Khi đặt ra câu hỏi: "Vấn đề của các ngài là gì?", bạn sẽ nhận được câu trả lời từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói rằng vấn đề của họ là thiếu vốn, thiếu công nghệ mà có ít doanh nghiệp nghĩ rằng nếu có các yếu tố đó thì họ sẽ làm gì, làm như thế nào để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả nhất. Có một triết lý rằng: Khi công nghệ càng hiện đại thì tác hại của việc quản lý kém càng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt ở quy mô toàn cầu hiện nay, muốn thành công các doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải đem lại niềm tin trong chính nội bộ và với khách hàng rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện, sẽ duy trì, sẽ liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thậm chí sẽ đáp ứng vượt mức mong đợi. Như vậy, chính chất lượng và các vấn đề liên quan đến chất lượng mới là mối quan tâm của các doanh nghiệp. Có thể nói không chút phóng đại rằng các phương pháp quản lý chất lượng đã và đang được ứng dụng như một phương pháp quản lý kinh doanh rất có hiệu quả. Mặt khác, để cạnh tranh và duy trì được chất lượng với hiệu quả kinh tế cao cũng như đạt được các mục tiêu trong kinh doanh, doanh nghiệp không thể chỉ áp dụng các biện pháp đơn lẻ mà phải xây dựng một hệ thống quản lý có hiệu quả và hiệu lực giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp và hệ thống quản lý chất lượng được ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở mọi lĩnh vực và quy mô khác nhau, trong đó có ISO. ISO - Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá được khắp nơi trên thế giới biết đến như một nhà cung cấp các tiêu chuẩn theo định hướng của thị trường có hiệu quả. Các chuyên gia quốc tế đã kết luận: "Sử dụng ISO 9001 họ có thể chứng tỏ được hiệu quả công ty và đảm bảo cải tiến liên tục về chất lượng". ISO 9000 sẽ đem lại những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong môi trường kinh doanh khó khăn và đầy sự cạnh tranh. Tony Curley, tập đoàn Internal Controller TNT - Anh đã nói rằng: "ISO 9000 là mục tiêu đầu tiên trên con đường chất lượng của chúng tôi. Với một mạng lưới các cơ sở trên khắp nước Anh, chúng tôi cần một định mức tiêu chuẩn để từ đó có thể nhận ra thực trạng tốt nhất để tạo niềm tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Tiêu chuẩn ISO 9000 cho chúng tôi điều đó và là nền tảng khởi đầu đảm bảo cho chất lượng tương lai". Với những kiến thức cơ bản nêu trên về tầm quan trọng của quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, em nhận thấy rằng việc nghiên cứu về vấn đề này rất phù hợp đối với sinh viên của khoa Khoa học quản lý khi đang tham gia thực tập tại một công ty chuyên ngành tư vấn đang áp dụng ISO, vì vậy em đã chọn đề tài: "Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 - Ứng dụng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - Bộ Xây dựng" là đề tài cho Chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành ba chương: Chương I: Tổng quan về quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - Bộ Xây dựng. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - Bộ Xây dựng.
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000.
2 Thực chất của hoạt động quản lý chất lượng 10
5 Các mô hình, phương pháp quản lý chất lượng 13
6 Các nguyên tắc và công cụ quản lý chất lượng 15
1 Nội dung cơ bản của Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 18
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG
TY TƯ VẤN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY
Trang 21 Quản lý chất lượng tại Công ty CONINCO - Những thành
2 Những mặt còn tồn tại trong hoạt động quản lý chất lượng 61
III Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng của Công
1 Nhận xét chung về tình hình quản lý tại Công ty CONINCO 64
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN
CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG
(CONINCO) - BỘ XÂY DỰNG.
I Mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Công
II Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
1.4 Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đi đôi với
1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng trực tiếp tham gia vào
1.6 ISO Online - Giải pháp cho một kênh thông tin hiệu quả 87 1.7 Kết hợp ISO 9001: 2000 với các mô hình nâng cao hiệu quả hoạt 89
Trang 3động quản lý chất lượng như 5S, Six Sigma, Kaizen và xây dựng TQM
2.2 Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý 102
(Plan - Do - Check - Act) :
Chu trình quản lý chất lượngcủa Deming
QC
(Quality Control) : Kiểm soát chất lượng.
QMR
(Quality Management Representative) :
Đại diện lãnh đạo về quản lýchất lượng
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Khi đặt ra câu hỏi: "Vấn đề của các ngài là gì?", bạn sẽ nhận được câu trảlời từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói rằng vấn đề của họ là thiếu vốn, thiếucông nghệ mà có ít doanh nghiệp nghĩ rằng nếu có các yếu tố đó thì họ sẽ làm gì,làm như thế nào để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cạnh tranh và kinhdoanh có hiệu quả nhất
Có một triết lý rằng: Khi công nghệ càng hiện đại thì tác hại của việc quản
lý kém càng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và ngược lại Trongcuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt ở quy mô toàn cầu hiện nay, muốn thành côngcác doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu kháchhàng Để làm được điều này, doanh nghiệp phải đem lại niềm tin trong chính nội
bộ và với khách hàng rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện, sẽ duy trì, sẽ liên tục cảitiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thậm chí sẽ đáp ứng vượt mức mongđợi Như vậy, chính chất lượng và các vấn đề liên quan đến chất lượng mới làmối quan tâm của các doanh nghiệp Có thể nói không chút phóng đại rằng cácphương pháp quản lý chất lượng đã và đang được ứng dụng như một phươngpháp quản lý kinh doanh rất có hiệu quả Mặt khác, để cạnh tranh và duy trì đượcchất lượng với hiệu quả kinh tế cao cũng như đạt được các mục tiêu trong kinh
Trang 5doanh, doanh nghiệp không thể chỉ áp dụng các biện pháp đơn lẻ mà phải xâydựng một hệ thống quản lý có hiệu quả và hiệu lực giúp doanh nghiệp tạo đượclòng tin và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp và hệ thống quản lý chất lượng đượcứng dụng trong nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở mọi lĩnh vực và quy mô khácnhau, trong đó có ISO ISO - Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá được khắp nơitrên thế giới biết đến như một nhà cung cấp các tiêu chuẩn theo định hướng củathị trường có hiệu quả
Các chuyên gia quốc tế đã kết luận: "Sử dụng ISO 9001 họ có thể chứng
tỏ được hiệu quả công ty và đảm bảo cải tiến liên tục về chất lượng" ISO 9000
sẽ đem lại những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức trongmôi trường kinh doanh khó khăn và đầy sự cạnh tranh Tony Curley, tập đoànInternal Controller TNT - Anh đã nói rằng: "ISO 9000 là mục tiêu đầu tiên trêncon đường chất lượng của chúng tôi Với một mạng lưới các cơ sở trên khắpnước Anh, chúng tôi cần một định mức tiêu chuẩn để từ đó có thể nhận ra thựctrạng tốt nhất để tạo niềm tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng Tiêu chuẩnISO 9000 cho chúng tôi điều đó và là nền tảng khởi đầu đảm bảo cho chất lượngtương lai"
Với những kiến thức cơ bản nêu trên về tầm quan trọng của quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn quốc tế, em nhận thấy rằng việc nghiên cứu về vấn đề nàyrất phù hợp đối với sinh viên của khoa Khoa học quản lý khi đang tham gia thựctập tại một công ty chuyên ngành tư vấn đang áp dụng ISO, vì vậy em đã chọn
đề tài: " Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 - Ứng dụng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - Bộ Xây dựng" là đề tài cho Chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề được
Trang 6Chương I: Tổng quan về quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - Bộ Xây dựng.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - Bộ Xây dựng.
