a. Tình hình sử dụng lao động
Với số lượng lao động hiện tại hơn 520 người không phải là ít, sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trong công ty. Nhưng công
ty đã có những điều chỉnh bổ trí một cách hợp lý và tương đối hiệu quả cao bằng cách phân công cho từng bộ phận.
Đối với khối hành chính quản lý làm việc tại văn phòng làm việc:
- Thứ 2 đến thứ 6: Từ 8h sáng đến 17h chiều (Trưa có nghỉ giải lao 1 tiếng) - Thứ 7: Từ 8h đến 12h30
Tuy nhiên tùy theo chức năng hoạt động, tình hình công việc của một số nhân viên khối văn phòng có thêm thỏa thuận làm việc đến 17h30 chiều thứ 7 hoặc đi làm vào ngày Chủ Nhật và các ngày lễ hoặc làm thêm giờ. Khi cần thiết các trưởng bộ phận sẽ thông báo lịch làm việc bố trí thời gian nghỉ bù tương ứng. Do khối lượng công việc nhiều và do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên công ty cũng không thể áp dụng chế độ mỗi tuần làm việc 5 ngày đối với khối này mà làm việc 5 ngày rưỡi.
Khi công ty có nhu cầu sẽ yêu cầu và thoả thuận với cán bộ, nhân viên bảo vệ,... làm việc thêm giờ (kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ) và chỉ được làm thêm giờ khi có yêu cầu của Ban Giám Đốc trước khi thực hiện hoặc do nhu cầu tính chất của công việc. Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ. Ban Giám đốc, các lãnh đạo phòng, lái xe không được tính trả lương làm thêm giờ. Cán bộ, công nhân viên có số giờ làm thêm phải làm báo cáo trình Giám Đốc duyệt, để làm cơ sở tính trả lương làm thêm giờ, lương làm thêm giờ mỗi tháng trả một lần.
Do đặc điểm hoạt động công việc 24/24h của CNSX nên nhân viên làm việc tại các vị trí phải làm việc theo sự bố trí sắp xếp theo ca (sáng, chiều, đêm)
- Ca 1: Từ 6h đến 14h - Ca 2: Từ 14h đến 22h
- Ca 3: Từ 22h đến 6h sáng hôm sau
Số giờ làm việc trong công ty được áp dụng ngày làm việc không quá 8 tiếng, mỗi tuần được nghỉ 1 ngày Chủ nhật.
Cán bộ văn phòng và CNSX có thời gian công tác 12 tháng tại Công ty trong điều kiện và môi trường lao động bình thường thì được nghỉ 12 ngày làm việc mà vẫn
hưởng nguyên tiền lương cơ bản, còn đối với Cán bộ văn phòng và CNSX chưa có thời gian làm việc đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng với số tháng làm việc trong năm. Số ngày nghỉ hàng năm của Cán bộ văn phòng và nhân viên bảo vệ được tăng theo thâm niên làm việc tại Công ty, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày. Tất cả cán bộ nhân viên khối văn phòng, nhân viên bảo vệ khi nghỉ phép phải làm đơn trình Trưởng bộ phận mình hoặc Phòng hành chính – nhân sự ít nhất là 10 ngày.
Cán bộ công nhân viên công ty có thể thảo thuận với Ban lãnh đạo công ty để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh nếu có yêu cầu được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được Giám Đốc đồng ý. Cán bộ công nhân viên do thôi việc hoặc vì lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Khi nghỉ hàng năm, cán bộ công nhân viên được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương của cán bộ công nhân viên trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Cán bộ, nhân viên của công ty được nghỉ việc riêng của bản thân và vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
- Nghỉ ba ngày: Bản thân kết hôn; Bố, mẹ chết (kể cả bên vợ và bên chồng) vợ, chồng chết, con cái chết.
- Nghỉ hai ngày: Con kết hôn.
