1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP)

11 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 35,5 KB
File đính kèm Word + Excel.rar (41 KB)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2013 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh ngh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm 2013 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất

ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kỳ vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh mẽ; việc tái cấu trúc nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là trong dài hạn Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định, theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài

Với mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán,

qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Phân tích và đánh giá tình

hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong ( mã cổ phiếu NTP” nhằm đưa ra kết luận cá nhân có hay không nên đầu tư và đánh giá hiệu quả

đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này

Nội dung chính của bài gồm:

- Phần I : Sơ lược về Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong giai đoạn 2009-2013

- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu của công ty cổ phần

Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

Trang 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong được thành lập theo Quyết định số 386/CNn – TCLĐ ngày 29 tháng 4 năm

1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) Công ty là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp

Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số 2979/QĐ-TCCB ngày 10 tháng 11 năm

2003 của Bộ Công nghiệp Năm 2004, Công ty thực hiện cổ phần hoá thành công theo hình thức bán bớt phần vốn Nhà nước và huy động tăng vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng

Ngày 15 tháng 9 năm 2005, Bộ Tài chính có Quyết định số 11652/BTC-TCDN về việc phê duyệt đề nghị bán bớt phần vốn của Nhà nước tương ứng với 13,78% vốn điều lệ

Địa chỉ: Số 2 An Đà - Phường Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng Điện thoại: 84-(31) 384 75 33/ 364 03 52 - Fax: 84-(31) 364 01

2 Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa kỹ thuật phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận tải

 Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác Nhà nước cho phép

 Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc

đi thuê

Trang 3

 Xây dựng khi chung cư, hạ tầng cơ sở, xây nhà cao cấp, văn phòng cho thuê, xây dựng trung tâm thương mại, xây dựng chợ kinh doanh

Sản phẩm:

Công ty có năng lực sản xuất lớn, với mức tăng sản lượng từ 15% đến 20%/năm Các sản phẩm chủ yếu của Công ty được bán rộng rãi trên thị trường bao gồm: ống nhựa PVC, PE, PPR, phụ kiện lắp ráp

Trang 4

PHẦN II : PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

1 Phân tích định tính :

1.1 Mô hình kinh doanh:

Hiện nay, sản phẩm ống nhựa, các phụ kiện lắp ráp của công ty được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, bưu chính, viễn thông,… Do

đó, tiềm năng phát triển của ngành ống nhựa ở Việt Nam là rất lớn Nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp ống nhựa bao gồm bột PVC, hạt PP, hạt PE, hạt PS… và chủ yếu nhập khẩu, vì thế giá cả các sản phẩm này phụ thuộc rất lớn vào giá hạt nhựa trên thế giới

và biến động tỷ giá Bên cạnh đó, hoa hồng, tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý và chính sách thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng lớn đến giá bán sản phẩm của công ty Nhựa thiếu niên Tiền Phong, do đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty

Thị trường trong nước: công ty có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước, phần lớn là ở các tỉnh miền Bắc, thông qua có 200 đơn vị bán hàng và 5 trung tâm phân phối độc quyền 80% sản phẩm của công ty được sử dụng cho mục đích xây dựng, 20% phục vụ cho các chương trình nước sạch nông thôn và miền núi

Thị trường nước ngoài: Công ty đã thực hiện xuất khẩu sang Lào với kim ngạch hàng năm đạt khoảng 300.000USD

1.2 Các đối thủ cạnh tranh và vị thế của công ty trong ngành

Hiện nay, Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh là 2 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành ống nhựa xây dựng Nhựa Tiền Phong thống trị thị trường miền Bắc còn Nhựa Bình Minh chi phối thị trường phía Nam Theo một báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt thì Nhựa Tiền Phong chiếm hơn 70% thị phần miền Bắc

Trang 5

Công ty Nhựa Bình Minh đã trở thành công ty niêm yết hàng đầu Việt Nam công bố chi trả cổ tức khủng năm 2012 cho cổ đông lên đến 70%, trong khi vị trí thứ hai thuộc về Nhựa Tiền Phong - doanh nghiệp từng có một thời gian dài thống trị thị trường - với mức chi trả cổ tức 25% Thị giá cổ phiếu của Nhựa Bình Minh đầu tháng 5/2013 ở mức 65.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu của Nhựa Tiền Phong là 43.000 đồng Doanh số năm 2012 của Nhựa Bình Minh đạt 1.890,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt

375 tỷ đồng Trong khi đó, Nhựa Tiền Phong mặc dù có doanh thu lên đến 2.363 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 290 tỷ đồng

Nếu như vào năm 2011, lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh là 293 tỷ đồng, cao hơn 34 tỷ so với lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong (259 tỷ đồng) thì hết năm

2012, khoảng chênh này đã lên đến 85 tỷ, tăng 250% Lẽ dĩ nhiên, Nhựa Tiền Phong cũng không ngồi im chịu lép Thị trường nhựa Việt Nam hẳn sẽ được chứng kiến nỗ lực giữ ngôi vị đầu bảng của Nhựa Bình Minh cũng như cuộc chiến căng thẳng của Nhựa Tiền Phong để thu hẹp khoảng cách cạnh tranh đang ngày càng bị kéo giãn

Ngoài sự cạnh tranh của hai thương hiệu lớn này, thị trường còn có sự tham gia của các thương hiệu khác như Đệ nhất, Phúc Hà, Cúc Phương, Minh Hùng, Vinaconex, Sino… khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt

Không chỉ cạnh tranh quyết liệt với nhau, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong còn phải đối mặt với nạn hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá thành chỉ bằng 1/4 Phong phú

về chủng loại, nên mức độ cạnh tranh trên thị trường ống nhựa rất quyết liệt

1.3 Môi trường kinh doanh

1.3.1 Chính trị - Pháp luật

Với một nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa lan rộng khắp nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh

Trang 6

nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình

Với hệ thống chính sách thuế, các đạo luật như: chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, bộ luật về đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá…Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào hoạt động kinh doanh, khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài, các chính sách của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2 Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố tác động trong nền kinh tế như lãi suất và lạm phát biến động tăng giảm liên tục trong thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách tiền lương cơ bản đã được thay đổi phù hợp với mức sống của người lao động, đặc biệt có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực như các chính sách ưu đãi: giảm/giãn thuế TNDN, thuế VAT, tăng trợ cấp… giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại

1.3.3 Môi trường xã hội, dân số

Theo báo cáo của Bộ y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có

cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 – 68%), tức là đang bước vào thời

kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn lực trẻ, dồi dào Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trong những năm gần đây là 7 – 7,5% đó là những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp, tận dụng được nhân lực giá rẻ, bởi đặc thù của các công ty sản xuất sử dụng một lượng lớn nhân công

2 Phân tích định lượng

2.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu

Trang 7

Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của mình

- Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi

cổ phiếu Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt Bên cạnh

đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của mình

EPS = Tổng Lợi nhuận sau thuế

Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành

Theo bảng thống kê ta thấy chỉ số EPS của mã cổ phiếu biến động qua các năm và đạt cao nhất trong giai đoạn 2009-2012 vào năm 2010, giảm vào năm 2011 nhưng đang

có xu hướng tăng trở lại vào năm 2012, 2013 Chỉ số EPS của thời điểm hiện tại là 7.19

Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao

Ta có bảng các chỉ số cổ phiếu như sau:

Chỉ số cổ phiếu 2009 2010 2011 2012

Số cổ phiếu lưu hành bình

Giá trị thị trường/một cổ

Cổ tức đã trả cho chủ sở hữu

103,998,298,8 00

43,337,996,0 00

43,337,996,0 00

130,013,588,0 00

Trang 8

EPS 7,074 7,209 6,206 6,721

Trong đó:

EPS ( Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu ) = Lợi nhuận sau thuế / tổng số cổ phiếu phát hành DPS ( cổ tức trên một cổ phiếu ) = Cổ tức trả cho cổ đông / tổng số cổ phiếu phát hành

P/E = Giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

2.2 Nhóm chỉ số tài chính

Nhóm chỉ số tài chính bao gồm các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty như:

tỷ suất thanh toán ngay, tỷ suất thanh toán hiện thời, … và các chỉ số về cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản , nợ trên vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu…

Tiền và các khoản tương đương

tiền 15,437,543,728 68,490,447,599 49,454,713,518 98,035,825,035 Tài sản ngắn hạn 706039592187

995,486,619,66 6

960,569,946,78 4

878,311,567,08 3 Hàng tồn kho

260,146,006,40 8

478,321,634,47 6

453,931,578,70 8

305,810,186,72 1

Nợ ngắn hạn

399,695,987,56 1

560,103,108,25 4

626,191,911,10 5

546,204,523,74 9

Tỷ suất thanh toán hiện thời 1.766 1.777 1.534 1.608 Tính đến cuối năm 2012, công ty có tình hình tài chính biến động qua các năm:

2.2.1 Chỉ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trang 9

Chỉ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm điều này chứng

tỏ doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu về vốn lưu động ròng của mình có giá trị dương đồng thời chỉ số này qua các năm có sự biến động đã tăng lên sau khi giảm sâu năm 2010

2.2.2 Chỉ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh tăng lên năm 2012 sau khi giảm mạnh vào 2 năm 2010 và 2011 Việc giảm tương ứng của chỉ số thanh toán nhanh so với mức tăng của chỉ số thanh toán hiện thời chứng tỏ về khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa tồn kho Chỉ số năm 2012 đã tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã khá hơn và doanh nghiệp đã bớt khó khăn trong việc thanh toán công nợ

2.2.3 Chỉ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Với chỉ số thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp qua các năm là khá thấp cao nhấp là vào năm 2012 điều này chứng tỏ khả năng thanh toán ngay lập tức và thanh toán trực tiếp với các khoản nợ hiện hành của doanh nghiệp là không cao

2.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Lợi nhuận sau thuế 305,662,928,264 312,442,100,949 268,971,482,608 305,663,637,864 Doanh thu thuần

1,546,900,000,00

0 2,001,815,000,000 2,425,537,000,000 2,360,295,000,000 Tổng tài sản 999,854,413,523 1,401,997,238,754 1,555,680,241,009 1,660,088,551,947 Vốn chủ sở hữu 543,911,022,946 780,699,145,444 929,489,229,904 1,113,884,028,198

Trang 10

2.3.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

ROA =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Bảng thống kê ROA của công ty cho thấy chỉ số này biến động theo xu hướng giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2011 nhưng đến năm 2010 chỉ số nằng đang tăng

2.3.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng giảm điều này thể hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm mạnh đặc biệt năm

2012 ROE giảm xuống còn 27.441% Tuy nhiên đây vẫn là một chỉ số cao, doanh nghiệp vẫn có chỉ số sinh lời cao

Trang 11

PHẦN 3:XÁC ĐỊNH ĐẦU TƯ HAY KHÔNG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NTP Mặc dù doanh thu của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận thuần lại có xu hướng giảm chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có

xu hướng giảm Mặc dù năm 2012 số lượng hàng tồn kho đã giảm nhưng lại tăng mạnh trong 2 năm 2010 và 2011 càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn hơn

Kết luận: Các chỉ số cho thấy cổ phiếu của công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền

Phong tình hình tài chính lành mạnh, tính thanh khoản cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận dù đang ở mức cao nhưng lại đang có xu

hướng giảm Vậy có thể kết luận là không nên đầu tư vào mã cổ phiếu NTP này bởi

sẽ có rủi ro cao Ta có thể thấy từ năm 2009 đến năm 2011 tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu đã giảm xuống gần một nửa và tỷ số này sẽ còn tiếp tục biến động bởi kinh tế VIệt Nam và thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, chưa có dấu hiệu khởi sắc hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Báo cáo tài chính của NTP các năm 2009,2010, 2011, 2012

2 Website công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong : http://www.nhuatienphong.vn

Ngày đăng: 25/11/2015, 14:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w