Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới TPP, AEC và EVFTA vốn không chỉ bó buộc trong các điều khoản về thương mại truyền thống mà cò
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH 1
1.1 TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 1
1.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2015 1
1.1.2 Dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2016 4
1.2 TỔNG QUAN KINH TẾ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6
1.2.1 Tổng quan ngành Công nghệ thông tin Việt Nam 6
1.2.2 Thị trường ngành Công nghệ thông tin năm 2015 6
1.2.3 Xu hướng và dự báo ngành Công nghệ thông tin 2016 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 10
2.1 CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN 10
2.2 Lịch sử hình thành 10
2.3 LĨNH VỰC KINH DOANH 12
2.4 VỊ THẾ CÔNG TY 13
2.5 PHÂN TÍCH SWOT CỦA FPT 14
2.5.1 Thế mạnh 14
2.5.2 Điểm yếu 15
2.5.3 Cơ hội 15
2.5.4 Thách thức: 16
CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (FPT) 17
3.1 ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 17
3.1.1 Xác định chi phí vốn chủ sở hữu của FPT 17
3.1.2 Xác định Chi phí sử dụng nợ của FPT 22
3.1.3 Xác định tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu 22
3.1.4 Xác định chi phí vốn WACC 23
3.2 ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG TY THEO MÔ HÌNH FCFE 23
3.2.1 Xác định mức tái đầu tư và tỷ lệ tái đầu tư bình quân của FPT giai đoạn 2011-2015 ……… 23
3.2.2 Xác định ROE phi tiền mặt bình quân của FPT giai đoạn 2011-2015 26
3.2.3 Xác định FCFE của năm 2015 27
3.2.4 Xác định tốc độ tăng trưởng của FCFE năm 2016 trên cơ sở mục 1 và 2 27
3.2.5 Dự báo dòng tiền tự do công ty (FCFF) các năm tới - Xác định giá trị cổ phiếu FPT ……… 28
3.3 ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG TY THEO MÔ HÌNH FCFF 29
3.3.1 Xác định thu nhập thuần phi tiền mặt và chứng khoán (EBIT hiệu chỉnh) 29
3.3.2 Tính toán mức thay đổi vốn lưu động ròng phi tiền mặt giai đoạn 2010-2015 30
3.3.3 Xác định mức tái đầu tư (theo phương pháp FCFF) 31
3.3.4 Tính toán tỷ lệ tái đầu tư bình quân giai đoạn 2011-2015 31
Trang 23.3.7 Dự báo dòng tiền tự do công ty (FCFF) các năm tới - Xác định giá trị cổ phiếu FPT
……… 33
3.4 ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CÔNG TY BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG CỔ TỨC 34
3.4.1 Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức của FPT qua các năm 2011-2015 34
3.4.2 Tính toán Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân FPT giai đoạn 2011 – 2015 35
3.4.3 Dự báo luồng cổ tức trong 7 năm tới và chiết khấu về thời điểm hiện tại 36
3.4.4 Tính toán giá trị cổ phiếu FPT 37
3.5 ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG ĐỐI 37
3.5.1 Xác định EPS năm 2015 (EPS hiện tại) và EPS forward (EPS 2016) 37
3.5.2 Xác định P/E theo phương pháp so sánh 38
3.5.3 Xác định P/E hiện tại theo phương pháp phân tích cơ bản 41
3.5.4 Xác định P/E trailing theo phương pháp hồi quy 41
3.5.5 Định giá giá trị cổ phiếu FPT 43
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ 44
4.1 Đánh giá chung và trọng số cho từng phương pháp 44
4.2 Kết quả định giá 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH
1.1 Tổng quan kinh tế Việt Nam
1.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2015
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,68% Kết quả này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế cho Việt Nam trong năm 2016, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
Kinh tế đang trên đà phục hồi
Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2015 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng” “Điểm sáng” đáng chú ý nhất
là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là GDP đạt 6,68%, cao nhất
kể từ năm 2008 khi tính theo giá so sánh năm 2010 Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục là thành tố quan trọng đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng Khu vực này đã mở rộng 9,64% trong năm 2015, cao hơn nhiều so với các con số 5,08%
và 6,42% của hai năm 2013 và 2014
Bước vào thời kỳ hồi phục, nông nghiệp không còn là động lực chính cho phát triển của nền kinh tế Tăng trưởng khu vực này chỉ còn 2,4% trong năm 2015, thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015 Trong khi đó, khu vực dịch vụ cũng không có nhiều chuyển biến tích cực khi tăng trưởng năm 2015 chỉ tương đương so với năm 2014 và thấp hơn nhiều so với các năm trước đó
Bên cạnh số liệu về sản lượng, các chỉ báo khác về sản xuất công nghiệp cũng cho thấy rõ nét sự phục hồi Chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất (PMI) liên tục cao trên ngưỡng 50 điểm, đặc biệt ở mức rất cao trong hai quý đầu năm 2015 Mặc dù có giảm nhẹ xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 9 và tháng 11 nhưng nhìn tổng thể hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực trong bối cảnh Trung Quốc và các nền sản xuất khác trong khu vực có dấu hiệu suy thoái Trong năm
