II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 2.1 Kết quả tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây
2.2. Phân tích các hoạt động ảnh hưởng tới hoạt động của tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phẩn y dược phẩm VIMEDIME
2.2.1. Hoạt động cung ứng vào
Hoạt động này bao gồm các khâu: vận chuyển, bốc dỡ, tiếp nhận, dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá từ các nơi khác về. Đây là hoạt động rất quan trọng góp phần vào việc phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất cũng như cho hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất.
Từ khâu vận chuyển bốc dỡ cho đến việc kiểm tra hàng nhập về, rồi tiếp nhận và cuối cùng là dự trữ đều được tuân theo một chu trình kín, đồng bộ và thống nhất. Khi đã thoả thuận với các công ty, xí nghiệp trong nước thì hàng sẽ được mang đến tận công ty còn đối với hàng nhập khẩu thì chủ yếu nhập về theo đường biển qua cảng Hải Phòng, công ty phải thuê xe contener chở từ Hải Phòng về. Khi hàng đã về đén công ty sẽ được các cán bộ tiếp nhận chịu trách nhiệm kiểm tra khối lượng, số lượng, mẫu mã... theo đúng những yêu cầu đã ghi trong hợp đồng. Ngay sau đó hàng
được đưa vào kho. Công ty có hai hệ thống kho với tổng diện tích lớn, được bố trí thoáng hợp lý, thuận tiện cho việc nhập hàng cũng như việc xuất hàng. Trong đó một kho dùng để chứa sản phẩm được hoàn thành từ 3 phân xưởng sản xuất. Đặc điểm hàng hoá công ty nhập về là: một số sẽ được làm nguyên liệu cho sản xuất, phần còn lại được tiêu thụ qua hệ thống cửa hàng, chi nhánh và khách hàng trung gian.
Mặc dù là một công ty sản xuất kinh doanh đạt loại khá nhưng do số vốn còn quá ít nên việc trang bị phương tiện vận tải lớn để hỗ trợ cho sản xuất là chưa có. Chính vì vậy, chi phí cho hoạt động vận chuyển của công ty có phần cao hơn một số công ty, xí nghiệp khác nhưng so với tổng doanh số mua vào của công ty thì vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Trong những năm gần đây do hoạt động mua vào của công ty ngày càng tăng cho nên một tất yếu khách quan đó là việc vận chuyển bốc dỡ và bảo quản có phần gia tăng về số tuyệt đối.
Bảng 7: Tình hình mua vào và chi phí tương ứng
Năm Đơn vị 2006 2007 2008
Tổng gia trị mua Triệu 71.235 61.899 75.248
CF vận chuyển Triệu 2.241 2.895 3.460
CF Bốc dỡ Triệu 650 766 835
CF Dự trữ Triệu 1.012 1.233 1.469
Tổng chi phí Triệu 3.903 4.894 5.764
Tỷ lệ CF/GT mua % 5,48 7,9 7,66
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phẩn VIMEDIMEX chi nhánh tại Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy chi phí cho hoạt động này chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng chi phí của công ty, từ 5,48% năm 2006 lên 7,66% năm 2008. Nếu như công ty tự trang bị một số xe ô tô trọng tải lớn sẽ là một yếu tố cơ bản làm giảm phần nào chi phí vận chuyển công ty và khi đó giá trị kinh doanh của công ty sẽ được nâng lên.
Việc nhà nước cho phép công ty mở rộng mặt hàng xuất nhập khẩu đã giúp công ty thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm các bạn hàng. Trong thời gian đó các nhà cung cấp nước ngoài tỏ ra ưu thế hơn hẳn các nhà cung cấp trong nước cả về chất lượng và giá cả và cả sự đa dạng của mặt hàng. Có nhiều loại thuốc men trong nước không sản xuất dược hoặc có nhưng chất lượng thấp trong khi nhu cầu trong nước đang đòi hỏi buộc công ty phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường. Sự hạn chế về số loại sản phẩm và trình độ công nghệ còn thấp là nguyên nhân chính làm cho nhập khẩu ngày càng trở thành một đầu vào quan trọng của công ty.
Tóm lại,hoạt động cùng ứng đã được công ty thực hiện tốt và bảo đảm cung cấp đúng tiến độ và phù hợp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh đặc biệt là cung cấp hàng hoá cho kinh doanh. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho công tác tiêu thụ sản phẩm và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua.
2.2.2. Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là hoạt động tuy không chiếm giá trị lớn nhưng là hoạt động cơ bản của công ty, luôn được giữ ở mức ổn định. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất khác nhau cụ thể là:
Xưởng thuốc viên: sản xuất các loại thuốc tân dược như thuốc kháng sinh , thuốc sốt rét, thuốc tiêu hoá,....
