II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CONINCO.
1.7.4. ISO 9001: 2000 nền tảng để xây dựng thành công mô hình quản lý chất lượng TQM:
lý chất lượng TQM:
ISO 9000 là một biểu tượng cho sự sáng tạo về hệ thống chất lượng cao, bất kể mục tiêu thị trường nào. Bằng cách áp dụng ISO, Công ty có thể cho ra sản phẩm chi phí thấp, vừa lòng khách hàng hơn, uy tín lớn hơn, hiệu quả thị trường cao hơn, chất lượng cao hơn. ISO 9001: 2000 cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng cũng thông qua việc. Còn mục tiêu chính của TQM là làm sao cho sản phẩm và dịch vụ được thực hiện với chất lượng tốt, ngoài ra còn phải đạt được các mục tiêu khác như giảm chi phí, tăng năng suất và rút ngắn thời gian giao hàng, v.v… Suy cho cùng mục tiêu của TQM cũng là nhằm làm vừa lòng khách hàng.
Stt Các phương diện TQM ISO 9000
1 Mục đích Thoả mãn mọi yêu cầu
của khách hàng.
Thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng.
2
Sự tham gia của cán bộ công nhân viên
Tất cả các cán bộ công nhân viên và lãnh đạo đều tham gia.
Chính sách chất lượng được thấu hiểu, thực hiện và duy trì ở mỗi cấp cơ sở.
3 Cải tiến
Liên tục từ từ tăng dần.
Liên tục qua đánh giá nội bộ, các biện pháp phòng ngừa xem xét của lãnh đạo và hoạch định chất lượng.
4 Áp dụng
Là cơ sở để đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam và quốc tế.
Là cơ sở để xây dựng thành công TQM.
(Nguồn: Cuốn [9], trang 193).
Như vậy, thoả mãn khách hàng chính là cầu nối giữa ISO 9001: 2000 với mô hình quản lý chất lượng toàn diện - TQM. Quy trình chất lượng ISO 9000 có thể được xem là một bước đi trên con đường quản lý chất lượng toàn diện.
Thoả mãn khách hàng theo TQM bao gồm cả khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ. TQM đưa ra một loạt các nguyên tắc nâng cao chất lượng bằng cách động viên mọi bộ phận, mọi thành viên tham gia vào hoạt động chất lượng không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp sản xuất, công nhân, cán bộ hay lãnh đạo các cấp trong Công ty. Rất nhiều chương trình chất lượng thất bại không phải bởi những quan niệm cơ bản sai hay sự thiếu nhiệt tình mà vì so với việc tiến hành triển khai áp dụng thì để duy trì quyết tâm đạt chất lượng khó hơn nhiều.
(Nguồn: Cuốn [10], trang 42).
Như vậy có nghĩa là TQM đòi hỏi phải có sự cam kết toàn diện. Một khía cạnh nữa của TQM là tạo chất lượng cho sản phẩm dịch vụ bằng cách cải tiến mọi hoạt động trong suốt quá trình sản xuất. Cuối cùng, TQM nhấn mạnh vào tầm quan trọng của làm việc theo nhóm và gây dựng niềm tin nội bộ.
Một cách tiếp cận khác về TQM đó là quản lý chất lượng toàn diện bao hàm đảm bảo chất lượng, và đảm bảo chất lượng bao hàm kiểm soát chất lượng:
Theo cách tiếp cận này, Công ty cần có sự nghiên cứu, kết hợp các yếu tố của quản lý chất lượng toàn diện trên cơ sở của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng. Trong đó nhấn mạnh vào đảm bảo chất lượng. Bảo đảm chất lượng ở đây được xem như lời hứa hoặc một loại hợp đồng với khách hàng về chất lượng.
Trên thực tế có nhiều có nhiều quan niệm phổ biến bị hiểu sai như: nếu tiến hành kiểm tra chặt chẽ thì thực hiện được bảo đảm chất lượng; Công ty chúng tôi thực hiện đảm bảo chất lượng vì chúng tôi sẵn sàng đổi sản phẩm hay chất lượng được đảm bảo nếu Công ty lãnh trách nhiệm thay thế hoặc sửa chữa miễn phí nhưng không đảm bảo chất lượng.
(Nguồn: Cuốn [10], trang 11).
Tóm lại, bảo đảm chất lượng nhằm cam đoan với khách hàng rằng sản phẩm dịch vụ mà Công ty cung cấp có đủ độ tin cậy, làm thoả mãn khách hàng. Công ty nên xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng sao cho khách hàng tin vào sản phẩm, dịch vụ của Công ty hoặc xa hơn nữa là tin tưởng vào chất lượng của chính bản thân Công ty. Do đó trước mắt Công ty cần tiếp cận với khách hàng và nắm chặt yêu cầu của họ thông qua nghiên cứu thị trường, tất cả mọi người trong Công ty đều phải quan tâm đến chất lượng bởi bảo đảm chất lượng không thể thực hiện được nếu mọi người không tích cực thực hiện nó.
KẾT LUẬN
Xu hướng cố gắng có được chứng chỉ ISO của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu.
Trong Hội nghị Cán bộ quản lý hệ thống chất lượng doanh nghiệp do Trung tâm Năng suất Việt Nam tổ chức sáng 25/12/2005 tại Hà Nội, ông Phó Đức Trù - chuyên gia mạng lưới năng suất chất lượng nói: "Thực ra, ISO 9000 không phải là một cái gì ghê gớm, chỉ là thanh toán nạn mù chữ trong doanh nghiệp về cách quản lý. ISO là một nền móng mà trên đó, doanh nghiệp phải đặt gạch mà xây lên".
Quả thực, ISO 9000 và cụ thể là ISO 9001: 2000 đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy, phương thức lãnh đạo và quản lý tại các Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này nói chung và tại Công ty CONINCO nói riêng. Họ đã có tầm nhìn chiến lược, sản xuất kinh doanh có bài bản hơn. Những thành công mà hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 đem lại là không thể phủ nhận.
Đối với Công ty CONINCO, trong thời gian tới đây, Công ty nên xem xét các giải pháp và kiến nghị nêu trên để đạt được hiệu quả cao nhất của hệ thống ISO, thu được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất, mang lại lợi ích cho Công ty và cho quốc gia.
Phụ lục 1: Quy trình xem xét của lãnh đạo:
Sơ đồ dòng chảy quá trình:
Trách nhiệm Các bước
Giám đốc, Đại diện lãnh đạo