2015, ngoài chỉ số PMI do Nikkei công bố, Tổng cục Thống kê đã thực hiện khảo sát theo quý nhằm đánh giá xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam Kết quả khảo sát cho thấy, bức tranh tương đối sáng tại khu vực này Phần lớn các doanh nghiệp (DN) được hỏi đều đánh giá, tình hình sản xuất kinh doanh càng về cuối năm càng khả quan và ổn định hơn so với đầu năm Theo đó, chỉ số PMI
của Việt Nam hiện vẫn tương đối ổn định trên ngưỡng 50 điểm Trong đó đáng chú ý
nhất là chỉ số đánh giá về sản lượng liên tục đạt mức trên 60 điểm Ngoại trừ mức độ
Trang 5tồn kho nguyên vật liệu, xây dựng các thành phần khác (bao gồm đơn hàng mới, việc làm) đều cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực của ngành chế biến, chế tạo
Một tín hiệu đáng ghi nhận khác là tình hình sử dụng lao động trong các DN công nghiệp năm 2015 cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong khối DN ngoài nhà nước Lượng lao động ngành công nghiệp tăng 6,4% trong năm 2015, cao hơn năm 2013 (4,3%) và năm 2014 (5,8%) Trong đó, lao động khu vực DN ngoài nhà nước tăng đến 4,6%, so với mức tăng chỉ 2,5% năm 2014 Số lượng công nhân làm việc trong khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng cao nhất, mặc dù có thấp hơn so với năm trước và chỉ đạt 8% trong năm 2015
Lạm phát ở mức thấp
Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0,63% Trái với thường lệ, lạm phát năm qua thấp đặc biệt trong những tháng cuối năm, CPI hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước Sự giảm giá của hai nhóm mặt hàng năng lượng và lương thực, vốn đóng góp xấp xỉ 17% trong
rổ hàng hóa CPI, là tác nhân chính dẫn tới hiện tượng mang yếu tố bất thường này
Giá cả nhiều mặt hàng cơ bản đang trong thời kỳ giảm sâu nhất kể từ sau giai đoạn 2007-2009 Tăng trưởng phục hồi khiêm tốn ở các nước phát triển và tăng trưởng chậm tại Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến nhu cầu năng lượng và nguyên vật liệu của thế giới sụt giảm Giá dầu thô thế giới giao ngay đang trong xu hướng giảm sâu, xuống dưới 35 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009 Giá than đá đang trong
xu thế giảm dài hạn
Bên cạnh ảnh hưởng ngoại sinh từ phía cung, tổng cầu suy yếu trong những năm trước cũng có những tác động tới mặt bằng giá trong năm 2015 Sau khi loại trừ các mặt hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý khỏi rổ hàng hóa, lạm phát lõi của Việt Nam chỉ tăng 2,05% trong năm 2015 Mức tăng này là tương đối phù hợp và cần được duy trì ổn định trong thời gian dài để giữ kỳ vọng lạm phát ở mức thấp, từ đó giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục đứng ở mức tương đối thấp, tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục kinh tế
Cán cân vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, năm 2015 nền kinh tế còn tồn tại những hạn chế có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, đáng
kể nhất là thu - chi ngân sách Tổng thu ngân sách năm 2015 còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm giá dầu thô Năm 2015, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt
Trang 6989,69 nghìn tỷ đồng, đạt 108,69% dự toán Lưu ý là với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), nguồn thu từ hoạt động này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết trong thời gian tới
Việc sụt giảm một số nguồn thu chính buộc Chính phủ tăng cường thu từ các nguồn khác nhằm bổ sung ngân sách Hàng loạt các khoản thu thuế, phí đều có mức thu vượt xa so với dự toán đầu năm như thu thuế bảo vệ môi trường (24,1 nghìn tỷ; 186,1%); thu tiền sử dụng đất (54,2 nghìn tỷ; 139,1% dự toán); lệ phí trước bạ (21 nghìn tỷ; 135,9% dự toán) Xu hướng này hoàn toàn trái ngược so với các năm trước đó, khi mà những khoản thuế hay lệ phí này đều có mức thu dưới 100% so với dự toán Đồng thời, các khoản thu chính tới cuối năm luôn cao hơn so với kế hoạch đề ra (thu từ dầu thô đạt 115,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 105%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 104,1% trong năm 2014)
Do gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn thu, Chính phủ đã phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm cắt giảm chi ngân sách Tổng chi NSNN 5 năm 2011-2015 ước xấp xỉ mục tiêu 5 năm đã đặt ra Quy mô chi NSNN năm 2015 ước tăng trên 70% so với năm 2010 Tỷ trọng tổng chi NSNN so GDP giảm dần từ mức trên 30% GDP năm 2010 xuống khoảng 26% GDP năm 2015
