1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mã cổ phiếu TMP của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ

24 3,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 110,38 KB

Nội dung

Bài phân tích này sẽ mang đến cho bạn những bước căn bản để có thể phân tích 1 cổ phiếu và cách xác định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Cụ thể ở đây giúp bạn phân tích cổ phiếu của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ. Mã chứng khoán : TMP

Trang 1

KHOA SAU ĐẠI HỌC

-*** -TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đề tài: Phân tích mã cổ phiếu TMP của công ty cổ phần

thủy điện Thác Mơ

Giáo viên hướng dẫn: TS Phan Trần Trung Dũng

Trang 2

M C L C Ụ Ụ

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 4

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ (TMP) 4

1.1 Giới thiệu chung về công ty 4

1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4

1.3 Những thành tựu Công ty đã đạt được: 5

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ (TMP) 6

2.1 Thị trường kinh doanh 6

2.1.1 Tổng quan về thị trường ngành điện: 6

2.1.2 Thị trường ngành thủy điện: 7

2.1.3 Vị thế của Công ty trong ngành 7

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh 9

2.2.1 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình Porter’s five forces) 9

2.2.2 Các nhân tố rủi ro 9

2.3 Phân tích doanh nghiệp 11

2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 13

2.4.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu 13

2.4.2 Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính 15

2.4.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động 17

2.4.4 Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng 21

2.4.5 Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp: 23

PHẦN III: KẾT LUẬN ĐẦU TƯ/KHÔNG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TMP 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành điện Việt Nam hiện nay đang được coi là ngành trọng điểm, nhu cầu thịtrường luôn lớn hơn cùng và dự báo vẫn tiếp tục gia tăng trong dài hạn với tốc độ caohơn 2 lần mức tăng trưởng GDP Do đó, việc đầu tư vào nguồn cung của ngành luônđược sự quan tâm của chính phủ về các chính sách thuế, lãi suất và giá nguyên liệu Đặcbiệt ngành thủy điện nước ta luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng cung của ngành điện vớimột số nhà máy thủy điện tiêu biểu như: Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Yaly, Thủy điệnThác Mơ…Vì vậy, ngành thủy điện thu hút nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứngkhoán

Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán,

qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích mã cổ phiếu TMP

của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng

phát triển của công ty trong năm 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tưvào cổ phiếu doanh nghiệp này

Nội dung chính của bài gồm:

- Phần I : Sơ lược về Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ (TMP)

- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ (TMP) giai đoạn 2010-2013

- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu TMP

Trang 4

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ (TMP)

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty Cổ phần Thủy Điện Thác Mơ (TMP) tiền thân là nhà máy thủy điện Thác

Mơ thành lập theo Quyết định số 361/NL-TCCB-LĐ ngày 11/06/1994 của Bộ nănglượng với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Thác Mơ công suất

150 MW Kể từ ngày 04/03/1995, Nhà máy là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc củaTổng công ty Điện lực Việt nam theo quyết định số 125/NL/TCCB-LĐ của Bộ nănglượng

Ngày 30/03/2005, Bộ công nghiệp có quyết định 17/2005/QĐ-BCN chuyển nhà máyThủy điện Thác Mơ thành công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điệnlực Việt Nam Ngày 26/08/2005, Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương) đã có quyếtđịnh số 2747/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Công ty Thủy điện Thác Mơ

Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ

Chí Minh từ ngày 18/06/2009 với mã chứng khoán TMP theo quyết định số

53/QĐ-SGDHCM ngày 08/06/2009 của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 

- Tên công ty: Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ

- Tên giao dịch quốc tế: THAC MO HYDRO POWER JOINT STOCKCOMPANY

- Tên viết tắt: TMHPC

- Vốn điều lệ: 700.000.000.000 đồng (Bảy trăm tỷ đồng chẵn)

- Trụ sở chính: Khu 5, Thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước

- Website: www.tmhpp.com.vn

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

 Hoạt động, sản xuất kinh doanh điện năng

 Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt các thiết bị điện, cáccông trình thủy công, công trình kiến trúc của nhà máy điện, thí nghiệm hiệu chỉnhthiết bị điện

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý và vận hành, bảo dưỡng và sữachữa thiết bị nhà máy điện

Trang 5

 Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị

 Tư vấn, lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thicông xây lắp

 Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các dự án nguồn điện, xây lắpđường dây và trạm biến áp

1.3 Những thành tựu Công ty đã đạt được:

Năm 2000, Nhà máy thủy điện Thác Mơ nhận được Huân chương Lao động hạng

3 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1996 đến năm 2000, góp phầnvào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, do Chủ tịch nướcTrần Đức Lương trao tặng

Trang 6

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ (TMP)

2.1 Thị trường kinh doanh

2.1.1 Tổng quan về thị trường ngành điện:

Ngành điện hiện nay là ngành kinh tế độc quyền Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) là đơn vị mua điện duy nhất và cũng là đơn vị bán điện duy nhất đến người tiêudùng; xây dựng, quản lý hệ thống mạng lưới truyền tải điện Các nhà cung cấp điện cũngnhư người sử dụng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán và mua điện của EVN

và chấp nhận khung giá điện do EVN cung cấp và Chính phủ đưa ra

Thị trường điện Việt Nam là thị trường có cầu lớn hơn khả năng sản xuất trongnước Tình trạng thiếu điện ở Việt Nam vẫn còn tiếp tục xẩy ra, đặc biệt là vào mùa khôkhi các dự án thủy điện thiếu nước Nguyên nhân chính là do giá điện thương phẩm hiệnnay còn thấp, không khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh dạn vào các dự án nhiệtđiện mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận hành thấp nên ngànhđiện nước ta hiện đang phụ thuộc khá lớn vào thủy điện

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất và sinhhoạt rất lớn Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độtăng trưởng từ 7,5-8%/năm và với mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nướccông nghiệp trong trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15-17% mỗi năm

Xét triển vọng đến năm 2015, Việt Nam cần xây dựng thêm khoảng 74 nhà máy

và trung tâm điện lực với tổng công suất lên đến 81.000 MW Hiện tại, nhà nước đã xóa

bỏ độc quyền trong đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện phân phối Thị trường đầu tưnguồn điện đã được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia Việc phát triển các dự

án thủy điện, đặc biệt các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đóng góp một sản lượng điệnđáng kể trong mạng lưới quốc gia, giúp tiết kiệm nhiên liệu than, dầu, khí đang ngàycàng khan hiếm, điều hòa lượng nước cho nông nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải vàsinh hoạt của người dân, nhất là vào mùa khô

Về đầu tư trong ngành được sự khuyến khích và hỗ trợ nhiều từ Chính phủ như hỗtrợ ngành điện vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển(IRBD) của WB để đầu tư các dự án điện

Trang 7

2.1.2 Thị trường ngành thủy điện:

 Đặc điểm ngành thủy điện:

Ngành thủy điện không có chi phí cho nhiên liệu, có mức phát thải thấp và có thểthay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải Tuy nhiên, ngành có chi phí đầu tư banđầu cao, thời gian xây dựng lâu và là nguồn bị động nhất, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thờitiết Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm, làm lượng tích nước tích trong

hồ thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhàmáy Ngoài ra, thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây ra thiệt hại về đường xá và cáccông trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửachữa

 Tiềm năng thủy điện ở nước ta:

Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bìnhhàng năm khoảng 2.000 mm và hệ thống sông ngòi Việt Nam rất đa dạng, phong phú trảikhắp cả nước (có 2.400 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km) Do đó, tiềm năng về thủyđiện của nước ta lớn:

Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở Việt Nam cho thấy tổng trữ năng

lý thuyết các con sống khoảng 300 tỷ KWh, công suất lắp máy đánh giá khoảng 34.647kWh/năm

Trữ năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh tương đương công suất lắp máykhoảng 31.000 MW

Hiện nay, các công trình thủy điện đã khai thác được khoảng 8.075 MW và mới khaithác được trên 26% tiềm năng kỹ thuật

2.1.3 Vị thế của Công ty trong ngành

Công ty đang đứng thứ 22 trong số 27 nhà máy thủy điện lớn (>100 MW) đangvận hành của Việt Nam (theo báo cáo mới nhất năm 2013 của EVN):

STT Tên nhà máy điện Phân loại theo công nghệ Công suất đặt (MW)

Trang 8

6 Tuyên Quang Thủy điện 342

22 Thác Mơ Thủy điện 150

So với các Công ty cổ phần thủy điện đã niêm yết:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Vĩnh Sơn Thác Bà Nậm Mu Nà Lơi Thác Mơ

Công suất thiết

Vốn điều lệ 1.374.942 635.000 60.000 50.000 700.000

Lợi thế cạnh tranh nổi bật của Công ty so với các công ty cổ phần thủy điện đãniêm yết khác là Công ty có công suất thiết kế lớn nhất (150 MW) do đó khi giá bán điện

Trang 9

được cải thiện theo chiều hướng tăng lên thì doanh số của Công ty sẽ tăng cùng với sảnlượng tăng mỗi năm của Công ty.

