1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI

66 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 820 KB

Nội dung

Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động kinh doanh lữ hành đã diễn ra ngày một gay gắt bởi sự cạnh tranh giữa các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN ----------------- CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG NỘI Nội 05/2010 Giảng viên hướng dẫn : THS. Trương Tử Nhân Sinh viên thực hiện : Hoàng Sơn Lớp : Du Lịch 48 Mã sinh viên : CQ482462 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài: Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế nước nhà, từ một nền kinh tế lạc hậu, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở của toàn dân, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Ngành du lịch cũng đang vươn vai cất cánh và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, là một ngành công nghiệp không khói. Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động kinh doanh lữ hành đã diễn ra ngày một gay gắt bởi sự cạnh tranh giữa các đối thủ kinh doanh trong lĩnh vực này. Với xu hướng đó, tất cả các doanh nghiệp phải tìm ra những phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách đến với doanh nghiệp và nhằm đảm bảo cho vị thế của mình trên thị trường. Vì thế, với tư cách là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành du lịch và khách sạn, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội em đã chọn đề tài: “GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG NỘI” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội. Tìm ra những biện pháp nhằm thu hút nguồn khách nội địa của công ty. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút khách nội địa và Inbound của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội. Thời gian nghiên cứu: Là thời gian em trực tiếp thực tập tại công ty và thời gian em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này từ 01/03/2010 đến ngày 10/05/2010. Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 2 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Việc thu thập toàn bộ số liệu thứ cấp có liên quan đến chuyên đề là rất quan trọng, giúp cho ta có thể giảm bớt nhiều công sức, thời gian để đi tìm hiểu thực tại. Các thông tin thứ cấp được lấy từ phòng hành chính, nhân sự, phòng kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. * Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê: Dựa trên tất cả các số liệu, tài liệu thu thập được, tổng hợp lại, so sánh và rút ra nhận xét, kết luận. * Phương pháp thống kê: thu thập, lập bảng biểu, sơ đồ. * Phương pháp vẽ và sử dụng bảng: dựa vào số liệu có sẵn thu được rồi từ đó lập bảng. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội. Chương III: Phương hướnggiải pháp thu hút nguồn khách nội địa đến Công ty TNHH lữ hành Hương Giang trong thời gian tới. Em xin chân thành cám ơn THS. Trương Tử Nhân đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Dù đã rất cố gắng nhưng do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, thêm nữa là khối lượng kiến thức và thực tiễn bản thân chưa nhiều nên không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế, rất mong có được sự bổ sung và góp ý của thầy, cô cũng như của bạn đọc để bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội, cám ơn các anh chị trong công ty đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành chuyên để này. Em Xin Chân Thành Cám Ơn! Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 3 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN 1.1. Những khái niệm cơ bản về du lịch: 1.1.1. Khái niệm về du lịch: Trước thế kỷ 19, Du Lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một ít người thuộc tầng lớp trên. Cho đến thể kỷ 20, khách du lịch vẫn tự lo cho việc đi lại và ăn ở của mình vì lúc đó du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh của nền kinh tế. Người ta coi du lịch là một hiện tượng nhân văn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của con người. Có nhiều khái niệm khác nhau khi định nghĩa về du lịch. Tùy vào sự nhận thức của mỗi người xem mục đích đi du lịch là gì họ sẽ đưa ra khái niệm du lịch với những nội dung khác nhau. Người ta cho rằng du lịch là một hiện tượng xuất hiện nảy sinh trong đời sống loài người, theo nhận thức này thì du lịch là những người đến viếng thăm một quốc gia nào đó ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, mục đích đa dạng nhưng không vì mục đích kiếm tiền. Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Du lịch được xem như là một ngành công nghệ, là toàn bộ hoạt động mà có mục tiêu là chuyển các nguồn lực, vốn, nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hóa để cung cấp cho khách du lịch. Các khái niệm trên chỉ mô tả du lịch theo hiện tượng bên ngoài của nó, với tư cách là đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế du lịch được phản ánh các mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và các quy luật phát triển của nó. Chúng ta có thể hiểu rằng: “Du Lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 4 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp 1.1.2. Khái niệm về du khách: Khách du lịch là đối tượng cần quan tâm trước tiên của bất kỳ nhà kinh doanh du lịch nào. Họ là trụ cột của kinh doanh du lịch, là cơ sở để doanh nghiệp du lịch tồn tại và phát triển. Không có khách thì hoạt động du lịch trở nên vô nghĩa. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch: - Nhà kinh tế học người Áo Tozep Stander định nghĩa: Khách du lịch là những hành khách đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi những mục đích kinh tế. - Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam thì: Khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạm rời nơi cư trú thường xuyên của mình để du lịch hoặc kết hợp du lịch, sử dụng dịch vụ du lịch trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp thành nghề hoặc làm việc để nhận thu nhập nơi đến. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài tạm rời nơi cư trú của mình ra nước ngoài du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp thành nghề hoặc làm việc để nhận thu nhập tại nước đến. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch: 1.1.3.1. Khái niệm: Với tư cách là một ngành kinh doanh, du lịch cung cấp cho du khách điều gì khi họ bỏ tiền ra để tham gia vào một chuyến đi du lịch đó? Sẽ không hẳn vì họ thích được đi máy bay. Được ở khách sạn với đầy đủ những phương tiện và tiện nghi hơn ở nhà…mặc dù những nhân tố này không kém phần quan trọng. Điều quan trọng mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách là sự hài lòng do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, những điều kỳ thú tồn tại trong ký ức của khách khi chuyến đi kết thúc. Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 5 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp 1.1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thứ yếu đặc biệt của con người, nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên…Vì cậy, nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian rỗi và có thu nhập cao. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng, không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Do đó, sản phẩm du lịch về cơ bản là không dự trữ được. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân chính là do trong du lịch thì lượng cung khá ổn định trong thời gian tương đối dài, trong khi đó nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi làm nảy sinh độ lệch thời vụ giữa cung và cầu. 1.2. Khái niệm về lữ hành, kinh doanh lữ hànhnội dung, đặc điểm, bản chất của hoạt động kinh doanh lữ hành: 1.2.1. Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành: Có 2 cách tiếp cận về lữ hành và du lịch: - Cách tiếp cận thứ nhất: hiểu theo nghĩa rộng thì: +/ Lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. +/ Kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. - Cách tiếp cận thứ hai: tiếp cận theo nghĩa hẹp: +/ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. +/ Kinh doanh lữ hành: Để phân biệt hoạt động kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, người ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 6 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. 1.2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành: Nội dung đặc trưng và cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh lữ hành đó chính là kinh doanh các chương trình du lịch trọn gói. Hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm 4 nội dung sau: 1.2.2.1. Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch: Nghiên cứu thị trường thực chất là việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu, quỹ thời gian nhàn rỗi, thời điểm và nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, khả năng thanh toán của du khách. Nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cung về du lịch trên thị trường (tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận các điểm hấp dẫn du lịch, khả năng đón tiếp của nơi đến du lịch) và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thi trường. Trên cơ sở đó sẽ tiến hành để tổ chức sản xuất các chương trình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường khách mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Việc tổ chức sản xuất các chương trình du lịch gồm 4 bước sau: - Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin về tuyến điểm tham quan, giá trị của tuyến điểm đó, phong tục tập quán và các thông tin liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi. - Bước 2: Sơ đồ hóa tuyến du lịch, lên kế hoạch và lịch trình chi tiết về các tuyến điểm, độ dài tour, địa điểm xuất phát, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ ăn nghỉ. Việc thiết kế hành trình du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ về tính khả thi của chương trình, thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực địa, hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ. - Bước 3: Định giá chương trình du lịch phải căn cứ vào tổng chi phí chương trình du lịch bao gồm: chi phí cố định và các chi phí biến đổi khác và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp. - Bước 4: Viết thuyết minh cho chương trình du lịch, mỗi một chương trình du lịch phải có một bài thuyết mình. Một điểm quan trọng trong bài thuyết minh là phải nêu lên giá trị của tuyến, điểm du lịch. Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 7 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp 1.2.2.2. Quảng cáo và tổ chức bán: Sau khi xây dựng và tính toán giá xong một chương trình du lịch, các doanh nghiệp cần tiến hành quảng cáo và chào bán. Những nội dung chính cần cung cấp cho một chương trình du lịch trọn gói bao gồm: tên chương trình, mã số, độ dài thời gian, mức giá, hành trình theo ngày. Chương trình du lịch là sản phẩm không hiện hữu, khách hàng không có cơ hội thử trước khi quyết định mua. Do đó, quảng cáo đóng một vai trò rất quan trọng và cần thiết nhằm khơi dậy nhu cầu, thuyết phục giúp khách hàng lựa chọn và thúc đẩy quyết định mua. Các phương tiện quảng cáo du lịch thường được áp dụng bao gồm: quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng… Doanh nghiệp tổ chức bán chương trình du lịch của mình thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp: Bán trực tiếp nghĩa là doanh nghiệp lữ hành trực tiếp bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng. Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng. Bán gián tiếp tức là doanh nghiệp lữ hành ủy quyền tiêu thụ các chương trình du lịch của mình cho các đại lý du lịch. Doanh nghiệp quan hệ với các đại lý du lịch thông qua các hợp đồng ủy thác. 1.2.2.3. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch theo hợp đồng đã ký kết: Bao gồm quá trình thực hiện các khâu: tổ chức tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, làm các thủ tục hải quan, bố trí ăn ở, đi lại. Để tổ chức thực hiện các chương trình du lịch doanh nghiệp cần có những chuẩn bị về: hướng dẫn viên, các thông tin về đoàn khách, các lưu ý về hành trình và các yếu tố cần thiết khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, hướng dẫn viên sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Vì vậy, hướng dẫn viên phải là người có khả năng làm việc độc lập, có trình độ nghiệp vụ, phải có những kiến thức hiểu biết về tuyến, điểm du lịch mà mình phụ trách…để ứng xử và quyết định kịp thời các yêu cầu của khách và đảm bảo chương trình du lịch được thực hiện theo đúng hợp đồng. 1.2.2.4. Thanh toán, quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng: Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 8 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Sau khi chương trình du lịch kết thúc, doanh nghiệp lữ hành cần làm thủ tục thanh quyết toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn tồn tại để rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng. Khi tiến hành quyết toán thì tài chính doanh nghiệp sẽ bắt đầu từ khoản phát tiền tạm ứng cho người dẫn đoàn trước chuyến đi, đến các chi tiêu phát sinh trong chuyến đi và số tiền hoàn lại doanh nghiệp. Trước khi quyết toán tài chính, người dẫn đoàn phải báo cáo tài chính với các nhà quản trị điều hành khi được các nhà quản trị chấp thuận. Sau đó sẽ chuyển qua bộ phận kế toán của doanh nghiệp để thanh toán và quản lý nghiệp vụ chuyên môn. Sau khi thực hiện chương trình du lịch xong, doanh nghiệp sẽ lập những mẫu báo cáo để đánh giá những gì khách hàng ưa thích và không thích về chuyến đi để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục cho chương trình tiếp theo. Tất cả các báo cáo trên được nhà quản lý điều hành và người thiết kế chương trình nghiên cứu để đưa ra những điều chỉnh và thay đổi cho chương trình. 1.2.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh lữ hành: Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành có các đặc trưng cơ bản sau: 1.2.3.1. Đặc điểm về sản phẩm lữ hành: - Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch. - Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau - Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm: +/ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi, nhu cầu giải trí, tham quan. Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 9 Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp +/ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách, của chuyến đi như: đi lại, ăn ở, an ninh… - Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao. - Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. 1.2.3.2. Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét: Ở các thời vụ khác nhau trong năm, nhu cầu của du khách cũng khác nhau. Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du lịch nghỉ biển tăng cao nhưng vào mùa đông thì ngược lại, làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tính thời vụ. Vì vậy, trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm bắt được tính thời vụ nhằm có những biện pháp hạn chế tính thời vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành. 1.2.3.3. Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành: - Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách du lịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ. Có thể xem khách hàng là yếu tố: “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành, sản phẩm không thể sản xuất trước. - Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyển mang đến tận nơi để phục vụ khách. Khách hàng chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu khi vận động gặp gỡ. Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể tách rời từ quá trình sản xuất. Ngoài những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí cũng như phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Từ những đặc điểm trên cho thấy việc kinh doanh lữ hành rất dễ Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 10 [...]... trường du lịch phía Bắc Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội có tuổi đời còn trẻ Sau hơn 5 năm hoạt động công ty đã tiến hành đón và phục vụ hàng chục nghìn lượt khách du lịch quốc tế và nội địa Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội là một chi nhánh làm ăn năng động hiệu quả thể hiện được vai trò một chi nhánh của công ty lớn Không những thế Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội còn tự mình tìm... 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội: 2.1.1.2.1 Sự cần thiết phải thành lập Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội: Ngay từ khi mới thành lập Công ty Du lịch Hương Giang đã thực hiện việc thu hút và phục vụ khách du lịch quốc tế trên phạm vi địa phương và cả nước Từ đó đến nay công ty đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất kỹ thu t, về số lượng và... Nội cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội là một bộ phần cấu thành Công ty Du lịch Hương Giang Huế thực hiện chế độ hoạch toán kinh doanh, kế hoạch thực hiện, chiến lược kinh doanh thống nhất trực tiếp của Giám đốc Công ty, Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội được sử dụng con dấu riêng để hoạt động, có quyền mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Ngoại thương... chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội: 2.1.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý : Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội thực hiện chế độ quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc trực tuyến chức năng Mô hình cơ cấu tổ chức cán bộ của công ty được biểu diễn theo sơ đồ sau : Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội Hoàng Sơn Lớp: Du... cho khách hàng nhận thức, cảm thụ, hành động Công việc của nhà truyền thông là xác định xem đa số người tiêu dùng đang ở giai đoạn nào và triển khai một chiến dịch truyền thông để đưa họ đến giai đoạn tiếp theo CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG NỘI 2.1 Vài nét sơ lược về Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của. .. hoạt động công ty đổi tên thành Công ty Du lịch Hương Giang Công ty Du lịch Hương Giang có trụ sở chính tại 17 Lê Lợi – Thành Phố Huế và chi nhánh tại Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh,với các văn phòng đại diện tại Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Mexicô * Những hoạt động cơ bản của công ty: - Kinh doanh lữ hành quốc tế gửi khách (Outbound) - Kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách (Inbound)... Marketing Outbound Inbound Nội địa Kế toán Tổng số người 1 2 1 4 1 2 11 2 Ngoại ngữ Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ Số lượng Tỷ lệ (người) (người) (%) 1 50 1 50 1 50 1 50 0 0 1 100 1 25 3 75 0 0 1 100 0 0 2 100 3 20 9 80 (Nguồn : Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội) Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội với sự điều hành của giám đốc trẻ, tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân Nội, là một người năng... lữ hành Hương Giang Nội: Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội tuy mới thành lập nhưng đứng trước thách thức về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, công ty đã chủ động đầu tư một hệ thống trang thiết bị hiện đại để thu n lợi cho công việc trong quá trình hoạt động Công ty tự trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thu t, trang bị ngày một đồng bộ và hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt công. .. 60000 Chi phÝ Doanh thu 40000 20000 0 Năm 2007 Hoàng Sơn 2008 2009 Lớp: Du Lịch 48 Khoa Du Lịch và Khách Sạn 33 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp 2.3 Thực trạng về nguồn khách của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội: 2.3.1 Sự biến động nguồn khách của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội từ năm 2007 đến 2009 : Hoàng Sơn Lớp: Du Lịch 48 34 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa Du Lịch và Khách Sạn Bảng 6:... tới khách hàng - Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch và một số dịch vụ khác như thị thực, xuất nhập cảnh, … * Nhiệm vụ chính của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Nội: - Tiến hành xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch đúng nội dung trong giấy phép được Nhà nước cấp và hướng dẫn của các cơ quan chủ quản tại thành phố Nội và chỉ tiêu kế hoạch của Giám đốc Công ty Du lịch Hương . hình thành và phát triển của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội: 2.1.1.2.1. Sự cần thiết phải thành lập Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội: Ngay. biện pháp nhằm thu hút nguồn khách nội địa của công ty. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút khách nội địa và Inbound của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang

Ngày đăng: 17/07/2013, 19:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân , 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2/ Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình Marketing Du Lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhMarketing Du Lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
3/ Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh Tế Du Lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhKinh Tế Du Lịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội
4/ Chủ biên: PGS.TS. Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing Căn Bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Căn Bản
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học Kinh Tế Quốc Dân
5/ Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Tâm Lý và Nghệ Thuật Giao Tiếp, Ứng Xử Trong Kinh Doanh Du Lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009.Các Website điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Tâm Lý và Nghệ Thuật Giao Tiếp, Ứng Xử Trong Kinh Doanh Du Lịch
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học Kinh Tế Quốc Dân

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Trỡnh độ ngoại ngữ của nhõn viờn Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 1 Trỡnh độ ngoại ngữ của nhõn viờn Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội (Trang 24)
Bảng 1: Trình độ ngoại ngữ của nhân viên Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 1 Trình độ ngoại ngữ của nhân viên Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội (Trang 24)
Bảng 2: Liệt kờ số lượng thiết bị mỏy múc - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 2 Liệt kờ số lượng thiết bị mỏy múc (Trang 25)
Bảng 2: Liệt kê số lượng thiết bị máy móc - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 2 Liệt kê số lượng thiết bị máy móc (Trang 25)
Bảng 4: Cơ cấu chi phớ của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 4 Cơ cấu chi phớ của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 29)
Bảng 4: Cơ cấu chi phí của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 4 Cơ cấu chi phí của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 29)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội  từ năm 2007 đến năm 2009 - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 31)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội  từ năm 2007 đến năm 2009 - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 31)
- Qua bảng 5 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội qua 03 năm đều đạt hiệu quả - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
ua bảng 5 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội qua 03 năm đều đạt hiệu quả (Trang 32)
Bảng 6: Tỡnh hỡnh biến động nguồn khỏch của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 6 Tỡnh hỡnh biến động nguồn khỏch của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 34)
Bảng 6: Tình hình biến động nguồn khách của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 6 Tình hình biến động nguồn khách của Công ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 (Trang 34)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn khỏch theo mục đớch chuyến đi - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 7 Cơ cấu nguồn khỏch theo mục đớch chuyến đi (Trang 36)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn khách theo mục đích chuyến đi - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 7 Cơ cấu nguồn khách theo mục đích chuyến đi (Trang 36)
Bảng 8: Thống kờ số lượng khỏch theo quốc tịch - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 8 Thống kờ số lượng khỏch theo quốc tịch (Trang 39)
Bảng 8: Thống kê số lượng khách theo quốc tịch - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 8 Thống kê số lượng khách theo quốc tịch (Trang 39)
- Dựa vào bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rằng cơ cấu khỏch nội địa của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội vẫn cũn nhỏ so với cơ cấu khỏch quốc tế (năm 2009: khỏch nội địa chiếm 12,8 % trong khi đú khỏch quốc tế chiếm đến 87,2 %). - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
a vào bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rằng cơ cấu khỏch nội địa của Cụng ty TNHH lữ hành Hương Giang Hà Nội vẫn cũn nhỏ so với cơ cấu khỏch quốc tế (năm 2009: khỏch nội địa chiếm 12,8 % trong khi đú khỏch quốc tế chiếm đến 87,2 %) (Trang 41)
Bảng 9: Cơ cấu khỏch nội địa theo độ tuổi - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 9 Cơ cấu khỏch nội địa theo độ tuổi (Trang 42)
Bảng 9: Cơ cấu khách nội địa theo độ tuổi - GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI
Bảng 9 Cơ cấu khách nội địa theo độ tuổi (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w