Một hạn chế khác của nền kinh tế là sự suy yếu của cán cân thương mại Sau 3 năm liên tiếp (2012-2014), cán cân thương mại đạt mức cân bằng và có thặng dư nhẹ,
xu hướng thâm hụt thương mại đang bắt đầu quay lại trong năm 2015 Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014 Tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 tiếp tục suy giảm so với các năm trước đó, giảm dần từ mức 15,4% năm 2013 và 13,6% năm 2014 Trong đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn nằm ở nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với mức tăng trưởng 13,8% so với năm 2014 (18,5% nếu không tính dầu thô), chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Khu vực trong nước thậm chí còn suy giảm 3,5%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức 165,6 tỷ USD trong năm 2015 Về cơ cấu, nhập khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm hàng tư liệu sản xuất, chiếm tới 91,3% kim ngạch nhập khẩu Các nước Đông Á
và Đông Nam Á vẫn là những đối tác nhập khẩu chính của Việt Nam Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 32,3 tỷ USD và chiếm tới 28,8% tổng kim ngạch Tuy nhiên, năm 2015 cũng chứng kiến xu hướng dịch chuyển nguồn hàng nhập khẩu của nước ta sang phía
Trang 7Hàn Quốc Tăng trưởng nhập khẩu từ Hàn Quốc ở mức 27,4%, đạt 27,7 tỷ USD và chiếm 1/6 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 Nhập khẩu từ thị trường các nước ASEAN và Nhật Bản lần lượt đạt 23,8 tỷ USD và 14,4 tỷ USD
Năm 2015, cán cân thương mại thâm hụt nhẹ 3,8 tỷ USD, tương đương khoảng 1,65% GDP năm 2015 Sự thay đổi trong cấu trúc cán cân thương mại này một phần do
tỷ giá thực cao đã không hỗ trợ tốt cho xuất khẩu, đồng thời khuyến khích tiêu dùng
1.1.2 Dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2016
Triển vọng kinh tế 2016
Tiếp nối xu thế tăng trưởng kinh tế của năm 2015, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%, xuất khẩu tăng 10% và nhập siêu không quá 5% kim ngạch xuất khẩu… Có nghĩa là nền kinh tế nước ta được Chính phủ đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng cao và giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm nay Cùng với đó, các tổ chức quốc tế cũng đưa ra dự báo lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 Cụ thể, nhóm nghiên cứu EIU của tạp chí kinh tế uy tín The Economist dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 có thể đạt xấp xỉ 7% Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nước có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới Còn theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ đề ra là 6,7%) Trong khi đó, theo đánh giá của khối Nghiên cứu Kinh tế thuộc ngân hàng HSBC, mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt được tăng trưởng xuất khẩu đang phục hồi ở mức hai con số phản ánh ở các khoản đầu tư mới; nhu cầu tiêu dùng nội địa sẽ vẫn tăng mạnh nhờ vào chi tiêu cá nhân dồi dào cộng với lãi suất
hỗ trợ vẫn ở mức thấp
Cơ hội và thách thức từ hội nhập
Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Về cơ bản, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (TPP, AEC và EVFTA) vốn không chỉ bó buộc trong các điều khoản
về thương mại truyền thống mà còn mở rộng ra những vấn đề liên quan tới thể chế kinh tế như: Khung khổ pháp lý liên quan tới sở hữu trí tuệ, DN nhà nước, đầu tư, dịch vụ tài chính, mua sắm chính phủ… Điều này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển cho Việt Nam trong năm 2016, cũng như tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
Trang 8Tuy nhiên, hội nhập luôn mang lại cả cơ hội và thách thức cho các bên tham gia Quá trình hội nhập của Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã giúp mang lại nhiều thành tích về tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xuất khẩu và cải thiện thu nhập cho người lao động Mức độ mở cửa càng lớn đồng nghĩa với rủi ro từ bên ngoài càng cao và thậm chí có thể làm xấu đi những rủi ro nội tại Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng lớn lao, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam
đi kèm với chính sách tiền tệ chưa linh hoạt đã tạo “bong bóng” bất động sản và tạo ra siêu lạm phát giai đoạn 2007-2008
Sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, những yếu kém và lãng phí nguồn lực tại các DN nhà nước là những cảnh báo Việt Nam không nên tự mãn với việc tham gia những hiệp định thương mại tự do đầy hứa hẹn như: TPP, AEC hay EVFTA Tại thời điểm này, khu vực tư nhân tại Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao khi so sánh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài DN tư nhân tại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là các