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000.
I QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.
1 Khái niệm quản lý chất lượng:
Chất lượng không tự dưng mà có, nó là kết quả của sự tác động của hàngloạt các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau Muốn đạt được chất lượngmong muốn thì cần phải có sự quản lý một cách khoa học và hợp lý các yếu tốnày Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng đã và đang được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành,mọi lĩnh vực, mọi loại hình doanh nghiệp từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ cho dù
là có tham gia vào thị trường quốc tế hay không Quản lý chất lượng đảm bảocho doanh nghiệp làm đúng những gì phải làm, và nếu doanh nghiệp muốn cạnhtranh trên thị trường quốc tế thì càng phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về
Trang 7quản lý chất lượng có hiệu quả Để giải quyết tốt bài toán chất lượng thì cần phải
có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng
Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) định nghĩa: "Quản lý chấtlượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xácđịnh chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằngnhững phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng
và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng"
Tiêu chuẩn Việt Nam định nghĩa: "Quản lý chất lượng là các hoạt động cóphối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng"
Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chínhsách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chấtlượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
Trong đó:
- Hoạch định chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung
vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết
và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng
- Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào
việc thực hiện các yêu cầu chất lượng
- Đảm bảo chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào
cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện
Mục đích của đảm bảo chất lượng là đề phòng sai sót, phát hiện và xácđịnh nguyên nhân, cũng như khắc phục và đề phòng sai sót tái xuất hiện Cơ sởcủa đảm bảo chất lượng là nêu rõ những việc làm gì sẽ được tiến hành, thực hiệnnhững việc đã đề ra, lập hồ sơ về những việc đã làm, kiểm tra kết quả thực hiện
và tiến hành điều chỉnh, cải thiện tình hình
Trang 8- Cải tiến chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào
nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng
Trong cải tiến chất lượng, các yêu cầu liên quan đến mọi khía cạnh nhưhiệu lực, hiệu quả hay xác định nguồn gốc
Tóm lại, mục tiêu của quản lý chất lượng trong hệ thống là nhằm đảm bảochất lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp nhất trong điều kiện
mà hệ thống tồn tại và phát triển Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng làmột phương thức quản lý hiệu quả nhờ đó hệ thống có thể phản ứng nhạy béntrước những biến đổi của môi trường, luôn tạo ra sản phẩm, dịch vụ thoả mãnnhu cầu của người sử dụng với chi phí thấp nhất
2 Thực chất của hoạt động quản lý chất lượng:
Có thể khẳng định ngay rằng: Quản lý chất lượng chính là chất lượng củacông tác quản lý, bởi hoạt động quản lý chất lượng về thực chất có thể được xem
là một tập hợp bao gồm các hoạt động của các chức năng quản lý Đó là các hoạtđộng như hoạch định chất lượng, tổ chức, kiểm soát chất lượng và điều chỉnhchất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý Như vậy, đối với một hệ thống, cơ sở củahoạt động quản lý chất lượng là chất lượng quản lý, trong quản lý chất lượngphải chú ý tới chính hiệu quả của công tác quản lý mà cụ thể là đội ngũ cán bộquản lý
3 Nhiệm vụ của quản lý chất lượng:
Nhiệm vụ của quản lý chất lượng là xây dựng một hệ thống theo hướngđảm bảo chất lượng trong mỗi phân hệ, bộ phận, cụ thể là:
- Nhiệm vụ đầu tiên của quản lý chất lượng là xác định yêu cầu chất lượngcần đạt được trong từng giai đoạn hoạt động nhất định
Trang 9- Nhiệm vụ thứ hai là duy trì chất lượng hoạt động của hệ thống nhằm đảmbảo những tiêu chuẩn mà hệ thống đã quy định (theo thiết kế, theo tiêu chuẩntheo các cam kết hay mong muốn đã định) được thực hiện bằng những biệnpháp, phương pháp nào đó.
- Nhiệm vụ thứ ba của quản lý chất lượng là tiến hành cải tiến chất lượng.Trên cơ sở liên tục cải tiến mà phát hiện, đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn, đáp ứngtốt hơn các đòi hỏi của phát triển mà hệ thống có thể thực hiện được
Quản lý chất lượng vừa là hoạt động có ý nghĩa chiến lược, vừa là hoạtđộng mang tính tác nghiệp, do đó quản lý chất lượng phải được thực hiện ở mọicấp, mọi quá trình, và tất cả các bộ phận, phân hệ trong hệ thống đều phải cótrách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích nhất định trong việc quản lý chấtlượng
4 Nội dung của công tác quản lý chất lượng:
* Hoạch định: Đây là giai đoạn đầu tiên của quản lý chất lượng nhằm
hình thành chiến lược chất lượng của hệ thống, chuẩn bị những gì cần thiết chohoạt động quản lý chất lượng Việc hoạch định chất lượng khi được thực hiệnchính xác và đầy đủ sẽ giúp cho các hoạt động tiếp theo có được định hướng tốt
Trang 10Sơ đồ vòng tròn chất lượng Deming
(Nguồn: cuốn [8], trang 429)
Trong bước hoạch định hệ thống chất lượng, cần phải xác định: Tiêuchuẩn hệ thống quản lý chất lượng sẽ áp dụng cũng như phạm vi triển khai ápdụng, mục tiêu chất lượng tổng quát, chính sách chất lượng theo đuổi; sự cam kếtcủa chủ doanh nghiệp hay Ban Giám đốc doanh nghiệp; xác định chủ thể sửdụng sản phẩm được tạo ra; quá trình tạo ra những đặc điểm sản phẩm thoả mãnnhu cầu của chủ thể sử dụng; cơ cấu nhân sự cho lực lượng triển khai; các nguồnlực cần thiết và đầy đủ để hệ thống có thể hoạt động được; lập kế hoạch thờigian…
* Thực hiện: Trong quản lý chất lượng, đây là giai đoạn viết những gì cần
phải làm và làm những gì đã viết, tức là thông qua các hoạt động, kỹ thuật,phương tiện và phương pháp cụ thể để đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu và
kế hoạch đã hoạch định mà điều khiển các hoạt động tác nghiệp
Giai đoạn này bao gồm các nội dung: Thành lập lực lượng triển khai hệthống quản lý chất lượng; xây dựng và phổ biến hệ thống tài liệu chất lượng để
từ đó xác định rõ chức năng, trách nhiệm và công việc của mỗi bộ phận và mỗi
cá nhân; đào tạo về chất lượng nhằm trang bị kiến thức về các tiêu chuẩn chấtlượng, nâng cao hiểu biết về lợi ích mà khách hàng, nhân viên và doanh nghiệpnhận được khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (các chương trình đào tạođược thực hiện đối với tất cả mọi người trong doanh nghiệp); cung cấp đầy đủcác nguồn lực cần thiết để thực hiện
* Kiểm tra: Là giai đoạn đánh giá những gì đã làm.
