Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Tân Hồng Hà- Hà Nội

51 399 1
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Tân Hồng Hà- Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện kinh tế thị trường với nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nói chung và các công ty Cổ phần nói riêng, việc có nhiều vốn là điều kiện cần thiết và quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trần Đức Hà_NHB-02 LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường với nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nói chung và các công ty Cổ phần nói riêng, việc nhiều vốn là điều kiện cần thiết và quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song quan trọng hơn là việc sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả? Sức cạnh tranh, khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sử dụng vốn một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, được tự hạch toán kinh doanh, chủ động trong việc sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Vậy làm sao để các công ty Cổ phần thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường? Vấn đề đặt ra là các công ty này phải bảo toàn và phát triển vốn, ngoài việc xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải phương án quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. Trong khi chúng ta cồn thiếu vốn, đang rất cần vốn, đặc biệt là vốn cố định thì các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là vốn cố định sao cho hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Vốn cố định là bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Quy mô vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến việc trang bị sở vật chất của doanh nghiệp. Với một vị trí quan trọng như vậy nên việc quản lý và sử dụng vốn cố định được coi là trọng tâm của công tác tài chính doanh nghiệp. Cho đến nay vẫn còn tồn tại vướng mắc về việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng ở một số doanh nghiệp, vì vậy cần phải tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Tân Hồng Hà, được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ phòng Tài chính Kế toán, cùng với những kiến thức lý luận đã được trang bị trong nhà trường em đã từng bước vận dụng tìm hiểu thực tế của công ty đồng thời từ những thực tế đó em đã bổ BÁO CÁO THỰC TẬP - 1 - Trần Đức Hà_NHB-02 sung và rút ra kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Qua đó em đã thấy rõ tầm quan trọng và bức thiết của vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Tân Hồng nói riêng. Em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Tân Hồng Hà- Nội” Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận bản về quản trị vốn cố định trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Tân Hồng Hà. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Tân Hồng Hà. Với kiến thức còn nhiều hạn chế của mình, em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập. Em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo thêm từ phía Thầy, giáo. Em xin chân thành cảm ơn!!! BÁO CÁO THỰC TẬP - 2 - Trần Đức Hà_NHB-02 CHƯƠNG I Những Vấn Đề Lý Luận Bản Về Quản Trị Vốn Cố Định Trong Doanh Nghiệp 1.1. Tài sản cố định trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định. 1.1.1.1. Khái niệm. Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải 2 yếu tố: Đối tượng lao động và tư liệu lao động. Khác với đối tượng lao động (Nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…) các tư liệu lao động, xét về mặt giá trị loai giá trị rất lớn, loại giá trị tương đối nhỏ; xét về mặt thời gian sử dụng, loại thừoi gian sử dụng rất dài, loại thời gian sử dụng tương đối ngắn. Trong điều kiện phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao như hiện nay, trong một số trường hợp, doanh nghiệp phải đầu tư một lượng giá trị lớn, kết quả đầu tư tuy không tạo ra một thực thể vật chất cụ thể, những khoản đầu tư đó phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như: Quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế . Những khoản đầu tư này đã tạo ra một loại tài sản không hình thái vật chất và nếu thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn quy địnhtài sản cố định thì được coi là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. Như vậy, tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản giá trị lớn, thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định. 1.1.1.2. Đặc điểm. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình BÁO CÁO THỰC TẬP - 3 - Trần Đức Hà_NHB-02 sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các tài sản cố định vô hình… Thông thường một tư kiệu lao động được coi là tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn về thời gian: thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. Tiêu chuẩn về giá trị: Phải giá trị lớn, mức giá trị cụ thể được chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể từng thời kỳ. Việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là tài sản cố định của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là tài sản cố định song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các tiêu chuẩn trên song nếu kết hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì lại được coi là một tài sản cố định. (Ví dụ: trang thiết bị cho một phòng thí nghiệm, một văn phòng, một phòng của khách sạn, một vườn cây lâu năm…) Trong điều kiện phát triển các quan hệ tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của một số ngành nên một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đồng thời thỏa mãn 2 tiêu chuẩn bản trên và không hình thành các tài sản cố định hữu hình thì được gọi là các tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. Đó là các khoản chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, chi phí về đất sử dụng, chi phí chuẩn bị cho khai thác… 1.1.1.3. Tiêu chuẩn nhận biết. Ở Việt Nam, theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003) quy định ở điều 3 mục II về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau: + Tiêu chuẩn về nhận biết tài sản cố định hữu hình: BÁO CÁO THỰC TẬP - 4 - Trần Đức Hà_NHB-02 Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoật động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy. - thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi cấu thành thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phân nào đó vẫn thực hiện được chức năng hoạt động tài chính của nó, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được gọi là tài sản cố định hữu hình độc lập. + Tiêu chuẩn về nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra đồng thời thỏa mãn cả 4 điều kiện quy định tại khoản 1 điều này mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được gọi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả 4 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, những quy định điều kiện để tư liệu lao động là tài sản cố định không phải vĩnh viễn mà chúng thay đổi theo từng chu kỳ cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu của việc quản lý. Đặc điểm chung của các tài sản cố định trong các doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá BÁO CÁO THỰC TẬP - 5 - Trần Đức Hà_NHB-02 trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tài sản cố định của doanh nghiệp cũng được coi như một loại hàng hóa thông thường khác. Nó không chỉ giá trị mà nó còn giá trị sử dụng. Thông qua mua bán, trao đổi các tài sản cố định thể được chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng từ các chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường. 1.1.2. Phân loại tài sản số định. Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định hiện của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường một số phương pháp phân loại chủ yếu sau đây: 1.1.2.1. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế. Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Tài sản cố định hình thái vật chất (tài sản cố định hữu hình) và tài sản cố định không hình thái vật chất (tài sản cố định vô hình). - Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt đọng kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào công dụng kinh tế thể chia thành các nhóm sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Là toàn bộ các công trình kiến trúc như nhà làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, đường xá, cầu cống … + Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ… + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải dường bộ, đường sông, đường biển… và các thiết bị truyền dẫn về thông tin, điện nước, băng truyền tải vật tư, hàng hóa… BÁO CÁO THỰC TẬP - 6 - Trần Đức Hà_NHB-02 + Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng… + Vườn cây lâu năm (như cà phê, cao su, chè, cây ăn quả…), súc vật làm việc (trâu, bò…), hoặc súc vật cho sản phẩm (như trâu sữa, bò sữa…). - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệ quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình chỉ đựoc thừa nhận khi xác định được giá trị của nó, thể hiện một lượng gia strị lớn đã được đầu tư liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, tài sản cố định vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, phần mền máy tính, bản quyền, bằng sáng chế… Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy đựoc cấu đầu tư vào tài sản cố định thao hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cấu đầu tư cho phù hợp và biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định. 1.1.2.2. Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng: Dựa theo tiêu thức nay, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: - Tài sản cố định dung cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. - Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng. BÁO CÁO THỰC TẬP - 7 - Trần Đức Hà_NHB-02 Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cố định tính chất sản xuất, biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định. 1.1.2.3. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng. Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, thể chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau: - Tài sản cố định đang sử dụng: Đó là những tài sản cố định trong doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh của doanh nghiệp. - Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp song hiện tại chưa cần dùng, đang dự trữ để sử dụng sau này. - Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý: Đây là những tài snả cố định không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Dựa vào cách phân loại này người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trên sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các tài sản cố định hiện trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn. 1.1.3. Vai trò của tài sản cố định. Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định đặc biệt là đối với thiết bị, công nghệ là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, bởi vì: Thứ nhất, tài sản cố định là nhân tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, nhờ đổi mới tài sản cố định mới được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí tạo ra sản phẩm thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ BÁO CÁO THỰC TẬP - 8 - Trần Đức Hà_NHB-02 sản phẩm, tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Thứ ba, đổi mới tài sản cố định kịp thời hợp lý còn ý nghĩ quan trọng trong việc giảm biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo ra tư thế, tác phong của người công nhân sản xuất lớn. Thứ tư, xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đơi mới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay. Việc tăng cường đổi mới tài sản cố định kịp thời, đúng hướng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh, tạo ra triển vọng lớn lao cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường khu vực và quốc tế. 1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để được các tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định lớn hay hỏ sẽ quyết định tới quy mô, tính đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn tới trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định thực hiện chu chuyển giá trị tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định thực hiện chu chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển này của vốn cố định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định. BÁO CÁO THỰC TẬP - 9 - Trần Đức Hà_NHB-02 Hoặc thể hiểu vốn cố định theo một cách như sau: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. 1.3. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định. Nói về sự vận động của vốn cố định chúng ta thể khái quát thông qua những nét đặc thù sau: Thứ nhất, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thứ hai, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn, giá trị của tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó, vốn cố định cũng đươc tách thành hai phần: một phần sẽ nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của vốn cố định được “cố định” trong tài sản cố định. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với múc giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều dó cũng là tài sản cố định hết thời hạn sử dụngvốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển. Thứ ba, vốn cố định chỉ hoàn thành một chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Việc tăng thêm vốn cố định trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nói chung tác động lớn đến việc tăng cường sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và nền kinh tế. Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của vốn cố định tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được BÁO CÁO THỰC TẬP - 10 -

Ngày đăng: 19/07/2013, 07:53

Hình ảnh liên quan

Tài sản cố định của công ty TNHH Tân Hồng Hà được hình thành từ nguồn chủ yếu sau: - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Tân Hồng Hà- Hà Nội

i.

sản cố định của công ty TNHH Tân Hồng Hà được hình thành từ nguồn chủ yếu sau: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH Tân Hồng Hà- Hà Nội

Bảng 4.

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan