I.TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2016Năm 2015 chứng kiến một bức tranh đầy màu sắc của nền kinh tế thế giới dưới tác động của các sự kiện nổi bật như Cục Dự trữ Li
Trang 1Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội
- -BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỊNH GIÁ Môn: Định giá doanh nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN
PHONG - NTP
Trang 2MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2016.5
1.Xu hướng tăng trưởng chậm 5
2.Lạm phát có xu hướng giảm 7
3.Chính sách tài chính – tiền tệ tại một số nước 8
II.TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ DỰ BÁO NĂM 2016 10
1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 10
2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11
3.Lạm phát 12
4 Đầu tư nước ngoài - FDI 12
5 Xuất nhập khẩu 14
6 Chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng năm 2015 17
7 Chính sách tài khóa 17
8 Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016 19
III TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM 20
1.Tổng quan ngành nhựa năm 2015 20
2.Cơ hội - Triển vọng đầu tư năm 2016 23
3 Áp lực cạnh tranh-thách thức 23
IV TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 25
4.1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp 25
4.2 Lịch sử hình thành: 25
4.3 Lĩnh vực kinh doanh 26
4.4.Chiến lược đầu tư phát triển trong tương lai 27
4.5.Phân tích SWOT công ty Nhựa Tiền Phong 29
Trang 3V TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 30
5.1 Một số chỉ số tài chính của công ty 30
5.2.Hoạt động sản xuất kinh doanh 32
VI.ĐỊNH GIÁ CÔNG TY NHỰA TIỀN PHONG 33
6.1.Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 33
6.1.1 Xác định hệ số Beta 34
6.1.2.Tính chi phí vốn bình quân của NTP: 37
6.2 Đinh giá doanh nghiệp theo mô hình chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần – FCFE 41
6.2.1 Xác định thu nhập thuần phi tài chính bình quân trong 5 năm gần nhất (EBT bình quân): 41
6.2.2.Xác định vốn chủ sở hữu bình quân trong 5 năm gần nhất: 41
6.2.3.Xác định ROE phi tiền mặt bình quân trong 5 năm : 42
6.2.4.Xác định EBT sau thuế của 2016 42
6.2.5.Xác định tỷ lệ tái đầu tư: 44
6.2.6 Sự thay đổi của hệ số rủi ro Beta và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu dự tính cho các năm từ 2016-2025: 45
6.2.7.Xác định dòng tiền FCFE: 45
6.3.Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do công ty – FCFF 49
6.3.1.Xác định thu nhập thuần phi tài chính bình quân trong 5 năm gần nhất (EBIT bình quân): 49
6.3.2.Xác định vốn chủ sở hữu bình quân trong 5 năm gần nhất: 50
6.3.3.Xác định ROC phi tiền mặt bình quân trong 5 năm 51
6.3.4 Xác định EBIT sau thuế của 2016 51
6.3.5.Xác định tỷ lệ tái đầu tư: 53
6.3.6 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 53
6.3.7.Xác định dòng tiền FCFE: 53
Trang 46.4 Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức – DDM 58
6.4.1.Xác định lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm gần nhất (2011 – 2015) 58
6.4.2.Xác định mức cổ tức bình quân trong 5 năm gần nhất 58
6.4.3.Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân trong 5 năm 59
6.4.4 Xác định tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kì vọng năm 2016 59
6.4.5.Xác định giá trị doanh nghiệp 60
6.5.Định giá doanh nghiệp theo phương pháp tương đối – P/E 65
6.5.1.Phương pháp so sánh 65
6.5.2.Phương pháp phân tích cơ bản 69
6.5.3 Phương pháp phân tích hồi quy 71
VII ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP 73
VIII.KẾT QUẢ ĐỊNH GIÁ 76
IX.TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 5I.TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2016
Năm 2015 chứng kiến một bức tranh đầy màu sắc của nền kinh tế thế giới dưới tác động của các sự kiện nổi bật như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, những biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ Trung Quốc… Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2015 nhìn chung vẫn tăng trưởng chậm Trong năm 2016, dự báo kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với không ít thách thức…
1.Xu hướng tăng trưởng chậm
- Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB - tháng 01/2016), kinh tếthế giới trong năm 2015 có xu hướng tăng trưởng chậm lại với tốc độ tăng trưởngkinh tế giảm từ mức 3,4% trong năm 2014 xuống còn 3,1% trong năm 2015 do: (i)Kinh tế các nước phát triển phục hồi chậm; (ii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại cácnước mới nổi và phát triển giảm; (iii) Vấn đề người nhập cư châu Âu và (iv) Bất ổnchính trị tại Nga và Pháp Theo World Bank, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nướcphát triển đạt 1,6% trong năm 2015 và sau đó tăng lên mức 2,1% trong năm 2016
và 2017 (GDP tính theo giá cố định năm 2010)
- Tại Mỹ, các số liệu được công bố của Mỹ cho thấy, nền kinh tế hàng đầu thế giớiđang trên đà hồi phục: (i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (quý so với quý) có xu hướngtăng từ mức 0,6% trong quý I/2015 lên mức 3,9% và 2,0% trong quý II/2015 và quýIII/2015; (ii) Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức 5,7% trong tháng 1/2015 xuống còn5% trong tháng 10 và tháng 11/2015 - mức thấp nhất kể từ tháng 4/2008; (iii) Chỉ
số niềm tin tiêu dùng sau khi giảm từ mức 98,1 điểm trong tháng 1 xuống còn 87,2điểm trong tháng 9, đã tăng trở lại đạt mức 91,3 điểm và 92,6 điểm trong tháng 11
và 12/2015.Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu giảm, đồng USD tăng mạnh, hoạtđộng sản xuất tại hầu hết các khu vực nhìn chung tăng trưởng yếu Theo dự báo củaWorld Bank, GDP của Mỹ sẽ tăng từ mức 2,5% năm 2015 lên mức 2,7% trong năm
2016, sau đó giảm về mức 2,4% trong năm 2017
- Tại Anh, nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2015 Chỉ số PMI sảnxuất đã tăng từ mức 51,5 điểm trong tháng 9 lên mức 55,2 điểm trong tháng 10 và52,5 điểm tháng 11; tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm từ mức 5,6% trong tháng 6xuống còn 5,2% trong tháng 10 cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng
Trang 6tốt Anh cũng đạt được tốc độ tăng trưởng tốt trong năm 2015 song cũng phải đốidiện với những thách thức trong việc duy trì tăng trưởng do tốc độ tăng GDP vẫngiảm qua các quý: quý III/2015 đạt 2,3%, giảm so với mức 2,4% của quý II/2015 và2,5% của quý I/2015 (năm so với năm) do các chỉ số về chi tiêu tiêu dùng giảm.World Bank cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Anh duy trì mức 2,4% trongnăm 2015 và 2016 sau đó giảm còn 2,2% trong năm 2017.