Xưởng Đông dược: sản xuất các loại cao đơn, thuốc ho.
Xưởng hoá dược: sản xuất các loại thuốc chữa sốt rét như Artmisinin, Artesunat và một số hoá dược khác.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nên hoạt động sản xuất ở các phân xưởng đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên tình hình sản xuất của các phân xưởng còn gắp nhiều khó khăn, vẫn chưa phát huy hết tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị cũng như đội ngũ công nhân. Theo một số báo cáo của phòng kinh doanh cho thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất chỉ đủ trang trải chi phí về nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân, khấu hao máy móc thiết bị và một phần rất nhỏ lợi nhuận. So với xí nghiệp sản xuất khác thì giá trị sản xuất công nghiệp của công ty chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu sản xuất của Tổng công ty dược.
Nguyên nhân của thực trạng này là do hàng hoá sản xuất ra gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Đây là kết quả của việc giống nhau về cơ cấu sản phẩm sản xuất của các xí nghiệp Dược trong nước, giống nhau về cơ cấu sản phẩm nhưng lại không có ưu thế về quy mô, trang thiết bị kỹ thuật
Trang thiết bị máy móc của các phân xưởng được đầu tư từ những năm trở lại đây với công nghệ của Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Đức, Việt Nam. tuy nhiên phần lớn số máy móc có giá trị khấu hao quá nửa số giá trị mua vào. Vì vậy, Công ty cần xem xét để chuẩn bị cho việc đầu tư mới.
Qua thực tế tại các phân xưởng sản xuất của Công ty thì công suất sử dụng trung bình của máy móc thiết bị lại mới đạt khoảng 70 - 80%. Nguyên nhân là do trong một số nguyên vật liệu nhập về có những lô hàng không phải qua một số công đoạn nào của quá trình sản xuất, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất là do máy móc thiết bị không được đầu tư một cách đồng bộ, vì vậy có những máy sử dụng hết 100% công suất những cũng có máy chỉ sử dụng được 40 - 50% công suất.
Có thể nhận thấy rằng, thực trạng này cũng là thực trạng chung của hầu hết các xí ngiệp sản xuất dược trong cả nước: Với trình độ khoa học công nghệ kém xa trình độ của thế giới, sản phẩm trong nước có sức cạnh tranh yếu hơn hẳn so với hàng ngoại nhập mà đặc biệt là các loại biệt dược, các loại thuốc kháng sinh. Do đó sản phẩm của công ty tiêu thụ trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.3. Tình hình tài chính của công ty
Tài chính của các doanh nghiệp có thể tạo lập điểm mạnh hay điểm yếu. Thực vậy, khả năng tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp đối với việc xây dựng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà yêu cầu cần có những khoản đầu tư thích hợp. Khả năng tạo lập vị thế tài chính của một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp lập kế hoạch cho sự phát triển của nó như thế nào theo cách nhìn của ngân hàng và đầu tư. Do vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có nguồn lực và tài chính khá cao.
Vốn chiếm vị trí quan trọng bởi nếu không có vốn thì mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải dừng lại. Cũng như mọi doanh nghiệp khác Công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX chi nhánh tại Hà Nội luôn đề cao vai trò trách nhiệm trong việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tự có và vốn của nhà nước giao cho. Tình hình tài chính của công ty cổ phẩn y dược phẩm VIMEDIMEX chi nhánh tại Hà Nội được đánh giá khái quát trong bảng sau:
Bảng 8: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
-TS cố định/ Tổng số TS % 44.95 48.01 48.98 49.02 - TS lưu động/Tổng số TS % 55.04 51.99 51.02 50.97 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn
-Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 100 100 100 100 -Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn %
2.Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành lần 0.99 1.00 1.01 1.03 -Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 0.72 0.95 1.00 1.02 -Khả năng thanh toán nhanh lần 0.05 0.13 0.25 0.28 3. Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất LN/DT %
-Tỷ suất LNTT/DT % Lỗ Lỗ Lãi Lãi
-Tỷ suất LNST/DT % Lỗ Lỗ Lãi Lãi
3.2 Tỷ suất LN/ Tổng TS
- Tỷ suất LNTT/tổng TS % Lỗ Lỗ Lãi Lãi
-Tỷ suất LNST/tổng TS % Lỗ Lỗ Lãi Lãi
3.3 Tỷ suất LNST/ Vốn CSH % Lỗ Lỗ Lãi Lãi
(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội. Năm 2009)
2.2.4. Tình hinh thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty
Tình hình thực hiện trong thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra về tổng doanh số mua và tổng doanh số bán của công ty trong năm năm vừa qua được thể hiện:
Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch
(Đơn vị: Triệu đồng)
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % 2006 65.478 71.235 108,79% 81.289 88.054 108.32% 2007 70.586 61.899 87,7% 83.452 76.531 91,7% 2008 71.012 75.248 105,96% 89.258 96.254 107,83%