Trang 11Muốn xét xem hệ thống quản lý chất lượng có được áp dụng đúng haykhông, doanh nghiệp phải kiểm tra thông qua hoạt động đánh giá chất lượng nội
bộ trong toàn doanh nghiệp, so sánh chất lượng thực tế, phân tích sai lệch vàxem xét lại việc quản lý, từ đó triển khai các hoạt động khắc phục và phòngngừa, đồng thời phân tích thông tin về chất lượng làm cơ sở cho việc cải tiến
* Duy trì và cải tiến : Là giai đoạn duy trì những gì đã tốt và cải tiếnnhững gì chưa tốt
Đây là những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất các hoạtđộng hay quá trình nhằm tăng thêm lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng
Doanh nghiệp phải xác định đòi hỏi về cải tiến chất lượng mà từ đó xâydựng phương án cải tiến; cung cấp các nguồn lực cho cải tiến; đào tạo và khuyếnkhích khuyến khích mọi người có ý thức và tham gia đầy đủ vào quá trình cảitiến doanh nghiệp Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét lại chínhsách chất lượng và mục tiêu chất lượng; đảm bảo cam kết của Ban Giám đốc; đolường mức độ phù hợp của hệ thống so với các tiêu chuẩn để phát hiện ra nhữngkhác biệt; đưa ra các hoạt động khắc phục và phòng ngừa; duy trì thường xuyênviệc đánh giá chất lượng nội bộ; thực hiện công tác đào tạo…
Tóm lại doanh nghiệp phải luôn thực hiện cải tiến, cải tiến hơn nữa
5 Các mô hình, phương pháp quản lý chất lượng:
5.1 Một số mô hình quản lý chất lượng hiện đại:
* Hệ thống quản lý tích hợp: Giúp doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả
các mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000 (quản lý môi trường)
… khi doanh nghiệp phải áp dụng đồng thời nhiều hệ thống quản lý không giớihạn Khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp, doanh nghiệp căn cứ vào loại hình
Trang 12và tiền bạc, và quan trọng nhất là tạo sự thống nhất trong tổ chức vì một mụctiêu, mọi hoạt động sẽ dễ dàng quản lý và kiểm soát hơn Phiên bản ISO 9000:
2000 là hệ thống có khả năng tương thích với đồng thời nhiều tiêu chuẩn khác,đặc biệt là với tiêu chuẩn ISO 14000
* Hệ thống quản lý tri thức: Trong các yêu cầu của hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn ISO 9000 đã đề cập đến nhiều yêu cầu tương tự như trong quản lý trithức, nhưng phần lớn các doanh nghiệp khi áp dụng thì lại thiếu sự linh hoạt vàchỉ dừng lại ở mức độ sơ khai Do vậy khi doanh nghiệp đã có hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn thì việc xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý trithức sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp mà quan trọng nhất là kíchthích việc trau dồi và phổ biến tri thức tạo ra những ưu thế cạnh tranh cao hơn
* ISO 9000 với các mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp:
Kết hợp ISO 9000 với Six Sigma;
Cải tiến liên tục theo tinh thần Kaizen
Hai mô hình này sẽ được trình bày cụ thể trong chương giải pháp
5.2 Câc phương pháp quản lý chất lượng:
Trong lịch sử phát triển của sản xuất, tuỳ theo quan điểm và cách nhìnnhận, xem xét mà người ta đưa ra các phương pháp quản lý chất lượng khácnhau Tuy nhiên có một số phương pháp quản lý chất lượng phổ biến sau:
5.2.1 Kiểm tra chất lượng:
Đây là phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phùhợp với các quy định đặt ra Đó là các hoạt động như đo lường, xem xét, phântích, thử nghiệm… và so sánh các sản phẩm nhằm chọn lọc và loại bỏ bất cứ sảnphẩm nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay yêu cầu kỹ thuật Nhưng đây khôngphải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất khi phải sản xuất với khối lượng lớn và
Trang 13yêu cầu của khách hàng về chất lượng ngày càng cao, sự cạnh tranh ngày mộtkhốc liệt.
5.2.2 Kiểm soát chất lượng:
Đây là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng nhằmđáp ứng các yêu cầu chất lượng Để đảm bảo chất lượng thì nhà sản xuất phảikiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượngnhằm ngăn ngừa sai lỗi Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố con người,phương pháp và quá trình, đầu vào, thiết bị và môi trường
5.2.3 Kiểm soát chất lượng toàn diện:
Đây là phương thức quản lý không chỉ dừng lại ở việc áp dụng vào cácquá trình trước quá trình sản xuất và kiểm tra mà hơn thế nữa nó đòi hỏi phải đạtđược mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thoả mãn người tiêu dùng, tức làphải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó
Kiểm soát chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý sao cho các hoạtđộng có thể tiến hành một cách hiệu quả nhất và thoả mãn khách hàng bằng cáchthống nhất các nỗ lực của tất cả các bộ phận trong tổ chức có liên quan đến hoạtđộng phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng
5.2.4 Quản lý chất lượng toàn diện:
Quản lý chất lượng toàn diện là phương pháp quản lý định hướng vào chấtlượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm thực hiện mục tiêu dài hạncủa tổ chức thông qua sự thoả mãn của khách hàng và lợi ích của mọi thành viêncủa tổ chức và của xã hội
Quản lý chất lượng toàn diện cung cấp một hệ thống toàn diện cho công
Trang 14được sự tham gia của mọi thành viên nhằm đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra.Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện là cải tiến chất lượng sản phẩm vàthoả mãn khách hàng tốt nhất Đặc điểm chung của quản lý chất lượng toàn diệnlà: Chất lượng được định hướng bởi khách hàng; quan điểm hệ thống; đề cao vaitrò lãnh đạo trong tổ chức; sự tham gia của mọi người; sử dụng các công cụthống kê toán; liên tục cải tiến chất lượng; …
6 Các nguyên tắc và công cụ quản lý chất lượng:
6.1 Các nguyên tắc quản lý chất lượng:
Chất lượng không phải là cái cho không: Nguyên tắc này đòi hỏi người lãnh
đạo và hệ thống phải chi phí nhiều, cả công sức, tiền của, thông tin và các chiphí cần thiết khác để có được chất lượng cao cho mọi hoạt động, ở đây chính
là chất lượng cao cho các sản phẩm, dịch vụ mà hệ thống tạo ra
Sự sống còn của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng, nếu hệ thống không
quan tâm hay thiếu tập trung vào chất lượng và những vấn đề liên quan đếnchất lượng của các hoạt động của mình thì hệ thống sẽ suy yếu và có thể dẫnđến sụp đổ, đặc biệt là trong điều kiện biến động mạnh mẽ của xu hướng hộinhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Không có điểm kết đối với chất lượng: Đây là nguyên tắc đòi hỏi người lãnh
đạo không bao giờ được phép thoả mãn với các kết quả đã đạt được mà phảixác định rằng không có điểm dừng cho chất lượng Nguyên tắc này cũng đòihỏi để có được chất lượng mong muốn cần phải tiến hành từng bước với cácmục đích, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của hệ thống
6.2 Các công cụ quản lý chất lượng:
Để quản lý chất lượng một cách hiệu quả cần phải áp dụng các công cụ mà
cụ thể ở đây là áp dụng các kỹ thuật thống kê (như: chọn mẫu dựa trên các quy
Trang 15tắc xác suất và mức chất lượng chấp nhận được) với các công cụ thống kê như:phiếu kiểm tra (thu thập dữ liệu), biểu đồ Pareto (xác định các vấn đề chủ yếu),biểu đồ phân tán (xác định mối quan hệ giữa các vấn đề), lưu đồ (xác định vấn đềxảy ra ở đâu), biểu đồ nhân quả (xác định nguyên nhân gây ra vấn đề)
Các công cụ trên có thể được kết hợp một cách linh hoạt nhằm nhanhchóng phát hiện các vấn đề chất lượng và quan trọng hơn là tìm được nguyênnhân gây ra vấn đề để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để phòng ngừa hoặc
khắc phục các vấn đề chất lượng.
7 Hiệu quả quản lý chất lượng:
Hiệu quả quản lý chất lượng là hiệu quả thu được trong việc nâng cao chấtlượng hoạt động của hệ thống thông qua chất lượng sản phẩm và mức chấp nhậnsản phẩm của khách thể sử dụng sản phẩm1
Hiệu quả quản lý chất lượng là kết quả của các chi phí cho việc quản lýchất lượng của hệ thống so với những tổn thất phải gánh chịu khi tạo ra nó Chỉkhi quản lý chất lượng có hiệu quả thì hệ thống mới có thể tồn tại và phát triểnbền vững Tóm lại, đối với một hệ thống, hiệu quả quản lý chất lượng vừa là mụctiêu và vừa là động lực của sự phát triển
8 Quản lý chất lượng quản lý:
Như đã nói, thực chất của hoạt động quản lý chất lượng chính là chấtlượng của công tác quản lý, do đó ngoài chất lượng hoạt động nói chung của hệthống, quản lý chất lượng phải chú ý tới chất lượng quản lý
Trang 16Chất lượng quản lý là tổng thể những đặc tính của hoạt động quản lý cóthể đáp ứng được cao nhất các nhiệm vụ quản lý đề ra cho mỗi giai đoạn pháttriển của hệ thống2
Chất lượng quản lý thể hiện ở các khía cạnh như: yếu tố quan trọng nhất lànăng lực, trình độ và uy tín của người lãnh đạo; mức độ phối kết hợp của các cánhân trong hệ thống; các quyết định quản lý đã ban hành có hiệu lực không, việcthực hiện các quyết định này có đạt hiệu quả không và ở mức độ nào; hiệu quảhoạt động chung của hệ thống; các tổn thất đã xảy ra và phản ứng của các kháchthể có liên quan
Chất lượng quản lý muốn đạt kết quả cần phải quản lý chất lượng quản lý.Quản lý chất lượng quản lý là sự tác động liên tục, theo kế hoạch của người lãnhđạo trong việc không ngừng hoàn thiện, đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống và pháthiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ nhân viên của bộ phận quản lýhướng vào chất lượng hoạt động của hệ thống3
Quản lý chất lượng quản lý gồm các nội dung cụ thể sau: Liên tục đổi mới,hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống, ban hành quy chế, nội quy hoạt động đối vớitừng nhóm, từng phân hệ và đối với toàn bộ hệ thống một cách khoa học; hoànthiện hệ thống thông tin trong hệ thống, bảo đảm lưu thông thông tin thông suốt,phòng ngừa các sự cố và tổn thất gây ra do chủ quan như sự phối hợp thiếu đồng
bộ, sự mâu thuẫn nội bộ, phản ứng nhanh với môi trường ngoài; phát hiện và bồidưỡng nhân tài, thu hút được chất xám bên ngoài
II HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000.
1 Nội dung cơ bản của Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:
2 Cuốn [8], trang 448.
3 Cuốn [8], trang 448.
Trang 17ISO (International Standardization Organization) là liên đoàn quốc tế củacác cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất của thếgiới hiện nay
Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá vàcác hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hànghoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như phát triển sự hợp tác tronglĩnh vực trí tuệ, khoa học công nghệ và kinh tế Kết quả của các hoạt động kỹthuật của ISO là các tiêu chuẩn quốc tế ISO và được công bố như là các tiêuchuẩn quốc tế chính thức
Tháng 12 năm 2000, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO đã ấn hành bộ tiêuchuẩn ISO 9000 : 2000
1.1 Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:
Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vựcquản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa khách hàng
và nhà sản xuất Đây chính là một phương thức hiệu quả giúp các nhà sản xuất tựxây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng trong tổ chức mình, đồng thời
đó cũng là phương tiện để khách hàng có thể căn cứ vào đó để tiến hành các hoạtđộng kiểm tra trước khi đi tới quyết định cuối cùng Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể được áp dụng mộtcách rộng rãi và linh hoạt trong bất kỳ loại hình tổ chức nào Tóm lại, ISO 9000
là một phương thức quản lý hướng dẫn các tổ chức xây dựng một mô hình quản
lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đãchọn
1.2 Vai trò chung của ISO 9000:
Trang 18Quản lý chất lượng: ISO sẽ giúp những nhà cung cấp có những định
hướng đúng đắn trong việc thực hiện tại tổ chức họ một hệ thống chất lượng hiệuquả hoặc trong việc cải thiện các hệ thống sẵn có
Đảm bảo chất lượng: Các tiêu chuẩn trong ISO 9001: 2000 (trước đây là
trong ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003) đưa ra các yêu cầu về hệ thống chấtlượng mà các khách hàng có thể sử dụng để xem xét, đánh giá mức độ đáp ứng
mà hệ thống của nhà cung cấp mang lại
Hai vai trò này của ISO 9000 có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau Tuynhiên, trong phạm vi chương trình đăng ký đảm bảo chất lượng thì vai trò đảmbảo chất lượng sẽ có ưu thế hơn mặc dù giá trị kinh tế của cả hai vai trò đều rấtquan trọng
Hệ thống chất lượng: là cơ chế tổ chức các thủ tục quy trình và nguồn lực
cần có để thực hiện việc quản lý chất lượng
Hệ thống chất lượng có vai trò quản lý toàn bộ các quy trình trong chu kỳcủa một sản phẩm liên quan tới chất lượng từ khâu xác định nhu cầu thị trườngđến khâu đáp ứng các yêu cầu trong giai đoạn cuối cùng
1.3 Cấu trúc của Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 và phiên bản mới ISO 9001: 2000:
Hệ thống bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện nay (ISO 9000 : 2000) baogồm bốn tiêu chuẩn:
- ISO 9000: 2000: hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng;
- ISO 9001: 2000: hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu;
- ISO 9004: 2000: hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến
- ISO 19011: 2000: hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn đánh giá
Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 do ISO/TC 176 soát xét - ban hành vào
Trang 19năm 2000 tập trung vào các điểm sau4:
Thừa nhận quan điểm " tiếp cận quá trình" dựa vào các quá trình chủyếu khi quản lý chất lượng (như quá trình quản lý các nguồn lực, tiêuthụ sản phẩm và đo lường, cải tiến) với các cận quá trình liên quan(như thiết lập kế hoạch quản lý hệ thống, thông qua chương trình quản
lý nhân lực; môi trường; thiết kế và phát triển; mua sắm; sản xuất; giámsát và đo lường, phân tích dữ liệu; cải tiến) và những quá trình khác
Áp dụng ISO 9001: 2000 theo hướng tiếp cận quá trình thay vì sử dụngISO 9002 và ISO 9003 trước đây sẽ giúp các cơ quan không cần phảiquan tâm đến việc quản lý chất lượng suốt quá trình bán những sảnphẩm mà họ không sản xuất (sản phẩm thiết kế và phát triển)
ISO 9001: 2000 và ISO 9004: 2000 đều thể hiện sự định hướng lạimục tiêu: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 định hướng vàođáp ứng nhu cầu khách hàng trong khi ISO 9004: 2000 là hệ thốngquản lý chất lượng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh vượt mức.Trong ISO 9001: 2000, các yêu cầu tăng cường đều liên quan tớiviệc thoả mãn nhu cầu khách hàng và cải tiến liên tục sản phẩm, còncác yêu cầu giảm bớt là thủ tục cung cấp tư liệu
Có thể loại bỏ việc sử dụng ISO 8402 nhờ đã có những định nghĩa rõràng về hệ thống quản lý chất lượng nêu trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Trong Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000: 2000, ISO 9001: 2000 là tiêu chuẩnchính Đây là tiêu chuẩn đề ra các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chấtlượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng mà doanhnghiệp cần phải đáp ứng Do đó, khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
Trang 20tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần phải xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo hoạtđộng thực tế tại tổ chức mình
Theo ý nghĩa chung trong kinh doanh, có thể hiểu ISO 9001 : 2000 chính
là việc thực hiện tốt và kiểm soát một cách chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượngđược lập thành văn bản Nghĩa là doanh nghiệp cần phải có một hệ thống quản lýđược văn bản hoá để biến các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra như mongmuốn Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp phải:
- Viết ra những gì cần làm;
- Thực hiện đúng như những gì đã viết ra;
- Lưu giữ các hồ sơ, tài liệu về những gì đã làm, nhất là khi có sự khôngphù hợp giữa thực tế và những gì đã viết ra
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 còn nêu ra các yêu cầu được sử dụng để đánhgiá khả năng của doanh nghiệp cung cấp một cách ổn định các sản phẩm đáp ứngcác yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu pháp định, chế định được ápdụng mà nhờ đó đạt được sự thoả mãn của khách hàng Tiêu chuẩn này được sửdụng trong việc chứng nhận, và cũng là tiêu chuẩn duy nhất trong Bộ Tiêu chuẩnISO 9000 được sử dụng cho đánh giá của bên thứ ba
Tóm lại, Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 quy định các hoạt động cần thiết khitriển khai áp dụng hệ thống chất lượng và hướng vào cải tiến hệ thống quản lýcủa mình để không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
1.4 Vì sao nên áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000?:
Trước hết, những vấn đề thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng ISO 9001: 2000
là do áp lực từ thị trường như yêu cầu từ phía khách hàng, do yêu cầu về mặtpháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,những vấn đề về trách nhiệm, yêu cầu đăng ký của nhà cung ứng, nhu cầu cải
Trang 21thiện nội bộ, cải tiến hiệu quả hoạt động và duy trì lợi thế, nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường của chính doanh nghiệp
Thông qua việc tuân thủ, vận dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn, doanhnghiệp có thể hoàn thiện công tác quản lý của mình, nhờ đó phòng ngừa đượcnhững sai lỗi Một số vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhờ
áp dụng Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 nói chung và Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 nóiriêng
Việc xây dựng, vận hành và được chứng nhận một hệ thống đảm bảo chấtlượng phù hợp với ISO 9000 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, đem lại lòng tin cho khách hàng;hơn nữa, việc đạt được chứng nhận sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệmđược tiền bạc và thời gian vì khách hàng không phải đánh giá lại hệ thốngchất lượng của tổ chức;
- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế;
- Giúp lãnh đạo quản lý một cách có hiệu quả hoạt động của tổ chức vàlàm tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực (xây dựng cơ cấu tổchức rõ ràng, hợp lý, tận dụng được ưu thế về nhân sự, tránh những vướngmắc chồng chéo về chức năng) và tiét kiệm chi phí;
- Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, làm việc có kế hoạch, cómục tiêu, đánh giá được kết quả, nhờ đó phòng ngừa được những sai lỗi,phế phẩm, nhờ đó giảm thiểu chi phí, đồng thời tạo cơ sở cải tiến thườngxuyên;
- Đảm bảo thông tin nội bộ thông suốt: cung cấp dữ liệu thực hiện, đưa ra
hệ thống đảm bảo, nhận dạng, kiểm soát và hành động phản ứng trước mọitình huống nhờ vòng lặp thông tin phản hồi;
Trang 22- Đưa ra hệ thống văn bản, hồ sơ lưu trữ kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ
và các hoạt động cũng như những thay đổi của sản phẩm, dịch vụ và cáchoạt động, đồng thời xác định mức độ chất lượng, hiệu quả và thành tựu;
- Đưa ra những quy trình bằng văn bản xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm
và các yêu cầu chung, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt;
- Nâng cao sự tin tưởng nội bộ, nâng cao tinh thần của nhân viên nhờ cácmục tiêu rõ ràng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả, sự lãnhđạo và đề cao sự đóng góp của họ;
- Chứng nhận về sự phù hợp trong nhiều trường hợp là "giấy thông hành"
để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế vì doanh nghiệp đã
có được sự đảm bảo của bên thứ ba; không những vậy, với một số loại sảnphẩm ở những thị trường nhất định, việc được chứng nhận theo Tiêuchuẩn ISO 9000 là một yêu cầu bắt buộc, giúp vượt qua rào cản kỹ thuậttrong thương mại
Như vậy, việc áp dụng ISO 9001: 2000 nhằm mục tiêu quan trọng nhấtcủa doanh nghiệp là mang lại niềm tin cho người tiêu dùng, để giữ khách hàng
và làm thoả mãn khách hàng thì sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấpphải đáp ứng yêu cầu của khách hàng ISO cung cấp một cơ chế cho phép cácdoanh nghiệp tiếp cận một cách hệ thống các hoạt động diễn ra trong doanhnghiệp, vì vậy doanh nghiệp sẽ có khả năng cung cấp một cách ổn định các sảnphẩm, dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách hàng Điều đó có nghĩa là kháchhàng luôn hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp Bêncạnh đó, các tiêu chuẩn trong ISO cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Trang 232 Nội dung áp dụng ISO 9001: 2000:
2.1 Bốn nguyên lý áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000:
- Hệ thống quản lý chất lượng quyết định chất lượng của sản phẩm, dịch
vụ do doanh nghiệp tạo ra
- Làm đúng ngay từ đầu
- Phòng ngừa hơn khắc phục
- Quản lý theo quá trình
2.2 Nội dung áp dụng của Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000:
Nội dung của Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 gồm 8 mục:
Mục 1: Phạm vi (khái quát; ứng dụng)
Mục 2: Tiêu chuẩn viện dẫn
Mục 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Mục 4: Hệ thống quản lý chất lượng (các yêu cầu chung; các yêu cầu về
tài liệu: khái quát, sổ tay chất lượng, kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ chấtlượng)
Mục 5: Trách nhiệm của lãnh đạo (Cam kết của lãnh đạo; Định hướng bởi
khách hàng; Chính sách chất lượng; Hoạch định: mục tiêu chất lượng, hoạchđịnh hệ thống quản lý chất lượng; Trách nhiệm, quyền hạn và thông tin liên lạc:Trách nhiệm và quyền hạn, đại diện của lãnh đạo, thông tin nội bộ; Xem xét củalãnh đạo: khái quát, đầu vào của xem xét, kết quả của xem xét)
Mục 6: Quản lý nguồn lực (cung cấp các nguồn lực; nguồn nhân lực: khái
quát, đào tạo, nhận thức và nhân lực; cơ sở vật chất; môi trường làm việc)
Trang 24Mục 7: Tạo sản phẩm (Hoạch định các quá trình tạo sản phẩm; Các quá
trình liên quan đến khách hàng; Thiết kế và phát triển; Mua hàng; Sản xuất vàcung cấp dịch vụ; Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường)
Mục 8: Đo lường, phân tích và cải tiến (Khái quát; Theo dõi và đo lường:
sự thoả mãn của khách hàng, đánh giá nội bộ, theo dõi và đo lường các quá trình,theo dõi và đo lường sản phẩm; Kiểm soát sản phẩm không phù hợp; Phân tích
dữ liệu; Cải tiến: cải tiến thường xuyên, hành động khắc phục, hành động phòngngừa)
Mô hình phương pháp tiếp cận theo quá trình:
Cải tiến thường xuyên
Khách hàng
Thoả mãn
Quản lý nguồn lực
Đo lường, phân tích
và cải tiến
Đầu ra Đầu vào Hình thành (Sản
xuất / dịch vụ) Sản phẩm
Trang 25Các hoạt động tạo giá trị gia tăngDòng thông tin
(Nguồn: Trung tâm năng suất Việt Nam - VPC).
Mối quan hệ giữa các yêu cầu của hệ thống được mô tả qua mô hìnhphương pháp tiếp cận theo quá trình
Ưu thế của cách tiếp cận theo quá trình là sự kiểm soát các quá trình đơn
lẻ đang diễn ra trong hệ thống cũng như bao trùm cả sự kết hợp và tương tácgiữa các quá trình đó Cách tiếp cận trên nhấn mạnh việc hiểu và đáp ứng cácyêu cầu; nhu cầu xem xét quá trình trong vấn đề giá trị gia tăng; có kết quả vàhiệu quả của quá trình; cải tiến thường xuyên quá trình trên cơ sở đo lường mụctiêu
3 Quá trình áp dụng ISO 9001: 2000:
3.1 Các nguyên tắc:
Để đạt được hiệu quả cải tiến, bộ khung tám nguyên tắc quản lý chấtlượng chủ yếu theo tiêu chuẩn sửa đổi ISO 9001: 2000 do Trung tâm Năng suấtViệt Nam - VPC cung cấp sau đây sẽ giúp các tổ chức có được sự hướng dẫnthực hiện quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động:
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng:
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng, dựa vào khách hàng của mình
để tồn tại và vì thế cần hiểu rõ nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng,cũng như đáp ứng kịp thời và phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo:
Người lãnh đạo phải thiết lập được sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích
và đường lối của doanh nghiệp Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội
Trang 26bộ, trong đó mọi người quan tâm và chịu trách nhiệm trong việc đạt được mụctiêu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người:
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mộ doanh nghiệp và sự thamgia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanhnghiệp, do vậy mọi người cần đem hết sức mình tham gia vào các công việcnhằm đem lại lợi ích cao nhất cho tổ chức
Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trình:
Khi các hoạt động và các nguồn lực liên quan được xử lý như một quátrình công nghệ thì sẽ đem lại hiệu quả mong đợi, nhờ đó: hạ thấp được chi phí,rút ngắn thời gian nhờ sử dụng các nguồn lực có hiệu quả; thu được kết quả ổnđịnh, cải thiện rõ rệt và có thể dự đoán trước; tạo ra các cơ hội cải tiến tập trungvào mục tiêu và mức độ ưu tiên
Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận hệ thống quản lý:
Nhận dạng, am hiểu và quản lý các quy trình tương hỗ như một hệ thống
sẽ góp phần tăng hiệu lực và hiệu suất của tổ chức trong việc đạt được các mụctiêu
Nguyên tắc 6: Liên tục cải tiến:
Cải tiến liên tục cần được xem là mục tiêu bắt buộc, đồng thởi cũng làphương pháp của mọi doanh nghiệp để có được sức cạnh tranh và mức độ chấtlượng cao
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện:
Các quyết định có hiệu quả luôn phải dựa trên kết quả phân tích dữ liệu vàthông tin thực tiễn Việc ra quyết định dựa trên sự kiện thực tiễn mới là quyếtđịnh kịp thời, đúng đắn, tăng khả năng chứng minh tính hiệu quả của quyết địnhkhi so sánh với thực tế, tăng khả năng và điều kiện cân nhắc, cơ hội và ý niệmtrong việc ra quyết định
Trang 27Nguyên tắc 8: Quan hệ tương tác lợi ích với nhà cung ứng:
Doanh nghiệp và nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương
hỗ cùng có lợi sẽ: nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị; nâng caohiệu quả, tối ưu hoá được chi phí và nguồn lực; nâng cao sự năng động và cùngchịu trách nhiệm giúp thay đổi thị trường, tạo nên nhu cầu và triển vọng kháchhàng
3.2 Quá trình áp dụng:
Căn cứ vào các nguyên tắc trên, quá trình áp dụng ISO 9001: 2000 cónhiều giai đoạn và áp dụng như thế nào trong mỗi giai đoạn lại khác nhau tuỳthuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể Theo tài liệu của Trung tâm năng suất ViệtNam, nói chung, việc áp dụng ISO 9000 (ISO 9001: 2000) đối với một doanhnghiệp sẽ được tiến hành theo 8 bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xây dựng phạm vi áp dụng Bước đầu tiên
khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001: 2000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển
tổ chức
Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9001: 2000 Việc áp dụng
ISO có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điềuhành dự án sao cho có hiệu quả Nên có một ban chỉ đạo ISO tại doanh nghiệpbao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi ápdụng ISO Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạotrong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001: 2000 và chịu trách nhiệmtrước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng Lãnh đạo phải thể hiện quyết tâmbằng việc đưa ra cam kết thực hiện
Trang 28Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn.
Đây là bước thực hiện xem xét kỹ thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu vớicác yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không ápdụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạtđộng nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000 Thực
hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệthống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 Cần xây dựng và hoàn chỉnhtài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn Đây là bước quan trọng, đòi hỏi doanhnghiệp phải am hiểu, chủ động, sáng tạo trong điều kiện của mình
Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001: 2000 Doanh
nghiệp cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực vàhiệu quả của hệ thống
Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận: Đánh giá
nội bộ do chính cán bộ của doanh nghiệp thực hiện theo một quy trình nhất địnhnhằm tìm ra điểm chưa phù hợp, đưa ra hành động khắc phục và bảo đảm hiệuquả của hành động khắc phục Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận gồm:Đánh giá trước chứng nhận (nhằm xác định xem hệ thống chất lượng đã phù hợpvới tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác địnhcác vấn đề còn tồn tại để khắc phục; có thể do chính doanh nghiệp thực hiệnhoặc do tổ chức khác thực hiện); lựa chọn tổ chức chứng nhận (đây là tổ chức đãđược công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêuchuẩn ISO
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận: Tổ chức chứng nhận được lựa
chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của doanh
nghiệp
Trang 29Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận: Trong giai đoạn
này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại được phát hiện qua đánh giáchứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn đểduy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của doanh nghiệp
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ
KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG (CONINCO).
I CÔNG TY TƯ VẤN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG (CONINCO) - BỘ XÂY DỰNG.
1 Giới thiệu Công ty:
Tên Công ty: CÔNG TY TƯ VẤN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ VÀ
KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG (CONINCO) - BỘ XÂY DỰNG.
Tên giao dịch: CONSULTANT AND INSPECTION COMPANY OF
CONSTRUCTION TECHNOLOGY AND EQUIPMENT.
Trang 30Trụ sở: Số 4 Tôn Thất Tùng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04) 852 3706Fax: (84-4) 574 1231Email: coninco@fpt.vn
Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO)
-Bộ Xây dựng là doanh nghiệp tư vấn Hạng 1 của -Bộ Xây dựng, là một doanhnghiệp nhà nước hoạt động trong phạm vi cả nước và quốc tế Với truyền thống
25 năm xây dựng và phát triển, CONINCO đã và đang tham gia thực hiện nhiều
dự án trọng điểm có yêu cầu kỹ thuật cao, đóng góp một phần thành quả vào sựphát triển kinh tế xã hội của đất nước
Hiện nay CONINCO là một trong những đơn vị đầu ngành xây dựng tronglĩnh vực tư vấn đầu tư và kiểm định chất lượng xây dựng.Với đội ngũ cán bộ cónhiều kinh nghiệm, Phòng Thí nghiệm LAS XD-60 có nhiều thiết bị thí nghiệmhiện đại, trong nhiều năm CONINCO đã tham gia vào công tác tư vấn đầu tư xâydựng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và kiểm định chất lượng trong nhiềulĩnh vực rộng rãi cho các dự án khác nhau có vốn đầu tư trong nước và ở nướcngoài Trong các hoạt động công tác, CONINCO còn được sự cộng tác của nhiềuchuyên gia cao cấp có kinh nghiệm của Bộ Xây dựng, các Viện nghiên cứu, cáctrường đại học và các đơn vị khác trong cả nước
CONINCO là một tổ chức tư vấn đa lĩnh vực có cơ cấu mới với Hệ thốngquản lý chất lượng được công nhận phù hợp Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:
2000, với các cán bộ có kinh nghiệm và tin tưởng rằng có thể đem lại các dịch vụ
có chất lượng cao, đem lại lợi ích rõ rệt cho các nhà đầu tư và các khách hàngcủa Việt Nam cũng như nước ngoài với mục tiêu "Chất lượng - Hiệu quả - Chắcchắn cho tương lai", CONINCO luôn tin tưởng sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ,
Trang 31chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng và đóng góp nhiều hơn vào công cuộccông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
Hoạt động kinh doanh của CONINCO là cung cấp trọn gói hoặc từng phầncác dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực xây dựng bao gồm không hạn chế các loại hình
Thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng
Kiểm định chất lượng: công trình xây dựng, trang thiết bị nội thất cho côngtrình máy xây dựng, thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải, môi trường, xácđịnh nguyên nhân hư hỏng và lập phương án sửa chữa, đánh giá giá trị còn lạicủa các sản phẩm trên; tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng côngtrình xây dựng
Tổng thầu xây dựng công trình, quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng vàlắp đặt thiết bị
Lập dự án đầu tư, kiểm định, khảo sát thiết kế các công trình cấp thoát nước
và môi trường
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc tác động của môi trường
Trang 32 Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật
Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghệ, vật liệu xây dựng, máymóc thiết bị
3 Cơ cấu tổ chức và công tác quản lý của Công ty:
Các nhà quản lý cấp cao của Công ty là Giám đốc và các Phó Giám đốc: chịutrách nhiệm quản lý toàn diện đối với tổ chức, có quyền quyết định chiến lượchoặc có ảnh hưởng lớn đến các quyết định chiến lược của tổ chức, là nhữngngười quyết định các chính sách của tổ chức và chỉ đạo các mối quan hệ của
tổ chức với môi trường ngoài Bên cạnh đó, Công ty còn có Hội đồng khoahọc kỹ thuật và Hội đồng thi đua khen thưởng
Các phòng quản lý của Công ty gồm có:
- Phòng Kế hoạch điều độ: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân bổ cácnguồn lực cho các bộ phận, các công việc… nhằm thực hiện mục tiêu của tổchức
- Phòng Quản lý kỹ thuật: chịu trách nhiệm đối với tất cả các công việcliên quan đến kỹ thuật Các công việc có liên quan đến vấn đề kỹ thuật đềuphải được Phòng Quản lý kỹ thuật xem xét, nếu được thông qua thì công việcmới tiếp tục tiến hành, còn nếu không được chấp nhận thì phải thực hiện lạicho tới khi nào đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật
Trang 33- Phòng Tài chính kế toán: chịu trách nhiệm đối với các công tác liên quanđến tài sản và nguồn vốn của tổ chức, thực hiện công tác thu - chi, phân bổngân sách theo yêu cầu, thống kê các hoạt động liên quan đến tài chính…
- Phòng Nghiên cứu và phát triển: chịu trách nhiệm đối với các công tácliên quan đến vấn đề nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật.Công ty đã nghiên cứu và biên soạn một số tiêu chuẩn được công nhận là tiêuchuẩn Việt Nam; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học Hoạt động quản
lý khoa học công nghệ của Công ty do Phòng Nghiên cứu và phát triển chịutrách nhiệm và được nhân rộng trong toàn Công ty nhằm phát triển một cáchhiệu quả nhất năng lực nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật của các cán
bộ, kỹ sư
- Phòng Thiết bị thí nghiệm: tại trụ sở chính của Công ty có Phòng Thínghiệm LAS XD-60 hiện đại thực hiện các thí nghiệm phục vụ cho công táckiểm định chất lượng; khám nghiệm xác định nguyên nhân hư hỏng, sửa chữaphục hồi máy xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng…bằng các thí nghiệm với máy móc, thiết bị hiện đại như: thí nghiệm khôngphá hủy, thí nghiệm cơ lý vật liệu, thí nghiệm môi trường, thí nghiệm nềnmóng công trình…
- Văn phòng: chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến lĩnhvực hành chính tổng hợp của Công ty
Các phòng sản xuất của Công ty bao gồm: Tổng thầu tư vấn quản lý dự án, tưvấn đấu thầu; Tổng thầu thiết kế và lập tổng dự toán công trình; Quản lý chấtlượng, thẩm định thiết kế tổng dự toán; Quản lý vận hành, bảo hành và bảo trì
dự án
Về hợp tác quốc tế đào tạo và chuyển giao công nghệ: CONINCO đã liêndanh với Công ty WRIGHT OUTCOMES, Công ty CPG và JAAKKO -
Trang 34chuyên gia nước ngoài khác Mục đích của Công ty là hợp tác liên doanhthực hiện công tác tư vấn tại Việt Nam, hợp tác chuyển giao công nghệ khoahọc kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, các tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng và cảcông tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, các kỹ sư củaCông ty về quản lý dự án, sử dụng máy móc thiết bị…
Ngoài ra, Công ty còn có một Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại chinhánh này cũng có một Phòng Thí nghiệm LAS XD-196 Tại đây các cán bộ
và kỹ sư sẽ thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của Công ty tạiThành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ1: Tổ chức hoạt động
Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO)
(Nguồn: Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng).
GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG THÍ NGHIỆM LAS XD-196
PHÒNG KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT CÁC PHÒNG QUẢN LÝ
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THÍ NGHIỆM NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH
PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THÍ NGHIỆM KHÔNG PHÁ HỦY PHÒNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM THÍ NGHIỆM CƠ LÝ VẬT LIỆU
PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ĐẦU TƯ TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
DỰ ÁN
TỔNG THẦU TƯ VẤN QUẢN LÝ
DỰ ÁN,TƯ VẤN ĐẤU THẦU TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT HẠ TẦNG
Trang 35TRUNG TÂM TƯ VẤN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
XÍ NGHIỆP TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ XÂY DỰNG
TỔNG THẦU THIẾT KẾ VÀ LẬP TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ CÔNG TRÌNH NGẦM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG CÁC PHÒNG SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP TƯ VẤN MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, THẨM ĐỊNH TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG
THIẾT KẾ TỔNG DỰ TOÁN
PHÒNG THÍ NGHIỆM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG
& CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
LIÊN DANH CONINCO - CPG (SINGAPORE)
LIÊN DANH CONINCO - JAAKKO POYRY OY (PHẦN LAN)
4 Nguồn nhân lực của Công ty:
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty CONINCO làkhoảng 500 người với các cán bộ chuyên môn bao gồm các nhà tư vấn, thiết kế,xây dựng và các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong các lĩnhvực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, cơ điện và điện tử viễn thông, địachất, môi trường, cấp thoát nước, khảo sát, kinh tế, luật… Họ là những người cóthể tư vấn và thực hành các công việc trong nhiều lĩnh vực rộng lớn Nhiều kỹ
sư, cán bộ của CONINCO hiện là thành viên của nhiều Hội Khoa học kỹ thuậtcủa nhà nước và của ngành Xây dựng Trong đó trên 85% số cán bộ công nhânviên có trình độ đại học và trên đại học Tổng kinh phí chi cho đào tạo trong năm
2005 là trên 200 triệu đồng, chưa kể kinh phí các đơn vị tự trang trải Trong năm
Trang 362005, Công ty đã tiếp nhận tuyển dụng thêm 102 lao động, đáp ứng các yêu cầuthực hiện các dự án lớn mà Công ty đang triển khai tư vấn Ngoài ra, trong cáchoạt động công tác, CONINCO còn được sự cộng tác của nhiều chuyên gia caocấp có kinh nghiệm của Bộ Xây dựng, các Viện nghiên cứu, các trường đại học
và các đơn vị khác trong cả nước
Bảng 1: Kết quả công tác đào tạo nâng cao năng lực năm 2005.