Tại Nhật, theo World Bank, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản tăng từ mức 0,1% trong năm 2014 lên mức 0,8% trong năm 2015 và 1,3% trong năm 2016, tuynhiên, mức này sau đấy sẽ giảm còn 0,9% trong năm 2017 Trong năm 2015, tốc độtăng trưởng kinh tế của Nhật đạt 1,6% trong quý III/2015, tăng so với mức -1,1% và0,7% trong quý I và quý II/2015 (năm so với năm) Tuy nhiên, nền kinh tế NhậtBản vẫn đối diện với những rủi ro và sự hồi phục không vững chắc khi: Tốc độ tăngtrưởng (quý so với quý) của Nhật có xu hướng giảm do sự sụt giảm về nhu cầu tưnhân và nhu cầu bên ngoài; niềm tin kinh doanh đã giảm; mức tăng chỉ số giá tiêudùng vẫn chỉ ở khoảng 0% và có khả năng tiếp tục duy trì mức này do giá nănglượng giảm
Khu vực đồng Euro có tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp song đang trên đà phụchồi, với tốc độ tăng trưởng đã tăng từ mức 0,9% trong quý IV/2014 lên mức 1,2%trong quý I/2015, 1,5% trong quý II/2015 và 1,6% trong quý III/2015 (năm so vớinăm) Xu hướng phục hồi của khu vực đồng Euro đang trở nên rõ nét trong năm2015: (i) Chỉ số PMI sản xuất có xu hướng tăng từ mức 51 điểm trong tháng 1/2015lên mức 53,2 điểm trong tháng 12; (ii) Dù vẫn ở mức cao nhưng chỉ số thất nghiệpcũng giảm từ mức 11,1% trong tháng 6 xuống còn 10,7% trong tháng 10/2015.Khủng hoảng di cư và căng thẳng địa chính trị cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăngtrưởng của khu vực Đánh giá về triển vọng của khu vực, World Bank dự báo tốc độtăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng Euro đạt 1,5% trong năm 2015, sau đó tăng lênmức 1,7% trong năm 2016 và 2017
- Tại Nga, do chịu ảnh hưởng của giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt kinh tế củaphương Tây nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga âm trong 3 quý đầu năm 2015.Tổng thống Nga (vào ngày 17/12/2015) cho rằng kinh tế Nga sẽ giảm 3,7% trongnăm 2015 và sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm 2016 cùng với sự phục hồi của giádầu World Bank dự báo nền kinh tế Nga sẽ hồi phục trong các năm tiếp theo khitốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ mức -3,8% trong năm 2015 lên mức -0,7% và1,3% trong năm 2016 và 2017
- Tại Trung Quốc, sau khi đạt 7,0% trong quý I và II/2015 thì tốc độ tăng trưởngkinh tế đã giảm còn 6,9% trong quý III/2015 (năm so với năm) – đây là mức thấpnhất kể từ năm 2009 do sự sụt giảm về sản xuất công nghiệp, đầu tư bất động sản vàxuất khẩu giảm Một loạt các chỉ số được đưa ra cho thấy nền kinh tế Trung Quốc
Trang 7đang tăng trưởng chậm lại và bước vào giai đoạn nhiều khó khăn: (i) Chỉ số PMIsản xuất có xu hướng giảm, từ mức 49,8 điểm trong tháng 1 xuống 48,6 và 48,3điểm trong tháng 11 và 12, dưới ngưỡng trung bình là 50 điểm; (ii) Niềm tin tiêudùng cũng đã giảm, từ mức 109,8 điểm trong tháng 2 xuống còn 103,8 điểm trongtháng 10 và 104,1 điểm trong tháng 11; (iii) Thị trường chứng khoán sụt giảm.Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững hơn, Trung Quốc đã hạ mục tiêutốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 từ mức 7,5% xuống còn 7% (mức thấp nhấttrong 15 năm qua) World Bank dự báo, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc lần lượt
là 6,9% và 6,7% trong năm 2015 và 2016, sau đó giảm còn 6,5% trong năm 2017
- Tại ASEAN, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 4,6% trong năm 2015, tươngđương mức tăng trưởng của năm 2014 song theo IMF dự báo sẽ lấy được đà tăngtrưởng trong năm 2016 (4,9%) , tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đềugiữa các nước
Trong năm 2016, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục gặp phải một số thách thức như:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn
+ Sự sụt giảm của giá cả hàng hóa thế giới trong thời gian dài
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị suy giảm
+ Năng suất sản xuất thấp
+ Dân số già đi
- Do vậy, các tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2016.Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016 sẽ khả quan hơnnăm 2015, đạt mức 3,4% trong năm 2016 do giá dầu thấp và chính sách tiền tệ phùhợp của các nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại hầu hết các nước World Bank cũng
dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 3,6% và 3,8% trong năm 2016 và
2017 (nếu GDP tính theo giá sức mua) Còn nếu tính theo giá cố định năm 2010,World Bank dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,9% và 3,1% trongnăm 2016 và 2017
2.Lạm phát có xu hướng giảm
- Trong năm 2015, giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn biến theo xu hướng giảm
do sự sụt giảm mạnh của giá dầu khi nguồn cung tiếp tục vượt cầu, giá kim loại vànông nghiệp tiếp tục giảm do nguồn cung dư thừa
- Giá cả hàng hóa thế giới sụt giảm là nguyên nhân khiến cho lạm phát thế giới có
xu hướng giảm tại hầu hết các nước Tại các nước phát triển, lạm phát trong năm
2015 ở mức thấp đạt 0,3% do giá dầu và các loại hàng hóa khác giảm, tuy nhiên,
Trang 8sang năm 2016, tỷ lệ lạm phát tại các nước phát triển được IMF dự báo tăng so vớinăm 2015 ở mức 1,1% Còn tại các nước mới nổi và đang phát triển, tỷ lệ lạm phát
sẽ ở mức 5,5% trong năm 2015 lên 5,6% trong năm 2016
Tại khu vực đồng Euro: Mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng trong năm 2015, lạm phát
có xu hướng tăng, từ mức 0% trong tháng 1 lên mức 0,1% và 0,2% trong tháng 10
và tháng 11, đạt mức thấp nhất là -0,1% trong tháng 9
Tại Mỹ: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 có xu hướng tăng từ mức -0,1% trong tháng
1/2015 lên mức 0,25 và 0,5% trong tháng 10 và 11 Tính riêng trong tháng 11, chỉ
số giá lương thực tăng 1,6%; dịch vụ y tế tăng 2,5% trong khi đó giá năng lượnggiảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2014
Tại Nhật Bản: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2015 giảm từ mức 2,4% trong tháng 1
xuống còn 0,3% trong tháng 11 và đạt mức thấp nhất là 0% trong tháng 9 Tínhriêng tháng 11 năm 2015, lạm phát của Nhật Bản đạt mức 0,3% do chỉ số CPI củamột số nhóm ngành tăng như các mặt hàng lương thực tăng 2,9%, nội thất và đồdùng gia đình tăng 2,1%, quần áo và giày dép tăng 1,8%
Tại Trung Quốc: Tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) tăng từ mức 0,8% trong
tháng 1/2015 lên mức 1,3% và 1,5% trong tháng 10 và tháng 11/2015, giá nhómhàng rau sách tăng từ mức 4,7% trong tháng 10 lên mức 9,4% trong tháng 11, mặthàng thịt và thịt gia cầm tăng 6,2%, giá thịt lợn tăng 13,9%
Tại khu vực Asean: Lạm phát có xu hướng giảm hoặc ở mức thấp tại một số quốc
gia Tại Thái Lan: lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) giảm từ mức -0,41% xuốngcòn -0,97% và -0,85% trong tháng 11 và tháng 12 do giá cả của các nhóm hàng giaothông, thông tin liên lạc, thực phẩm khô và năng lượng giảm Đối với Philippines,
tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) tăng từ mức 0,4% trong tháng 10 lên mức1,1% trong tháng 11 do giá của các mặt hàng lương thực, đồ uống không cồn vàgiao thông tăng Tại Indonesia, tỷ lệ lạm phát (so với cùng kỳ năm trước) có xuhướng giảm từ 6,96% trong tháng 1/2015 xuống mức 4,89% và 3,35% trong tháng