Biểu đồ biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh giai đoạn 2006-2008
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX chi nhánh tại Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trong 3 năm gần đây chỉ có năm 2007 với giá trị mua và bán không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên tỷ lên không hoàn thành chỉ ở mức thấp.còn lại với năm 2006 va 2008 tổng giá trị bán bà mua đều hoàn thành kế hoạch và vượt chỉ tiêu, điều này cho thấy công ty đã dự báo và xây dựng kế hoạch rât sát với thực tế. Qua đó cho thấy căn cứ mà công ty sử dụng để lập kế hoạch là khá chính xác và phù hợp. Tuy mức lãi đạt cao nhưng con số này còn thấp hơn so với mức lãi kế hoạch. Nguyên nhân là do những năm qua có nhiều biến động do hoạt động Marketing chưa được quan tâm đúng mức, chưa nắm bắt được sự lên xuống của
tỷ giá nên trong một số trường hợp công ty phải nhận hàng với giá cao song lại phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác nên khi bán công ty bán với mức giá bằng giá mua vào. Một số lý do nữa là lượng hàng tồn kho của công ty trong những năm qua tồn kho còn nhiều làm đọng vốn kinh doanh của công ty.
Như chúng ta đã biết vượt kế hoạch trong một số trường hợp là tốt nhưng một số trường lại là không tốt do tốc độ mùa vào và bán ra không tương thích chênh lệch nhau đã làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của kinh doanh nên công ty luôn cố gắng đạt kế hoạch đề ra nhưng cũng tập trung vào việc tăng doanh thu tiêu thụ nhằm đạt mức lợi nhuận cao nhất.
2.2.5. Hoạt động tổ chức nhân lực
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính nguồn nhân lực sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được, tạo ra cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn nhân lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…), do đó nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực có vai trò quyết định và ảnh hưởng tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Lao động của doanh nghiệp là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng lao động có kĩ năng càng cao thì càng hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ một cách nhah hơn và chính xác hơn so với các lao động có kĩ năng thấp. Do vậy nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Các doanh nghiệp dệt may cần một đội ngũ lớn công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành cho đến giám đốc doanh nghiệp và cán bộ cấp cao để đảm bảo hoạt động có hiệu quả góp phân nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may đặc biệt là trên thị trường quốc tế.
Do điều kiện làm việc chuyên môn hóa cao nên cường độ làm việc căng thẳng trong khi tiền lương còn thấp và có sự chệnh lệch lớn giữa các doanh nghiệp nên có
nhiều biến động lớn trong đội ngũ lao động ngành. Thực tế cho thấy rằng các công ty sản xuất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao, biến động lao động nhỏ, công nhân gắn với công ty, thậm chí nhiều người xin vào làm việc. Ngược lại ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tình trạng “đất không lành, chim không đậu”, nhân viên mới đào tạo sau một thời gian sẽ dần chuyển sang công ty khác.
Là một chi nhánh lớn của công ty, các nhân viên làm việc tại chi nhánh cũng được hưởng toàn bộ các chế độ và quyền lợi như các nhân viên khác trong toàn công ty. Tất cả những quyền lơih cũng như chế độ này đều được đưa vào bản đều lệ của công ty như sau:
Công nhân viên và công đoàn.
Tổng giám đốc phải lập kế hoạch để Hội đồng quản trị thông qua về các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, buộc thôi việc, lương bổng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người điều hành và người lao động cũng như những mối quan hệ của Công ty với các tổ chức Công đoàn được công nhận theo các chuẩn mực, thônglệ và chính sách quản lý tôt nhất, những thông lệ và chính sách qui định, các qui chế của công ty và pháp luật.
Chế độ quyền lợi của người lao động.
Người lao động đựơc tuyển dụng và trả lương theo hợp đồng lao động kí kết giữa Tổng giám đốc và người lao động phù hợp với qui định của pháp luật.
Chế độ và quyền lợi của người lao động làm việc tại công ty.
- Cán bộ công nhânn viên đang làm việc cho công ty Xuất nhập Y tế II khi chuyển sang Công ty cổ phần sẽ được kí kết lại hợp đông lao động. Đối với người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động sẽ giải quyết theo chế độ hiện hành.
- Công ty cổ phần tiếp tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác đối với người lao động.
- Đối với người lao động mà công ty tuyển mới thì thực hiện các qui định của pháp luật hiện hành.
- Kể từ ngày chuyển đổi thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh,thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc