyên môn về ngành dược. Đây là những nhân viên được đào tạo về chuyên ngành dược, vừa có những kiến thức lý luận vừa có những hiểu biết thực tế về dược phẩm. Tuy nhiên doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu còn cần có nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương để thực hiện hoạt động nhập khẩu theo đúng quy trình. Hai nguồn nhân lực này kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả trong kinh doanh nhập khẩu dược phẩm. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty cũng đã có nhiều cố gắng để giải quyết tốt các mối quan hệ nhất là trong lao động. Công ty thực hiện tốt các chế độ chính sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên xuất sắc, hỗ trợ gia đình gặp khó khăn. Đặc biệt trong những năm qua đời sống cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được nâng cao 4. Đặc điểm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 40% - 60%) nên biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ tác động đến lợi nhuận của Công ty. Phạm Quang Huy Lớp: QTKD Tổng hợp 47B 10