11 và 12/2015 do giá của nhóm hàng giao thông giảm
3.Chính sách tài chính – tiền tệ tại một số nước
- Trong bối cảnh giá cả hàng hóa giảm, dòng vốn vào các nước đang phát triển giảmxuống đã tạo áp lực lên tỷ giá, thị trường tài chính các nước có nhiều biến độngphức tạp, nhiều nước trong năm 2015 đã theo đuổi chính sách tiền tệ và chính sáchtài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa
Trang 9Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, một số nước đã thực hiện chính sách tài khóa
mở rộng thông qua việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp và cá nhân, tiết kiệm chitiêu Tiêu biểu có thể kể đến:
Thái Lan: Ngày 01/9/2015, Thái Lan đã công bố gói kích thích kinh tế 136 tỷ Baht
(gần 4 tỷ USD) Trong bối cảnh xuất khẩu giảm thì gói kích thích kinh tế này được
kỳ vọng sẽ giúp Thái Lan có thể đạt được mức tăng trưởng đã đặt ra (3,1% và 4,2%trong năm 2015 và 2016)
Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã nâng ngưỡng miễn giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ (từ mức 100.000 RMB lên200.000 RMB trong tháng 2/2015 và lên 300.000 RMB trong tháng 8/2015); Miễn
áp dụng thuế kinh doanh và thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp có doanh thuhàng tháng lên tới 30.000 RMB sẽ được nới rộng đến 31/12/2017
Indonesia: Nhằm kích thích tăng trưởng, Indonesia đã đưa ra nhiều gói kích thích
kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực: Hỗ trợ cho người nghèo nhằm tăng cường đầu
tư, kích thích tiêu dùng và trợ giá cho đồng rupiah Theo đó, chính phủ cung cấpnhiên liệu giá rẻ cho ngư dân, tài trợ nguồn vốn cho các khu vực nông thôn và hỗtrợ người dân mua gạo giá rẻ; tiến hành đơn giản hóa thủ tục xin cấp phép tại cáckhu công nghiệp; Nới lỏng quy định dành cho ngân hàng trong vấn đề quản lý ngoạihối từ lợi nhuận xuất khẩu
Chính sách tiền tệ
-Trong năm 2015, do tình hình kinh tế có nhiều cải thiện nên Mỹ đã thực hiện chínhsách thắt chặt tiền tệ Phần đông các nước còn lại thực hiện chính sách tiền tệ nớilỏng thông qua các biện pháp như cắt giảm lãi suất, hạ dự trữ bắt buộc, thực hiệncác gói nới lỏng định lượng, chính sách đồng tiền yếu nhằm hỗ trợ xuất khẩu vàtăng trưởng dù không gian chính sách tài khóa tiền tệ đang trở nên chật hẹp hơn do
áp lực của nợ công
- Mỹ đã chính thức tăng lãi suất cơ bản trong ngày 16/12/2015, từ mức 0 - 0,25%,lên 0,25 - 0,5% Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đã tuyên bố chính sách tiền
tệ của ngân hàng trung ương này sẽ được thắt chặt dần tùy theo tốc độ của lạm phát
- Tại Trung Quốc, ngày 20/11 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) quyết định
hạ lãi suất mà các ngân hàng địa phương có thể vay mượn theo Cơ chế cho vay tiêuchuẩn (SLF) xuống 2,75% đối với lãi suất tiền gửi qua đêm và 3,25% đối với lãisuất tiền gửi bảy ngày Trước đó, lãi suất tiền gửi qua đêm và tiền gửi bảy ngày theo
cơ chế kể trên lần lượt ở mức 4,5% và 5,5% Bên cạnh đó, trong năm 2015, TrungQuốc đã 3 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với mức giảm 0,1 – 0,5% mỗi lần, đưa tỷ
Trang 10lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng quy mô lớn từ 20% xuống còn 18%
kể từ ngày 28/6
- Các nước châu Âu lại áp dụng gói kích thích kinh tế (QE) kể từ tháng 3/2015 đếntháng 9/2016 với quy mô 1,1 nghìn tỷ EUR (tương đương 1,2 nghìn tỷ USD), mỗitháng bơm 60 tỷ Euro vào nền kinh tế với mục tiêu tăng lượng tiền mặt cho hệthống tài chính nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp vay thêm tiền đểtăng mua sắm và đầu tư, qua đó tác động tác động đến GDP Tuy nhiên, ngày3/12/2015, ECB đã thông báo sẽ kéo dài thời hạn áp dụng gói QE đến hết tháng3/2017 thay vì chỉ đến tháng 9/2016 như đã công bố trước đó, đồng thời cũng tuyên
bố có thể sẽ nâng quy mô của chương trình mua tài sản nếu cần thiết
- Năm 2015, nhằm đối phó với giá dầu sụt giảm, lạm phát ở mức thấp, Nhật Bản đãtiếp tục duy trì chương trình nới lỏng định lượng (QE) với quy mô kỷ lục 80 nghìn
tỷ Yên (640 tỷ USD) Đến tháng 12/2015, BOJ đã quyết định điều chỉnh 4 nộidung: (i) Kéo dài thời gian đáo hạn của trái phiếu chính phủ mà BOJ đang mua từ7-10 năm lên 7-12 năm; (ii) BOJ cho biết mỗi năm sẽ mua vào 300 tỷ JPY (tươngđương 2.45 tỷ USD) quỹ hoán đổi danh mục ETF, bao gồm cổ phiếu của các doanhnghiệp chủ động đầu tư vào vốn con người và vốn vật chất; (iii) Chấp nhận cáckhoản vay ngoại tệ trong danh mục các khoản vay mua nhà và việc làm làm tài sảnthế chấp; (iv) Nới lỏng hạn chế trong việc mua ủy thác đầu tư bất động sản
- Trong năm 2016, kinh tế thế giới dự báo sẽ có nhiều biến động khó lường Để hỗtrợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và nợ công, chắc chắn trong thời giansắp tới sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi rõ rệt trong điều hành chính sách tài khóa vàtiền tệ của các nước
II.TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ DỰ BÁO NĂM 2016 1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm
2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IVtăng 7,01% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơnmức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét Trongmức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mứctăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mứctăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm
Trang 11- Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDPbình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2109USD, tăng 57 USD so với năm 2014 Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sựchuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảnchiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vựcdịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%) Cơ cấutương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%)
- Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so vớinăm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sảntăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung
Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm (2011 – 2015)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng trước, trong đó: Nhóm nhà ở và vật liệuxây dựng tăng 0,5% do giá gas điều chỉnh tăng tại thời điểm 01/12/2015 và nhu cầusửa chữa nhà ở tăng trong những tháng cuối năm; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng0,32% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng; nhóm đồ uống và thuốc lá, hàng ăn
và dịch vụ ăn uống cùng tăng 0,16% (lương thực tăng 0,45% do nhu cầu gạo cho xuấtkhẩu tăng; thực phẩm tăng 0,13%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; giáo dục tăng0,04% Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm1,57% chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm vào thời điểm18/11/2015 và thời điểm 03/12/2015 (làm chỉ số giá xăng dầu giảm 3,39%); thiết bị
Trang 12và đồ dùng gia đình giảm 0,1%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; bưu chínhviễn thông giảm 0,03%.