Bên cạnh đó, công ty có nguồn vốn mạnh, vốn điều lệ của Công ty xếp thứ hai trong cáccông ty cổ phần thủy điện được niêm yết và hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ tiêntiến

2.2 Phân tích môi trường kinh doanh

2.2.1 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình Porter’s five forces)

* Các đặc điểm nổi trội của ngành điện:

- Thị phần ngành điện độc quyền được sự quản lý của nhà nước với mức giá theo quyết

định của chính phủ

- Là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội nên quy mô khách hànglớn và ổn định

- Quy mô tài sản đầu tư cho ngành lớn và luôn được sự hỗ trợ của Chính Phủ

- Hệ thống phân phối bao phủ rông khắp bao gồm cả bán buôn và bán lẻ

* Các lực lượng cạnh tranh trong ngành:

Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượngcạnh tranh trong ngành như sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh; Sự cạnh tranh củacác đối thủ tiềm năng; Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế; Sự cạnh tranh của nhà cungứng và Sự cạnh tranh của khách hàng

Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường ngành điện hiện nay là cung đang quá thấp sovới cầu, giá điện vẫn là giá độc quyền nhưng được sự điều phối của Chính phủ (chínhsách giá chung) nên chưa mang tính cạnh tranh cao Do đó, sự cạnh tranh nêu trên tươngđối thấp Ta không cần thiết phải đi phân tích cụ thể về các lực lượng cạnh tranh trongngành

2.2.2 Các nhân tố rủi ro

a Rủi ro kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua chịu tác động nhiều bởi ảnh hưởngchung của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng, suy thoái … Các doanh nghiệp ViệtNam thường xuyên gặp khó khăn và nhiều doanh nghiệp đi vào tình trạng phá sản Thịtrường kinh tế thế giới bất ổn khiến lạm phát tăng cao, giá các nguyên vật liệu đầu vàoliên tục gia tăng … Tuy vậy, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là thủy

Trang 10

điện nên không chịu những ảnh hưởng đáng kể của biến động thị trường nguyên nhiênliệu quốc tế như đối với các nhà máy sản xuất điện năng từ các nguồn nhiên liệu như than

đá, dấu khí Do vậy, rủi ro chu kỳ kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điệnthương phẩm của Công ty là không đáng kể

b Rủi ro pháp luật

Với hệ thống pháp luật hiện tại chưa hoàn chỉnh, khả năng vẫn có những thay đổi

về chính sách ưu đãi đầu tư, thuế… Điều này có thể có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của các công ty Tuy nhiên, rủi ro về mặt luật pháp đối với ngành điện làkhông cao Vì phát triển thủy điện là ngành được Nhà nước khuyến khích đầu tư, nên córất ít khả năng có những thay đổi về pháp lý theo hướng bất lợi cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty CP Thủy điện Thác Mơ

c Rủi ro về đặc thù kinh doanh

 Về vấn đề độc quyền EVN:

EVN là tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước được thành lập năm 1995, có chức năng sảnxuất, truyền tải và phân phối điện, với các chức năng đó hầu như EVN có vị thế độcquyền hoàn toàn trong ngành, trong đó có rất nhiều những bất cập trong việc phát triểnnguồn cung điện: Đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán điện từ các nguồn điện mớingoài EVN khó khăn, thiếu minh bạch và thường kéo dài; Giá bán điện chịu phụ thuộcvào quyết định của EVN do đó nên nguy cơ giá EVN đề xuất thấp hơn mức mong đợihoặc không bù đắp được chi phí đầu tư và lãi vay; Việc độc quyền của EVN gây cản trởđáng kể cho việc thu hút nguồn đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài gây cản trởlớn cho việc pháp triển ngành điện vốn là ngành có chi phí đầu tư lớn

Trang 11

việc phải tiến hành xả lũ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, gây ra thiệthại kinh tế nghiệm trọng.

d Rủi ro biến động giá

Theo xu thế phát triển hiện nay của ngành, bước đầu hình thành một thị trườngphát triển cạnh tranh, là tiền đề cho khả năng cạnh tranh về giá bán điện của các nhà sảnxuất cho EVN, ảnh hưởng chính đến doanh thu và lợi nhuận của nhà máy thủy điện Thác

Mơ Trong thời gian qua, giá bán điện cho EVN có sự gia tăng nhưng vẫn được điềuchỉnh ổn định trong khung giá của Bộ công nghiệp, sau đó mức giá sẽ cạnh tranh khi cácnhà máy sản xuất điện tham gia thị trường cạnh tranh

Do đó, Công ty sẽ không chịu rủi ro về biến động giá theo chiều hướng giảm

e Rủi ro lãi suất:

Các dự án điện thường đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là các dự ánthủy điện Đây là ngành kinh tế trọng điểm nên các dự án được hưởng những chính sách

ưu đãi về vốn vay vì vậy tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn thường chiếm một tỷ lệcao Cơ cấu vốn khi đầu tư dự án thường là 70%, còn lại 30% là vốn tự có Với cơ cấuvốn như thế, sự dao động lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án

f Rủi ro khác

Các rủi ro bất khả kháng như động đất, hỏa hoạn, chiến tranh … đều gây ảnhhưởng ít nhiều đến hoạt động của Công ty Các rủi ro trong quá trình vận hành nhà máythủy điện, các sự cố kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, các công trình đê đập, hồ chứa cóthể gây đình trệ hoạt động sản xuất của Công ty, gây ảnh hưởng đến sự an toàn của máymóc, cán bộ nhân viên và môi trường sinh thái trong khu vực tùy theo mức độ nghiêmtrọng của sự cố Để hạn chế tối đa thiệt hại, Công ty cần tham gia vào các hợp đồng bảohiểm cho người lao động và cho tài sản

2.3 Phân tích doanh nghiệp

Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty: Lĩnh vực kinh doanh của công tychủ yếu là sản xuất và cung ứng điện

a Điểm mạnh:

Trang 12

- Có bề dầy hoạt động kinh doanh xăng dầu từ năm 1994 Với quá trình hình thành

và phát triển khoảng 19 năm, công ty đã xác lập được mối quan hệ với nhiều đơn

vị trong và ngoài ngành điện do đó sẽ tạo được mối liên kết cũng như môi trườngphát triển vững chắc cho công ty trong những năm sắp tới

- Sau khi cổ phần hóa, Công ty tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có khả năng mở

rộng ngành nghề kinh doanh mới

- Hệ thống máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến đảm bảo vận hành đạt hiệu quả

cao và an toàn

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm Năng

suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng

b Điểm yếu:

- Sản phẩm chính của Công ty là điện năng, trong trường hợp thị trường còn tồn tại

độc quyền mua và bán điện thì Công ty ít có khả năng tạo đột biến trong kết quảkinh doanh

c Cơ hội:

- Nhu cầu điện năng vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn nguồn cung cấp trong những năm

sắp tới (nhất là khi nước ta đang định hướng trở thành nước công nghiệp hóa đếnnăm 2020) Bên cạnh đó, Công ty Thủy điện Thác Mơ nằm trong khu vực kinh tếphát triển năng động, miền Đông Nam Bộ nên có nhiều cơ hội mở rộng sản xuấtkinh doanh điện và các sản phẩm có liên quan khác

- Công ty sử dụng có hiệu quả nguồn khấu hao cơ bản hàng năm để thanh toán nợ

vay và góp vốn đầu tư với các đơn vị khác Ưu tiên đầu tư, phát triển các dự ánnguồn điện mới theo định hướng của Chính phủ và danh mục kêu gọi đầu tư củaTập đoàn điện lực Việt Nam

- Phát triển thủy điện nằm trong chiến lược ưu tiên phát triển nguồn phát điện của

nước ta cho tới năm 2020 Do đó, các doanh nghiệp thủy điện vẫn tiếp tục nhậnđược nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước

- Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán giúp Công ty nâng caoa thương hiệu và

hình ảnh, tăng khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, thu hút các đối tác đầu

tư chiến lược

d Thách thức:

Ngày đăng: 14/06/2014, 11:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá thị trường của cổ phiếu TMP qua các quý của năm 2013 - Phân tích mã cổ phiếu TMP của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ
Bảng gi á thị trường của cổ phiếu TMP qua các quý của năm 2013 (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w