MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội (Trang 50 - 53)

Do kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ngày càng lớn. Tốc độ tiêu dùng thuốc tính bình quân trên đầu người tăng hàng năm. Thêm vào đó mức tăng trưởng hàng năm tăng nên tốc độ tăng trưởng của ngành Dược cũng tăng đáng kể.

Đến năm 2008 Công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX thực sự trở thành một trong những công ty lớn trong Tổng công ty Dược Việt Nam, với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ sức cạnh tranh với nền công nghệ hiện đại của cả nước và trên thế giới. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, đa dạng hoá thị trường, tìm ra các nguồn hàng chủ lực, các thị trường chính. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, tăng doanh thu, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.

Trong mục tiêu dài hạn công ty đặt ra mục tiêu là tạo ra cho mình một thế mạnh trên thị trường, đó là việc mở rộng qui mô kinh doanh của công ty, tiến hành liên doan liên kết và xây dựng nhiều chi nhánh mới để nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh làm tăng khả năng đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu, thiết lập các mối quan hệ với nhiều đối tác trong nước và quốc tế, nâng cao vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm về ytế quan trọng cho thị trương trong nước và vai trò là nhà xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu, hương dược liệu cho thị trường quốc tế, phát triển thị phần ra thị trường nước ngoài.

Trong mục tiêu ngắn hạn của công ty đề ra tăng cường và mở rộng các mặt hàng xuất khẩu, nhằm mục đích là tăng thu ngoại tệ nhằm, tăng lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu cũng như thay đổi cơ cấu hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất

nước và theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, tăng thu nhập và tăng lợi nhuận, và nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường của hàng nhập khẩu.

 Về công tác kinh doanh xuất nhập khẩu.

Tập trung điều hành hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng duy trì, giữ vững khác hàng và thị phần, tích cực tìm kiếm mở rộng mặt hàng và thị trường mới. Bám sát nhu cầu tiêu thụ trong nước để có kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng thuốc tân dược, máy móc dụng cụ ytế đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Mở rộng cách thức bán hàng linh hoạt với giá cả và phương thức thanh toán hợp lý và không ngừng tìm kiếm thị trường mới, các mặt hàng chứng khoán mới để thu về khối lượng ngoại tệ ngày càng lớn hơn.

 Về công tác tổ chức.

Sắp xếp và bổ xung thêm nhân sự cho các phàng ban còn thiếu để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sắp xếp và phân công lao động theo mô hình quản lý mới

Thường xuyên phối hợp với các tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chủ chốt và cán bộ trẻ để phát triển lâu dài.

Tuyển dụng thêm dược sĩ đại học để hợp lý hoá cơ cấu cán bộ đại học

Giải quyết tiền lương trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, phấn đấu nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

 Về công tác tài chính.

Công ty sẽ tiến hành liên doanh sản xuất với nước ngoài để sản xuất một số mặt hàng thuốc tân dược, xây dựng kho cho công ty, xây dựng xưởng chế biến dược liệu và tinh dầu xuất khẩu trong thời gian tới.

Thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính và các khoản phải nộp nghĩa vụ vụ nhà nước. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và an toàn với vốn, tài sản.

1.1. Chiến lược phát triển thị trường

Với chiến lược phát triển thị trường thì Công ty phải tìm kiếm các thị trường mới, củng cố các thị trường truyền thống để tiêu thụ sản phẩm.

Công ty cố gắng bằng mọi biện pháp bán hàng, mở rộng hình thức kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm tăng doanh số bán, vòng quay của vốn. Sử dụng các biện pháp chăm sóc khách hang, tiếp thì quảng cáo về công ty hay từng sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của công ty.

Áp dụng các giải pháp cần thiết để mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng văn hóa công ty, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm thông qua các kênh phân phối mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. Thực hiện công tác quản lý chất lượng ở tất cả các khâu từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm để đáp ứng được với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng sức cạnh tranh sản phẩm do công ty sản xuất trên thị trường trong nước và nước ngoài.

1.2. chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có thể hiểu là đa dạng hóa chủng loại mặt hàng kinh doanh và phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm để tiêu thụ

Chi nhánh đang ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang nhiều ngành nghề khác bên cạnh mặt hàng kinh doanh chính là dược và thiết bị y tế. Nên có thể nói sản phẩm mà chi nhánh kinh doanh là rất phong phú, đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực. Từ mua bán nguyên liệu dựơc, thiết bị y tế, hàng thủ công mỹ nghệ, tinh dầ nông sản, thiết bị vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đến đồ dùng cá nhân và gia đình. Chi nhánh còn mở rộng sang lĩnh vực nuôi trồng dược liệu và các cây công nghiệp khác để cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất của mình.

Với phương án chiến lược sản phẩm thì công ty phải thực hiện thông qua các cách thức: cải tiến tính năng của sản phẩm, cải tiến nâng cao chất lượng, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã.

Nâng cao chất lượng bằng việc củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý, quy trình công nghệ sản phẩm, quy chế sản xuất công nghiệp, nghiên cứu chất lượng sản phẩm về tuổi thọ, tính sinh khả dụng của thuốc.

Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mở rộng dây chuyền sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất sao cho thích ứng với từng thời điểm.

Nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn tại chỗ đồng thời tranh thủ thu hút nhiều nguồn chất xám từ bên ngoài, thuê chuyên gia giỏi về lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩm VIMEDIMEX tại Hà Nội (Trang 50 - 53)