CPI tháng 12/2015 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014, bình quân mỗi tháng CPItăng 0,05% CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014 Mứctăng CPI tháng 12/2015 so với cùng kỳ năm 2014 và mức tăng CPI bình quân năm
2015 so với bình quân năm 2014 đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây vàthấp hơn nhiều so với mục tiêu CPI tăng 5%
Biểu đồ: Chỉ số CPI qua các năm từ 2006 - 2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê
3.Lạm phát
Lạm phát cơ bản tháng 12/2015 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,69% sovới cùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng 2,05% so vớinăm trước
4 Đầu tư nước ngoài - FDI
Trang 13Trong năm 2015, cả nước có 2.120 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT vớitổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2014 Ngoài ra, có
918 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,77 tỷUSD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2014
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư nướcngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ
2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD)
Trong năm 2015, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hútđược nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 1.012 dự án đầu tư đăng kýmới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 16,4 tỷ USD, chiếm 68% tổng vốn đầu tưđăng ký Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà đứng thứ 2 với 10
dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,79 tỷ USD,chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất độngsản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD, chiếm 9,9% tổngvốn đăng ký
Trong năm 2015 có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại ViệtNam Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là6,98 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứhai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,47 tỷ USD, chiếm10,2 % tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấpmới và vốn tăng thêm là 1,8 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là ĐàiLoan đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,46 tỷUSD, chiếm 6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam
Không kể dầu khí ngoài khơi, trong 12 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài
đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trong cả nước Trong đó, dẫn đầu về đầu tư nướcngoài là TP Hồ Chí Minh với 4,1 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm17% tổng vốn đầu tư của cả nước Bắc Ninh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấpmới và vốn tăng thêm là 3,66 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư của cả nước.Bình Dương đứng thứ 3 với 3,12 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm.Tiếp theo là các tỉnh/thành phố như Trà Vinh, Đồng Nai, Hà Nội với quy mô vốnđăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 2,5 tỷ USD; 1,8 tỷ USD và 1 tỷ USD.Tuy nhiên trong năm 2015, số lượng các dự án quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ
Cả năm 2015 cả nước thu hút được 4 dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD, 32 dự ántrên 100 triệu USD, 74 dự án trên 50 triệu USD, 363 dự án trên 10 triệu USD Cònlại là các dự án dưới 10 triệu USD (chiếm 88% tổng dự án cấp mới năm 2015) Quy
mô vốn trung bình của dự án ĐTNN trong năm 2015 khoảng 7,9 triệu USD, thấphơn so với quy mô vốn bình quân dự án ĐTNN nói chung là 14 triệu USD
Trang 14Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam trong năm 2015 ước đạt 14,5 tỷUSD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 11,5% so với kế hoạch năm 2015.Năm 2015, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giảingân của khu vực FDI vẫn tăng và vượt kế hoạch đặt ra Giải ngân dự án FDI đạtđược những kết quả trên là do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự án đã đượcchú trọng hơn Đồng thời công tác đối thoại chính sách với các nhà đầu tư đanghoạt động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tưđược đẩy mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 12 tháng năm 2015 đạt114,3 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,5% tổng kimngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt 110,5 tỷ USD tăng17,7% so với cùng kỳ 2014
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 12 tháng năm 2015 đạt 97,26 tỷ USD, tăng15,5% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 58,7% tổng kim ngạch nhập khẩu Tínhchung trong 12 tháng năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 17 tỷ USD
Có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng trongbức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua Tỷ trọng xuất khẩu củakhu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong cácnăm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm
2013 là 66,9%, năm 2014 là 68%) Và trong năm 2015 đạt mức cao nhất từ trướcđến nay 114,3 tỷ USD, chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu
5 Xuất nhập khẩu
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD,tăng 10% so với năm 2014,trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% sovới cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so vớicùng kỳ năm trước Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD(tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngượclại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước
Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu
đã tăng hơn 124 tỷ USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015)nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấphơn nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015
Biểu đồ : Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóavà cán cân thương mại giai đoạn 2006-2015
Trang 15Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa
-Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷUSD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%)trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
- Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởngxuất nhập khẩu cao nhất
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79
tỷ USD, giảm tới 16,2%
- Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóacho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USDtăng 13.9% so với năm 2014 Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trongnăm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% sovới năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện: 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại:5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,21 tỷ USD,tăng 13,9%
- Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ
Trang 162014 Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sảnphẩm điện tử & linh kiện: 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết
bị, dụng cụ và phụ tùng: 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện:3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo: 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm
từ sắt thép: 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%
- Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% sovới năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan vớitrị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,…
- Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của ViệtNam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Namđạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD Hàng hóa xuất khẩu chủ yếusang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loạivới trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiệnđạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,…
- Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ,(tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014 Bên cạnh đó xuất khẩusang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014
Biểu đồ: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các Châu lục năm 2015
Trang 17
Nguồn: Tổng cục Hải quan
6 Chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng năm 2015
- Ngày 24/12/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra thông cáo báo chí thông báo kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng năm 2015,
định hướng giải pháp điều hành năm 2016.
- Như vậy, trong năm 2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, NHNN đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong điều hành CSTT trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và phù hợp với sự thay đổi lớn của tình hình thực tế Những kết quả đạt được cho thấy năm 2015 tiếp tục là một năm thành công trong việc điều hành CSTT CSTT đã có đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cả năm ở mức thấp khoảng 1-2%, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài nhất trong một thập kỷ qua, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5%, mứccao nhất trong 5 năm gần đây Năm 2015 đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp ngành ngân hàng hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà Đảng và Chính phủ giao, góp phần vào việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của đất nước
- Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016, thông cao báo chí của NHNN nêu rõ: NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp trọng tâm về điều hành CSTT năm 2016 là: Thực hiện CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%) Điều hành lãisuất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế Tăng dư nợ tín dụng phù hợp, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 182010-2011: Kiềm chế lạm phát; (ii) Giai đoạn 2012-2015: Ổn định kinh tế vĩ môvàhỗ trợdoanh nghiệp Cụ thể:
- Giai đoạn 2010 - 2011 (Kiềm chế lạm phát):
- Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng lạm phát cao, do đó,Chính phủ đã xác định nhiệm vụ của giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc kiểmsoát lạm phát, thông qua việc ban hành Nghị quyết 11/ NQ-CP (2011) Phối hợpchính sách kinh tế vĩ mô và tầm quan trọng của sự phối hợp cũng được thể hiện khá
rõ nét trong Nghị quyết 11/NQ-CP Chính sách tài khóa – tiền tệ giai đoạn này đượcthực hiện theo hướng thắt chặt thông qua các biện pháp: tăng lãi suất cơ bản, quyđịnh trần lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, tái cấpvốn; tăng tỷ giá; hạn chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền; cắt giảm đầu tư, tiếtkiệm 10% chi tiêu1
- Mặc dù phối hợp chính sách tài khóa – tiền tệ được tăng cường nhằm ứng phó vớilạm phát, tuy nhiên, trong giai đoạn này, tốc độ lạm phát vẫn ởmức khá cao, đồngthời tác động của chính sách tài khóa – tiền tệ nới lỏng đã làm giảm tốc độ tăngtrưởng kinh tế Kết quả, tốc độ tăng GDP đã giảm từ mức 6,24% của năm 2011xuống còn 5,25% vào năm 2012 trong khi một số lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu suygiảm, tăng chậm lại và có nguy cơ nền kinh tế rơi vào thiểu phát Thực tế này đãbuộc chính sách tài khóa – tiền tệ chuyển sang hướng ổn định kinh tế vĩ mô và hỗtrợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo
- Giai đoạn 2012-2015 (Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp):
- Để tăng cường công tác phối hợp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã ký
kết Quy chế phối hợp công tác và trao đổi thông tin (ngày 29/2/2012) với 5 nội
dung chính gồm: (i) Phối hợp xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chínhsách tiền tệ; Quản lý ngân quỹ của Chính phủ và phát triển hệ thống thanh toán;Quản lý nợ quốc gia và vốn ODA; (ii) Phối hợp trong việc phát triển các thị trườngtài chính an toàn, bền vững; (iii) Phối hợp trong việc thực hiện công tác quản lý,giám sát liên quan đến thu thuế, hải quan qua hệ thống ngân hàng; (iv) Phối hợptrong lĩnh vực hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ thông tin; (v) Phối hợp trongnghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đảm bảo phù hợp vớinhu cầu của hai Bộ
- Cùng với việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế phối hợp vĩ mô, trên thực tế,chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng từng bước được phối hợp nhịp nhàngtrong giai đoạn 2012-2015 Theo đó, từ đầu năm 2012, trước tình hình tăng trưởng
Trang 19đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP đưa ra các giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hànhthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2012 Các giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 01 trong lĩnh vực kinh tế tài chính baogồm: Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Cụ thể là phải thực hiệnchính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; tiếp tục thực hiện chính sách tàikhóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thịtrường trong nước; khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhậpsiêu
Lãi suất tái chiết khấu
Trang 20(Nguồn: GSO, Bộ Tài chính, NHNN Số liệu năm 2015 là số ước tính)
8 Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016
- Theo dự báo của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2016 mức cải thiện về
tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015 Trước đó, tăng trưởng ngắn hạn đã bắt đầu
có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015
- Tại báo cáo vĩ mô vừa phát hành, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia
(UBGSTCQG) đánh giá, tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68%, cao hơn nhiều so với mức kế hoạch đầu năm là 6,2%
- Tăng trưởng phục hồi có đóng góp của cải thiện về năng suất của nền kinh tế, thể hiện trước hết ở hệ số ICOR giảm chỉ còn 4,62 so với mức 5,2 và 5,6 của năm 2014
và 2013 và 6,4 của thời kỳ 2008 - 2012 Các yếu tố sản xuất khác (vốn và lao động) cũng tiến bộ, giúp nâng cao mức tăng trưởng dài hạn
Tuy nhiên, theo Ủy ban, tăng trưởng ngắn hạn (thành phần tăng trưởng do yếu tố chu kì) đã bắt đầu có dấu hiệu chậm lại từ quý 4/2015
- Do đó, dựa trên phương pháp phân rã tăng trưởng thành tăng trưởng dài hạn và tăng trưởng do yếu tố chu kì, UBGSTCQG dự báo năm 2016 mức cải thiện về tăng trưởng sẽ không cao như năm 2015
-Trong năm 2016 tăng trưởng GDP có một số thuận lợi Cụ thể, hiệp định thương mại được ký kết, đầu tư khu vực tư nhân và nước ngoài khả quan hơn, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhờ triển khai các Luật mới ban hành và sửa đổi
Trang 21Tuy nhiên, UBGSTCQG cũng lưu ý, các thách thức đối với tăng trưởng là không nhỏ Theo đó, xu hướng tăng chậm lại của khu vực nông sản- thủy sản và xuất khẩunông sản; khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; xuất khẩu của khu vực kinh tếtrong nước còn hạn chế; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu nền kinh
tế còn chậm
Cũng theo UBGSTCQG, lạm phát vẫn đang được kiểm soát ở mức thấp Tháng 1/2016, lạm phát ở mức 0,8% (so cùng kỳ), tăng nhẹ so với tháng trước Lạm phát thấp do giá dầu và giá hàng hóa thế giới giảm mạnh Tuy nhiên, lạm phát cơ bản cũng duy trì xu hướng giảm nhẹ kể từ quý 3/2015, còn 1,8% vào tháng 1/2016
III TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
1.Tổng quan ngành nhựa năm 2015
Tính đến thời điểm hiện tại, 10 doanh nghiệp niêm yết ngành nhựa đã công bố Báo cáo tài chính năm 2015 với kết quả khả quan, tăng trưởng cao hơn năm trước
Cụ thể, tổng doanh thu toàn ngành năm 2015 đạt 13.238 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận toàn ngành đạt 1.340 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2014
Trang 22Trong các doanh nghiệp, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong – NTP dẫn đầu toàn ngành với doanh thu cao nhất, đạt 3.567 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch năm và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước Xét về lợi nhuận, Nhựa Bình Minh – BMP lại dẫn đầu với 665,3 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch năm và tăng 38% so với kết quả năm trước.
Hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa đều có hệ số biên lợi nhuận gộp tăng so với năm trước Duy chỉ có 3 doanh nghiệp là Kỹ nghệ Đô Thành – DTT, Nhựa Tân Đại Hưng – TPC và Nhựa Bình Minh – BMP không có thay đổi về hệ số lợi nhuận gộp;còn lại 7/10 doanh nghiệp khảo sát đều có con số biên lợi nhuận gộp tăng mà tăng mạnh nhất là Nhựa và Môi trường xanh An Phát – AAA với con số tăng 4,7% Lý giải một phần kết quả kinh doanh năm 2015, công ty cho biết đã hoàn toàn hồi phụcsau biến động giá dầu từ cuối năm ngoái, có thêm nhiều đơn hàng và cải thiện được doanh thu
Trang 23Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp ngành nhựa năm 2015
Không chỉ đơn thuần dẫn đầu về doanh thu, NTP còn là doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao nhất ngành với con số 35,5%, vị trí thứ 2 thuộc về BMP với 30% Biên lợi nhuận gộp thấp nhất ngành nhựa phải kể đến là DTT với 6,9%, thấp hơn 28,6% so với doanh nghiệp cao nhất ngành
70% doanh nghiệp vượt kế hoạch doanh thu, tồn kho tăng nhẹ 6%
Theo kết quả thống kê, 3 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm
2015 gồm Nhựa Đà Nẵng – DPC (82%), Nhựa Rạng Đông – RDP (95%) và AAA (77%) Còn lại, 7 doanh nghiệp vượt kế hoạch doanh thu của năm, trong đó TPC vượt cao nhất 50% (tuy nhiên TPC lại đặt kế hoạch năm 2015 thấp hơn khoảng 36% kết quả thực hiện năm 2014)
Về kế hoạch lợi nhuận, 2 doanh nghiệp gồm DTT và TPP không đưa ra con số dự kiến nên chỉ có thể xét 8 doanh nghiệp còn lại DPC, AAA và TPC đều không hoàn thành kế hoạch năm với con số hoàn thành lần lượt 80%, 51% và 88%.RDP vượt 55% kế hoạch năm và là doanh nghiệp có mức hoàn thành vượt kế hoạch cao nhất (kế hoạch LN 2015 cao gấp đôi kết quả thực hiện 2014)
Tính đến cuối năm 2015, lượng hàng tồn kho của toàn ngành đạt 2.284,6 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với năm 2014.Tuy nhiên, 6/10 doanh nghiệp lại có lượng tồn kho giảm, 4/10 doanh nghiệp còn lại gồm DNP, AAA, TPC và NTP chính là nguyên
Trang 24nhân làm tăng tồn kho toàn ngành Trong đó, đáng kể nhất phải nhắc tới AAA và TPS với con số tăng tồn kho lên lần lượt 55% và 48% so với cùng kỳ năm trước.