Cán bộ, nhân viên bảo vệ của công ty được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch)
- Tết âm lịch: bảy ngày (hai ngày cuối năm và năm ngày đầu năm âm lịch) - Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch) - Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch) - Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người Cán bộ công nhân viên Công ty được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
- Nghỉ ốm: tất cả cán bộ, nhân viên bảo vệ thuộc công ty nghỉ do ốm đau hoặc tai nạn rủi ro (không phải tai nạn lao động) mà có xác nhận của Bệnh viện cấp quận (huyện) trở lên thì được hưởng trợ cấp ốm đau, trong trường hợp nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khỏe của mình, do say rượu, hoặc dùng chất kích thích khác thì không được hưởng trợ cấp ốm đau. Mức trợ cấp ốm đau theo quy định của Bộ luật lao động quy định về chế độ bảo hiểm.
- Nghỉ đột xuất: cán bộ, nhân viên bảo vệ có thể nghỉ đột xuất mà không hưởng lương do người thân trong gia đình ốm nặng và những lý do chính đáng thì phải báo cáo và được sự đồng ý của người có thẩm quyền nhưng không quá 5 ngày, nếu vượt quá thời gian kể trên thì phải được sự đồng ý của Giám Đốc nhưng cũng không quá 10 ngày (kể cả ngày đi đường).
Căn cứ vào những quy định về thời gian làm việc và thời gian làm việc thực tế của cán bộ, nhân viên bảo vệ ở công ty TNHH cơ khí Thành Trung như sau:
Số ngày làm việc theo chế độ bình quân = ngày lịch – ngày nghỉ chế độ (1 năm của một lao động) = 365 – (52 x 1,5 + 9) = 278 (ngày) Số ngày làm việc thực tế bình quân trong công ty của một lao động theo thống kê năm 2007 là: 251 ngày. Ta tính được hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian của công ty trong năm 2012:
HSSD lao động theo quỹ thời gian = Số ngày làm việc theo chế độ bình quân = 263 X 100% = 94,6% Số ngày làm việc thực tế bình quân 27 8
Số ngày nghỉ bình quân của công ty trong năm 2012 là:
Tương tự như trên, ta có thể tính được ngày nghỉ bình quân trong công ty của các năm khác và ta có bảng so sánh như sau:
Bảng Hệ số sử dụng lao động và số ngày nghỉ bình quân của công ty qua các năm
Năm ĐTV 2010 2011 2012
HSSD lao động
% 93,52 95,68 94,6
Số ngày nghỉ bình quân
Ngày 18 12 15
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng lao động theo quỹ thời gian thay đổi không đáng kể, có năm hiệu quả cao nhất đạt 95,68% là vào năm 2011, còn năm hiệu quả thấp nhất đạt 93,52% tương ứng với năm 2010. Lý do vắng mặt của cán bộ, nhân viên thường do công việc riêng đột xuất như người thân mất, gia đình có hỉ sự hoặc do ốm đau, … để đảm bảo năng suất và hiệu quả thời gian làm việc, công ty nên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên để nhanh chóng giải quyết việc cá nhân, không ảnh hưởng đến công việc.
Bảng Thống kê lý do vắng mặt của nhân viên qua các năm
(Đơn vị: Ngày công)
Năm 2010 2011 2012 Ốm đau 1057 1065 1595 Người thân mất 490 698 867 Hiếu hỉ 687 579 954 Số ngày nghỉ BQ = Số ngày làm việc theo chế độ BQ - Số ngày làm việc thực tế BQ = 278 – 263 = 15 (ngày)
Lý do khác 720 768 437
Không lý do 736 178 422
Tổng cộng 3690 2700 4275
(Nguồn: Phòng Hành Chính – Nhân sự)
Qua bảng thống kê trên ta thấy lý do nghỉ nhiều nhất trong công ty là do nhân viên ốm đau, bệnh tật, thường chiếm số ngày công nghỉ nhiều nhất trong năm. Kết quả trên là hợp lý do đặc thù công việc của nhân viên bảo vệ là làm việc ngoài trời, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Ngoài ra, số ngày nghỉ không lý do vẫn chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ ý thức của người lao động trong công ty là chưa tốt, chỉ trừ có năm 2011 là do công ty siết chặt kỷ luật, thay đổi cách thức quản lý. Điều này nên được phát huy trong những năm tiếp theo.