Stt Chỉ tiêu đào tạo Đơn vị
tính
Thực hiện năm 2004
Thực hiện năm 2005
1 Sau đại học - Ph.D, Ma./ MSc Người 7 5
2 Đào tạo Đại học, văn bằng 2 Người 19 19
4 Đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ ngắn hạn trong và ngoài
nước
(Nguồn: Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng).
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
1 Quản lý chất lượng tại Công ty CONINCO - Những thành tựu đã đạt được:
1.1 Quản lý chất lượng tại Công ty CONINCO:
Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO và đã cam kết thực hiện đạt tiêu chuẩn
Công ty áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 nhằm mục đích:
Trang 37- Chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định các dịch vụ tư vấn côngnghệ thiết bị và kiểm định xây dựng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cácyêu cầu của pháp luật hiện hành.
- Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệuquả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, bao gồm cả quá trình cải tiếnliên tục và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầucủa pháp luật hiện hành
Chính sách chất lượng của Công ty:
Chính sách chất lượng của Công ty là cung cấp các dịch vụ tư vấn côngnghệ thiết bị và kiểm định xây dựng với chất lượng cao nhất nhằm đáp ứng cácnhu cầu và mong đợi của khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến và nângcao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Công ty không ngừng hoàn thiện các dịch vụ theo hướng chuyên môn hoácao, chú trọng hiệu quả công việc, bảo đảm chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứngmọi yêu cầu một cách nhanh chóng, tạo lòng tin lâu dài cho khách hàng và tươnglai vững chắc cho sự phát triển của Công ty với phương châm:
"Chất lượng - Hiệu quả - Lòng tin và Chắc chắn cho tương lai".
Giám đốc Công ty cam kết thiết lập và duy trì Hệ thống quản lý chất lượngđáp ứng theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000 và cải tiếnthườngxuyên tính hiệu quả của Hệ thống quản lý chất lượng
Để đảm bảo Chính sách chất lượng được thực hiện, Công ty thiết lập cácMục tiêu chất lượng hàng năm trên cơ sở phù hợp với mục đích hoạt động củaCông ty, chú trọng hướng tới khách hàng, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấpcho khách hàng, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho toàn thể cán
bộ nhân viên, tiến hành xem xét định kỳ, kịp thời và có hiệu quả Hệ thống,
Trang 38phòng ngừa, khắc phục, liên tục cải tiến và bảo đảm sẵn có, cung cấp phù hợpcác nguồn lực cần thiết.
Định hướng trong 5 - 7 năm tới, Công ty CONINCO phấn đấu trở thành tổchức tư vấn có tầm cỡ trong khu vực, có quy mô đa ngành nghề và có trình độchuyên môn cao, giữ vai trò là một trong những đơn vị mạnh nhất trong cả nước
về lĩnh vực tư vấn và kiểm định xây dựng
Chính sách chất lượng của Công ty được truyền thông và thấu hiểu trongCông ty và được xem xét để luôn thích hợp
Cơ cấu các cấp văn bản của Hệ thống văn bản quản lý chất lượng:
Cơ cấu Hệ thống văn bản quản lý chất lượng của Công ty CONINCO gồm
4 cấp:
Cấp thứ nhất: Sổ tay chất lượng.
Bao gồm Chính sách chất lượng, chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức vàtham chiếu đến các quy trình quản lý chất lượng theo các yêu cầu của Tiêu chuẩnquốc tế ISO 9001: 2000
Cấp thứ hai: Các quy trình quản lý chất lượng.
Các quy trình này mô tả cách thức thực hiện các hoạt động, xác địnhquyền hạn, trách nhiệm, tham chiếu đến các dạng tài liệu ở cấp thứ ba để thực hiện Hệ thống văn bản quản lý chất lượng
Cấp thứ hai còn bao gồm các Quy chế nội bộ của Công ty CONINCO.
Cấp thứ ba: Các Biểu mẫu, Hướng dẫn công việc, Kế hoạch chất lượng, Bản vẽ… do Công ty ban hành.
Cấp thứ ba còn bao gồm các Tài liệu có nguồn gốc bên ngoài như các
Tiêu chuẩn quốc tế, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành, các văn bản pháp
quy, các tài liệu, bản vẽ do khách hàng cung cấp…
Trang 39Cấp thứ tư: Các hồ sơ được lưu trữ theo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 và của Công ty.
Sơ đồ cơ cấu Hệ thống văn bản quản lý chất lượng của Công ty CONINCO:
(Nguồn: Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng).
Cấp thứ hai Các quy trình quản lý chất
lượng, Các Quy chế nội bộ.
Các Biểu mẫu, Hướng dẫn công việc, Kế
Cấp thứ ba hoạch chất lượng, Bản vẽ… Tài liệu có nguồn gốc
bên ngoài (như các Tiêu chuẩn các văn bản pháp quy, các
tài liệu, bản vẽ do khách hàng cung cấp…).
: Tham chiếu đến
Cam kết của lãnh đạo: Giám đốc Công ty sẵn sàng cung cấp các bằng
chứng về cam kết của mình đối với việc triển khai và thực hiện Hệ thống quản lýchất lượng ISO 9001: 2000 tại Công ty CONINCO và cải tiến thường xuyên hiệuquả của hệ thống bằng cách: Phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công
ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các
Trang 40chất lượng được thiết lập hàng năm; tiến hành các cuộc xem xét lãnh đạo; đảmbảo sẵn sàng các nguồn lực.
Đại diện lãnh đạo: Giám đốc Công ty chỉ định một Phó Giám đốc Công
ty làm Đại diện lãnh đạo về chất lượng Ngoài các trách nhiệm khác, Đại diệnlãnh đạo phải có trách nhiệm và quyền hạn là: Đảm bảo rằng các quá trình cầnthiết cho Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 của Công ty được thiếtlập, được thực hiện và được duy trì; báo cáo cho Giám đốc Công ty về việc thựchiện Hệ thống quản lý chất lượng và bất kỳ nhu cầu cần thiết để cải tiến; đảmbảo việc thúc đẩy sự nhận biết các yêu cầu khách hàng trong toàn bộ Công ty;liên lạc với các đối tác bên ngoài về các vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lýchất lượng
Hướng vào khách hàng: Công ty đảm bảo các yêu cầu của khách hàng
được xác định và được đáp ứng nhằm nâng cao sự thoả mãn khách hàng Công tyCONINCO xem sự thoả mãn của khách hàng như một trong những thước đo việcthực hiện hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 Công ty đãgiám sát các thông tin liên quan đến sự đánh giá, nhìn nhận của khách hàng liệuCông ty có đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hay không
Công ty đã ban hành các quy trình, quy chế hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, trong đó nêu rõ các mục tiêu
chất lượng và các quy trình, quy chế quản lý chất lượng