2.Cơ hội - Triển vọng đầu tư năm 2016
Việc tham gia các hiệp định tự do hóa thương mại (FTA) song phương và đa
phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi thuế quan để thâm nhập và mở rộng thị trường, cơ hội đổi mới và nâng cấp công nghệ, tăng quy mô sản xuất từ làn sóng đầu tư và liên doanh với nước ngoài… Tuy nhiên, trong mỗi cơ hội đó đều tồn tại các thách thức lớn mà các doanh nghiệp phải vượt qua, như một điều kiện để biến cơ hội thành hiện thực…
Trong báo cáo Chiến lược Thị trường Việt Nam 2016, Bộ phận Phân tích của CTCPChứng khoán Sài Gòn (SSI Research) khuyến nghị nên đầu tư Ngành nhựa trong năm 2016, bên cạnh 9 nhóm ngành triển vọng khác Theo SSI Research, ngành nhựa năm 2016 sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản Ngành xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng 10% trong năm
2016 và bộ phận phân tích kỳ vọng ngành ống nhựa sẽ tăng hơn 15%
Trong một diễn biến khác, nhiều người cho rằng việc thâu tóm các doanh nghiệp ngành nhựa sẽ được tiếp diễn trong năm 2016 sau khi AEC có hiệu lực và TPP sắp
đi vào thực hiện Đi liền với đó, nhóm cổ phiếu ngành nhựa sẽ được hưởng lợi từ hoạt động thu gom cổ phiếu để bán lại cho nước ngoài
Trong vòng 3 tháng trở lại đây, 4 mã cổ phiếu gồm DAG, DPC, TPC và AAA đều giảm giá, lần lượt giảm 3%, 4%, 2% và 34% Ngược lại, như phản ánh đúng kết quảkinh doanh, BMP tăng giá 10% và hiện đang có mức giá cao nhất toàn ngành, đạt 138.000 đồng/cp NTP cũng tăng 4%, đạt 58.900 đồng/cp; RDP tăng 11%, đạt 30.700 đồng/cp
Trang 25đầu người sẽ tăng lên 45 kg/người/năm vào năm 2020, tương đương tốc độ tăngtrưởng bình quân là 4%/năm.
Bên cạnh đó, ngành bất động sản, xây dựng tiếp tục phục hồi trong thời gian tớicũng sẽ thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nhựa xây dựng Đặc biêt, với xu hướngchuyển dịch sản xuất về Việt Nam, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ kéotheo sự tăng trưởng phân khúc nhựa kỹ thuật
VPA dự báo, xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ tăng do thuế nhập khẩu sản phẩm nhựaViệt Nam từ các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, HànQuốc được kỳ vọng giảm về 0-5% sau khi FTA Việt Nam - EU, TPP và RCEP cóhiệu lực
Tuy nhiên, xuất khẩu túi nhựa có thể giảm do nhiều nước thành viên thuộc liênminh châu Âu đã thống nhất thông qua quy định về hạn chế sử dụng túi nhựa, và xuhướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bao bì tự phân hủy, thân thiện với môitrường Hoa Kỳ cũng đã kéo dài lệnh áp thuế áp dụng thuế chống bán phá giá từ5,28%-52,56% đối với sản phẩm túi nhựa Việt Nam
Theo VPA thì cạnh tranh trong ngành nhựa có xu hướng tăng trên cả thị trường nộiđịa và xuất khẩu Lý do là Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), FTA Việt Nam-HànQuốc chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2016 cùng với kỳ vọng hoàn tất hiệp địnhTPP có thể sẽ gây áp lực làm giảm thị phần nội địa của các doanh nghiệp nhựatrong nước
Với áp lực cạnh tranh có thể đến từ các đối thủ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan(chiếm lần lượt là 29%, 17% và 5% cơ cấu nhập khẩu sản phẩm nhựa trong 11tháng đầu năm 2015) với nhận diện thương hiệu và chất lượng sản phẩm cao hơn sovới các doanh nghiệp trong nước Đồng Nhân dân tệ mất giá làm tăng lợi thế cạnhtranh của các sản phẩm của Trung Quốc trên cả thị trường Việt Nam và các thịtrường xuất khẩu
Riêng mặt hàng nhựa PP, loại dùng để sản xuất màng kéo sợi BOPP được hưởngmức thuế suất nhập khẩu là 0% do trong nước chưa sản xuất được Điều này sẽ làmtăng chi phí sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước Tháng12/2015, Bộ Tài chính dự kiến phương án sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi theo đó,thuế suất nhập khẩu ưu đãi hạt nhựa PP có thể về 0%
Hai doanh nghiệp đầu ngành là Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Thiếu Niên TiềnPhong (NTP) được hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng của ngành vật liệu xâydựng Ngành nhựa thuộc nhóm ngành không bị hạn chế bởi sở hữu của khối ngoại
và cả BMP và NTP đều nằm trong danh mục thoái vốn của SCIC trong năm 2016
Trang 26IV TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
4.1.Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong – NTP
Địa chỉ: Số 2 An Đà - Phường Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải
Tổng số chứng khoán đăng ký: 61,973,095 Cổ phiếu
Tổng giá trị chứng khoán đăng ký: 619,730,950,000 đồng
Ngày giao dịch đầu tiên: 11/12/2006
4.2 Lịch sử hình thành:
Trang 27 Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong được thành lập theo Quyết định số 386/CNn – TCLĐ ngày 29 tháng 4 năm 1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp).Công ty là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp.
Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số 2979/QĐ-TCCB ngày 10 tháng
11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp Năm 2004, Công ty thực hiện cổ phần hoáthành công theo hình thức bán bớt phần vốn Nhà nước và huy động tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng
Ngày 15 tháng 9 năm 2005, Bộ Tài chính có Quyết định số TCDN về việc phê duyệt đề nghị bán bớt phần vốn của Nhà nước tương ứng với 13,78% vốn điều lệ
11652/BTC- 2006-2007: Ngày 24/10/2006: Cổ phiếu của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong được niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán NTP Công ty phát hành thêm 7.222.998 cổ phiếu đểtăng vốn điều lệ lên trên 216 tỷ đồng Công ty góp vốn thành lập Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong phía Nam Dự án đầu tư mở rộng nhà máy với diện tích 13,6 ha tại phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hảiphòng, cách cơ sở cũ 5km được cấp phép xây dựng
2014: Tháng 5/2014, Công ty tiếp tục phát hành thành công 13.001.294 cổ phiếu để nâng vốn điều lệ
lên 536 tỷ đồng Công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và Thiết kế đôthị Khu tổ hợp thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp do Công
ty làm chủ đầu tư tại số 2 An Đà Công ty được nhận cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ
4.3 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa kỹ thuật phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận tải
Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác Nhà nước cho phép
Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Trang 28 Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở, xây nhà cao cấp, văn phòng cho thuê,xây dựng trung tâm thương mại, xây dựng chợ kinh doanh.