DN vừa và nhỏ, bất lợi cả về quy mô cũng như hiệu quả hoạt động so với nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài Đặc biệt, khi TPP có hiệu lực, dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, đi đôi với yêu cầu đối xử bình đằng giữa các loại hình DN, các DN trong nước gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh ngay trên sân nhà
Khó khăn đến từ bên ngoài
Ngoài những tác động từ quá trình hội nhập, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam
Thứ nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản đồng thời gợi mở khả năng
sẽ có 4 đợt tăng lãi suất trong năm 2016 Động thái này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh
tế Mỹ mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của USD Trong khi đó, VND hiện vẫn đang được neo giữ với USD sẽ có xu hướng tăng giá thực so với các đồng tiền còn lại Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu và làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong năm 2016
Thứ hai, kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục giảm tốc trong năm 2016 cùng với chính sách tỷ giá khó lường trước của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc các nhà điều hành chính sách trong nước phải tỉnh táo hơn trong mỗi tình huống Biến động tỷ giá NDT/USD kể từ sau ngày 11/8/2015 cho thấy, những dấu hiệu của sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc về quản lý kinh tế theo hướng tự do hóa hơn Đặc biệt, khả năng đồng NDT tiếp tục giảm giá so với USD trong năm 2016 là tương đối lớn khi mà đồng tiền này đã liên tục mất giá gần 3% trong hai tháng cuối năm
Trang 9Thứ ba, các kịch bản giá dầu thô tiếp tục giảm sâu vẫn được đưa ra xem xét trên thế giới Không loại trừ khả năng giá dầu có thể chạm mức 20 USD/thùng vào cuối năm 2016 Nếu điều này xảy ra, thu ngân sách từ dầu thô của nước ta sẽ tiếp tục suy giảm, khiến cho cán cân ngân sách trở nên mất cân đối nghiêm trọng hơn trong thời gian tới Điều này buộc Chính phủ phải xem xét tới khả năng thắt chặt chi tiêu cũng như cơ cấu lại các nguồn chi thường xuyên một cách hợp lý hơn
1.2 Tổng quan kinh tế ngành Công nghệ thông tin
1.2.1 Tổng quan ngành Công nghệ thông tin Việt Nam
VietnamWorks cho biết số lượng công ty tuyển dụng trong ngành Công Nghệ – Thông Tin đã tăng 69% so với năm 2012 Đặc biệt, số lượng công ty phần mềm đã tăng đến 124% chỉ trong vòng 4 năm Điều này giải thích lý do vì sao số lượng việc làm ngành
IT luôn tăng nhanh, nhưng tập trung vào mảng phần mềm là nhiều nhất
Bên cạnh đặc điểm tăng trưởng nhanh, thị trường Công Nghệ Thông Tin Việt Nam còn nổi tiếng chủ yếu nhờ vào dịch vụ outsourcing Theo bảng xếp hạng của công ty tư vấn Tholons, TPHCM và Hà Nội nằm trong top 20 thành phố có dịch vụ outsourcing tốt nhất
Về mặt yêu cầu tuyển dụng, số liệu của TechLooper, trang phân tích nghề nghiệp trực thuộc VietnamWorks, cho thấy các kĩ năng NET, C/C++, Java, PHP và Web là những chuyên môn có nhu cầu tuyển dụng tăng nhanh nhất, trong đó Web và Java là 2 kĩ năng hàng đầu đang được săn đón hiện nay
1.2.2 Thị trường ngành Công nghệ thông tin năm 2015
Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn Việt Nam đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng
để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia Trong điều kiện nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và phục hồi chậm nhưng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam như: Samsung, LG, Panasonic, Canon, Intel Các doanh nghiệp phần mềm tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu, dịch vụ CNTT phát triển khá, đa dạng các loại hình dịch vụ Tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng GDP cũng như xuất khẩu của cả nước
Trang 10Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có Trang/Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định với khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về CNTT-TT
Theo báo cáo của VINASA, CNTT Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực Năm 2014, Tổng cục Hải quan đã khai trương cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và triển khai chính thức tại các cảng biển quốc tế, rút ngắn thời gian xử lý thông quan hàng hóa Bộ Công Thương đã kết nối được 3 thủ tục vào hệ thống một cửa quốc gia, gồm: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ ASEAN; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu mô tô phân khối lớn và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với các chất làm suy giảm tầng ozon
Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai xây dựng hệ thống CNTT kết nối với cổng thông tin một cửa quốc gia để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, với tổng cộng 11 dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 Tình trạng ách tắc giao thông đã được giải quyết phần nào thông qua việc ứng dụng hệ thống thu phí không dừng Ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông nhờ hệ thống giám sát giao thông, giám sát hành trình phương tiện và hình thức phạt nguội… Hệ thống bán vé tàu điện tử của Tổng công
ty đường sắt Việt Nam; Các hình thức taxi mới như Grab hay Uber được cho phép hoạt động đã đem lại sự tiện lợi cho người dân
Bộ Tài chính đang xây dựng hệ thống thông tin thống kê tài chính tập trung, thống nhất nhằm đáp ứng yêu cầu điều hành nền tài chính quốc gia Còn ngành y tế đã bắt đầu triển khai các dịch vụ công trực tuyến và đã khai trương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đầu tiên trong việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc Bộ Y tế Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành phố tích cực triển khai xây dựng đô thị thông minh tạo môi trường sống tiện lợi, văn minh, hiện đại cho người dân, như Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,…
Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách đặc biệt quan trọng: Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 15/1/2014 thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT Ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36 thay thế Chỉ thị 58
về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 714/2015/QĐ-TTg triển khai
6 cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử…
Trang 111.2.3 Xu hướng và dự báo ngành Công nghệ thông tin 2016
Có 3 xu hướng công nghệ mới sẽ dẫn dắt thị trường CNTT trong năm 2016 và những năm tới là: mạng 4G/5G, Internet of Things (IoT) và SMAC
Với sự bùng nổ các thiết bị thông minh có khả năng kết nối Internet không dây tốc
độ cao như 4G và sắp tới sẽ là 5G, chúng ta sẽ bắt đầu vào kỷ nguyên Internet of Things (Mạng lưới vạn vật kết nối Internet – PV) Cùng với đó, trên nền tảng Social (Xã hội) – Mobility (Di động) – Analytics (Phân tích dữ liệu) và Cloud (Điện toán đám mây) hay còn gọi là SMAC, xu hướng các doanh nghiệp số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tăng lên, nhu cầu doanh nghiệp phát triển kinh doanh và marketing trên nền tảng mạng xã hội, trên các phương tiện di động sẽ nhiều hơn và thay thế dần các phương thức truyền thống
Tại Việt Nam, việc áp dụng Internet of Things trong điều khiển giao thông thông qua việc lắp đặt camera thông minh và cảm biến phụ trợ, hay như việc triển khai Văn phòng điện tử nền tảng Cloud thay thế cho việc quản lý giấy tờ, công văn truyền thống… là những minh chứng cho thấy, ngành Công nghệ thông tin Việt Nam đang thay đổi và đang tạo ra những sự thay đổi đáng kể trong xã hội Việt Nam
Theo phân tích của VietnamWorks, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành Công Nghệ Thông Tin – Phần Mềm đã tăng trung bình 47% mỗi năm Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8% Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, Việt Nam sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành dẫn đầu thị trường tuyển dụng này
Cụ thể, từ đây đến năm 2020, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực ở mức 8%, chúng
ta sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực IT mỗi năm, và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500,000 nhân lực IT, chiếm hơn 78% tổng số nhân lực IT thị trường cần
Tuy nhiên, để đạt được tỉ lệ người tìm việc so với công việc ngành IT ở mức 17 ứng viên cho mỗi công việc (tỉ lệ năm 2013), chúng ta cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành IT vào năm 2020 Nếu cứ đi theo mức tăng trưởng hiện tại, đến lúc đó Việt Nam sẽ thiếu 1 triệu nhân lực IT, một con số khổng lồ đòi hỏi một chính sách phát triển nhân lực sâu rộng được triển khai ngay lập tức
Dựa trên quan sát thị trường cùng những thông số trong báo cáo của VietnamWorks, ông Paul Espinas đưa ra 4 điểm quan trọng nhất để phát triển thị trường nhân lực và tuyển dụng ngành IT ở Việt Nam
Trang 12Thứ nhất là trình độ ngoại ngữ của nhân sự ngành IT Với tình hình hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực outsourcing, thường xuyên phải làm việc gia công cho các khách hàng nước ngoài, thì khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật là vô cùng cần thiết Điều này càng đặc biệt cấp thiết khi việc hội nhập Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN và Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương được kì vọng sẽ đem lại một thị trường khách hàng lớn hơn để IT Việt Nam có thể tiếp cận
Thứ hai là kĩ năng mềm Đây luôn là điểm yếu của nhân lực Việt Nam nói chung nhưng đặc biệt cần nhấn mạnh đối với ngành IT Những vị trí cao trong bậc thang sự nghiệp trong ngành này đều đòi hỏi nhiều hơn những kiến thức về kỹ thuật Ví dụ, vị trí Project Manager (Quản Lý Dự Án) đòi hỏi các kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thuyết phục đối tác, quản lý thời gian và tiến độ, v.v… Điều này không phải người làm ngành IT nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được
