Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội và những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD, chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn là yếu tốt cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào.
Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỀU 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 8 1.1.Khái niệm vốn lưu động 8 1.2.Vai trò vốn lưu động 10 1.2.1.Đối với chính Công ty 11 1.2.2. Đối với chủ nợ 11 1.2.3.Đối với nhà đầu tư 11 1.3. Nội dung cơ bản của VLĐ 12 1.4. Kết cấu vốn lưu động 13 1.5. Đặc điểm của vốn lưu động 14 1.6. Phân loại vốn lưu động 15 1.6.1. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 15 1.6.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện. 15 1.6.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu. 16 1.6.4. Phân loại theo nguồn hình thành. 16 1.6.5. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. 17 1.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18 1.8. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CP ĐẠI VIỆT TRÍ TUỆ 25 2.1. Khái quát về Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ 25 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 25 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 26 2.1.3 Mô hình tổ chức hoạt động 27 2.1.4. Báo cáo kềt quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí Tuệ qua các năm 28 2.2.4.1 Vốn bằng tiền 35 SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -1- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ 2.1.4.2. Các khoản phải thu 35 2.1.4.3. Hàng tồn kho 36 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá VLĐ tại Công Ty CP Đại Việt Trí Tuệ 37 2.2.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ 37 2.2.2 Kỳ luân chuyển vốn lưu động 38 2.2.3 . Mức tiết kiệm vốn lưu động của Công ty 38 2.2.4. Hệ số khả năng sinh lời của vốn lưu động trong Công ty 39 2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của Công ty 39 2.2.6 Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh của Công ty 40 2.2.7 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty 41 2.2.8. Kỳ thu tiền trung bình 43 2.2.9 Vòng quay hàng tồn kho 44 2.3. Đánh giá tình hình sử dụng VLĐ tại Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ 46 2.3.1. Những kết quả đạt được 46 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 47 2.3.2.1.Hạn chế 47 2.3.2.2. Nguyên nhân 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT TRÍ TUỆ 50 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty 50 3.1.1. Định hướng phát triển của công ty 51 3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ 52 3.2.1. Tìm hiểu rõ hơn về thị trường hàng hoá mà công ty đang, sẽ kinh doanh 52 3.2.2. Quản lý các khoản nợ tốt đặc biệt là nợ ngắn hạn 53 3.2.3.Tăng cường quản lý và thu hồi nợ phải thu giảm tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn 55 3.2.4. Quản lý tốt hàng tồn kho 57 3.2.5. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tăng doanh thu 58 3.3. Một số kiến nghị 59 3.3.1. Hoàn thiện các chính sách của công ty 59 3.3.3. Kiến nghị với nhà nước 61 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -2- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VLĐ: Vốn lưu dộng TSNH: Tài sản ngắn hạn TSLĐ: Tài sản lưu động TS: Tài sản Trđ: Triệu đồng VKD: Vốn kinh doanh XD: Xây dựng HTK: Hàng tồn kho SXKD: Sản xuất kinh doanh TLSX: Tư liệu sản xuất SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -3- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức hoạt động của công ty 27 Bảng 1: Báo cáo kết quả HĐSXKD năm 2007,2008,2009 29 Bảng 2: Cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 31 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 32 Bảng 4: Tình hình sử dụng VLĐ tại công ty 34 SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -4- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội và những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD, chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn là yếu tốt cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn, lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả SXKD cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với sự biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong SXKD, tăng sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Vốn là chỉ tiêu tổng quát, có ý nghĩa vụ rất quan trọng, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn, vốn lưu động giữ một vị trí quan trọng, có khả năng quyết định đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản lý vốn lưu động có thể coi là một trong những công tác hàng đầu của quản lý tài chính, đặc biệt cần thiết khi các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là điều hết sức cần thiết, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to lớn của vốn lưu động, nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động trong sự tồn tại và phát triển đối với từng doanh nghiệp. SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -5- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Đại Việt Trí Tuệ, từ những kiến thức cơ bản được trang bị tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Ths Đoàn Phương Thảo và các cô chú phòng Tài chính - Kế toán, ban Giám đốc Công ty, em đó dần tiếp cận với thực tiễn, vận dụng lý luận để phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, em đã nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập với chuyên đề: “Vốn lưu động và các giải pháp Tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cố phần Đại Việt Trí Tuệ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí Tuệ - Qua quá trình học tập tại trường và thực tiễn tại Công ty đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí Tuệ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động trong doanh nghiệp - Phạm vi nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp : Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí Tuệ 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài là dựa trên cơ sở phương pháp luận làm nền tảng nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu 5. Kết cấu của đề tài Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí Tuệ SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -6- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu đề tài kết cấu chuyên đề thực tập gồm 3 Chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tình hình sử dụng Vốn lưu động tại Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế nên báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ths Đoàn Phương Thảo, các thầy cô trong khoa Tài chính cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty Cố phần Đại Việt Trí Tuệ đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Khái niệm vốn lưu động SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -7- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ VLĐ là một chỉ số tài chính để đo lường hiệu quả hoạt đọng cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của một công ty.VLĐ được xác định =Tổng TS ngắn hạn -Tổng Nợ ngắn hạn Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ. TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -8- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T T-H-SX-H’- T’ Ä T Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau: T T – H – T’ Ä T Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá. - Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -9- Tên đề tài: Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác nhau của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.2.Vai trò vốn lưu động Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ có vốn cố định điều đó sẽ không đảm bảo chu kỳ sản xuất kinh doanh được bình thường, như vậy phải có vốn lưu động, đó là nguồn vốn hình thành trên tài sản lưu động, là lượng tiền ứng trước để có tài sản lưu động. Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm tạo nên thực tế sản phẩm Đặc điểm của tài sản lưu động và tài sản cố định lúc nào cũng nhất trí với nhau do đó phải giảm tối thiểu sự chênh lệch thời gian này để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể vốn lưu động có vai trò đối với các chủ thể sau: 1.2.1.Đối với chính công ty SV: Tạ Thị Huệ GVHD: Th.S Đoàn Phương Thảo -10- . Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đại Việt Trí tuệ Trong thời gian thực tập tại công ty. triển của công ty 51 3.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty 51 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ 52 3.2.1.