Sản phẩm:
Công ty có năng lực sản xuất lớn, với mức tăng sản lượng từ 15% đến
20%/năm Các sản phẩm chủ yếu của Công ty được bán rộng rãi trên thị trường bao gồm: ống nhựa PVC, PE, PPR, phụ kiện lắp ráp
Thị trường trong nước: công ty có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước, phần lớn là ở các tỉnh miền Bắc, thông qua có 200 đơn vị bán hàng và 5 trungtâm phân phối độc quyền 80% sản phẩm của công ty được sử dụng cho mục đích xây dựng, 20% phục vụ cho các chương trình nước sạch nông thôn và miền núi
Thị trường nước ngoài: Công ty đã thực hiện xuất khẩu sang Lào với kim ngạch hàng năm đạt khoảng 300.000USD
4.4.Chiến lược đầu tư phát triển trong tương lai
- Với việc liên tục đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đến nay sản phẩm ống nhựa uPVC, PEHD, PPR dùng trong lĩnh vực dân dụng và sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp… của Nhựa Tiền Phong đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường cả nước Nhiều dòng sản phẩm của công ty có tính độc đáo, ưu thế cạnh tranh vượt trội so với các công ty khác, điển hình như sản phẩm ống nhựa uPVC với 22 cỡ ống cùng hàng trăm chủng loại phụ tùng ép phun, phụ tùng nong hàn… đáp ứng những nhu cầu đặc biệt theo yêu cầu khách hàng
- Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường sự hiện diện tại thị trường nước ngồi, đến nay Nhựa Tiền Phong đã tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar…Theo dựbáo, doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, riêng doanh số xuất khẩu sang thị trường CHDCND Lào sẽ đạt từ 1,2-1,8 triệu USD/năm Song song với đó, mạng lưới tiêu thụ gồm 5 trung tâm bán hàngtrả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền Phong đã được thiết lập trên thị trường cả nước, giúp công ty chiếm tới 70-80% thị phần sản phẩm ống nhựatại thị trường miền Bắc (từ Đà Nẵng trở ra)
- Thực hiện các giải pháp nhằm giữ vững thị trường, duy trì chất lượng và mở rộng thị phần, ngồi việc tiếp tục đầu tư có chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; tiết giảm chi phí trong sản xuất, Nhựa Tiền Phong cũng không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua việc sớm hồn thiện việc di chuyển và đưavào sản xuất ổn định các phân xưởng sản xuất phụ tùng ép phun (phân xưởng 3A,
Trang 29- Đối với các dự án đầu tư lớn, công ty tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ tích cực cả
về sản phẩm, thị trường và công nghệ, đồng thời công ty sẽ nghiên cứu khả thi và tiến hành đầu tư dự án mở thêm cơ sở sản xuất sản phẩm tại khu vực miền Trung nhằm tận dụng những lợi thế của khu vực này Song song với đầu tư xây dựng cơ bản, công ty cũng đã đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị, khuôn mẫu để nâng cao năng lực sản xuất, trong đó có hệ thống dây chuyền sản xuất ống PEHD kích cỡ lên đến 1.200mm của hãng Battenfeld-Cincinnati (Cộng hòa Áo) với trị giá 1,6 triệu EUR
- Đến nay, công ty đã đưa ra thị trường một số sản phẩm mới như hàng rào nhựa lõi thép, máng hứng nước mưa.Bước đầu thị trường đã có những phản ứng tích cực, đặc biệt là đối với sản phẩm hàng rào nhựa lõi thép
- Với phương châm “chất lượng là trên hết - đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng”, thương hiệu “Nhựa Tiền Phong” đã và đang tiếp tục khẳng định trên thị trường và sức lan toả ngày càng mạnh mẽ Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng để công ty tiếp tục tái đầu tư, đa dạng hố ngành nghề, sản phẩm; tối ưu
hố quyền lợi của các nhà đầu tư đồng thời đảm bảo việc làm và đời sống ổn định cho người lao động
sử dụng đất thời hạn 40 năm (kể từ ngày 20/7/2006 đến 20/7/2046) đối với diện tích61.740 m2 tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
Sau khi sáp nhập, NTP sẽ thực hiện việc quy hoạch đồng bộ mặt bằng và triển khaixây dựng cơ sở sản xuất ống PEHD, PPR trên phần diện tích đất của Nhựa NămSao, tiến tới thành lập Nhà máy thành viên chuyên sản xuất các loại ống PEHD,PPR
-Hiện sản phẩm của NTP đang chiếm 70% thị phần tại các tỉnh phía Bắc và 29% tạithị trường phía Nam
Hiện tại, công tác đầu tư công nghệ và mở rộng quy mô của NTP đã tương đối hoàntất khi Công ty đang sở hữu dây chuyền sản xuất ống PEHD hai vách và chuyền sản
Trang 30xuất ống PEHD có đường kính đến 2.000mm; dự án mở rộng mặt bằng sản xuấtkinh doanh tại quận Dương Kinh, Hải Phòng đã cơ bản hoàn thiện.
4.5.Phân tích SWOT công ty Nhựa Tiền Phong
+ Trong 3 năm liên tiếp, NTP nằm trong
top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất
Việt Nam (2011-2013); 7 năm liên tiếp
nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam
+ Tính tới hết năm 2014 thị phần của
NTP tại thị trường miền bắc là 57% tuy
nhiên nhờ chính sách chiết khấu mạnh
tay của Công ty nên tính tới hết năm
2015 thị phần miền bắc được tăng lên tới
70% và 30% toàn quốc
+ Nhà máy nhựa Tiền phong tại Nghệ
An được hưởng chính sách ưu đãi: được
miễn thuế TNDN trong vòng 4 năm tính
từ 2013 và 9 năm tiếp theo được giảm
50%
+ Sản phẩm độc quyền: NTP hiện nay
chiếm lĩnh 100% thị phần đối với sản
phẩm độc quyền ống nhựa chịu nhiệt
+ Hiện nay NTP có những dây chuyền
sản xuất ống uPVC với đường kính lớn
nhất là 800 mm, ống HDPE với đường
kính tối đa 2.000 mm Đây là những dây
chuyền sản xuất sản phẩm có đường
kính lớn nhất Việt Nam và của Đông
Nam Á hiện nay
+Việc thực hiện chiến lược chiết khấu mạnh tay giúp NTP có bước tiến xa về thị phần nhưng lại khiến cho biên lợi nhuận của NTP bị ảnh hưởng khá lớn.+ Dẫn tới việc tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của NTP thấp hơn khá nhiều so với BMP (BMP đạt 32.7% trong khi NTP chỉ đạt 12.77%)
Trang 31+ VPA dự báo tiêu thụ nhựa bình quân
đầu người sẽ tăng lên 45 kg/người/năm
vào năm 2020, tương đương tốc độ tăng
trưởng bình quân là 4%/năm
+ Có thể khẳng định rằng thị trường tiêu
thu đối với sản phẩm ống nhựa còn rất
lớn, có nhiều cơ hội phát triển
+ Ống nhựa là mặt hàng cồn kềnh, có
chi phí vận chuyển rất cao, đây chính là
ưu thế của các doanh nghiệp trong nước
so với các đối thủ cạnh tranh bên ngoài
+ Cơ cấu vốn an toàn, trong tương lai
khi nền kinh tế phục hồi bởi khả năng có
thể nâng cao mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính để kích thích hoạt động sản xuất
kinh doanh
+ Do nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu, đồng thời chi phí nguyên liệu lại chiếm 70%-80% giá thành sản phẩm ốngnhựa nên công tác dự báo giá nguyên liệu quyết đinh rất lớn đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Rào cản ra nhập ngành ở mức trung bình nên áp lực cạnh tranh là tương đối cao Hiện tại các tập đoàn lớn như Hoa Sen, Vinaconex, Licogi cũng có những