Thứ ba, cập nhật về công nghệ nên được tích hợp vào giáo trình dạy Công Nghệ Thông Tin trên toàn quốc Một khảo sát gần đây của VietnamWorks cho thấy giới công nghệ Việt Nam đang quan tâm khá nhiều đến các khái niệm Dữ Liệu Lớn, Lập Trình Di Động, Công Nghệ Đột Phá trong khởi nghiệp và Mã Nguồn Mở Tất cả các khái niệm này đều đã phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, giáo trình tại các trường dạy Công Nghệ Thông Tin vẫn ít khi đề cập đến
Cuối cùng là cải thiện các chương trình đào tạo và huấn luyện cho nhân viên IT Số liệu của VietnamWorks cho thấy 75% người tìm việc ngành IT mong muốn một công việc cho họ cơ hội được đào tạo, nhưng chỉ có 14% số công việc IT cung cấp cơ hội đào tạo Bằng việc đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhân viên, các công ty IT có thể tạo nên nguồn nhân lực chất lượng hơn đồng thời cũng gắn kết nhân viên, khiến họ trung thành hơn với công ty mình
Trang 13CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
2.1 Các thông tin cơ bản
Cuối năm 1994, Công ty thành lập các trung tâm kinh doanh tin học bao gồm: Trung tâm Hệ thống Thông tin, Xí nghiệp giải pháp phần mềm, Trung tâm Phân phối Thiết bị Tin học, các Trung tâm Máy tính, Thiết bị Văn phòng 1 và 2, Trung tâm Bảo hành, Trung tâm Đào tạo Tin học
Tháng 1/1997, công ty thành lập Trung tâm FPT Internet, trở thành nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) và nội dung (ICP) đầu tiên ở Việt Nam
Năm 1999, công ty thành lập 2 trung tâm xuất khẩu phần mềm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 2 trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khai trương Khu Công nghệ Phần mềm FPT tại tòa nhà HITC
Tháng 2/2001, Trung tâm FPT Internet ra mắt trang thông tin điện tử VnExpress.net Tháng 3/2002, công ty cổ phần hóa với tên Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (tên tiếng Anh giữ nguyên)
Trang 14Tháng 5/2002, FPT nhận giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) Tháng 7/2002, FPT cho ra đời sản phẩm máy tính FPT Elead dựa trên công nghệ của Intel Tháng 11/2002, VnExpress.net trở thành tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy phép
Năm 2003, FPT quyết định chuyển các Trung tâm thành các Chi nhánh
Năm 2004, FPT khai trương Chi nhánh FPT Đà Nẵng, thành lập một loạt trung tâm mới: Trung tâm Dịch vụ ERP, Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT-Arena, Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT
Năm 2005, FPT thành lập Trung tâm FPT Media, chuyển đổi Chi nhánh Truyền thông FPT thành CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom), FPT Telecom nhận Giấy phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông ở Việt Nam, thành lập Công ty TNHH FPT Software Nhật Bản, Vườn ươm FPT tại TP Hồ Chí Minh
Năm 2006, FPT Telecom được cấp phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ Wimax di động và cố định, triển khai dịch vụ truyền hình Internet (Internet Protocol Television-IPTV), FPT được cấp phép thành lập Đại học FPT
Tháng 12/2006, niêm yết cổ phiếu của công ty tại Trung tâm GDCK TP.HCM với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời điểm đó
Năm 2007, ký kết với Tập đoàn SBI Holdings, Inc để thành lập Quỹ Đầu tư Nhật (Vietnam-Japan Fund) trị giá 100 triệu USD Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phần mềm FPT Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore
Việt-Năm 2008: Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Tiên phong
Chuyển đối Công ty Viễn thông FPT và Công ty Hệ thống Thông tin FPT thành tổng công ty Ngày 28/01, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia – American Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương Ngày 03/07, FPT và SAP Asia Pacific Japan (APJ) thỏa thuận cùng nhau hợp tác phát triển tại thị trường Đông Nam
Á và Nhật Bản Ngày 10/04, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép “Cung cấp dịch vụ Viễn thông sử dụng công nghệ IP” số 545/GP-BTTTT cho Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) Ngày 26/12, Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã ký kết dự án
“Quản lý thuế thu nhập cá nhân” có giá trị lớn nhất mà FPT từng thực hiện, với tổng giá trị
Trang 1515,5 triệu USD Ngày 30/12, Tập đoàn FPT chính thức cán đích doanh số 1 tỷ USD, khẳng định vị trí công ty công nghệ thông tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam
Năm 2010 Thành lập Viện nghiên cứu Công nghệ
Năm 2013 FPT hiện diện tại 17 quốc gia trên thế giới, doanh thu từ toàn cầu hóa tăng tưởng 31%
- Dịch vụ Internet bang thông rộng
- Dịch vụ kênh thuê riêng
cả các lĩnh vực hoạt động, CMMI cho phát triển phần mềm và đang là đối tác Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle, Checkpoint Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới FPT đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng nhất do Nhà nước trao tặng năm 2003 Công ty liên tiếp được bạn đọc tạp chí PC World bình chọn là Công ty Tin học uy tín nhất Việt Nam Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn dành được các giải cao nhất của Hội tin học Việt Nam, VINASA trong những năm qua
Trang 16 Tài chính và ngân hàng: bao gồm
- Môi giới và lưu ký chứng khoán
- Đấu giá và nhận ủy thác đấu giá
- Tư vấn cổ phần hóa và niêm yết
- Tư vấn tái cấu trúc vốn, M&A, bảo lãnh phát hành
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Bất động sản:
Đây là hướng kinh doanh mới và đang đi những bước đầu tiên của FPT
Giáo dục và đào tạo:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh và các nhóm ngành khác có liên quan trước hết cho tập đoàn FPT, đồng thời cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin nói chung và doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói riêng Sự khác biệt của Đại học FPT là tập trung đào tạo các kỹ sư công nghiệp, nghĩa
là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, gắn đào tạo với thực tiễn, và nghiên cứu, triển khai các công nghệ hiện đại nhất
2.4 Vị thế công ty
FPT là Công ty Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt nam và dẫn vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực:
- Xuất khẩu phần mềm: FPT Software
- Tích hợp hệ thống và Giải pháp phần mềm: FPT Information System
- Viễn thông: FPT Telecom
- Phân phối sản phẩm CNTT và VT: FPT Trading Group
- Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin: Đại học FPT, FPT Aptech, FPT Arena
- Máy tính thương hiệu Việt Nam: FPT Elead
- Trang tin điện tử: VnExpress.net
- Riêng Dịch vụ Internet băng rộng của FPT Telecom đã được Tạp chí Thế giới Vi tính – PC World tháng 07/2006 bình chọn là “Sản phẩm CNTT được
ưa chuộng nhất năm 2005”
Trang 17FPT được xem là số 1 trong lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm về quy mô nhân lực và doanh thu, số 1 trong lĩnh vực Cung cấp Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống về quy
mô doanh số, số lượng khách hàng, độ phức tạp và giá trị của các dự án CNTT
FPT còn nằm trong top 3 nhà cung cấp Dịch vụ viễn thông cố định và Internet lớn nhất Việt Nam, số 1 trong lĩnh vực Phân phối sản phẩm công nghệ
Là công ty lớn nhất Việt Nam với hơn 6.500 kỹ sư, chuyên gia công nghệ và hiện diện tại 57 tỉnh thành trên toàn quốc, 17 quốc gia trên toàn cầu
Là đối tác cao cấp nhất và sở hữu hàng ngàn chứng chỉ công nghệ quốc tế của các hãng công nghệ lớn trên thế giới
Giữ vị trí Nhà tuyển dụng được ưa thích nhất trong lĩnh vực CNTT, Trực tuyến và Viễn thông do mạng tuyển dụng hàng đầu CareerBuilder đánh giá
2.5 Phân tích SWOT của FPT
2.5.1 Thế mạnh
- Quy mô vốn lớn
- Đội ngũ nhân viên chất lượng cao, với hơn 1100 nhân viên tại Hà Nội và Tp.HCM
Họ đều là những nhân viên trẻ, năngđộng, có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo Đó là tài
sản quý báu nhất và là nền tảngtạo ra mọi thành công của FPT
- Hệ thống phân phối chuyên nghiệp và rộng khắp với hơn một ngàn đại lý có mặt
trên51 tỉnh thành
- FPT nỗ lực làm chủ công nghệ trên mọi lĩnh vực hoạt động và đã đạt được hàngnghìn
chứng chỉ công nghệ quốc tế quan trọng của các tập đoàn công nghệ hàng đầuthế giới Đây
là nền tảng vững chắc, giúp FPT không ngừng tạo nên những giá trị giatăng hiệu quả cho
khách hàng và người tiêu dùng
- Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam FPT Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ Internet có chính sách
dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam, Hiện FPT chiếm 30% thị phần Internet tại Việt Nam
- Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam VnExpress ra đời tháng 2/2001 do FPT Telecom quản lý là tờ báo điện tử lớn nhất tạiViệt Nam với khoảng 90 triệu độc giả hàng tháng,
Trang 18được đánh giá là trang thông tintiếng Việt có số lượng người truy cập lớn nhất trên thế giới
(xếp hạng Top 500 trênthế giới)
- Luôn được sự hỗ trợ của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT, có
những đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược
2.5.2 Điểm yếu
- Sự thay đổi kỹ thuật chưa thật nhanh so với yêu cầu của thị trường
- Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả, bị phân bổ nhiều và chưa hợp lý Trong lĩnh vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet, thì 3 đại gia là FPT telecom, Viettel Telecom và VNPT chiếm hơn 95% thị phần trong nước Trong đó thì Viettel là một đối thủ đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT, trong khi đó FPT Telecom đang phải thu hẹp các hoạt động khó đem lại lợi nhuận và bỏ qua các khách hàng tiềm năng
của mình
- Do phải tối ưu hóa ở mức tối đa việc thuê băng thông đường truyền đi quốc tế, khách
hàng của FPT thường không được hưởng các dịch vụ giống như quảng cáo
2.5.3 Cơ hội
- Tăng trưởng GDP cao và ổn định
- Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới cho công ty xâm nhập thị trường quốc
tế
- Lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FPT –lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông
là một lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển và hiện tại trong nước tương đối ít đối thủ cạnh
tranh
- Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công ty để đầu tư mở rộng phân phối sản phẩm
- Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới, có nhiều khả năng phát triển mạnh ra thị trường quốc tế
- Quốc hội Việt Nam coi giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, trong
đó phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Trang 19- Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển Đặc biệt là hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối
và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển…
- Các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ
- Lãi suất cho vay trong nước đang ở mức hợp lý
- Công nghệ thông tin ngày được áp dụng rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và
y tế Hiện có gần 100% các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện kết nối internet bằng nhiều hình thức khác nhau; nhiều bệnh viện cơ sở đã ứng dụng CNTT vào phục vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân
2.5.4 Thách thức:
- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho việc cạnh tranh của FPT không chỉ dừng
ở các công ty trong nước Tăng trưởng nhanh chóng hướng tới tự do hoá và toàn cầu hoá các dịch vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong lĩnh vực riêng về thị trường bưu chính cho cả quốc gia và quốc tế
- Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu.Cụ thể, các thị trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ Như thế, những tác động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước là không thể tránh khỏi, đặc biệt là FPT có thị phần ở các nền kinh
tế lớn như Mỹ, Nhật Bản…
- Chỉ số cạnh tranh CNTT của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới thấp do sự thiếu minh bạch và rào cản hành chính trong đầu tư CNTT từ VN
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm
- Việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn hạn chế
- Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, đòi hỏi FPT phải nắm bắt nhanh để theo kịp
- Sự phát triển của các đối thủ
Trang 20CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (FPT)
3.1 Đánh giá chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty Cổ phần FPT
Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng Nó là mức tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư yêu cầu đối với khoản đầu tư vốn cổ phần trong công ty Vốn của tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp
3.1.1 Xác định chi phí vốn chủ sở hữu của FPT
Để tính toán chi phí sử dụng vốn của Vinaconex theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM, chúng ta cần tính toán các thông số bao gồm
- Lợi suất đòi hỏi của thị trường Rm
- Lãi suất phi rủi ro Rf
Hệ số này sẽ thay đổi khi nền kinh tế thay đổi
Ta có bảng giá đóng cửa của DNP và VNINDEX trong 100 phiên gần nhất:
Ngày Giá đóng cửa FPT Giá đóng cửa VNI Rm Ri
Trang 23Bảng 3.1: Tỷ suất lợi nhuận hàng phiên của thị trường và tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu
Sử dụng hàm Slope trong excel cùng với lệnh add trendline trên đồ thị ta có:
Trang 24Ta có bảng nhận xát ý nghĩa các hệ số như sau:
Beta 0.2679
mức biến động giá chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường (vì beta <1)
R-square 0.0603 6.03% rủi ro của cổ phiếu xuất phát từ thị trường còn lại 93.97%
rủi ro của cổ phiếu xuất phát từ bản thân DN
3.1.1.2 Xác định mức bù rủi ro thị trường
Thu thập dữ liệu lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm từ 2000 đến 2014 để làm lãi suất phi rủi ro hàng năm Lấy giá trị trung bình của thời kỳ này để làm lãi suất phi
rủi ro trong xác định chi phí vốn
Năm T-bond 1 year Giá đóng cửa Rm theo năm
Rf cuối năm VNI
Bảng 3.2: Mức bù rủi ro thị trường giai đoạn 2001-2015
Với mức bù rủi ro, ta lấy chênh lệch giữa bình quân suất sinh lợi hàng năm của thị trường và bình quân suất sinh lợi hàng năm của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1 năm Cụ thể là từ 2001 đến 2015
Mức bù rủi ro thị trường Rm-Rf=18.37% - 7.87%=10.50%
3.1.1.3 Xác định chi phí vốn cổ phần Ke theo mô hình CAPM Ke = Rf + ß x (Rm-Rf)