dự án đầu tư sản xuất ống nhựa với quy
mô lớn Hơn nữa, Việt Nam phải mở củathị trường theo các điều khoản của hiệp định TPP sắp tới, mức thuế nhập khẩu nhựa sẽ giảm mạnh, thông thóang hơn
về thủ tục hải quan, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc,
…
V TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
5.1 Một số chỉ số tài chính của công ty
Chỉ số tài chính 2015Năm 2014Năm Năm2013 Năm2012 2011Năm
Thanh toán lãi vay 9.37% 11.57% 19.41% 10.66% 9.48%
Vòng quay Tổng tài sản 122% 137% 143% 147% 164%
Trang 32Vòng quay tài sản ngắn hạn 221% 261% 282% 257% 248%Vòng quay vốn chủ sở hữu 223% 223% 212% 231% 276%Vòng quay Hàng tồn kho 317% 379% 460% 415% 354%
Vòng quay khoản phải thu 4.83 4.61 5.46 5.07 5.34
+ Có thể thấy nhựa Tiền phong là một trong những công ty hàng đầ cả ngành Nhựa – Bao bì tại Việt Nam Chỉ sô thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 và chỉ số thanh khoản nhanh xấp xỉ bằng 1, cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn nợ ngắn hạn của công ty Hơn nữa, các khoản tiền và tương đương tiền và khoản phải thu ngắn hạn có cơ cấu lớn hơn rát nhiều so với hàng tồn kho Các chỉ sô về vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lưu động tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức cao, cao hơn so với trung bình ngành.Tỷ lệ trả lãi hàng năm có x hướng giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn đảm bảo ở mức rất cao Nguyên nhân của
sự sụt giảm là nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trông thời gian qua ảnh hưởng đến sản lượng ngành nhựa cũng như đầu ra không được đảm bảo Dự kiến trong những năm tiếp theo, với triển vọng phát triển kinh tế, ngành nhựa sẽ phát triển năng động hơn, do vậy các chỉ số tài chính cũng được phát triển đáng kể hơn
Chỉ số tài chính 2015Năm 2014Năm 2013Năm 2012Năm 2011NămTài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 56% 55% 49% 53% 62%Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 44% 45% 51% 47% 38%
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 47% 43% 32% 33% 40%
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 89% 76% 48% 49% 67%Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn
+ Cơ cấu Nợ/Tổng nguồn vốn luôn duy trì mức an toàn, điều này cho thấy công ty
sử dụng đòn bẩy tài chính khá tốt, tiết kiệm được một khoản từ lá chắn thuế, đồng
Trang 33thời vẫn đảm bảo khả năng trả nợ và giữ cơ cấu vốn ở mức an toàn Có thể nói rằng Nhựa Tiền Phong là công ty có cơ cấu vốn hợp lý.
Chỉ số tài chính Năm
2015
Năm2014
Năm2013
Năm2012
Năm2011
Trungbìnhngành
ngành.EPS của công ty luôn giao động trong khoảng 5,500-6,500 đồng, EPS của
công ty luôn cao hơn mức trng bình ngành khoảng (5100 đồng/cổ phiếu), cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá hiệu quả, mang lại một mức lợi
nhuận cho nhà đầu tư.Giá trị sổ sách có xu hướng tăng qua các năm cho thấy tình hình kinh doanh ngày càng phát triển.Hệ số P/E của công ty năm 2015 được tính
khoảng 10.52, và không ngừng tăng trong những năm gần đây, cao hơn mức trung bình ngành là Điều này cho thấy cổ phiếu của công ty được các nhà đầu tư săn dón
và trả giá cao hơn mức trung bình ngành cho một đồng lợi nhuân của Nhựa Tiền
Phong
5.2.Hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần 3,564,060 3,006,459 2,489,090 2,363,895 2,429,835
Lợi nhuận thuần 366,157 325,045 289,578 291,284 268,971
trưởng lợi nhuận 12.65% 12.25% -0.59% 8.30% 8.15%
Trang 34+ Nhựa tiền phong là công ty có thời gian hoạt động trên 50 năm tại thị trường trong nước, chiếm thị phần lớn nhất cả nước trong lĩnh vực nhựa bao bì (khoảng 30%), dô vậy công ty có môt thị trường cung ứng sản phẩm rộng rãi Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 10.48% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
khoảng 8.15% Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng trong những năm vừa qua,
cổ phiếu của công ty được đánh giá an toàn và có tốc độ tăng trưởng lớn Doanh thu
và lợi nhuận không ngừng tăng len, cho thấy công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chiếm lĩnh được thị trường hàng tiêu dùng trong nước và trong khu vực
+ Bảng giá đóng cửa của công ty từ năm 2011 đến thời điểm hiện tại, giá đóng của
có xu hướng tăng nhanh từ khoảng 20,000 đồng năm 2011 lên đến 70,000 đồng tháng 5 năm 2016 Cho thấy tình hình kinh doanh của công ty nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư, giá cổ phiếu không nghừng tăng lên, cho thấy công ty đangtrên đà phục hồi và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh
VI.ĐỊNH GIÁ CÔNG TY NHỰA TIỀN PHONG
6.1.Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân WACC
Trang 356.1.1 Xác định hệ số Beta
Hệ số beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộthị trường Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM.Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy Xác dịnh bằng phương pháphồi quy: hồi quy tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu R(i) theo tỷ suất lợi nhuận thị
trường Rm Hệ số của phương trình tìm được sẽ là beta của công ty
- Người ta thường so sánh Beta với 1 để xác định rủi ro cổ phiếu bằng cách:
+ Beta = 1: mức biến động giá chứng khoán ngang bằng mức biến động của thị trường
+ Beta < 1: mức biến động giá chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường.+ Beta > 1: mức biến động giá chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường.Nếu một cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 nghĩa là có khả năng sinh lợi cao hơn thì cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn
- Bảng giá đóng cửa cuối tháng của cổ phiếu từ 29/1/2010 đến 31/12/2015:
Mã
Giá đóngcửa cuốitháng
Chỉ sốHNX-Index
Tỷ suất lợinhuận thịtrường hàngtháng
Tỉ suất lợinhuận cổphiếu hàngtháng
Trang 38Nhận xét:
Phương trình hàm hồi quy: y = 0.8981x+0.0071
Beta = 0.8981 có nghĩa là khi tỷ suất lợi nhuận thị trường tăng thêm (giảm) 1% thì tỉ suất lợi nhuận của cổ phiếu NTP tăng thêm (giảm)
6.1.2.Tính chi phí vốn bình quân của NTP:
Chi phí vốn cổ phần được xác định theo công thức:
WACC = Ke*We +Kd*Wd*(1-T)
Trong đó:
- WACC là chi phí vốn bình quân trọng số
- Ke: Chi phí vốn chủ sở hữu (%)
- Kd: Chi phí lãi vay sau thuế bình quân năm (%)
- We: tỉ trọng vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn
Chỉ số index Suất sinh lời
Trang 39b Chi phí trả nợ vay của công ty
Ước tính chi phí lãi vay trước thuế bình quân trong 12 quý gần nhất và chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm